1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện mỹ đức, thành phố hà nội

92 866 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 15,44 MB

Nội dung

Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO, thì việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để so sánh với các yêu cầu sử dụng đất c

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG HOA

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ ĐẤT

HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG HOA

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ ĐẤT HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số: 60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Châu Thu

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Đào Thị Phương Hoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, cũng như những kiến thức của các Thầy,

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS TS Đào Châu Thu, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành bản luận văn đạt kết quả tốt nhất

Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Anh, Chị và Ban lãnh đạo phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mỹ Đức đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Trung tâm Đánh giá đất - Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý Đất đai đã giúp đỡ trong quá trình triển khai, thu thập số liệu để tôi hoàn thành bản luận văn này

Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, gia đình của tôi đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện về mọi mặt, để tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học, cũng như nội dung bản luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Đào Thị Phương Hoa

Trang 5

2.1 Một số vấn đề nghiên cứu trong đánh giá đất 3

2.1.2 Những nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới 3 2.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam 6 2.1.4 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo hướng dẫn của FAO 10 2.1.5 Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 14 2.2 Những ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất trên thế giới và

2.2.1 Những ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất trên thế giới và

Trang 6

3.4 Nội dung nghiên cứu 27 3.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện 27 3.4.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức 27

3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu thứ cấp 28 3.5.2 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp 28 3.5.3 Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 29 3.5.4 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu theo kết quả nghiên cứu 30

4.2.5 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức 64

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CEC : Dung tích hấp thu

FAO : Tổ chức nông - lương thế giới (Food and Agriculture Organisation)

GIS : Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

LMU : Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LUT : Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

OM (%) : Hàm lượng chất hữu cơ tổng số

pHKCl : Độ chua của đất

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức năm 2013 40 Bảng 3.3 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất 46 Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức 49 Bảng 3.5 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ đất 50 Bảng 3.6 Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn huyện 50 Bảng 3.7 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ địa hình 54 Bảng 3.8 Tổng hợp diện tích các mức địa hình trên địa bàn huyện 54 Bảng 3.9 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ thành phần cơ giới 56 Bảng 3.10 Tổng hợp diện tích các mức thành phần cơ giới trên địa bàn huyện 57 Bảng 3.11 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ chế độ nước 59 Bảng 3.12 Tổng hợp diện tích chế độ nước trên địa bàn huyện 59 Bảng 3.13 Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ độ phì 62 Bảng 3.14 Tổng hợp diện tích độ phì trên địa bàn huyện 62 Bảng 3.15 Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức 66

Trang 9

Hình 3.5 Sơ đồ loại đất huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 52 Hình 3.6 Sơ đồ địa hình tương đối huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 55 Hình 3.7 Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 58 Hình 3.8 Sơ đồ chế độ nước huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 61 Hình 3.9 Sơ đồ độ phì huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 63 Hình 3.10 Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 65

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Trong quá trình đánh giá đất cần phải căn cứ vào nguồn cơ sở dữ liệu, xác định các chỉ tiêu đánh giá của các loại sử dụng đất để có thể bố trí cây trồng hợp lý Vì việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là rất cần thiết Kết quả nghiên cứu tại huyện Mỹ Đức đã tập trung vào việc ứng dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ đơn vị đất đai thông qua việc chồng xếp 05 bản đồ đơn tính, gồm: bản đồ loại đất, bản đồ địa hình, bản đồ thành phần cơ giới, bản

đồ chế độ nước, bản đồ độ phì Nguồn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được quản lý trên phần mềm Mapinfo và theo hệ toạ độ chuẩn quốc gia VN

2000 Trong đó, mỗi bản đồ có sự phân loại và phân cấp đặc trưng riêng biệt Bản đồ đơn vị đất đai là cơ sở khoa học để định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu

Trang 11

THESIS ABSTRACT

During the land evaluation process must be based on the data base resource, identifying the indicators of land assessment to be able to arrange a reasonable crop Since the application of geographic information system for mapping land units is essential The reseach in My Duc district has focused on the application

of GIS technology for mapping land units by overlaying 05singular maps: including soil type maps, topographic maps, mechanical composition map, country map modes, maps fertility Sources of spatial data and attribute data are managed on MapInfo software and follow the national standard coordinate system VN 2000 In that, each map has a hierarchical classification and specific characteristics Map unit of land is a scientific basis to guide the rational use of agricultural land in the study area

Trang 12

Phần 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động Đất đai đóng vai trò cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên và là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất

Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả thì đánh giá đất đai là một công tác có vai trò rất quan trọng Đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng thời cải tạo hạn chế và sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO, thì việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để so sánh với các yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình sử dụng đất

Trong quản lý tài nguyên, Việt Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới đó ứng dụng công nghệ thông tin như là một công cụ lưu trữ, quản lý, phân tích và

hỗ trợ giải pháp có hiệu quả cao Hệ thống Thông tin địa lý (Geographic

Information System - GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay đó được ứng dụng rộng khắp trên toàn Thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong những năm gần đây, GIS đó được nhiều cơ quan, tổ chức đó ứng dụng trong việc nghiên cứu nông nghiệp và đặc biệt là trong đánh giá đất đai.Việc áp dụng công nghệ GIS trong đánh giá đất đang dần phổ biến và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên công nghệ GIS đã được thực hiện ở nhiều địa phương, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, đánh giá việc sử dụng nguồn tài nguyên đất ở Việt Nam

Mỹ Đức là một huyện thuộc đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên là 22.619,94 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp có 14.147,30 ha, chiếm 62,54% diện tích đất tự nhiên Khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, là ưu thế phát triển các

Trang 13

cây trồng nông nghiệp ngắn ngày

Do đó, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS nhằm đánh giá chính xác quỹ đất cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cơ sở cho việc xác định yêu cầu sử dụng đất huyện Mỹ Đức là rất cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện Mỹ Đức, thành phố

Hà Nội” được lựa chọn để thực hiện

1.2 MỤC ĐÍCH NGHİÊN CỨU

- Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai nhằm đánh giá đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức

- Định hướng sử dụng đất huyện Mỹ Đức

1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định được các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

- Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trang 14

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản đánh giá đất

Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau Nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi

và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định

về việc sử dụng đất một cách hợp lý Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất

Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”

Như vậy, việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian các yếu tố tự nhiên và xã hội Cho nên, đánh giá đất không chỉ là lĩnh vực tự nhiên mà còn mang tính kinh tế, kỹ thuật

2.1.2 Những nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới

Quá trình nghiên cứu và phát triển đánh giá đất trên thế giới đã hình thành nhiều trường phái đánh giá khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số trường phái

và phương pháp đánh giá đất sau đây:

a) Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)

- Việc đánh giá đất ở Liên Xô cũ được thực hiện theo quan điểm đánh giá đất của V.V Docuchaev bao gồm 3 bước:

Trang 15

mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 2000)

b) Đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ

Phương pháp “Đánh giá tiềm năng đất đai” của Hoa Kỳ đã phân chia đất đai thành các lớp (class), lớp phụ (subclass) và đơn vị (unit) Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất dựa vào nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn và nhóm những yếu

tố hạn chế tạm thời, về sau phát triển thành phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các sử dụng đất khác Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng thích hợp (USDA) tuy không đi sâu vào từng loại sử dụng cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế -xã hội, song rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất lợi của đất đai và việc xác định các biện pháp bảo

vệ đất, đây cũng chính là điểm mạnh của phương pháp đối với mục đích duy trì bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững (Đỗ Nguyên Hải, 2000)

c) Đánh giá đất của tổ chức FAO

Từ năm 1970, tổ chức Nông - Lương liên hợp quốc (FAO) đã xây dựng tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” Đến năm 1976, phương pháp đánh giá đất của FAO ra đời (A Framework for land Evaluatinon,1976) nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất trên toàn thế giới và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng cụ thể như:

- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời (FAO, 1983)

- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985)

- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (FAO, 1988)

- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1989)

- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp (FAO, 1990)

- Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (FAO, 1991)

Cơ sở khoa học của phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa vào phân

Trang 16

hạng đất thích hợp đất đai, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại hình sử dụng với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai của FAO được thể hiện ở 4 cấp: bộ (order), lớp (class), lớp phụ (subclass), đơn vị (unit)

Trong quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem là một phần thiết yếu và yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều phương diện của đất đai bao gồm thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn, lớp phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến mục đích sử dụng đất (Đỗ Nguyên Hải, 2000)

Năm 1996 tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên đây FAO đã có nhận định: Các nhân tố kinh tế, xã hội yêu cầu phải cân nhắc kỹ trong đánh giá đất Phương pháp đánh giá đất đai thích hợp còn liên quan đến các các yếu tố kinh tế,

xã hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt chính sách, luật pháp, hệ thống hạ tầng, thị trường và khả năng đầu tư tài chính…các nhân tố kinh tế, xã hội là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất Việc nhấn mạnh những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất có tính đến các vấn đề

về môi trường trong các phương pháp đánh giá đất của FAO và của Hoa Kỳ là rất

có ý nghĩa cho việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trên những loại đất có vấn đề và dễ bị suy thoái

Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững của FAO (1976) với 3 nhóm chính

là môi trường - sinh thái, tác động đến xã hội và hiệu quả kinh tế Cụ thể như sau: Môi trường - sinh thái gồm các chỉ tiêu:

- Xét trên quan điểm hệ sinh thái: nhân tạo hay tự nhiên, năng suất sinh học cao hay thấp, dễ hay khó bị thay đổi

- Tác động đến môi trường: nước thải (hàm lượng các chất thải độc hại có trong nước thải); đất, trầm tích (hàm lượng dinh dưỡng và các chất thải độc hại

có trong đất theo độ sâu tầng đất); dịch bệnh (có hay không khả năng xảy ra dịch bệnh trong sản xuất)

Trang 17

- Điều kiện tự nhiên khác: thay đổi bề mặt tự nhiên của đất

- Tác động đến sức khoẻ con người: khả năng tạo ra các chất độc hại đến sức khỏe con người

Tác động đến xã hội gồm các chỉ tiêu:

- Công ăn việc làm: số công lao động/ha/năm

- Khả năng chấp nhận của người lao động (thu hút lao động)

- Khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường

- Phân hoá xã hội (phân chia giàu nghèo, khả năng đầu tư và nợ vốn)

- Các xung đột xã hội và môi trường (mang lại hiệu quả kinh tế cao trước mắt nhưng tổn hại lâu dài đến môi trường )

Hiệu quả kinh tế gồm các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (sản lượng * giá sản phẩm)

- Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hàng năm)

- Thu nhập hỗn hợp

- Hiệu suất đồng vốn

- Giá trị ngày công lao động

Từ những tiêu chí trên tùy theo từng quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể hình thành bộ chỉ tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng đất khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế

2.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước chủ yếu chỉ tiêu đánh giá là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình Phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm

1986 với các nghiên cứu tiêu biểu của Bùi Quang Toản, Tôn Thất Chiểu, Vũ Cao Thái Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá phân hạng đất cho từng loại cây trồng, các vấn đề về khí hậu, thủy văn và điều kiện kinh tế xã hội vẫn chưa được đề cập

Trang 18

Các nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam từ những năm 1992 đến nay đều

áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO được thực hiện ở các phạm vi, vùng lãnh thổ theo hệ thống từ cả nước đến các vùng sinh thái đến các tỉnh, các huyện

và cả ở phạm vi các vùng chuyên canh hẹp Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu theo thời gian phải kể đến:

Bảy vùng kinh tế của toàn quốc (vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) đều

đã được đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 do các tác giả: Trần An Phong (1995); Nguyễn Văn Nhân (1996); Nguyễn Công Pho (1995); Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995)

Năm 1995 Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi cả nước, ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000 trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” (Trần

An Phong, 1995), đồng thời thực hiện đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc vùng đất đặc thù (đất đỏ bazan) và rất nhiều các nghiên cứu đánh giá đất khác, kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định

“việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay” (Nguyễn Khang, 1995)

Một số tỉnh đã thực hiện đánh giá đất theo phương pháp của FAO ở tỷ lệ bản đồ 1/50.000 hoặc 1/100.000 như Hà Tây (cũ), Ninh Bình, Bình Định, Gia Lai

từ năm 1994; Bà Rịa Vũng Tàu năm 2000; Bạc Liêu, Cà Mau năm 2001 và Thanh Hóa năm 2012

Những năm gần đây ứng dụng GIS trong đánh giá đất theo FAO đã được nghiên cứu nhiều ở cả phạm vi cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện hay các vùng chuyên canh hẹp với mục đích xác định các hệ thống sử dụng đất và tiềm năng sử dụng đất, qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả đồng thời duy trì bảo vệ môi trường như: đánh giá thoái hóa đất các cùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du miền núi phía Bắc và Đồng

Trang 19

bằng sông Cửu Long (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010); tỉnh Kon Tum (Trần

An Phong, 2008); huyện Hồng Dân (Lê Tấn Lợi, 2012); huyện Hải Hà (Lê Thái Bạt và cộng sự, 2008)

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đều đã xác định số đơn vị bản đồ đất đai (LMU), với số loại hình sử dụng chính tương ứng, đồng thời phân lập được các hệ thống sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng có triển vọng của vùng nghiên cứu Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất ở phạm vi hẹp như cấp huyện còn đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất nhưng chủ yếu là những

so sánh định tính Các nghiên cứu đánh giá đất đều tập trung đánh giá thích nghi theo điều kiện tự nhiên Một số nghiên cứu có xem xét thêm yếu tố kinh tế song chưa đi sâu vào nghiên cứu đánh giá tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường gọi là đánh giá đất đai bền vững

Ứng dụng đánh giá đất theo FAO và kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững đã được một số tác giả nghiên cứu cho kết quả khả quan Lê Cảnh Định (2011) đã áp dụng phương pháp đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững (ESLM) liên quan đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường Đây là bài toán vận dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) cho đánh giá đất tỉnh Lâm Đồng, kết quả đánh giá đất

là phù hợp với thực tiễn của địa phương (Lê Cảnh Định, 2011) Võ Quang Minh

và các cộng sự (2003) đã nghiên cứu và cho rằng đây là phương pháp tập hợp các thông tin từ một số chỉ tiêu để hình thành một chỉ số duy nhất cho việc đánh giá

Áp dụng trong nghiên cứu về phân định và hợp nhất cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất được thí điểm tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, thành phố Cần Thơ đã cho thấy trong phương pháp này các trọng số sẽ được gán cho các chỉ tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu và từ đó việc đánh giá thích hợp của FAO được chi tiết hóa hơn Lê Quang Trí và cộng sự đã

áp dụng phương pháp này trong đánh giá đất xã Song Phú và huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long cho kết quả khả quan khi phân tích hệ thống canh tác với các kỹ

Trang 20

thuật đánh giá đa mục tiêu (Lê Quang Trí và cộng sự, 2006) Huỳnh Văn Chương

và Lê Văn Mai cũng sử dụng phương pháp đánh giá đất đa tiêu chí để đánh giá đất trồng cây cao su tại vùng đồi núi của huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (Huỳnh Văn Chương và Lê Quỳnh Mai, 2012)

Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu còn được sử dụng nhiều trong đánh giá môi trường chiến lược của các phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở một số tỉnh, thành phố như Thừa Thiên Huế; Hải Phòng; Hà Tây (cũ); thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh… Trong đó các chỉ tiêu đánh giá

về kinh tế, xã hội, môi trường được cân nhắc, tổng hợp từ các tiêu chí khác nhau tại cùng một thời điểm rất rõ ràng minh bạch bằng điểm số và các hệ số tầm quan trọng từ đó xác định được phương án sử dụng đất bền vững (Phạm Ngọc Đăng và cộng sự, 2006)

Theo Lê Thị Giang (2012), việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang gồm các bước như sau:

- Lựa chọn bản đồ nền với tỷ lệ thích hợp cho việc đánh giá đất của vùng/ khu vực nghiên cứu

- Lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp (các đặc tính và tính chất đất đai) thích hợp với các LUT cần đánh giá

- Xây dựng các bản đồ đơn tính/chuyên đề theo các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn theo mục đích, yêu cầu và phạm vi đánh giá đất Đối với phạm vi huyện, xã, trang trại: theo mục đích sử dụng và điều kiện sử dụng đất với các yêu

tố tính chất /độ phì đất, điều kiện tưới tiêu, mức độ thâm canh, khả năng thâm canh

- Thực hiện chồng ghép các bản đồ đơn tính cùng tỷ lệ và cùng hệ tọa độ dùng phương pháp chồng ghép của GIS Dùng phần mềm ArcGIS giúp chồng ghép các bản đồ đơn tính để có được bản đồ tổng hợp có đầy đủ các thông tin đặc tính của đất đai như đất, độ dốc, chế độ nước,

- Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU)

Trang 21

Các phần mềm như Excel, Access, cũng như các phần mềm GIS giúp tổng hợp diện tích các đơn vị bản đồ đất đai theo các mục đích khác nhau:

+ Thống kê số lượng và diện tích các LMU

+ Thống kê số khoanh của mỗi LMU và mức độ phân bố của chúng

+ Đặc tính và tính chất đất của các LMU

- Mỗi khoanh trên bản đồ đơn vị đất đai hoàn thành sẽ được ghi ký hiệu và màu sắc đầy đủ, trong đó chứa đựng các thông tin để có thể khai thác ở các mục đích tiếp theo như tìm đất đai thích hợp cho một loại cây trồng nào đó, phục vụ quy hoạch sử dụng đất,

Nhận xét:

Có thể thấy rõ ở phạm vi lớn toàn quốc, các vùng sinh thái và phạm vi cấp tỉnh những nghiên cứu đánh giá đất đã có ý nghĩa lớn cho việc hoạch định các chiến lược sử dụng, quản lý đất cũng như những định hướng cho việc sử dụng đất bền vững Tuy nhiên, những nghiên cứu đánh giá chi tiết ở phạm vi cấp huyện hoặc các vùng chuyên canh hẹp theo phương pháp của FAO kết hợp với phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và tổng hợp kinh tế, xã hội, môi trường trong đánh giá đất bền vững cho kết quả chi tiết và sát với thực tiễn hơn, mối quan hệ giữa chất lượng đất, tiềm năng đất đai - khả năng khai thác, sử dụng và vấn đề duy trì độ phì đất, bảo vệ môi trường được đánh giá đúng mức nhằm đảm bảo khả năng sử dụng đất bền vững

2.1.4 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo hướng dẫn của FAO

2.1.4.1 Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai

Theo khái niệm của FAO “Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)” là một khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt, thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó có khả năng thích hợp

Trang 22

với một loại hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983) Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực/ vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai

Theo đề xuất của FAO, việc xây dựng các LMU phải dựa trên những yếu tố đất đai có ảnh hưởng rõ đến khả năng thích hợp của các LUT

* Các đặc tính của đơn vị bản đồ đất đai:

- Các đơn vị đất đai được thể hiện trên bản đồ là những vùng với những đặc tính và tính chất đủ để tạo lên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác và đảm bảo sự thích hợp với các loại hình sử dụng đất khác nhau

- Các đơn vị đất đai có thể được mô tả theo các đặc tính và tính chất của chúng

Đặc tính này là những thuộc tính phản ánh về mặt chất lượng như độ phì, khả năng về độ ẩm, khả năng cung cấp không khí… Ví dụ: đặc tính về độ ẩm của đất Đặc tính này có liên quan đến các tính chất của đất như: lượng mưa, thành phần cơ giới, cấu trúc đất và độ xốp đất Khi sử dụng các đặc tính để xây dựng LMU thì người ta chỉ cần sử dụng số lượng các chỉ tiêu không lớn Tuy nhiên, những đặc tính thường không dễ xác định cho từng loại đất và từng vùng đất cụ thể Các đặc tính thường trả lời trực tiếp cho các yêu cầu của các LUT, chúng thường liên quan đến một vài hay nhiều tính chất

Chất lượng đất đai là tính chất phức tạp, thông thường phản ánh mối quan

hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất, tính chất đất là những thuộc tính có thể đo đếm được Ví dụ: PH, thành phần cơ giới, độ dốc, địa hình Trong thực tế, người

ta có thể dễ dàng xác định các tính chất đất đai, nhưng nếu sử dụng các tính chất

để xây dựng LMU thì số lượng các chỉ tiêu tính chất đòi hỏi phải khá nhiều mới phản ánh được chất lượng của các LMU

2.1.4.2 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm 4 bước theo hình 2.1:

Trang 23

Hình 2.1: Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ thuộc vào phạm vi, mục đích và yêu cầu cụ thể của chương trình đánh giá đất, cụ thể là:

- Phạm vi toàn lãnh thổ thì lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp theo vùng sinh thái nông nghiệp (khí hậu, hình dạng đất đai, điều kiện thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng…)

- Phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính và mục đích sử dụng đất Các yếu tố chính là các đặc tính và khả năng sản xuất của khu vực như hệ thống tưới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh…

- Phạm vi huyện thì lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử dụng đất Các yếu tố lựa chọn thường là tính chất đất, điều kiện thủy lợi, luân canh, thâm canh…

Đơn vị bản đồ đất đai được xác định cho từng vùng cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:

- Mỗi LMU phải đảm bảo được tính đồng nhất tối đa theo các chỉ tiêu phân cấp đã được xác định

- Các LMU phải mang ý nghĩa thực tiễn cho các LUT được đề xuất lựa chọn

- Các đặc tính và tính chất dùng để xác định LMU phải là những đặc tính hay tính chất khá ổn định vì chúng là cơ sở cho việc so sánh và đối chiếu với các yêu cầu của từng loại sử dụng trong đánh giá thích hợp

- Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những kết quả điều tra thực tiễn

2 Điều tra, tổng hợp, xây dựng các bản đồ đơn tính

4 Mô tả bản đồ đơn vị đất đai

Trang 24

- Các LMU phải được thể hiện rõ trên bản đồ

Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng rẽ theo các mức khác nhau của đất đai Sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải kết hợp thu thập, điều tra và khảo sát thực địa để xây dựng các bản đồ đơn tính Trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) thì các bản đồ đơn tính được thể hiện dưới dạng bản đồ số, chúng được xây dựng với sự kết hợp của một số phần mềm GIS như: Microstation, Mapinfo và ArcView

Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009): Việc xây dựng bản

đồ đơn vị đất đai được tiến hành bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu Có thể sử dụng phương pháp thủ công (chồng ghép bằng tay) và phương pháp chồng ghép dưới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS) Hiện nay, thường sử dụng phương pháp chồng ghép bằng GIS với các bước thực hiện như sau:

Số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất nông nghiệp vào GIS

Mã hóa các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau

Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm GIS như Mapinfor, ArcGis, Arcview Ở đề tài đề cập đến kỹ thuật chồng ghép các bản đồ đơn tính trong phần mềm Mapinfor

Bước 4: Mô tả bản đồ đơn vị đất đai

Việc mô tả các đơn vị bản đồ đất đai nhằm thể hiện được những thuộc tính

cơ bản trong mỗi đơn vị đất đai, qua đó nó sẽ giúp cho người sử dụng nhận biết được những sai khác chi tiết về mặt chất lượng giữa các đơn vị bản đồ đất đai trong toàn vùng nghiên cứu Công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bước đi mang tính kỹ thuật không thể thiếu được trong quá trình đánh giá đất theo FAO

và là cơ sở cho toàn bộ quá trình đánh giá đất

Trang 25

2.1.4.3 Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái và môi trường

tự nhiên của mỗi vùng Các đặc tính và tính chất trong phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là sự thể hiện rõ nét các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu như đặc điểm đất đai, khí hậu, thủy văn, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng… Các đặc điểm tự nhiên này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định các lợi thế và hạn chế về mặt tự nhiên của vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với thực tế sản xuất

Việc xây dựng và phân chia ra thành các đơn vị bản đồ đất đai chính là việc tìm ra những sự khác nhau về mặt chất lượng của các khoanh đất theo đặc tính và tính chất đất đai Chất lượng này chi phối đến khả năng đáp ứng yêu cầu đất đai của các LUT và khả năng sử dụng chúng Chính vì vậy cần phải lựa chọn được các yếu tố có liên quan mật thiết tới yêu cầu sử dụng của LUT Thực chất trước đây các đặc tính hay tính chất đã được người ta xác định song chỉ theo ý nghĩa tác động độc lập tới yêu cầu LUT chứ chưa thể hiện một cách là tổ hợp của nhiều yếu tố như trong mỗi một LMU

2.1.5 Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là rất quan trọng Nó yêu cầu phản ánh được ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất lượng đất đai nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất

Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo được các nguyên tắc chung trong xác định các ĐVĐĐ mà FAO đã đề ra

Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có diện tích không lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu tương đồng, thì có thể đi sâu lựa chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: Tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật

lý, hóa học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương đối, độ cao), các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân

Trang 26

bố của thực vật và động vật Các yếu tố trên có ý nghĩa ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất và khả năng sử dụng đất Trong đó có những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh (yếu tố trội), và cũng có những yếu tố ảnh hưởng yếu (yếu tố thường) tới khả năng và hiệu quả sử dụng đất Nếu sử dụng được nhiều yếu tố để xác định các ĐVĐĐ, thì kết quả thu được có độ chính xác cao hơn và sẽ có nhiều đơn vị bản đồ đất đai Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và phân hạng thích hợp, vì có quá nhiều đơn vị bản đồ đất đai mặc dù sự sai khác về tính chất đất giữa chúng là không đáng kể và điều này không mang ý nghĩa lớn cho thực tiễn sử dụng đất

Theo Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Thị Thu Trang (2014) đã xác định được các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của vùng cửa Ba Lạt gồm: đơn vị phụ đất (có 5 loại đất), thành phần cơ giới (có 3 cấp gồm: cát, thịt nhẹ, thịt trung bình); địa hình tương đối (có 4 cấp gồm: địa hình vàn cao, địa hình vàn, địa hình thấp, địa hình trũng); độ phì đất (gồm 3 mức: độ phì cao, độ phì trung bình và độ phì thấp); chế độ nước (chủ động, bán chủ động) và tổng số muối tan (có 4 mức gồm: nhiễm mặn ít, nhiễm mặn trung bình, nhiễm mặn nhiều) Các chỉ tiêu được xác định do phạm vi vùng nghiên cứu nhỏ nên các yếu tố về khí hậu như lượng mưa (1.500 mm/năm) và tổng tích ôn năm (> 80000C) là đồng nhất Trong đó, độ phì của đất được tổng hợp từ các chỉ tiêu: độ chua của đất, tổng lượng chất hữu

cơ, dung tích hấp thu của đất; chất lượng của nước (đối với diện tích đất nuôi trồng thủy sản và rừng ngập mặn) được tổng hợp từ các chỉ tiêu độ chua, hàm lượng ôxy hòa tan, hàm lượng ôxy sinh hóa của nước Chế được nước được xác định theo 2 vùng: trong đê là chế độ tưới tiêu nước chủ động và bán chủ động; vùng ngoài bãi bồi là chế độ triều và mức độ ngập được các định theo 2 cấp chủ động và bán chủ động Tổng số muối tan trong đất là chỉ tiêu rất quan trọng xác định mức độ nhiễm mặn của các đơn vị bản đồ đất đai

Theo Lê Thị Giang (2012), đã xác định và lựa chọn được 5 chỉ tiêu phân cấp đánh giá đất của huyện Sơn Động gồm: loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, chế độ nước và độ dốc Các chỉ tiêu này được lựa chọn do:

Trang 27

- Loại đất theo phương pháp phân loại của FAO-UNESCO có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định

- Thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, chế độ nước là những tính chất vật lý quan trọng có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng khác nhau, tới điều kiện canh tác và hiệu quả kinh tế

- Độ dốc là yếu tố địa hình quan trọng cần được nghiên cứu vì chúng ảnh hưởng lớn đến khả năng trồng trọt mà không làm suy thoái đất, xói mòn rửa trồi, trồng cây ở độ dốc hợp lý sẽ là yếu tố góp phần vào việc bảo vệ đất dốc và phát triển nông nghiệp bền vững

Theo Kiều Quốc Lập, Ngô Văn Giới (2015), đã xác định, lựa chọn được các chỉ tiêu trong thành lập bản đồ đơn vị đất đai tại khu vực Sa Pả - Tả Phìn, tỉnh Lào Cai gồm: loại đất (G), độ cao địa hình (E), thành phần cơ giới (T), độ dày tầng đất (D), độ dốc (H) và độ phì của đất (P) Đây cũng là 6 yếu tố cơ bản phản ảnh đặc tính của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng

2.2 NHỮNG ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.2.1 Những ứng dụng GIS trong đánh giá tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1.1 Một số ứng dụng GIS trên thế giới

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến nay đã phát triển hoàn chỉnh với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, cụ thể như sau:

- Trên quy mô toàn thế giới, FAO (1983) đã ứng dụng GIS trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp (Agro - Ecological Zone - AEZ) để đánh giá đất đai thế giới tỷ lệ 1/5.000.000

Trang 28

- Nghiên cứu của Nihar R.Sahoo năm 2002 cũng đã chứng minh được ưu điểm nổi bật của kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu khi ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO làm giảm được tính chủ quan trong việc ra quyết định, đóng góp thêm vào cơ sở lý luận cho việc đánh giá đất đai bền vững

Theo Malczewski (2004), đánh giá đất đai bao gồm xác định mục tiêu, các tiêu chí tương ứng; phân tích tiêu chí; định lượng và phân tích tiêu chí cho đơn vị đánh giá và kết hợp các phán đoán

Trong đánh giá đất đai, nhiều nguồn thông tin có thể được sử dụng, bao gồm ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất, thông tin địa giới hành chính, phân bố thực vật và thông tin thống kê kinh tế, xã hội, môi trường Thêm vào đó, bởi vì tính thích nghi của bất kỳ đơn vị đánh giá nào cũng phụ thuộc vào từng loại hình sử dụng đất, nên mục tiêu 11 quá trình đánh giá thích nghi đất đai có thể đạt được thông qua phỏng vấn các bên liên quan và phân tích chính sách Do đó, đánh giá thích nghi đất đai là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí, phân loại và tính trọng số các tiêu chí (Yong Liu et al, 2007)

Alejandro Ceballoss - Silva and Jorge Lopez-Blanco (2003) ứng dụng MCA xác định khu vực thích nghi cho sản xuất ngô và khoai tây ở miền trung Mexico Khí hậu, địa hình và đất được chọn để tạo các lớp đa tiêu chí trong GIS Trọng số các tiêu chí được tính toán theo AHP Kết quả đánh giá thích nghi sau

đó được chồng lớp với bản đồ thực phủ giải đoán từ ảnh Landsat TM để xác định

sự khác nhau và giống nhau giữa loại hình sử dụng đất hiện tại và vùng thích nghi với ngô và khoai tây

- Henok Mulugeta (2010) đánh giá thích nghi đất đai cho 2 loại cây lúa mì

và ngô dựa trên 5 nhân tố bao gồm độ dốc, độ ẩm đất, kết cấu đất, tầng dày đất, loại đất và loại hình sử dụng đất hiện tại Phương pháp được dùng để tính trọng

số và chuẩn hóa các nhân tố và so sánh cặp của AHP kết hợp trọng số tuyến tính Bản đồ thích nghi trong GIS được phân theo 5 lớp thích nghi của FAO Kết quả của nghiên cứu thể hiện tiềm năng phát triển của cây trồng nông nghiệp tại Legambo Woreda, Ethiopia

Trang 29

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng GIS trong nghiên cứu đất đai Ứng dụng GIS trong lĩnh vực này đã đem lại kết quả vô cùng to lớn, nó cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các nhà quản lý ra quyết định hợp lý phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững

2.2.1.2 Một số ứng dụng GIS tại Việt Nam

Với tầm quan trọng của GIS, ở Việt Nam các cơ quan Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng các ứng dụng GIS phục vụ cho công tác quản lý, khai thác,

và sử dụng các lợi ích do công nghệ này mang lại Sớm nhìn thấy tiềm năng phát triển GIS ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hệ thống Môi trường (ESRI) đã phát triễn lĩnh vực GIS và các sản phẩm, dịch vụ của GIS-ESRI (bao gồm phần mềm, ứng dụng, đào tạo GIS) ở Việt Nam

Công nghệ GIS đã có sự phát triển vượt bậc trong các ứng dụng ở Việt Nam Các cơ quan Trung ương như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông đã có những dữ liệu và ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý Nhà nước Ở các địa phương, đã có nhiều dự án triển khai ứng dụng GIS trong phạm vi tỉnh

Một số cơ quan ứng dụng công nghệ GIS ở Việt Nam:

+ Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý đất đai; + Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn biển thuộc Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn

và BĐKH;

+ Trung tâm Viễn thám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Tư vấn môi trường biển thuộc Viện

Cơ học;

+ Trung tâm bảo vệ môi trường thuộc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới;

+ Trung tâm Công nghệ Thông tin Ðịa lý thuộc trường Ðại học Mỏ - Ðịa chất;

+ Phân viện Quy hoạch Thuỷ lợi Nam Bộ - Bộ NN&PTNT;

Trang 30

+ Ngoài ra, còn có một số trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học, các sở, ban ngành, các địa phương và một số tổ chức doanh nghiệp (VidaGIS, GeoViet, DitaGis, Trung tâm GIS và Ứng dụng mới…) ứng dụng công nghệ GIS

Theo kết quả đánh giá chất lượng đất năm 2008 cho các vùng kinh tế trọng điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy: phương pháp xây dựng bản đồ chất lượng đất được thực hiện theo các bước như:

+ Xây dựng bản đồ nền

+ Số hóa các bản đồ đơn tính, bao gồm: bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, bản đồ khí hậu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo thang phân cấp đánh giá Các tiêu chí được lựa chọn để lựa chọn để đánh giá chất lượng đất phải phù hợp với các yếu tố tham gia tạo lập các bản đồ đơn tính hoặc là các thông tin

có thể điều tra bổ sung

+ Phương pháp đánh giá chất lượng đất được sử dụng là kết hợp giữa

“Phương pháp yếu tố hạn chế” và “phương pháp tham số”

+ Tiêu chí đánh giá chất lượng đất các loại hình sử dụng đất gồm: các yếu

tố trong các bản đồ đơn tính và tập hợp của các “thách thức phải đối mặt” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)

Kết quả nghiên cứu của Tổng cục Quản lý đất đai năm 2008 về chất lượng đất nông nghiệp sau chuyển đổi của vùng Bán đảo Cà Mau cho thấy phương pháp đánh giá chất lượng đất được thực hiện theo FAO là sự kết hợp giữa phương pháp “yếu tố hạn chế” trong sử dụng đất và phương pháp xác định “trọng số”, đồng thời lượng hóa các yếu tố định tính bằng thang điểm 100 để đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (Tổng cục Quản lý đất đai, 2008)

+ Tiêu chí dùng để xác định chất lượng đất sản xuất nông nghiệp ở vùng bán đảo Cà Mau được xác định dựa vào những đặc tính chung đã được sử dụng

để đánh giá chất lượng đất và những đặc tính đặc trưng của đất vùng bán đảo Cà Mau Đất đai trong vùng phần lớn là đồng bằng, không đa dạng về loại đất, được

Trang 31

hình thành chủ yếu từ quá trình bồi tụ phù sa sông và biển, trong đó tỷ lệ đất mặn

và đất phèn chiếm ưu thế (>66%) Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản do đó về tiêu chí và các chỉ tiêu phân cấp chất lượng đất được xác định chủ yếu dựa trên yêu cầu của các đối tượng cây trồng là lúa và nuôi trồng thủy sản của vùng kết hợp với một số yêu cầu sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp

+ Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu liên quan đến chất lượng đất (theo định tính hay đinh lượng) sau đó tổ hợp chúng trên từng khoanh đất và đánh giá các yếu tố hạn chế kết hợp với phương pháp cho điểm, trọng số để phân chia chất lượng đất cho các mục đích trồng trọt hay nuôi trồng thuỷ sản

+ Phương pháp xây dựng bản đồ sử dụng công nghệ GIS để xây dựng bản

đồ chất lượng đất nông nghiệp

Như vậy, việc đánh giá chất lượng đất ở Việt Nam đã được thực hiện từ khá sớm, các phương pháp đánh giá ngày càng chính xác và độ tin cậy cao Trong đó việc ứng dụng công nghệ GIS phục vụ cho việc đánh giá ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến

Viện Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp phát triển hệ xử lý ảnh phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên rừng Sử dụng chương trình đánh giá đất tự động (Automated Land Evaluation System) để đánh giá phân hạng đất một số mô hình tại tỉnh Tuyên Quang

Nguyễn Kim Lợi, Lê Tiến Dũng (2009) đã ứng dụng GIS xây dựng bản đồ các yếu tố thích nghi: đất, tầng dày, khả năng tưới, độ dốc và phân vùng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất, và phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn MCA 13 trong kĩ thuật AHP-IDM được sử dụng để tính toán trọng số của các tiêu chuẩn tương ứng với các loại hình sử dụng đất

Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến đánh giá đất như:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế của Huỳnh Văn Chương và Ngô Thế Lân (2010) Đề tài đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất

Trang 32

đai, bản đồ hệ thống thông tin đất tỉ lệ 1: 10.000 trên cơ sở các bản đồ đơn tính gồm loại đất, thành phần cơ giới, độ dốc, tầng dày, độ phì, hiện trạng sử dụng đất Nguồn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được quản lí trên phần mềm Mapinfo và Arcview và theo hệ toạ độ chuẩn quốc gia VN 2000 Trong đó, mỗi bản đồ có sự phân loại và phân cấp đặc trưng riêng biệt, riêng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ hệ thống thông tin đất với nguồn dữ liệu trên các mặt như địa lí, thổ nhưỡng, kinh tế, xã hội là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất Đề tài cũng đã khẳng định tính cấp thiết trong vấn

đề xây dựng các bản đồ nền và nguồn cơ sở dữ liệu thống nhất và chuẩn hóa là

cơ sở giúp các nhà quản lí có thể đưa ra những quyết định đúng đắng và hợp lí về việc sử dụng đất

- Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị của Huỳnh Văn Chương (2012) Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO và công nghệ GIS để đánh giá phân hạng khả năng thích nghi đất cho cây cao su tại các

xã vùng đồi huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Nghiên cứu đã chỉ ra việc phối hợp ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất theo FAO có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại tính khả thi cao và đã đạt được những thành công nhất định cho vùng nghiên cứu Kết quả đã xây dựng được các loại bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích nghi đất cho cây cao su Kết quả chỉ ra rằng, vùng đồi huyện Hải Lăng chỉ xuất hiện mức thích hợp trung bình và thấp chiếm chủ yếu Nghiên cứu cũng đã đề xuất được diện tích phát triển và phân bố cụ thể theo từng đơn vị hành chính cấp xã trên từng đơn vị đất đai Nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn cho việc tham khảo lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và chiến lược phát triển cao su tiểu điền

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên của Ngô Thị Hồng Gấm và Đàm Xuân Vận (2011) Đề tài đã ứng dụng công

Trang 33

nghệ GIS để thành lập bản đồ đơn vị đất đai thông qua việc chồng xếp 6 bản đồ đơn tính, gồm: Bản đồ loại đất, bản đồ độ dầy tầng đất, bản đồ địa hình, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ chế độ tưới, bản đồ độ phì Bản đồ đơn vị đất đai huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên được thành lập sẽ giúp cho công tác đánh giá phân hạng đất đai, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện một cách hiệu quả

- Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên của Trần Thị Thu Hiền (2009) Đề tài đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên cơ sở đã xác định được

8 chỉ tiêu phân cấp là: loại đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, pHKCl, mùn, lân tổng số đối với các loại đất sản xuất trong vùng nghiên cứu; kỹ thuật GIS được ứng dụng trong xây dựng các bản đồ đơn tính; bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng theo phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GIS

- Ứng dụng GIS thành lập bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực Sa Pả - Tả Phìn tỉnh Lào Cai của Kiều Quốc Lập và Ngô Văn Giới (2015) Đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai qua 3 bước:

+ Bước 1: Lựa chọn chỉ tiêu phân cấp bản đồ: xác định được 06 chỉ tiêu trong thành lập bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, độ cao địa hình, thành phần

cơ giới, độ dày tầng đất, độ dốc, độ phì của đất

+ Bước 2: Thành lập các bản đồ đơn tính: dựa vào bản đồ giấy có sẵn, kết hợp với tư liệu thu thập tiến hành số hóa, xây dựng các bản đồ đơn tính Các bản

đồ thành phần cơ giới, độ dày, độ phì của đất lần lượt được thành lập trên cơ giới nội suy, nhập các dữ liệu thuộc tính Bản đồ địa hình được xây dựng dựa trên bản

đồ địa hình huyện Sa Pa tỷ lệ 1:25.000, kết hợp với việc hiệu chỉnh bằng ảnh viễm thám để xây dựng bản đồ địa hình và bản đồ độ dốc

+ Bước 3: Chồng xếp các bản đồ đơn tính: trên cơ sở các bản đồ đơn tính,

sử dụng phần mềm Mapinfo tiến hành chồng xếp các lớp bản đồ để thành lập bản

đồ đơn vị đất đai

Trang 34

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai

khu vực Sa Pả - Tả Phìn

Một số đề tài ứng dụng GIS tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam như:

- Ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp với cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên của Trần Thị Băng Tâm, Trần Quốc Vinh, Phạm Văn Vân, Nguyễn Đình Công, Lê Thị Giang (đề tài cấp Bộ) Đề tài ứng dụng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về đất nông nghiệp và xử lý dữ liệu trong công tác đánh giá đất theo quy trình của FAO

- Ứng dụng GIS trong đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp huyện Mỹ Lộc - Nam Định của Nguyễn Văn Tuyển (2001);

- Xây bản đồ sử dụng đất bằng kỹ thuật GIS tại xã Chiềng Sàng - Yên Châu

- Sơn La của Nguyễn Bá Trung Tình (2002);

- Ứng dụng GIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thị xã Tam Điệp - Ninh Bình phục vụ quy hoạch sử dụng đất của Phạm Hồng Thắng (2002);

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (2009) của Vũ Thị Hồng Hạnh;

- Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Bảo Lâm

- tỉnh Cao Bằng của Lương Thị Thu Hương (2013)

2.2.2 Giới thiệu vài nét về phần mềm GIS

2.2.2.1 Phần mềm Mapinfo

Mapinfo là một trong những phần mềm phục vụ cho việc xây dựng và quản

lý dữ liệu hệ thống thông tin địa lý Mapinfo trang bị khả năng xử lý dữ liệu (bao

BĐ_Đơn vị đất đai

Trang 35

gồm cả những lệnh truy vấn SQL để chọn ra đối tượng) và các đặc tính hiển thị giá trị trên màn hình:

- Mapinfo có khả năng mở các tập tin dữ liệu dạng dBASE hoặc FoxBASE, Lotus 1-2-3 và Microsoft Excel Nhập vào các tập tin hình ảnh với nhiều dạng thức khác nhau Ngoài ra, Mapinfo còn có thể tự tạo tập tin dữ liệu của nó

- Mapinfo cho phép xem thông tin trong 3 loại cửa sổ: Map, Browser và Graph tương ứng với cửa sổ bản đồ, bảng thuộc tính và đồ thị Kỹ thuật liên kết

“nóng” của các loại cửa sổ cho phép xem cùng một thông tin trên nhiều cửa sổ khác nhau Khi thay đổi thông tin trong một cửa sổ, sự thay đổi này sẽ được cập nhật một cách tự động sang các cửa sổ khác

- Mapinfo cho phép phủ nền bản đồ bằng những tấm ảnh điểm Khả năng này làm tăng qui mô, giá trị của bản đồ nền

- Khả năng thực hiện những sự lựa chọn bằng ngôn ngữ SQL của Mapinfo cho phép thực hiện phép chọn đối tượng nhanh chóng và tiện lợi trên một hay nhiều bảng

- Bộ công cụ vẽ, hiệu chỉnh bản đồ và các hàm chức năng hoàn hảo khác trợ giúp trong quá trình xây dựng bản đồ

- Công cụ Save Workspace cho phép lưu tất cả cửa sổ đang làm việc vào một tập tin duy nhất Điều này giúp mở các cửa sổ cần thiết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh sai sót

- Mapinfo cho phép xây dựng trang in trong cửa sổ Layout với tập lệnh trợ giúp rất hữu hiệu

- Mapinfo cho phép thay đổi hệ quy chiếu của các lớp bản đồ khi bắt đầu số hóa cũng như khi hiển thị chúng

Có thể nói, Mapinfo là một phần mềm được thiết kế để hòa hợp với các phần mềm khác, người sử dụng không phải thay đổi cách làm việc trên máy tính, Mapinfo chỉ làm thay đổi kết quả nhận được

Có thể bắt đầu làm việc với Mapinfo trên nguồn dữ liệu trong bảng tính

Trang 36

Excel, bảng dữ liệu của Foxpro, các bảng vẽ CAD hoặc những dữ liệu địa lý khác Nếu chưa có sẵn nguồn dữ liệu, Mapinfo cung cấp công cụ để tạo ra nguồn

dữ liệu phù hợp

Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý chủ yếu theo các files sau đây:

- TAB: Files mô tả dạng Table là files chính của Mapinfo

- DAT: Files chứa thông tin nguyên thủy

- MAP: Files chứa các thông tin mô tả các đối tượng bản đồ

- ID: Files chứa thông tin liên kết các đối tượng với nhau

- WOR: Files quản lý chung (lưu trữ tổng hợp các Table hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của Mapinfo)

Các kiểu đối tượng trong Mapinfo

- Các đối tượng dạng vùng

+ Polygon: là các đối tượng có dạng hình học bất kỳ

+ Rectangle: đối tượng dạng hình chữ nhật

+ Ellipse: là các đối tượng dạng Elip và hình tròn

+ Rounded Rectanggle: là đối tượng hình chữ nhật với các góc được bo tròn

- Các đối tượng dạng đường

+ Polyline: là các đường bất kỳ dùng để mô tả các kiểu đường giao thông, sông suối,

+ Line: là các đường thẳng theo một hướng xác định

- Arc: là các cung tròn

- Các đối tượng dạng điểm: dùng mô tả các đối tượng như trụ sở UBND, các điểm khống chế, các ký hiệu thể hiện các đối tượng phi tỷ lệ như trường học, bệnh viện, cầu cống,

- Đối tượng dạng chữ (Text): để miêu tả tên hay thuộc tính của các đối tượng bản đồ

Trang 37

2.2.2.2 Phần mềm ArcGIS

ArcGIS là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập, nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: destop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Wed (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD), và có khả năng tương thích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau

ArcGIS Desktop (với phiên bản mới nhất là ArcGIS 10) bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:

- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính), cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau, thậm chí với cả những dữ liệu lấy từ Internet;

- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau;

- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;

- Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản đồ in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp;

ArcGIS Desktop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu

Trang 38

Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: 2014 - 2015

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các loại hình sử dụng đất và các loại đất trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

- Giới hạn của đề tài: đề tài tập trung nghiên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó gồm: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Mỹ Đức với tổng diện tích điều tra trên địa bàn huyện là 9.356,02 ha

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Mỹ Đức: xác định vị trí địa lý của huyện trong mối quan hệ với các huyện lân cận, đặc điểm địa hình, khí hậu thời tiết, chế độ thủy văn, các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng

Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện như thực trạng phát triển kinh tế, tình hình dân số, lao động việc làm

Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của huyện như tổng diện tích tự nhiên,

cơ cấu sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng; tìm hiểu về hiện trạng các loại hình sử dụng đất, cơ cấu diện tích các loại hình sử dụng đất

3.4.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mỹ Đức

- Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất

- Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đất đai phù hợp với điều kiện tự

Trang 39

nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện

- Phân cấp các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai

3.4.3 Định hướng sử dụng đất huyện Mỹ Đức

Trên cơ sơ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện, đưa ra được định hướng sử dụng đất

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu thứ cấp

- Nguồn dữ liệu không gian: Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2010 huyện Mỹ Đức tỷ lệ 1/25.000; bản đồ đất tỉnh Hà Tây (cũ) năm 2004 tỷ lệ 1/50.000 (do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện)

- Nguồn dữ liệu thuộc tính: Thu thập các số liệu thứ cấp về các điều kiện đất đai (đặc điểm khí hậu, vị trí địa lý); điều kiện kinh tế - xã hội (cơ sở kinh tế,

cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, định hướng thị trường); số liệu thống kê đất đai năm 2013 huyện Mỹ Đức; tình hình sản xuất nông nghiệp; hệ thống thủy lợi Thu thập các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất từ Dự án

“Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam

Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” do Tổng cục Quản lý Đất đai - Bộ TN&MT thực hiện năm 2013

3.5.2 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất Tiến hành điều tra đặc tính đất đai và tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo tuyến và khu vực trên địa bàn huyện như: hệ thống tưới, tiêu; hệ thống thủy lợi; loại sử dụng đất; chỉ tiêu độ phì nhiêu của đất được tổng hợp từ 03 chỉ tiêu (pHKCl, OM%, CEC) của dự án “Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” do Tổng cục Quản

lý Đất đai - Bộ TN&MT thực hiện năm 2013

Trang 40

3.5.3 Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trên cơ sở số liệu, tài liệu đã thu thập, gồm: số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu về các tính chất hóa học đất, độ phì nhiêu của đất (kế thừa kết quả của Tổng cục Quản lý đất đai), số liệu về tính chất lý học của đất (kế thừa kết quả của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp), bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất tiến hành nghiên cứu xây dựng các loại bản đồ

- Lựa chọn các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên các tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, tưới tiêu, khí hậu, ) và những nguồn tài liệu có khả năng khai thác, kế thừa được về huyện

Mỹ Đức Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ cần xây dựng, cân nhắc các yếu tố có thể lựa chọn cho việc xác định các đơn vị đất đai cho huyện Mỹ Đức Các yếu tố liên quan đến xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định gồm:

+ Loại đất (G):

Kế thừa kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, huyện Mỹ Đức có 07 loại đất sau: đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe), đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe), đất phù sa glây (Pg), đất nâu

đỏ trên đá vôi (Fv), đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất than bùn (T) Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tất cả

07 loại đất này để phân cấp phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Ngày đăng: 28/05/2016, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Dự án“Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) b . Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Dự án “Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) c . Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Dự án “Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) d . Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Bắc Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Dự án “Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Bắc Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Bắc Trung Bộ phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững
29. Tổng cục Quản lý đất đai (2008). Đánh giá chất lượng đất nông nghiệp sau chuyển đổi vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Đánh giá chất lượng đất nông nghiệp sau chuyển đổi vùng Bán đảo Cà Mau” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng đất nông nghiệp sau chuyển đổi vùng Bán đảo Cà Mau
Tác giả: Tổng cục Quản lý đất đai
Năm: 2008
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Phân hạng đánh giá đất đai. Tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) a . Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Trung du miền núi phía Bắc phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững. Dự án “Điều tra đánh giá thoái hóa đất vùng Trung du miền núi phía Bắc phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững&#34 Khác
7. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội Khác
8. Huỳnh Văn Chương, Ngô Thế Lân (2010). Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, đại học Huế, số 57 Khác
9. Huỳnh Văn Chương, Vũ Trung Kiên, Lê Thị Thanh Nga (2012). Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học, đại học Huế, tập 75A, số 6, tr. 7-17 Khác
10. Huỳnh Văn Chương và Lê Quỳnh Mai (2012). Đánh giá đất đa tiêu chí phục vụ phát triển loại hình sử dụng đất trồng cây cao su tại vùng đồi núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học đất số 39, tr.123-127 Khác
11. Kiều Quốc Lập, Ngô Văn Giới (2015). Ứng dụng GIS thành lập bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp tại khu vực Sa Pả - Tả Phìn, tỉnh Lào Cai. Tạp chí khoa học đất, số 46/2015, trang 131 - 135 Khác
12. Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí và Phạm Thanh Vũ (2006). Đánh giá đa mục tiêu kết hợp với phân vùng thích nghi đất đai tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học đất số 26, tr. 73-78 Khác
13. Lê Thái Bạt, Nguyễn Võ Linh, Bùi Minh Tuyết, Trần Thị Loan và Nguyễn Hùng Cường (2008). Phân hạng thích hợp đất đai và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học đất số 30, tr. 126-132 Khác
14. Lê Cảnh Định (2011). Tích hợp GIS và phân tích quyết định nhóm đa tiêu chuẩn trong đánh giá thích nghi đất đai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 34, tr. 82 - 89 Khác
15. Lê Tấn Lợi (2012). Phân vùng sinh thái nông nghiệp và đánh giá thích hợp đất đai tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học đất số 40, tr. 78-83 Khác
16. Lê Thị Giang (2012). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
17. Lương Thị Thu Hương (2013). Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp.Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
18. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Hà Nội Khác
19. Nguyễn Công Pho (1995). Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Hội thảo quốc gia đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, tr. 13-14 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w