1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn viet gap trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội

122 834 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

4.14 Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuấtrau theo tiêu chuẩn VietGAP 4.15 Số lượng thuốc trừ sâu đưa vào sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap 4.16 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những số liệu được sử dụng trong bài luận văn là hoàn toàn có thật, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cũng như các luận văn, luận án, các bài khoa học của các học hàm, học vị trước đây nghiên cứu

Tôi xin cam đoan rằng các tài liệu đã được trích nguồn đầy đủ và trung thực chỉ rõ nguồn gốc của tài liệu

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Vũ Việt Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Vũ Thị Phương Thụy

đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

và Thầy Cô Khoa Kinh tế nông nghiệp đã dạy cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể đội ngũ cán bộ Sở NN&PTNN thành phố Hà Nội, Phòng NN&PTNN huyện Thường Tín, UBND huyện Thường Tín và HTX của các xã Thư Phú, Hà Hồi, Vân Tảo đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè Để cóđược kết quả ngày hôm nay, một phần do sự nỗ lực cố gắng của bản thân nhưng phần lớn là do công lao của gia đình bố mẹ, anh chị em, bạn bè đã luôn động viên tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng… năm 2015

Tác giả

Vũ Việt Hải

Trang 5

MỤC LỤC

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 2

2.1 Lý luận về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap 4

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP 11 2.1.3 Nội dung của phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap 12 2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn

2.2.1 Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP trên Thế giới 17 2.2.2 Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam 20 2.2.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát

Trang 6

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

4.1 Khái quát về sản xuất rau trên địa bàn huyện Thường Tín 37

4.1.2 Năng suất rau trên địa bàn huyện Thường Tín 39 4.1.3 Sản lượng rau trên địa bàn huyện Thường Tín 41 4.2 Thực trạng phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trên địa

4.3.2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng về điều kiện cung cấp nước và kỹ thuật sản xuất 76 4.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap 77 4.3.4 Nhân tố ảnh hưởng từ tổ chức và người tiêu dùng 79

Trang 7

4.4 Giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap ở huyện

4.4.2 Phương hướng và mục tiêu chung phát triển rau theo tiêu chuẩn

4.4.3 Các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

2.1 Các quy định sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 8 2.2 Quy định mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá

3.1 Tình hình đất đai của huyện Thường Tín năm 2011 - 2014 25 3.2 Tình hình dân số - lao động huyện Thường Tín qua 3 năm 2012- 2014 27 3.3 Kết quả phát triển kinh tế huyện Thường Tín năm 2012- 2014 29

4.1 Diện tích sản xuất rau của một số xã trong huyện Thường Tín năm

4.10 Độ đồng đều và tỷ lệ sống qua các kênh của các hộ điều tra 52 4.11 Nguồn gốc giống trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap 54 4.12 Kết quả sử dụng giống cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của

4.13 Lượng phân bón đưa vào sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap qua

Trang 9

4.14 Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuấtrau theo tiêu chuẩn VietGAP

4.15 Số lượng thuốc trừ sâu đưa vào sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

4.16 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn

4.17 Tình hình sử dụng nước tưới tại các hộ điều tra năm 2014 63 4.18 Tình hình sử dụng lao động sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của

4.19 Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn

VietGAP trung bình 3 năm 2012 - 2014 tại các điểm điều tra 65 4.20 Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của

4.21 Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho

4.22 Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhóm sản xuất rau theo tiêu chuẩn

4.23 Sản lượng rau VietGap cung cấp ra thị trường năm 2012 – 2014 70 4.24 Bảng đánh giá sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại điểm điều tra

4.25 Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình che chắn trong sản xuất rau

theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Thường Tín 74 4.26 Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 – 2014 của huyện Thường Tín 75

4.28 Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

4.1 Quản lý Nhà nước về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap 47

4.3 Các kênh tập huấn kỹ thuật trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap 66

DANH MỤC HỘP

4.3 Đến nghe buổi tập huấn kỹ thuật biết được nhiều thứ lắm… 67 4.4 Chúng tôi cũng muốn sản xuất rau theo mô hình VietGap nhưng không có đất 76 4.5 Không phân biệt đâu là rau VietGap đâu là rau thường 82

Trang 11

Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội là các mục tiêu đang đặt ra trong sản xuất kinh doanh Trong sản xuất nông nghiệp do đối tượng sản xuất là các cơ thể sống, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trải rộng nhiều vùng và chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nên yêu cầu sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo

vệ môi trường càng đặt ra mang tính cấp thiết Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị đã có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nhưng

sự phát triển đó cũng gây ra không ít vấn đề như: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh, môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng Môi trường sản xuất rau đang bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc rau, theo

số liệu thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người ngộ độc rau Tại Việt Nam số người ngộ độc rau cũng không phải là ít Hiện nay, người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm đến chất lượng

và an toàn thực phẩm Chính vì vậy, người sản xuất muốn bán được sản phẩm, thì phải sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, khi đó GAP giải quyết

rất tốt vấn đề này GAP (Good Agricultural Practices) nghĩa là Thực hành sản

xuất nông nghiệp tốt , đó chính là việc áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra

Trang 12

sản phẩm sạch

HuyệnThường Tín nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển nông sản chủ yếu là rau đi tiêu thụ Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội, UBND huyện Thường Tín vùng trồng rau của huyện Thường Tín

đã được hỗ trợ đáng kể về cơ sở vật chất và nhiều các chương trình khác nhằm khuyến cáo người nông dân đẩy mạnh trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap, và qua đó cũng đã đạt được những hiệu quả bước đầu Vì vậy để góp phần nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP huyện Thường Tín; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đề xuất phương hướng vàgiải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn Thường Tín, thành phố Hà Nội

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

a Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Thường Tín

Trang 13

b Chủ thể nghiên cứu

Nghiên cứu (điều tra) các tác nhân tham gia và quá trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm: Các hộ sản xuất rau; các HTX dịch vụ nông nghiệp; cánbộ quan quản lý, kỹ thuật;các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Thường tín; nghiên cứu về một số loại rau chủ yếu ở 3 vụ trong năm

1.3.2.2 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trong phạm huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tập trung nghiên cứu sâu ở 03 xã: Vân Tảo, Thư Phú và Hà Hồi

1.3.2.3 Phạm vi thời gian

- Thời gian thực hiện : từ 20/09/2014 đến 20/12/2015

- Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong giai đoạn 2012-2014

- Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện năm 2014

- Đưa ra một số khuyến nghị chủ yếu để sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian tới

Trang 14

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Lý luận về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài

2.1.1.1Tăng trưởng, phát triển vàphát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

a Khái niệm về tăng trưởng

Tăng trưởng là một vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của các quốc gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng

Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định Trong nền kinh tế, tăng trưởng được thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay số lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động

Viện chiến lược và phát triển đã viết tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tăng lượng tài sản, của cải trong cùng một thời kỳ nhất định Khái niệm này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho các doanh nghiệp, các cấp độ gia đình và cá nhân Để phản ánh tốc

độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau Chênh lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể

hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm

b Khái niệm về Phát triển và phát triển sản xuất

(1) Khái niệm về Phát triển

Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng về số lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ cấu, phân bổ của cải Theo cuốn sách “Mô hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững”, 1999, NXB Nông nghiệp Hà Nội thì phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người

Trang 15

bằng mở rộng sản xuất Phát triển cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ…và những thay đổi về chất của nền kinh tế

(2) Khái niệm về phát triển sản xuất

Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất: Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc

phát triển về cả mặt lượng và chất của sản xuất hàng hóa.(https://vi.m.wikipedia.org)

c Khái niệm về phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách

chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Giáo

trình kinh tế phát triển, 2006, NXB Lao động – xã hội)

Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn

Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế

và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người, sự biến đổi về chất là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến động ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ trung bình, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của nhân dân Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi của quá trình phát triển kinh tế Lý thuyết về phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là Adam Smith (1723 – 1790), Malthus (1776 – 1838), Ricacdo (1772 – 1823), Marx (1818 – 1883), Keynes (1883 – 1946) đưa ra qua việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế và tiên đoán về phát triển kinh tế: “Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên hay tăng tiến

về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng – tăng trưởng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội”

Trang 16

d Khái niệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap

Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có thể khái niệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và

sự tiến bộ về cơ cấu cây rau, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội Như vậy, phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP bao hàm cả sự biến

đổi về số lượng và chất lượng

Phát triển về lượng: Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện

tích, năng suất, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Phát triển về chất

- Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rau theo tiêu chuẩn VietGAP theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích canh tác

- Ngoài ra, trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, những thay đổi tích cực về mặt xã hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí… cũng là những biểu hiện của

sự phát triển (dẫn theo Nguyễn Khắc Toản, 2012)

2.1.1.2 Khái niệm sản xuất, rau theo tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn VietGAP và quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

a Khái niệm sản xuất

Theo quan điểm sản phẩm vật chất sản xuất, có thể định nghĩa sản xuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội (Ngô Thị Thuận và đồng sự, 2005)

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra

Trang 17

sản phẩm? (dẫn theo Đỗ Hà Văn, 2013)

Như vậy, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:

Q = f (X 1 , X 2 , , X n )

Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định

X1, X2, , Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất

b Khái niệm rau theo tiêu chuẩn VietGap

Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn:

lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được gọi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007)

* Tiêu chuẩn VietGAP

Ngày 28/1/2008 tiêu chuẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng theo quyết định số 379/QĐ - BNN - KHCN, nhưng để biết được cụ thể VietGAP là gì chúng tôi xin được giới thiệu ngắn gọn như sau:

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân, truy tìm nguồn gốc sản phẩm

Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:

Trang 18

Bảng 2.1 Các quy định sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

2 Giống và gốc ghép 8 Quản lý và xử lý chất thải

3 Quản lý đất và giá thể 9 An toàn lao động

4 Phân bón và chất phụ gia 10 Lưu trữ hồ sơ, truy nguồn gốc

6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV) 12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

(Nguồn: Bộ NN & PTNT, năm 2000)

Bảng 2.2 Quy định mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá

chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè:

đa cho phép Phương pháp thử*

7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200

(quy định cho rau, quả)

Trang 19

STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối

đa cho phép Phương pháp thử*

(quy định cho rau, quả, chè)

- Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây 0,2

(quy định cho rau, quả, chè)

1 Những hóa chất có trong Quyết định

46/2007/QĐ - BYT ngày 19/12/2007 của

Bộ Y tế

Theo Quyết định 46/2007/QĐ - BYT ngày 19/12/2007 của

Bộ Y tế

Theo TCVN hoặc ISO, CODEX tương ứng

2 Những hóa chất không có trong Quyết

định 46/2007/QĐ - BYT ngày 19/12/2007

của Bộ Y tế

Theo CODEX hoặc ASEAN

(Nguồn: Bộ NN & PTNT, năm 2000)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN ngày 15 tháng 10 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

c Khái niệm quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Theo quyết định số 106/2007 QĐ - BNN của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về quy định quản lý sản xuất và kinh doanh RAT:Quy trình sản

xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo hướng GAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

Trang 20

ương (gọi tắt là tỉnh, thành phố) ban hành, được xây dựng theo hướng dẫn thực hành Nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP)

Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP: Bao gồm 10 bước cụ

thể như sau:

(1) Chọn đất trồng: Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau

Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại

(2) Nguồn nước tưới: Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc

phải qua xử lý Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị) Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV

(3) Giống: Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống Giống nhập nội phải qua

kiểm dịch Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt

để diệt nguồn sâu bệnh

(4) Phân bón:Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày

(5) Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

IPM (Integrated Pest Management) luân canh cây rau hợp lý Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe) Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng Sử dụng nhân lực bắt giết sâu Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh

(6) Sử dụng một số biện pháp khác: Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn:

nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật

(7) Thu hoạch: Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại

Trang 21

rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng

(8) Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ

chế Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng

(9) Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển

đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện

vệ sinh và an toàn

(10) Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC

và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày rau theo tiêu chuẩn VietGap có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa

vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mang đầy đủ đặc điểm của ngành sản xuất rau, ngoài ra còn có những đặc điểm riêng như sau:

Hầu hết các cây rau đều trải qua thời kỳ ươm trước khi trồng đại trà Thời gian gieo ươm các loại rau thường ngắn,sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng như chất lượng sản phẩm phần nào phụ thuộc giai đoạn này, nên khi sản xuất phải xử lý cây rau ngay từ đầu Là loại cây rau đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như sức lao động lớn hơn những loại cây rau khác và vốn nhiều

Quy trình kĩ thuật nghiêm ngặt Do sản xuất theo tiêu chuẩn cho trước nên khi sản xuất rau phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của kỹ thuật nên đòi hỏi mức độ đầu tư kỹ thuật, lao động cao hơn sản xuất rau thông thường

Rau bị nhiều loại sâu, bệnh hại do trong trong thành phần của rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng, thân lá mềm nên sâu dễ tấn công Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa của cây do

đó phải chú trọng đến việc ngăn ngừa và phòng trừ sâu bệnh hại cho rau trong tất cả

Trang 22

các thời kỳ và tính an toàn của sản phẩm khi sử dụng

Cây thích nghi với chế độ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn Đặc điểm này là do các loại rau đều có hình thái nhỏ, gọn, phân cành ít, có thời gian sinh trưởng khác nhau Trong sản xuất rau yêu cầu về thời vụ rấy nghiêm ngặt và chặt chẽ Thời vụ thích hợp sẽ là điều kiện để cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng cao (dẫn theo Đỗ Thị Phương, 2015)

2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Chu kỳ sản xuất ngắn do đó trong quá trình sản xuất cần chú ý tới việc đầu tư các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để đạt năng suất rau cao nhất Rau là ngành sản xuất hàng hóa và có tỉ suất hàng hóa lớn

Do rau là loại có hàm lượng nước trong thân là cao, non, giòn, dễ bị dập gẫy

vì vậy trong các khâu từ trồng, tỉa, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển phân phối đến người tiêu dùng cần phải được thực hiện theo một quy trình mang tính chuyên môn cao (dân theo Đỗ Thị Phương, 2015)

2.1.3 Nội dung của phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

Từ khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm, cũng như xuất phát từ các vấn đề liên quan tới phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung cụ thể của phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap bao gồm:

2.1.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất

Quy hoạch phát triển vùng sản xuất: Các vùng sản xuất cần được bố trí tập trung gắn với các nhà máy chế biến, các thị trường tiêu thụ Đồng thời, lao động trồng và chăm sóc rau theo tiêu chuẩn VietGap cũng cần được quy hoạch tốt Các vùng trồng rau VietGap thường được phát triển trên đất phù xa hoặc đất mầu mỡ, thường là những nơi dân cư thưa thớt rất thiếu lao động, vì vậy khi quy hoạch cần phân bố dân cư đảm bảo đủ lao động cho các vùng phát triển trồng rau Mặt khác,

để đảm bảo nâng cao trình độ thâm canh rau theo tiêu chuẩn VietGap lên những bước cao hơn, đưa năng suất rau theo tiêu chuẩn VietGap lên 185 - 215/ha cần có quy hoạch nâng cao trình độ đội ngũ lao động và cải thiện cơ cấu đội ngũ Quy hoạch phát triển các vùng trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap không thể không tính đến việc xử lý các nguồn phế thải, đảm bảo tình bền vững cho sự phát triển vùng

Trang 23

rau theo tiêu chuẩn VietGaprau theo tiêu chuẩn VietGap Do chế biến rau theo tiêu chuẩn VietGap thường tạo ra một khối lượng phụ phế phẩm lớn Các phụ phẩm này (thân, lá, vỏ quả, nước rửa, ) có thể gây ô nhiễm cho các nguồn nước, cho đất

Để quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap có hiệu quả, cần có cơ chế chính sách được giải quyết đồng bộ Thúc đẩy các hộ nông dân, các trang trại mạnh dạn đầu tư phát triển trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap cần cụ thể hoá hệ thống cơ chế chính sách phù hợp với từng địa bàn trên cơ sở hệ thống cơ chế chính sách chung của Nhà nước Đặc biệt quan trọng là các chính sách sử dụng đất đai có liên quan đến quyền lợi của Người nông dân, của các trang trại, các chính sách thuế; chính sách: cơ chế thu mua, tiêu thụ sản phẩm

Quy hoạch vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap cần tính kỹ và chu đáo vấn đề thị trường và các hoạt động dịch vụ Chính vì vậy, khi thành lập vùng rau theo tiêu chuẩn VietGap tập trung cần chú ý đến thị trường tiêu thụ Tổ chức tốt và có cơ chế hợp lý cho việc cung ứng các loại vật tư kỹ thuật, giống, các tư vấn và dịch vụ kỹ thuật bảo vệ thực vật, phân bón, công cụ cơ khí Mặt khác, cần quy hoạch tốt hệ thống thu mua, tiêu thụ sản phẩm với những cơ chế trao đổi và thanh toán năng động

2.1.3.2 Tổ chức sản xuất vùng rau theo tiêu chuẩn VietGap

Để tổ chức sản xuất vùng rau theo tiêu chuẩn VietGap có hiệu quả cần phát huy được vai trò của tất cả các loại hình sản xuất, trong đó chú trọng đến các hộ sản xuất, các hợp tác xã, các trang trại, đây là những loại hình chủ yếu cung cấp rau theo tiêu chuẩn VietGap phục vụ cho chế biến rau theo tiêu chuẩn VietGap

Để gắn được vùng rau theo tiêu chuẩn VietGap với nhà máy chế biến cần tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap với nhà máy thông qua hình thức hợp đồng, như hợp đồng về đầu tư ban đầu cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap, hợp đồng mua rau theo tiêu chuẩn VietGaprau theo tiêu chuẩn VietGap gắn với giá cả cụ thể và những biến động giá khi rủi ro xảy ra với người sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

Bên cạnh đó, muốn tổ chức sản xuất vùng rau theo tiêu chuẩn VietGap phục vụ tốt cho chế biến cần chú trọng đến chính sách vùng rau theo tiêu chuẩn VietGap Chính sách này cần phù hợp với từng loại hình sản xuất cụ thể, trong đó ưu tiên cho các chính

Trang 24

sách giá thu mua rau theo tiêu chuẩn VietGap, chính sách đầu tư ban đầu (như chính sách về hỗ trợ cho vay vốn, phân bón, trợ giá giống, khai hoang, đầu tư cơ sở hạ tầng

2.1.3.3 Sản xuất và cung ứng

Hoạt động sản xuất và cung ứng rau theo tiêu chuẩn VietGap có quan hệ chặt chẽ với nhau, việc cung ứng phải kịp thời, đầy đủ đáp ứng được công suất của nhà máy Nếu hoạt động cung ứng không kịp thời, đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu rau theo tiêu chuẩn VietGap cho sản xuất Đây cũng là một đặc điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa cung ứng với sản xuất, khi đầu ra của nông nghiệp là đầu vào của công nghiệp

Về sản xuất: Vấn đề đặt ra là phải tăng năng suất, diện tích và chất lượng, hạ giá thành sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

Về cung ứng: Cần giải quyết tốt khâu cung ứng nhanh, đúng, đủ và đảm bảo chất lượng tránh tình trạng lãng phí rau theo tiêu chuẩn VietGap, nâng cao hiệu quả

sử dụng và chế biến rau theo tiêu chuẩn VietGap

2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

a Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

- Thời tiết: Trong vài năm gần đây diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn, mưa đầu mùa khi ít khi nhiều, có những năm hầu như không có rét, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhưng cũng có năm khô hạn, rét đậm kéo dài, sương muối cây dễ chết, dễ bị quăn lá, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP

- Đất đai: Đối với sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP, đất là yếu

tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng rau Mỗi chủng loại cây thích hợp với loại đất có thành phần cơ, lý, hoá học khác nhau Nắm bắt được từng loại đất, hộ nông dân sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng của đất đai (dẫn theo Nguyễn Đình Dũng, 2009)

b Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội

Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản xuất: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên Trong sản xuất kinh doanh, các

Trang 25

nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh Người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất

+ Về lao động: Để phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGap yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động

có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới

+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap: Rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời

và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt Nếu chủ hộ

có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm sẽ lựa chọn giống cây rau, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt Ngược lại, chủ hộ có trình

độ học vấn thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp + Chính sách của Nhà nước: Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế thị trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt động kinh tế và các chính sách Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượng trong mọi lĩnh vực Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, đưa tiến bộ KHKT mới vào để tăng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất Nhiều chính sách đã thực sự góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển (dẫn theo Nguyễn Khắc Toản, 2012)

c Nhóm yếu tố kỹ thuật

- Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất Những giống cây rau có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt Tuy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể về quá trình sản xuất của từng giống thì người nông dân cũng cần phải có một trình độ canh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại giống tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất cụ thể

Trang 26

- Thời vụ gieo trồng: Các loại cây rau đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng Đối với các loại rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP, thời vụ gieo trồng được tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển

và đến thời kỳ thu hoạch Do vậy, nếu gieo trồng không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh… làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap, người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí cơ cấu giống cây rau mùa vụ thích hợp

- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGap thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh (dẫn theo Nguyễn Khắc Toản, 2012)

d Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

Rau theo tiêu chuẩn VietGap sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nếu khu vực nào cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì không thể tổ chức sản xuất được

đ Những đơn vị, tổ chức cung ứng đầu vào trong quá trình sản xuất

Tổ chức cung ứng đầu vào cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP là một khâu then chốt trong quá trình sản xuất Đơn vị cung ứng đầu vào

là nhân tố quyết định đến tổ chức phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP

e Cơ chế chính sách của Nhà nước

Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến cung, cầu của một số nông sản trên thị trường Đi đôi với việc kích thích sản xuất thông qua tác động của thị trường là chính sách giá, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, chính sách về nghiên cứu một số giống mới Nhà nước cần chú ý đến việc đầu tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến rau (dẫn theo Nguyễn Đình Dũng, 2009)

Trang 27

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP trên Thế giới

2.2.1.1 Tình hình chung về sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP trên Thế giới

Công nghệ canh tác rau liên tục được cải tiến cùng với sự phát triển của khoa học Hiện nay, công nghệ canh tác rau trong nhà lưới, nhà kính được áp dụng công nghệ trồng cây trên giá thể không đất, thủy canh, khí canh với hệ thống cung cấp nước và dinh dưỡng hiện đại Thiết bị nông nghiệp giúp cho tự động hóa, điều chỉnh dinh dưỡng theo yêu cầu của từng đối tượng cây rau cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây, giúp cho cây phát huy hết tiềm năng của giống

Công nghệ thủy canh (hydroponics technology) trong sản xuất rau: Là hệ

thống mà quá trình trồng cây trong dung dịch, dinh dưỡng được tuần hoàn Các hệ thống thủy canh hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng tách nhiệt, tránh ánh sáng vào

bộ rễ (Seymour,1993) Công nghệ thủy canh đã được phát triển trong hơn 3 thế kỷ Các công bố đầu tiên về công nghệ này xuất hiện từ những năm 60 (Weir,1991) Trong những năm 50,60 thế kỷ 20, hydroponic trở nên được quan tâm bởi sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất nhựa, nhà kính Công nghệ này được áp dụng chủ yếu có cây rau ăn lá, ăn hoa Công nghệ này được ứng dụng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan và Hà Lan

Công nghệ thuỷ canh có thể được phát triển ngoài môi trường tự nhiên hoặc trong nhà kính Có hai hệ thống chính là hệ thống mở và hệ thống kín (dinh dưỡng được tuần hoàn) (Seymour, 1993) Người ta đã liên tục cải tiến các hệ thống cây rau trong dung dịch, từ hệ thống trồng trong nước dung dịch sâu của Gericke (1930) cho đến hệ thống trồng trong dung dịch sâu có tuần hoàn của Kyowa, Kubota (1977-1983) rồi gần đây là kỹ thuật màng mỏng dung dịch (NFT= Nutrient Film Technique) Sau nhiều năm cải tiến, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á đã đề xuất một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn rất hiệu quả, đơn giản và dễ dàng triển khai ở mọi qui mô: hộ gia đình, xí nghiệp sản xuất lớn ( dẫn theo Nguyễn Quang Thạch, 2013)

Công nghệ khí canh: Khí canh là hệ thống mà rễ cây được đặt trong môi

Trang 28

trường bão hòa với các giọt dinh dưỡng liên tục hay gián đoạn dưới dạng sương mù hoặc phun (Steiner, 1997) Ở hệ thống này cây được trồng trong những lỗ ở các tấm polystyrene xốp hoặc vật liệu khác, nhưng rễ cây chỉ được treo lơ lửng trong môi trường không khí phía dưới tấm đỡ Trong hộp có hệ thống phun mù, hộp được che kín sao cho rễ nằm trong hộp được phun định kỳ vài phút một lần Với hệ thống này không phải dùng giá thể trơ, dinh dưỡng được phun trực tiếp đến rễ, oxy được cung cấp đầy đủ Công nghệ này được áp dụng chủ yếu có cây rau ăn lá và rau ăn củ Công nghệ khí canh được D.R Hoagland và D.I Arnon ở Trường ĐH Califorlia tiến hành đầu tiên vào năm 1938 Năm 1982, Dr Richard J Stoner ở đại học Colorado Mỹ lần đầu tiên đã đưa ra và áp dụng thành công công nghệ khí canh để nhân giống cấy trồng bằng cách sử dụng việc phun dinh dưỡng kèm chất kích thích ra

rễ ngắt quãng cho phần gốc của cành giâm trong các hộp nhân giống 20 lần /giờ (Richard J Stoner, 1983) Stoner được coi là cha đẻ của khí canh thương mại Hệ thống khí canh của Stoner đang được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển cũng như tại các trường đại học nông nghiệp hàng đầu trên toàn thế giới và bởi những người trồng thương mại Đến năm 2006, khí canh được sử dụng trong nông nghiệp trên toàn cầu

Công nghệ trồng cây trong giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt: Đây là công nghệ của

Israel Giá thể là hỗn hợp các thành phần: Xơ dừa, trấu hun, bột núi lửa, than bùn, đất sạch , tỷ lệ các thành phần trong hỗn hợp giá thể tùy theo từng đối tượng cây rau và giai đoạn sinh trưởng của cây (giai đoạn sản xuất cây con hay giai đoạn trồng sản xuất) Công nghệ trồng rau trên giá thể này thường đi kèm hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương Công nghệ này được áp dụng tại Israel, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan thường gọi là công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel

2.2.1.2 Tình hình về sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP ở một số nước

a Đài Loan

Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap chủ yếu tập trung ở phía Đông và Nam của Đài Loan Năm 2005, diện tích trồng rau của Đài Loan là 188 nghìn ha và sản lượng là 2,8 triệu tấn với năng suất bình quân gần 15 tấn/ha Giá trị sản lượng rau năm 2005 đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 11% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGap sản xuất chủ yếu tiêu dùng trong nước Năm

Trang 29

2005 lượng tiêu dùng trong nước là 2,5 triệu tấn, phần còn lại 0,3 triệu tấn là xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng rau của Đài Loan là 3,1 triệu tấn, do đó hàng năm phải nhập khẩu khoảng 0,6 triệu tấn Tiêu dùng rau của Đài Loan có xu hướng tăng lên, bình quân đầu người là 115kg/năm

b Hàn Quốc

Tổng giá trị sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap của Hàn Quốc tính đến

2010 đạt khoảng 8 tỷ USD với tổng diện tích gieo trồng là 356 nghìn ha Trong những năm qua, tuy tổng diện tích đất trồng trọt giảm 10,6% nhưng diện tích trồng rau vẫn tăng là 1,46 lần Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy chính phủ đã áp dụng biện pháp ổn định giá trực tiếp qua thu mua của chính phủ Hiện nay chính phủ đang đầu tư cho việc hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản chất lượng cao nên diện tích trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap đang được mở rộng với tốc độ nhanh

c Inđônêxia

Tổng diện tích gieo trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap của Inđônêxia năm 2009

là 776,6 nghìn ha với sản lượng là 4,38 triệu tấn Từ 2000 đến 2009 sản lượng bình quân mỗi năm tăng là 8,2% và diện tích tăng là 2,4% Phần lớn rau của Inđônêxia được xuất khẩu sang Singapore và Malaysia, năm 2009 giá trị xuất khẩu rau là 32,8 triệu USD, gấp 8 lần năm 2000 Inđônêxia có công nghiệp chế biến phát triển nhanh, tổng công suất và chế biến năm 1997 là 78.000 tấn đến năm 2009 lên 746.000 tấn, đấy là một tiềm năng lớn để phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGap

d Ấn Độ

Ấn Độ là nước có tiến bộ nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap của Ấn Độ tăng từ 34 triệu tấn lên 53,8 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2010 và bình quân rau đầu người là 130g/ngày Diện tích trồng rau chỉ chiếm 3,32% tổng diện tích gieo trồng của cả nước và dao động từ 0,17% đến 13,03% ở các bang khác nhau

đ Thái Lan

Thái Lan có tổng diện tích là 51,4 triệu ha, trong đó diện tích sử dụng cho nông nghiệp là 19,84 triệu ha Diện tích trồng rau và hoa năm 2002 là 449 nghìn ha với sản lượng là 4,68 triệu tấn và năng suất bình quân 104,1 tạ/ha Thái Lan có thể

Trang 30

trồng được cả rau nhiệt đới và ôn đới Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan trong đó có 45 loại được trồng phổ biến Thái Lan xuất khẩu cả rau theo tiêu chuẩn VietGap và rau chế biến Năm 1998 xuất khẩu 162.116 tấn, đến năm

2002 tăng lên 238.201 tấn Rau chế biến xuất khẩu chủ yếu là rau đóng hộp Thị trường xuất khẩu rau theo tiêu chuẩn VietGap chủ yếu của Thái Lan là thị trường châu Á Tuy xuất khẩu rau nhưng Thái Lan cũng có nhập khẩu rau, năm 1998 lượng nhập khẩu là 18.233 tấn

2.2.2 Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình chung

Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm đã và đang được các cấp các ngành quan tâm Ngày 28/01/2008 Bộ NN và PTNT đã ban hành “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam” gọi tắt là VietGAP Sản xuất rau theo quy trình VietGAP đang được các cấp các ngành quan tâm và triển khai ở một số tỉnh lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương

Đến nay (2010), theo số liệu tập hợp của 35 Sở Nông nghiệp và PTNT, 4 tổ chức chứng nhận đã được Cục Trồng trọt chỉ định, từ năm 2007 – 2010 cả nước đã

có 198 mô hình với diện tích 2.593 ha áp dụng VietGAP được chứng nhận (trong đó

có 73 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 214,3159ha); đã có 86 mô hình với diện tích 2.235,57 ha áp dụng VietGAP đang thực hiện (trong đó có 24 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 604,72ha); tổng số có 342 mô hình GlobalGAP, VietGAP, theo hướng GAP với diện tích 9.364,2948 ha đã được triển khai thực hiện chiếm 0,167%diện tích sản xuất trồng trọt (tập trung nhiều nhất vào thời gian từ

2009 -2010) (Cục trồng trọt, 2010)

Tuy nhiên; thực tế hiện nay việc áp dụng GAP cũng đang gặp nhiều khó khăn với chi phí thường cao Kết quả chỉ 5% diện tích rau của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn GAP Tiến sĩ Trần Thị Ba - Đại học Cần Thơ cho rằng: “Để phát triển sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn GAP phải đảm bảo chắc chắn đầu ra cho sản phẩm cho người nông dân”

Trang 31

2.2.2.2 Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở một số địa phương

a Tỉnh Vĩnh Phúc

Từ năm 2005, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc triển khai dự án sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn 15 xã nhằm mở rộng mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap Người dân tham gia dự án được hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật

về quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap Kết quả của dự án đã giúp nông dân 15 xã trồng được 934 ha rau theo tiêu chuẩn VietGap các loại, hiệu quả kinh tế cao Trong năm 2006, tỉnh tiếp tục khuyến khích các địa phương mở rộng vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGap Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, chi cục đã thành lập 5 cửa hàng bán rau sạch trên địa bàn tỉnh Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng ba thương hiệu: rau theo tiêu chuẩn VietGap Sông Phan, Na dai an toàn Tam Đảo và Su su an toàn Tam Đảo

Đến nay, diện tích rau theo tiêu chuẩn VietGap của tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt hơn 8.000 ha, trong đó rau theo tiêu chuẩn VietGap chiếm hơn 70% diện tích Hằng năm, Vĩnh Phúc cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh miền núi gần 150 nghìn tấn rau các loại Tỉnh đã xây dựng 10 quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap, được nông dân tích cực áp dụng

b Thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp Hà Nội năm 2008 toàn thành phố Hà Nội

có 816 ha rau theo tiêu chuẩn VietGap tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm Hà Nội, hiện đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap cho 33 tổ chức, cá nhân; xây dựng 100 điểm kinh doanh rau theo tiêu chuẩn VietGap Một số đơn vị sản xuất rau trong khu vực liên kết đã sản xuất theo công nghệ an toàn VietGAP và xây dựng thương hiệu nổi tiếng như: rau theo tiêu chuẩn VietGap Năm Sao, Bảo Hà, Sông Phan… Vừa qua (13/04/2009), Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam đã chính thức công nhận 4 loại rau là rau cải cúc, rau cải chip, cải mơ và cải ngọt của vùng chuyên canh rau xã Tân Yên, huyện Hoài Đức - Hà Nội đạt tiêu chuẩn Viet GAP Đây chính là thành công bước đầu của việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn ở Hà Nội

Năm 2010, Hà Nội đã đưa chương trình sản xuất rau hữu cơ vào trồng thử

Trang 32

nghiệm ở một số xã thuộc huyện Từ Liêm Tuy năng suất thấp do không sử dụng phân bón hoá học, mẫu mã không đẹp, giá cả sản phẩm lại cao hơn rau thường 1,5 đến 2 lần, nhưng chúng tôi thấy đây là loại hình sản xuất có thể phát triển mạnh trong tương lai

c Huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương

Kim Thành là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP Trong những năm gần đây, tổng diện tích rau theo tiêu chuẩn VietGap được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hàng năm của huyện đều đạt trên 60% diện tích Năm 2008, tổng diện tích rau theo tiêu chuẩn VietGap của huyện là 1.986 ha (chủ yếu là bắp cải chiếm 71,44%); năng suất đạt 2.620 kg/sào; giá trị sản xuất đạt 4.772 nghìn đồng; thu nhập hỗn hợp là

4.340 nghìn đồng, cao hơn rất nhiều so với thu nhập của cây lúa

2.2.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Phát triển nông nghiệp sinh thái nói chung và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng, đang là một vấn đề lớn đặt ra cho nền khoa học, công nghệ Việt Nam Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ là việc làm cấp thiết của người nông dân Thường Tín, Hải Dương mà còn là mối quan tâm chung của người dân cả nước

Để phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được nhân rộng, cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, đó là:

1 Cần có cơ chế, chính sách thích hợp cho sản xuất: Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Thông tư 59/2009/TT-BNN&PTNT ngày 29/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều thực hiện Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một

số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 Tiếp tục đầu tư để xây dựng các mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap quy mô lớn, kể cả xây dựng cơ bản như: Nhà lưới, hệ thống tưới tiêu Có chính sách khuyến khích hỗ trợ hơn nữa cho nông dân để sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap (hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư, môi trường và tiêu thụ, Marketing )

Trang 33

2 Khuyến khích nông dân thực hiện dồn ô đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm hình thành các vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap quy mô lớn, từng bước phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap an toàn theo hướng sản xuất hàng hoá Tận dụng khai thác tối đa tiềm năng đất đai, từ mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap an toàn tiến tới phát triển nghề trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap, tức là việc tổ chức xây dựng ngành sản xuất RAT thành một ngành sản xuất riêng, có vị trí nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp

3 Hỗ trợ để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nội bộ (tự giám sát hay giám sát nội bộ) phù hợp với từng vùng sản xuất và hỗ trợ kinh phí cho công tác chứng nhận sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGap sản xuất theo quy trình VietGAP

4 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất rau và sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGap VietGAP; quảng

bá về tầm quan trọng, tác dụng của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP cho cộng đồng

5 Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap nói chung và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng phải thực sự trở thành một nghề

ở những vùng chuyên canh rau, có giá trị hàng hoá cao, có thương hiệu trên thị trường, nhằm phát huy những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội mỗi vùng Đặc biệt phải chú ý đến các vùng trọng điểm, những vùng có diện tích lớn và tập trung khối lượng sản phẩm lớn, chủng loại rau phong phú, đa dạng, phổ biến kinh nghiệm của những người trồng rau giỏi, giao thông thuận tiện, bảo quản và chế biến rau

6 Để sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGap nói chung và rau theo tiêu chuẩn VietGap theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng có thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang được coi là vấn đề cốt lõi để có tăng thu nhập, tăng chất lượng của rau, quả Việt Nam

Trang 34

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phía Tây giáp huyện Thanh Oai

Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì

Vị trí địa lý huyện rất thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá cũng như các thông tin thị trường và thông tin khoa học kỹ thuật

Địa hình của huyện nằm trên quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Vân Tảo) qua cầu vượt Khê Hồi đến thị trấn Thường Tín sang phía Tây huyện và tỉnh lộ

429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là Thường Tín và Tía Đường thủy có sông Hồng, với cảng Vân Tảo, cảng Vạn Điểm rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện

3.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Thường Tín nằm trong vùng khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc điểm chính sau:

Một năm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng và ẩm, còn mùa đông khô hanh và lạnh Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau

Nhiệt độ trung bình năm 23,40C (cao nhất tháng 7, nhiệt độ là 29,30C, thấp

Trang 35

nhất vào tháng 1, nhiệt độ 15,70C), tổng tích ôn trong năm 80000C Lượng mua trung bình năm từ 1200 - 1700 mm (Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7-tháng 8 lượng mưa 355-469,7mm, tháng mưa ít nhất tháng 12 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa 13,8-21,4 mm), nhưng lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 5-tháng

9 chiếm tới 75% lượng mưa cả năm nên thường gây úng, lụt Độ ẩm trung bình từ 83% - 86%

3.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

3.1.3.1 Đất đai

Thường Tín cũng như các vùng khác thuộc khu vực Đồng Bằng sông Hồng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Đất đai phần lớn được sử dụng để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản Thu nhập chính của người dân nơi đây chính là nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi Mặc dù, trên địa bàn huyện Thường Tín có nhiều làng nghề nhưng thu nhập từ hoạt động làng nghề vẫn chưa được coi là thu nhập chính

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Thường Tín năm 2011 - 2014

Trang 36

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích đất nông nghiệp huyện cũnggiảm cả về qui mô và cơ cấu trong tổng diện tích đất tự nhiên Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp huyện đạt 7811.2 ha; giảm 181.68 ha, giảm 1.48% so với năm

2014 Từ số liệu thống kê qui hoạch đất đai năm 2014 và Niên giám thốngkê, hiện trạng phân bổ đất đai trong những năm qua thể hiện ở 3.1

Tuy diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên, nhưng có xu hướng giảm khá nhanh Đặc biệt là mức giảm của diện tích đất canh tác, năm 2012/2011 giảm 176,74 ha, năm 20013/2012 chỉ giảm 17,93 ha và năm 2014/2013 giảm 703,04 ha Đó là do đô thị hoá, công nghiệp hoá thời kỳ 20011 – 2008 nhanh chóng, mặt khác cũng nhờ kết quả chuyển đổi diện tích làm xu hướng phát triển giữa các năm là khác nhau

Diện tích đất nông nghiệp những năm tới tiếp tục được thu hẹp và chuyển cho mục đích phi nông nghiệp Ngoài ra, do sức ép của quá trình đô thị hoá nên một phần diện tích đất đang bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng Huyện cần có những giải pháp phân phối sử dụng đất đai triệt để, có hiệu quả cao và đúng mục đích đối với từng loại đất Đồng thời, thực hiện cải tạo các diện tích đất chưa sử dụng cho chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, nhấn mạnh đến yếu tố môi trường trong phát triển bền vững

3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2012 đến năm 2014 tương đối ổn định và có sự tăng nhẹ qua các năm Đối tượng lao động ngoài độ tuổi vẫn làm việc tương đối cao, tuy nhiên đã có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm

2014 Năm 2012, tỷ lệ này là 7,28% nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 3,62% Đối tượng ngoài độ tuổi được nghỉ ngơi ngày càng tăng lên là dấu hiệu tốt đối với tình hình dân số xã hội

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các thành phần lao động, năm 2012 là 51,95% tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần theo các năm Lao động gia tăng lên vào các thành phần lao động khác như lao động trong các cơ quan hành chính, lao động xây dựng cơ bản, vận tải, lao động thương nghiệp, dịch vụ và một phần nhỏ vào lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Lực lượng lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2013 giảm so

Trang 37

với năm 2012 nhưng lại được tăng lên vào năm 2014 (tăng 4,81% so với năm 2013) cho thấy lao động làng nghề đang dần tăng lên Trong đó, điều đáng mừng là lực lượng lao động tham gia thêu ren ngày càng tăng qua các năm từ năm 2012 đến năm

2014 Năm 2013 lực lượng lao động tham gia vào thêu ren tăng 6,48% so với năm

2012, và đến năm 2014, tăng tương ứng 13,09% so với năm 2013 Với số lượng lao động thêu ren ngày càng tăng chứng tỏ một điều là thu nhập từ hoạt động này mang lại rất có ý nghĩa đối với người lao động và nghề thêu ren cũng đang có sức hấp dẫn đối với lao động trong huyện

Bảng 3.2 Tình hình dân số - lao động huyện Thường Tín

- Lao động ngoài độ tuổi 8.614 8.992 4.516 104,39 50,22

- lao động trong độ tuổi 110.751 112.356 121.321 101,45 107,98 + Lao động nông nghiệp 61.438 57.586 53.423 93,73 92,77 + Lao động công nghiệp, tiểu TCN

Trong đó LĐ trong nghề truyền thống

34.171 11.960

33.513 12.735

35.126 14.401

98,07 106,48

104,81 113,09 + Lao động trong cơ quan hành chính 24.563 26.136 28.436 106,40 108,80 + Lao động xây dựng cơ bản, vận tải 5.213 10.876 12.365 208,63 113,69 + Lao động thương nghiệp, dịch vụ 14.540 18.425 20.132 126,72 109,26 + Lao động kiêm 3.220 3.270 2.987 101,55 91,35

Trang 38

Thu nhập từ nghề nông tương đối thấp, chỉ đủ đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người dân cho nên người dân trên địa bàn huyện tham gia thêm nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là vào thời kỳ nông nhàn Hiện nay, trên địa bàn huyện có 43 làng được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề, ngoài ra còn nhiều làng nghề khác chưa được công nhận Những làng nghề phát triển, đem lại lợi nhuận cao thì nghề nông chỉ được xem là nghề phụ, người dân sẽ chú trọng hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề Còn đối với những làng nghề mà sản phẩm có giá trị nhỏ hoặc làng nghề chưa được quan tâm và chú trọng phát triển thì người dân trong thời kỳ nông nhàn sẽ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làng nghề của họ

3.1.3.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Giao thông vận tải: Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Vân Tảo) qua cầu vượt Khê Hồi đến thị trấn Thường Tín sang phía tây huyện và tỉnh lộ

429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến ngã 3

Đố Xá giao với quốc lộ 1A Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà

ga là ga Thường Tín và ga Tía Đường thủy có sông Hồng, với cảng Vân Tảo, cảng Vạn Điểm Qua sông đi Tứ Dân, Khoái Châu, Phố Nối và Thành Phố Hưng Yên

Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống được đầu tư đồng bộ với lưới điện trung áp ở 100% xã

Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục: hiện nay có các trung tâm y tế, trung tâm dân số và bệnh viện huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như các địa phương lân cận Ngoài ra 100% các trạm y tế xã trong huyện đã có bác sĩ khám chữa bệnh Hệ thống trường học và các công trình phục vụ cho giáo dục, văn hoá đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân địa phương

3.1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển sản xuất của huyện

Bảng 3.3 cho thấy kinh tế của huyện Thường Tín duy trì được tốc độ tăng

Trang 39

trưởng khá toàn diện, bình quân tăng trưởng khoảng 16 %/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp; năm 2014: Tỷ trọng giá trị: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp = 58 %; Dịch vụ - Thương mại = 31.8 %; Nông nghiệp =10.2 % Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh do sản xuất kinh doanh của các làng nghề liên tục ổn định và phát triển, toàn huyện có 126 làng nghề truyền thống, trong đó 44 làng nghề được UBND Thành phố Hà Nội công nhận, công tác khuyến công thường xuyên được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề có sự phát triển.Trên địa bàn huyện đã có 5 Cụm Công nghiệp, 5 Cụm CN làng nghề đang hoạt động tốt

Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực Là vùng đất ngoại thành Hà Nội, với một hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, kết nối thuận tiện với trung tâm Thành phố và các Tỉnh lân cận Trên địa bàn huyện, trong những năm qua công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, hệ thống chợ đầu mối rau, quả, thực phẩm đã được quan tâm, đầu tư và phát huy hiệu quả là nơi trung chuyển hàng hóa phục vụ các Quận nội Thành nên giá trị thương mại - dịch vụ tăng với mức độ cao, bình quân tăng trên 20% /năm

Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế huyện Thường Tín năm 2012- 2014

Năm

So sánh (%) 13/12 14/13

1 Tổng giá trị sản phẩm Tr đồng 8367.95 9752.0 11386.0 116,54 116,76

- Giá trị công nghiệp, TTCN Tr đồng 4856.63 5625.0 6644.00 115,82 118,12

- Giá trị thương mại, dịch vụ Tr đồng 2500.78 3064.0 3624.00 122,52 118,28

- Giá trị nông nghiệp Tr đồng 1010.54 1063.0 1118.00 105,19 105,17

2 Thu nhập BQ/người/năm Trđ/người/năm 18.50 19.70 21.30 106,49 108,12

Trang 40

Huyện Thường Tín là vùng đất đang trong quá trình đô thị hoá nhanh nên có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế Về nông nghiệp, do phải thu hẹp diện tích đất canh tác nên diện tích cây rau của huyện không tăng nhưng năng suất cây rau vẫn tăng theo hướng ổn định, nhất là năng suất lúa Sản lượng lương thực tăng cũng đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, cơ cấu ngành chăn nuôi cũng thay đổi mạnh đàn trâu,

bò giảm dần, đàn lợn và gia cầm tăng mạnh theo hướng chăn nuôi tập trung

Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế huyện cũng thường xuyên chăm lo làm tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nên đời sống của người dân tương đối ổn đinh từng bước được nâng cao Công tác giảm nghèo và

an sinh xã hội cũng thường xuyên được chú trọng

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thường xuyên được quan tâm, chú trọng Các thiết chế văn hóa đã được quy hoạch và đầu tư từng bước Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” luôn được người dân tích cực hưởng ứng thực hiện Trên địa bàn huyện có 385 di tích cổ tỏng đó 99 điểm di tích đã được xếp hạng, một số điểm được đề nghị xếp hạng đặc biệt như chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi; Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi ở

xã Nhị Khê, Lăng đá Quận Vân ở xã Nghiêm Xuyên, Khu di tích “ Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở xã Tự Nhiên, v.v Đây là những lợi thế để huyện tiếp tục phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch kết hợp với phát triển làng nghề truyền thống, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đặc thù sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu phụ thuộc vào môi trường nước, đất và khoảng cách tới nơi tiêu thụ Do đó, nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Thường Tín chúng tôi chọn 03 điểm điều tra, phân tích với tổng số mẫu điều tra là 100 hộ nông dân tại 03 xã là:Thư Phú, Vân Tảo và Hà Hồi

Nghiên cứu về tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP chúng tôi đã tiến hành điều tra 81 người (trong đó: 07 người thu gom bán buôn, 06 cửa hàng bán lẻ, 06cán bộ khuyến nông của 03 xã, 02 cán bộ khuyến nông cấp huyện và 60 người tiêu thụ

Ngày đăng: 28/05/2016, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005). Quy hoạch phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội Khác
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005). Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010. Hà Nội Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trồng trọt, (2000),Tiêu chuẩn VietGAP, Hà Nội Khác
4. Cục Thống kê (2000). Thông tin kinh tế xã hội TP. Hà Nội, Hà Nội 5. Cục Thống kê (2014). Thông tin kinh tế và xã hội Hà Nội, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Lân Hùng (1997). Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Mác - Ăng ghen (1994). Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 20, 232 Khác
8. Vũ Ngọc Phùng (1995). Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11. Ngô Thị Thuận (2000). Tìm hiểu thị trường tiêu thụ rau quả ở Nhật Bản, khoa học kỹ thuật rau hoa quả, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Khác
12. Vũ Thị Phương Thuỵ (1999). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Trường ĐHNNI, Hà Nội Khác
13. Tổng cục Thống kê (2002). Điều tra các trung tâm thương mại các siêu thị và các cửa hàng tự phục Hà Nội, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
14. Tổng cục Thống kê (2005). Niên giám thống kê, NXB Thống kê Hà Nội Khác
15. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999). Tổng quan phát triển rau quả Việt Nam 1999 – 2000, Hà Nội Khác
16. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000). Điều tra về mức độ tiêu thụ rau quả trên thị trường Hà Nội, Hà Nội Khác
17. Lê Mỹ Xuyên (1997). Hiệu quả kinh tế nghề trồng rau và công thức luân canh cây rau có trồng rau đem lại hiệu quả, Kinh tế nông nghiệp, 41(3). Tr.15 Khác
2. Giới tính: □ Nam □ Nữ 3. Địa chỉ:…………………..4. Trình độ học vấn:Cấp I Cấp II Cấp III Trên cấp III 5. Số lao động trong gia đình tham gia vào sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap?.........người Khác
7. Tính bình quân 1 sào sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap được lãi bao nhiêu? Dưới 3 trđ □ + Trên 3 trđ □ + Số khác□…………………B: Tình hình phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP Khác
1. Gia đình ông (bà) bắt đầu sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP được bao nhiêu năm?≤ 5 năm > 5 năm Khác
2. Diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông (bà):……………sào Khác
3.Tình hình sản xuất một số loại rau mà ông bà thường trồng hàng năm Khác
4. Trang thiết bị sử dụng cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w