1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

137 783 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Việc đưa chăn nuôi ra khỏi KDC hạn chế những ảnh hưởng xấu do chất thải từ chăn nuôi gây ra, đảm bảo giữ gìn môi trường sống cho người dân, tạo không khí thoáng mát trong lành, nguồn nướ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Phùng Xuân Việt

Trang 4

Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến UBND huyện Gia Lâm, Phòng Kinh

tế, Chi cục Thống kê, Trạm thú y và Khuyến nông huyện Gia Lâm; UBND các xã Phù Đổng, Dương Hà, Văn Đức, Lệ Chi, Dương Quang thuộc huyện Gia Lâm; các hộ và đơn vị chăn nuôi đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Phùng Xuân Việt

Trang 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

Trang 6

2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi tập trung ở một

2.2.2 Thực trạng và kinh nghiệm phát triển chăn nuôi tập trung tại Việt Nam 24

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Gia Lâm 37

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41 3.2 Phương pháp nghiên cứu 48 3.2.1 Phương pháp tiếp cận 48 3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 48 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 48 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 49 3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 50 3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51

4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi tập trung của huyện Gia Lâm 52 4.1.1 Khái quát tình hình chăn nuôi và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện

4.1.2 Đặc điểm các tác nhân trong chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư 63 4.1.3 Quy mô chăn nuôi của các hộ 64 4.1.4 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi của các hộ 66 4.1.5 Thực trạng thực hiện kỹ thuật trong chăn nuôi 68 4.1.6 Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 76 4.1.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 78 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 84 4.2.1 Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung 84

Trang 7

4.2.4 Trình độ khoa học kỹ thuật của người chăn nuôi 89 4.2.5 Mạng lưới thú y và kiểm soát dịch bệnh 92 4.2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 94 4.3 Đánh giá chung về phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa

4.3.2 Khó khăn trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 96 4.4 Giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư 100 4.4.1 Quan điểm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư huyện Gia Lâm

100 4.4.2 Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 101

5.2.2 Đối với UBND huyện Gia Lâm 112 5.2.3 Đối với hộ chăn nuôi 112

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

2.1 Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 21 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 - 2013 40 3.2 Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2011- 2 013 42 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2013 45 3.4 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm bò thịt, lợn thịt của hộ chăn nuôi tập

4.10 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tập trung xa khu dân cư 79 4.11 Kết quả chăn nuôi bò thịt tập trung, xa khu dân cư 81 4.12 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò sữa tập trung xa khu dân cư 83 4.13 Quỹ đất tính bình quân của các hộ điều tra 85 4.14 Vốn và nhu cầu về vốn cho chăn nuôi của hộ 88

Trang 9

4.15 Thực trạng tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi tại

4.16 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ 91 4.17 Lý do các hộ chăn nuôi chưa chuyển ra chăn nuôi tập trung xa KDC 97 4.18 Phân tích SWOT đối với chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 98

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

4.1 Biến động đàn bò sữa trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

4.2 Biến động đàn lợn trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

4.3 Biến động đàn bò thịt trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

4.4 Cơ cấu sử dụng giống bò thịt của các hộ điều tra 70 4.5 Cơ cấu giống lợn của các hộ điều tra 71 4.6 Nguồn cung cấp giống lợn của các hộ điều tra 72 4.7 Cơ cấu giống bò sữa của các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 73 4.8 Đánh giá của người chăn nuôi bò thịt về hệ thống dịch vụ thú y 93 4.9 Đánh giá của người chăn nuôi bò sữa về hệ thống dịch vụ thú y 93 4.10 Đánh giá của người chăn nuôi lợn về hệ thống dịch vụ thú y 94

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân

CC Cơ cấu CNTT Chăn nuôi tập trung

CN Công nghiệp

DT Diện tích GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã

LĐ Lao động KDC Khu dân cư

NS Năng suất NLN Nông lâm nghiệp

SL Sản lượng

TS Thủy sản

TM Thương mại TTNT Thụ tinh nhân tạo THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân

XD Xây dựng

Trang 13

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng và đang dần trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2010 đạt 135,1 nghìn tỷ đồng, năm 2011 đạt khoảng 206,8 nghìn tỷ đồng Năng suất chăn nuôi từng bước được cải thiện, chăn nuôi trang trại có xu hướng tăng Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của nước ta hiện nay đạt khoảng 27-28% định hướng sẽ tăng lên, phấn đấu đạt trên 35% vào năm 2015 và 40% vào năm

2020 (Cục Chăn nuôi, 2008) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của nhiều địa phương đạt 40-50%, của thành phố Hà Nội hiện nay là 47,3% Chăn nuôi nước ta không những cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt trong nước mà còn góp phần giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao động, tạo nguồn thu đáng kể cho các

hộ gia đình ở nông thôn (khoảng 90% hộ nông dân tham gia chăn nuôi)

Tuy vậy, ngành chăn nuôi nước ta vẫn tồn tại nhiều yếu kém với những

đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, chăn nuôi mang tính tận dụng: tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, vốn, đất đai Thứ hai là chăn nuôi nhỏ

lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch, chủ yếu lấy công làm lãi, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh

trên thị trường Thứ ba, hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa đồng bộ,

thiếu liên kết chặt chẽ Chính hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán này đã gây khó khăn thách thức trong quản lý khi mà các điều kiện về nhu cầu chất lượng sản phẩm, số lượng ngày một đòi hỏi cao Hơn nữa việc phát triển chăn nuôi hầu hết trong khu dân cư làm nảy sinh nhiều vấn đề: chất thải không được xử

lý, xả thẳng ra ao hồ, kênh mương làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng Chính điều này đã đòi hỏi một nhu cầu cần có một sự thay đổi phương thức trong chăn nuôi

Trang 14

Tại Hà Nội, trước đây vốn không phải là địa phương có thế mạnh về chăn nuôi, nhưng sau khi sáp nhập với tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nội hình thành nên nhiều đặc thù, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi công nghệ cao Những năm qua, ngành chăn nuôi Hà Nội đã đạt được những kết quả cao, là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn là hình thức chăn nuôi chính, hình thức chăn nuôi này đang bộc lộ nhiều hạn chế Hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ có lợi thế như đòi hỏi đầu tư thấp, sản xuất đa dạng, hạn chế rủi ro tuy nhiên phân tán nhỏ lẻ, khối lượng sản phẩm không lớn và khó tiếp cận thị trường, ô nhiễm môi trường phát sinh, khó kiểm soát dịch bệnh và khó áp dụng các kỹ thuật an toàn sinh học để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm Phát triển chăn nuôi theo phương thức tập trung xa khu dân cư đang là hướng đi được đánh giá là phù hợp và đúng đắn để giải quyết những vấn đề tồn tại đó Hình thức chăn nuôi kiểu tập trung sẽ quản lý được đầu vào, áp dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, đồng thời, giảm được ô nhiễm môi trường và dịch bệnh…Đó cũng

là mục tiêu hướng tới để góp thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở nhiều huyện ngoại thành trong đó có huyện Gia Lâm Gia Lâm là một trong các huyện có số lượng gia súc gia cầm lớn, huyện cũng đã có chủ trương phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân

cư, song quá trình đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đang gặp nhiều khó khăn

và thiếu các biện pháp thiết thực giải quyết các vấn đề về giống, vốn, đất đai, bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm và kiểm soát dịch bệnh

Trang 15

Để góp phần phát triển hiệu quả và bền vững ngành chăn nuôi nói chung

và hình thức chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nói riêng, cần có sự nghiên cứu thực tế đồng thời tìm ra hướng phát triển, giải pháp cụ thể Từ tính thiết thực và

cấp bách đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi tập trung xa

khu dân cư trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu

cụ thể thực tiễn, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư một cách hiệu quả và bền vững

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại địa bàn nghiên cứu

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi tập trung

xa khu dân cư;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Gia Lâm trong những năm tới;

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực tế phát triển chăn nuôi ở trên địa bàn huyên Gia Lâm hiện nay đang diễn ra như thế nào?

- Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư liệu có những ưu điểm, nhược điểm như thế nào so với chăn nuôi trong khu dân cư?

- Hiệu quả của các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư này hiện nay như thế nào?

Trang 16

- Việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đang gặp những khó khăn vướng mắc ra sao và nguyên nhân của những bất cập này?

- Cần có những giải pháp nào để phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Gia Lâm trong thời gian tới?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - kỹ thuật liên quan đến phát triển chăn nuôi, chăn nuôi tập trung, các chính sách, tình hình sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh đầu ra, đầu vào của chăn nuôi tập trung

- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các hộ, trang trại chăn nuôi trong khu dân cư và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, các vấn đề kinh

tế liên quan tới sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh sản phẩm của các mô hình chăn nuôi tập trung

+ Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, đầu tư

và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

1.4.2.2 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu tình hình thực tế phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm và các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các xã: Phù Đổng, Văn Đức, Dương Hà, Lệ Chi, Dương Quang

Trang 18

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

lý của vật nuôi đã thay đổi hoàn toàn Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn thích hợp với cuộc sống nơi hoang dã nữa Chó đã được thuần hóa

ở Đông Á khoảng 15.000 năm trước đây, dê và cừu đã được thuần hóa khoảng 8000 trước Công nguyên ở châu Á Lợn được thuần từ năm 7000 TCN ở Trung Đông và Trung Quốc Bằng chứng sớm nhất của ngựa thuần là khoảng năm 4000 TCN

Trang 19

b) Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Chăn nuôi tập trung (CNTT) được hiểu theo nghĩa chăn nuôi theo trang trại công nghiệp, chứ không phải như cách hiểu của nhiều địa phương là "tập trung chăn nuôi” vào một khu như khu công nghiệp trong đó có đảm bảo sinh thái và kiểm soát dịch bệnh Tóm lại, chăn nuôi tập trung (hay chăn nuôi lớn)

là hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất

công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ (Nguyễn Xuân Dương, 2012)

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Quyết định này đã nói

10/2008/QĐ-rõ mục tiêu đến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Cũng theo Quyết định này thì Chính phủ đã xác định khái niệm chăn nuôi tập trung là chăn nuôi theo trang trại - công nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông

hộ, quy mô nhỏ lẻ

Như vậy, CNTT xa khu dân cư là hình thức chăn nuôi quy mô lớn, hình thành những khu vực chăn nuôi mang tính chất công nghiệp cách xa khu dân cư Tuy nhiên, CNTT xa khu dân cư không phải là tập trung chăn nuôi Bởi

lẽ, tập trung chăn nuôi là tập hợp những hộ chăn nuôi lại một chỗ Nếu làm như vậy thì sẽ không đảm bảo tính bền vững của hình thức CNTT và mục đích tách chăn nuôi ra hẳn khu dân cư để đảm bảo các điều kiện cho chăn

nuôi được độc lập đã không được thực hiện Để hình thành được những khu

CNTT xa khu dân cư thì phải đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật Đó là các điều kiện về đất đai, vốn, CSHT (điện, đường, nước, giao thông đi lại ) cũng như cần có sự quản lý, kiểm soát các dịch bệnh, vệ sinh môi trường…

Trang 20

c) Phát triển chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất lượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững

Vì vậy, phát triển chăn nuôi phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là:

- Tăng quy mô tổng đàn trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng;

- Tăng năng suất, chất lượng bằng cách áp dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực

- Đảm bảo cơ cấu đàn phù hợp với tái sản xuất đàn

- Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù hợp, phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế và thế mạnh của từng vùng Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người

- Phát triển chăn nuôi phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người

- Trong chăn nuôi, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về số lượng và ngược lại Với những giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô đàn, tăng lượng sản phẩm thu được Việc phát triên nhanh quy mô đàn, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu quả cao trong chăn nuôi

Trang 21

Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi thuận lợi, việc phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là

hệ thống dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu thụ sản phẩm như chợ, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thực phẩm

Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi cao, thu nhập của người chăn nuôi tăng lên

Phát triển chăn nuôi, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người

2.1.2 Vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất và đời sống xã hội

Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con người, dùng trong nước và để xuất khẩu

Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đất nước, ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng:

- Cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm với chất lượng cao đối với đời sống nhân dân, cải thiện đời sống bằng những sản phẩm chăn nuôi như các loại thịt, cá, trứng, sữa

- Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, các ngành dệt len, da giày, va ly, mũ áo lông bằng các sản phẩm chăn nuôi

- Cung cấp thực phẩm có chất lượng và nguyên liệu cho xuất khẩu để tăng ngoại tệ

- Cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt nhằm không ngừng nâng

cao năng suất cây trồng, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất…

Trang 22

2.1.3 Sự cần thiết phải phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

- Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, cải thiện môi trường sinh thái: Từng bước chuyển chăn nuôi hướng quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn Thông qua đó nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo đà đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn

- CNTT xa khu dân cư cũng góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn Việc đưa chăn nuôi ra khỏi KDC hạn chế những ảnh hưởng xấu do chất thải từ chăn nuôi gây ra, đảm bảo giữ gìn môi trường sống cho người dân, tạo không khí thoáng mát trong lành, nguồn nước sinh hoạt được đảm bảo hợp vệ sinh…

- Hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, công nghệ hiện đại: Chăn nuôi tập trung xa KDC tạo điều kiện cho việc tăng quy mô chăn nuôi và áp dụng các công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam

- Tăng sản phẩm chăn nuôi chất lượng và giá trị cao, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa: Nâng cao chất lượng các sản phẩm, đảm bảo được thực phẩm đủ chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng Khi đời sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng hàng hóa chất lượng cao ngày càng tăng Nhờ có chăn nuôi tập trung mà việc áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, kinh doanh dễ dàng hơn, công tác quản lý dịch bệnh được chú trọng, việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm được đẩy mạnh

- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân: CNTT xa KDC góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện Sản xuất theo quy mô lớn sẽ yêu cầu thêm lượng lao động thuê ngoài, giải quyết một lượng công ăn việc làm cho người lao động nông thôn

Trang 23

2.1.4 Đặc điểm của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

So với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nằm trong khu vực dân cư thì CNTT

xa khu dân cư có một số đặc điểm nổi bật như:

+ Mục đích của CNTT xa khu dân cư là sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đảm bảo tính độc lập cho chăn nuôi

Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm sản xuất hàng hóa trở thành một yêu cầu tất yếu để thay thế cho hình thức sản xuất tự cung tự cấp đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng Đặc biệt, khi nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng thì yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn lại càng trở nên quan trọng Sản phẩm từ các đơn vị trong khu CNTT xa khu dân cư sẽ được đem trao đổi, buôn bán ở cả thị trường trong nước cũng như sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài Thực hiện CNTT xa khu dân cư sẽ giúp chăn nuôi tạo ra năng suất cao, từ đó góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi cũng như tăng mức đóng góp của ngành chăn nuôi trong thu nhập kinh tế quốc dân

+ Các khu CNTT xa khu dân cư nằm ngoài và tách biệt với khu vực dân cư

Các khu CNTT xa khu dân cư được quy hoạch ở những vùng đất trống, trũng, hoang hóa nằm cách xa khu vực dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh Tuy nhiên, khi xây dựng các khu dân cư này thì các địa phương không chỉ quan tâm đến khu dân cư của mình mà còn phải quan tâm đến các địa phương khác để xác định khoảng cách giữa khu chăn nuôi với khu vực dân cư, các trung tâm y

tế, văn hóa xã hội, trường học… từ đó tăng cường tính bền vững cho hình thức CNTT xa khu dân cư

+ CNTT xa khu dân cư đòi hỏi có sự đầu tư cao về đầu vào

Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cho CNTT xa khu dân cư cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy

Trang 24

mô sản xuất như: đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, đầu con gia súc, lao động, giá trị sản phẩm chăn nuôi Khác với hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ phân tán trong khu dân cư mang tính chất tận dụng về lao động, thức ăn dư thừa chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở địa bàn nhỏ hẹp thì CNTT xa khu dân cư có đặc điểm sản xuất lớn về quy mô đàn, số lượng vật nuôi, các chủ hộ chăn nuôi có thể thuê mướn lao động bên ngoài và mua thức ăn chăn nuôi, nguồn giống, thuốc thú y Ngoài ra, ở các khu CNTT xa khu dân cư có

sự đầu tư về CSHT phục vụ cho các hộ trong khu chăn nuôi như: điện, hệ thống giao thông đi lại, hệ thống tưới tiêu xử lý rác thải chăn nuôi, hệ thống hàng rào bao quanh để đảm bảo an ninh cho các hộ chăn nuôi, quản lý dịch bệnh ở khu chăn nuôi

+ Các chủ hộ chăn nuôi cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định trong quá trình sản xuất

Các hộ chăn nuôi là người trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ KHKT, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ Ở hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ trong khu dân cư do chăn nuôi với số lượng vật nuôi ít, mang tính tận dụng nên người chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống Tuy nhiên, khi chuyển sang CNTT xa khu dân cư mang tính chất công nghiệp, số lượng đàn vật nuôi lớn đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm sản xuất để lựa chọn hình thức, quy mô chăn nuôi cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh

tế của hộ gia đình Kinh nghiệm của chủ hộ chăn nuôi còn thể hiện ở cả ở khâu tìm kiếm, sử dụng các con giống có chất lượng, cho năng suất cao; chăm sóc phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi, tiếp cận với nguồn cung ứng và tiêu thụ đầu vào đầu ra

Trang 25

2.1.5 Nội dung phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

2.1.5.1 Chủ trương chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa

khu dân cư

Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết, thị trường … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, trong đó có sự phát chăn nuôi tập trung

xa khu dân cư Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các đơn vị chăn nuôi phát triển Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả chăn nuôi ngày càng cao và ổn định

Các chủ trương, chính sách sẽ tác động trực tiếp tới ngành chăn nuôi nói chung và sự phát triển chăn nuôi chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Chính sách đất đai phù hợp, ổn định

sẽ giúp người chăn nuôi yên tâm đầu tư chăn nuôi từ đó góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người người chăn nuôi cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ các đơn vị chăn nuôi khi người chăn nuôi gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, bổ sung nguồn lực

về vốn để ổn định sản xuất thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách như khuyến nông, liên kết, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết… Do đó, việc ban hành cũng như thực hiện tốt các chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo nền tảng để phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trường thịt lợn

Trang 26

2.1.5.2 Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với quy hoạch chung phát triển ngành chăn nuôi; quy hoạch cần tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cụ thể

2.1.5.3 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi tập trung

Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như (chuồng trại, kho chứa, hầm Bioga, đường giao thông, nguồn nước tưới, hệ thống điện…)

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu chăn nuôi, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi tập trung cần được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và đạt chuẩn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào trong quá trình đầu tư xây dựng

2.1.5.4 Quản lý kỹ thuật trong các khâu sản xuất

a) Giống

Phát triển chăn nuôi tập trung cần phát triển các giống theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển các giống cho năng suất chất lượng sản phẩm cao như các giống lợn siêu nạc, bò sữa cao sản, bò siêu thịt…

b) Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh

Phát triển chăn nuôi tập trung thì quy mô chăn nuôi sẽ lớn và khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chăn nuôi của đơn vị chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi của huyện

Trang 27

nói chung Do đó để thúc đẩy chăn nuôi tập trung thì một trong những nội dung quan trong cần phải thực hiện là thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra đối với đàn vật nuôi, giảm rủi ro cho người chăn nuôi Biện pháp tốt nhất để hạn chế dịch bệnh xảy ra là thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và tiêm phòng cho đàn vật nuôi

c) Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Phát triển chăn nuôi tập trung cần phát triển các giống theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển các giống cho năng suất chất lượng sản phẩm cao ….Ngoài ra, việc phát triển chăn nuôi tập trung, số lượng lợn lớn do đó công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cũng cần được nâng lên

để hạn chế rủi ro do dịch bệnh xảy ra Để góp phần đưa các giống mới cho năng suất, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sản phẩm, phổ biến những kỹ thuật, kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh… đến người chăn nuôi thì cần phải phát triển hệ thống khuyến nông, tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

2.1.5.5 Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn do đó để phát triển chăn nuôi tập trung bền vững thì yêu cầu đặt ra là thị trường tiêu thụ, giá cả cần phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình chăn nuôi, ổn định giá đầu ra nhằm giúp cho phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ổn định, bền vững

2.1.5.6 Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất

Trong phát triển chăn nuôi tập trung thì đi đôi với phát triển về quy mô chăn nuôi, phát triển về các khâu trong quá trình sản xuất thì để thúc đẩy các đơn vị chăn nuôi mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi

Trang 28

cần phải được nâng lên Kết quả, hiệu quả chăn nuôi được nâng lên thể hiện qua việc tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả

sử dụng lao động tăng lên

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

2.1.6.1 Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung

Để phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi

Các chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện cho việc chuyển chăn nuôi phân tán trong KDC ra ngoài KDC, chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách hỗ trợ con giống; chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, quy hoạch sử dụng đất, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng Đồng thời, các chính sách này cũng có tác động mạnh mẽ tới sự ra quyết định của các chủ hộ trong việc đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư, trong việc chuyển dịch phướng hướng sản xuất kinh doanh của

hộ, quy hoạch vùng chăn nuôi của địa phương…

Trang 29

2.1.6.4 Vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng

để đảm bảo các yếu tố đầu vào Trong chăn nuôi người dân cần lượng vốn khá lớn để đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại và mua các loại thức ăn cho chăn nuôi Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn thì nhu cầu về vốn đang là một vấn đề khó đối với các hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo Việc đảm bảo được vốn đầu tư sản xuất sẽ quyết định đến phát triển chăn nuôi một cách bền vững

2.1.6.5 Thức ăn

Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý Thức ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi và sự cảm nhiễm dịch bệnh Ứng với mỗi giai đoạn, yêu cầu công tác chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau Các giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng có tính kế thừa, để chăn nuôi giai đoạn sau hiệu quả thì chăn nuôi ở các giai đoạn trước cần thực hiện tốt

Trang 30

2.1.6.6 Tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi

Một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi đó là việc ứng dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến Đây là yếu

tố tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việc tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trong đó có tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, chế

độ ăn uống… nhằm đạt năng suất cao là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi Việc ứng dụng đồng bộ, hiệu quả các yếu tố kỹ thuật này một cách tối ưu sẽ làm tăng năng suất, giảm giá và đem lại lợi nhuận cao hơn trong chăn nuôi

2.1.6.7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất các sản phẩm chăn nuôi Người chăn nuôi cần dựa vào và phân tích tín hiệu thị trường (giá đầu vào và giá đầu ra, lợi nhuận ), quan hệ cung, cầu để đưa ra các quyết định của mình Việc đưa ra quyết định một cách đúng đắn sẽ góp phần giúp cho sản xuất chăn nuôi được ổn định, bền vững Các nhân tố thị trường bao gồm: thị trường đầu ra (sản phẩm, số lượng và chất lượng, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm), thị trường đầu vào (số lượng, giá đầu vào, khả năng cung cấp) và giá cả

2.1.6.8 Quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường chăn nuôi

Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn vật nuôi mà còn cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người Để quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường chăn nuôi thì cần chú trọng tới công tác thú y, đặc biệt là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn vật nuôi, vệ sinh khử trùng tiêu độc, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán Việc cung ứng thuốc thú y và

Trang 31

vắccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh Tổ chức tốt công tác tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn vật nuôi, vệ sinh khử trùng tiêu độc các chuồng trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến, nơi thu gom rác thải, khu dân cư, các ổ dịch, khu vực có dịch, các chợ buôn bán động vật sản phẩm động vật, các hố chôn gia súc Khi dịch bệnh xảy ra cần huy động mọi nguồn lực để dập tắt ổ dịch, hạn chế sự lan rộng để bảo vệ sản xuất Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh

an toàn thực phẩm và môi trường chăn nuôi trong quy trình chăn nuôi

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng và kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi tập trung ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình chăn nuôi trên thế giới

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gene và đa dạng sinh học trên trái đất

a) Số lượng vật nuôi

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm

2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con,

gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm

Trang 32

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:

Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò

Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu

Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm

số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn

Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới

Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con Vịt

Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn

Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà

Trang 33

Bảng 2.1 Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009

(Nguồn: FAO, 2010)

b) Sản phẩm chăn nuôi

Thịt gia súc, gia cầm: Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng

thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác

Nếu dân số của thế giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng

30 kg/người/năm

Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: Thứ nhất Hoa Kỳ sản xuất 11,9 triệu tấn năm, nhì Trung Quốc 6,1 triệu tấn, ba Argentina 2,8 triệu tấn, bốn Australia 2,8 triệu tấn và năm Liên Bang Nga 1, 7 triệu tấn/năm Về thịt trâu nhất Ấn Độ 1.427,4 tấn, nhì Parkistan 738 tấn, ba Trung Quốc 309,4 tấn, bốn Nêpan 156,6 tấn và năm Việt Nam 105,5 tấn/năm Về thịt lợn thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức

Trang 34

5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6 Việt Nam 2,55 triệu tấn Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn, nhì Trung Quốc 11,4 triệu tấn, ba Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm

Về sản lượng thịt thế giới các cường quốc về sản xuất thịt là Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Argentina, Đức và Nga, còn về lĩnh vực này của thế giới thì Việt Nam đứng thứ năm về thịt trâu và thứ sáu về thịt lợn

Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn

trong đó sữa bò là chủ yếu chiếm 580 triệu tấn sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8 triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn Cơ cấu sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13 %, còn lại 4% là sữa dê, cừ và lạc đà Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm Sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm 0,5-0,8% năm

Mười cường quốc về sản xuất sữa trên thế giới thứ nhất là Ấn Độ 106,1 triệu tấn/năm chiếm trên 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ nhì là Hoa Kỳ 84,1 triệu tấn, thứ ba Trung Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga 32,1 triệu tấn và thứ sáu là Đức 28,2 triệu tấn/năm, thứ bảy là Brazin 27,08 triệu tấn, thứ tám là Pháp trên 25,2 triệu tấn, thứ chín là New Zealand trên 15,8 triệu tấn và thứ mười là Anh 14,0 triệu tấn

Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn

Trang 35

2.2.1.2 Xu hướng phát triển của chăn nuôi thế giới

Xu thế chăn nuôi thế giới trong thời gian gần đây phát triển mạnh về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo đánh giá của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) chăn nuôi đang hướng tới năm 2020 như một cuộc cách mạng

về thực phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng dân số và y tế cộng đồng,

Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước châu Á Thái Bình Dương Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất, sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng”về chăn nuôi trên toàn cầu

Nhu cầu thịt, sữa/người ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng về nhu cầu thực phẩm ở khu vực này tăng khoảng 7-8%

Đối với hình thức chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp cũng đang bị giảm mạnh tại phương Tây (do những hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi động vật và tàn phá môi trường

2.2.1.3 Kinh nghiệm phát triển mô hình chăn nuôi tập trung của một số nước

trong khu vực

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…

Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã

cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang

Trang 36

trang trại quy mô lớn, gần 60% trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã được sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên Để thúc đẩy phát triển CNTT xa khu dân cư Trung Quốc đã đưa ra những chính sách khuyến khích bằng cách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ giống, tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại

Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch mới, điển hình là dịch cúm gia cầm, cúm lợn, tai xanh, bò điên…chúng lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi tiêu thụ đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm

Ở Thái Lan, Từ giữa tháng 11/2003 đến tháng 2/2004 để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm, người ta đã hủy diệt của gần một nửa trong tổng số đàn gà đẻ 30 triệu con của nước này Để hạn chế dịch bệnh xảy ra và giảm ô nhiễm môi trường ở khu vực gần trung tâm thành phố Thái Lan đã thành công khi đưa ra chính sách đánh thuế rất cao đối với những trang trại trong vùng có bán kính cách trung tâm thủ đô Bangkok 100 km, nhờ vậy, trong hơn một thập

kỉ qua, số lượng gia súc trong khu vực này đã giảm đi rõ rệt mà chuyển sang phát triển ở các khu xa khu dân cư vùng ngoại ô thành phố

2.2.2 Thực trạng và kinh nghiệm phát triển chăn nuôi tập trung tại Việt Nam

2.2.2.1 Quan điểm và mục tiêu chính sách phát triển chăn nuôi tập trung

a) Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển chăn nuôi tập trung

* Thông tư số 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại

Thông tư đề cập tới các nội dung chính như ưu đãi về đất: Các trang trại được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm

1999 của Chính phủ Ưu đãi về vốn đầu tư: Kinh tế trang trại được ưu đãi vay vốn từ các chương trình tín dụng, đối với một số trang trại được cho

Trang 37

vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước

- Chính sách huy động vốn phát triển kinh tế trang trại: Các chủ trang trại được huy động nguồn vốn bằng các hình thức vay ngân hàng, vay các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách Được đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh phát triển trang trại Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân

* Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh

tế trang trại của Chính phủ (2000)

Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại từ đó

có các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách đầu tư tính dụng, chính sách lao động, chính sách khoa học công nghệ, môi trường, chính sách thị trường, chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại

Bên cạnh đó cũng quy định rõ nghĩa vụ của chủ trang trại và phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện cho các ban ngành có liên quan

* Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp

Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chân nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu

Trang 38

cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy

định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường

* Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020

Quyết định phê duyệt nội dung Chiến lược phát triển chăn nuôi đến

2020 của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT nêu rõ mục tiêu đến năm

2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

* Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Cục chăn nuôi -

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Xác định vai trò của chăn nuôi và phát triển chăn nuôi đồng thời đề ra xu hướng phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng CNH – HĐH trong thời gian tới là hết sức cần thiết Từ cơ sở, tiềm năng phát triển chăn nuôi của Việt Nam,

đề ra định hướng phát triển chăn nuôi của Việt Nam đến năm 2020 theo các tiêu chí như đổi mới phương thức chăn nuôi sang sản xuất hàng hóa, tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch các khu, vùng chăn nuôi tại từng địa phương Lấy khâu giống làm bước đột phá, khôi phục và tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh Gắn sản xuất với giết mổ, chế biến, thị trường trên cơ sở hỗ trợ từng bước xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gà tập trung, công nghiệp, đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm, tạo được thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu

* Quan điểm phát triển chăn nuôi trong thời gian tới

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Cục chăn nuôi đề cập đến các quan điểm phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 như sau:

- Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp

Trang 39

- Phát triển chăn nuôi phải gắn với bảo vệ môi trường và cải tạo đất trồng Thực tế đã chứng minh chăn nuôi ngày càng phát triển càng gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu có giải pháp thích hợp thì không những môi trường không bị

ô nhiễm mà còn được cải thiện nhất là môi trường đất và cây xanh

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp và nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chăn nuôi nông hộ + Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo các chuỗi sản phẩm từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó các khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm soát nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó tập trung cho chăn nuôi lợn, gia cầm, bò và những vật nuôi có giá trị theo lợi thế của các vùng sinh thái + Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi, trong

đó chăn nuôi trang trại, công nghiệp là xu hướng chủ đạo, đồng thời tạo mối liên kết, hợp tác cùng hỗ trợ chăn nuôi nông hộ và các hình thức chăn nuôi khác cùng phát triển hướng tới phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp b) Một số chính sách phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội:

“Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”, ban hành ngày 19 tháng 8 năm 2009

Quy định cụ thể điều kiện áp dụng đối với việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển khu nuôi tập trung xa khu dân cư về cơ chế về đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ lãi suất vốn vay, khoa học, công nghệ và các cơ chế, chính sách khác Riêng về nguồn vốn

hỗ trợ đầu tư theo quyết định là từ nguồn ngân sách Nhà nước Các huyện, thị xã

tự cân đối ngân sách để thực hiện việc hỗ trợ đầu tư, nếu các huyện, thị xã không

Trang 40

cân đối được ngân sách để thực hiện việc hỗ trợ đầu tư theo Quy định của Quyết định này ngân sách thành phố sẽ cấp bù trên cơ sở quyết toán hàng năm

* Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

do Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đề xuất (Ban hành theo Quyết định

số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND Thành phố Hà Nội)

Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, phát triển chăn nuôi quy

mô vừa và lớn ngoài khu dân cư phù hợp với từng đối tượng vật nuôi Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư Từng bước hiện đại hóa ngành chăn nuôi Hà Nội theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung quy mô lớn, với công nghệ hiện đại, tăng sản phẩm chăn nuôi chất lượng và giá trị cao; từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, đảm bảo

vệ sinh môi trường sinh thái, an toàn thực phẩm

* Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030

Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

Chuyển mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; Theo hướng ổn định tổng đàn lợn và gia cầm, tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững

Một số định hướng cơ bản phát triển chăn nuôi Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030: Phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên Bình & Hiền Trâm (2011), “Thái Bình: Kinh nghiệm rút ra từ 7 vùng chăn nuôi tập trung thí điểm”, truy cập ngày 4/5/2014, tại: http://nonghoc.com/show- article/42229/thai-binh-kinh-nghiem-rut-ra-tu-7-vung-chan-nuoi-tap-trung-thi-diem.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Bình: Kinh nghiệm rút ra từ 7 vùng chăn nuôi tập trung thí điểm
Tác giả: Nguyên Bình & Hiền Trâm
Năm: 2011
6. Quỳnh Dung (2010), “Hà Nội: Đề án chăn nuôi tập trung sau một năm triển khai – vẫn giậm chân tại chỗ”, truy cập 12/3/2014, tại: http://nonghoc.com/show- article/41268/ha-noi-de-an-chan-nuoi-tap-trung-sau-mot-nam-trien-khai-van-%E2%80%9Cgiam-chan-tai-cho Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội: Đề án chăn nuôi tập trung sau một năm triển khai – vẫn giậm chân tại chỗ
Tác giả: Quỳnh Dung
Năm: 2010
7. Nguyễn Xuân Dương (2011), “Chính sách, quy hoạch đủ cả, tại địa phương không thèm để ý”, truy cập ngày 11/3/2014, tại: http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/80659/kinh-te/ong-nguyen-xuan-duong-pho-cuc-truong-cuc-chan-nuoi-chinh-sach-quy-hoach-du-ca-tai-dia-phuong-khong-them-de-y.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách, quy hoạch đủ cả, tại địa phương không thèm để ý
Tác giả: Nguyễn Xuân Dương
Năm: 2011
8. Thái Thị Hà (2012) “Tình hình thực hiện chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Tả Thanh Oai – huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thực hiện chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Tả Thanh Oai – huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
9. Phạm Thị Thu Hiền (2013), “Đánh giá tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Tác giả: Phạm Thị Thu Hiền
Năm: 2013
11. Nguyễn Văn Kha (2010), “Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Nguyễn Văn Kha
Năm: 2010
12. Nguyễn Thị Nga, (2008). “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Năm: 2008
13. Nguyễn Thanh Nga, (2007), “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên giống gia súc Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên giống gia súc Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thanh Nga
Năm: 2007
14. Fao (2010), “Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực”, truy cập ngày 13/4/2014 tại: http://www.dairyvietnam.com/vn/Sua-The-gioi/Tinh-hinh-chan-nuoi-the-gioi-va-khu-vuc.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình chăn nuôi thế giới và khu vực
Tác giả: Fao
Năm: 2010
2. Bộ Công nghiệp (2005), Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN ngày 26/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2010 Khác
3. Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, Hà nội Khác
4. Nguyễn Văn Chung (2006), Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà nội Khác
5. Cục Chăn nuụi (2007), Chiến lược phỏt triển chăn nuụi ủến năm 2020- Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội Khác
10. Cao Thị Huê (2012) “Nghiên cứu giải pháp phát triển các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư tại xã Trần Phú huyện Chương Mỹ ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà nội Khác
17. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 Khác
18. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến 2020 Khác
23. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội về Phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, Hà nội Khác
24. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2015, Hà nội Khác
25. UBND Thành phố Hà nội (2009), Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 về việc ban hành Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà nội Khác
26. UNND huyện Gia Lâm (2011), Đề án “chăn nuôi gia súc – thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 -2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w