1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã tân liên

65 150 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 362,5 KB

Nội dung

khoa học và công nghệ có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng và trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn chặt chẽ với nhau.Các yếu tố hợp thành của công nghệ gồm: V

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

I/ Sự cần thiết của đề tài:

Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể và đóng góp một phần quan trọng vào GDP Tuy nhiên với một đất nước có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, 80% dân số làm nghề nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người là thấp Cú sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, để giải quyết tình trạng này tất yếu chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và một trong những giải pháp thiết thực nhất là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để làm tăng giá trị sản xuất hàng hoá

Xã Tân Liên - Huyện Vĩnh Bảo là xã thuần nông có thế mạnh

về năng suất lúa, năng suất lúa đạt từ 5,5 – 6 tấn/ha/vụ Nhiều điểm điển hình đạt từ 6,5 – 7 tấn/ha/năm, tuy nhiên năng suất chưa ổn định và chất lượng gạo chưa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu Các cây trồng nông nghiệp nổi bật khác là: Thuốc lào, đã có tiếng

về chất lượng song diện tích còn hẹp, khả năng mở rộng diện tích

và hiệu quả kinh tế chưa cao Ngô là cây trồng mà sản phẩm của

nó gắn liền với chăn nuôi, nhưng năng suất cũng thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi Nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên chưa vượt khỏi nền nông nghiệp tự cung tự cấp

Trang 2

Phát triển nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu đã được nghị quyết đại hội VII khẳng định: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và

cơ cấu kinh tế nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên đợn vị diện tích là một phạm trù mang tính khoa học

và thực tiễn biểu hiện năng lực và trình độ tổ chức quản lý nền kinh tế trên từng địa bàn lãnh thổ đồng thời là nội dung quan trọng thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Xuất phát từ đặc điểm của xã Tân Liên và chủ chương chính sách của Đảng Yêu cầu chúng ta phải áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đưa nhiều giống mới vào sản xuất để có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu Để nâng cao gía trị sản xuất trên đợn vị diện tích canh tác hình thành nền nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi phải đầu tư cao Để xây dựng cơ sở

hạ tầng như: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến Đầu

tư để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của người dân Việc lựa chọn đề tài: “Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên” nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của vùng như: đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học kỹ thuật Để bố trí các cây trồng công thức luân canh hợp lý

II/ Mục đích của đề tài:

- Xây dựng một số mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên

Trang 3

- Đưa ra các giải pháp đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ.

III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu hệ thống canh tác cho các hộ gia đình và nông trại của xã, tập trung nghiên cứu các nhân tố làm trở ngại tới phát triển sản xuất nông nghiệp và đưa ra giải pháp cho phát triển

IV/ Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần:

Phần 1: Khoa học công nghệ và vai trò của khoa học công nghệ

đối với sản xuất nông nghiệp

Phần 2: Thực trạng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ ở xã

Tân Liên

Phần 3: Giải pháp đẩy nhanh mô hình ứng dụng khoa học công

nghệ ở xã Tân Liên

Trang 4

về phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục

vụ các nhu cầu con người Ngày nay thuật ngự công nghệ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực sản xuất khoa họcác nhau Vd: công nghệ hoá dầu, công nghệ đóng tầu, công nghệ chăn nuôi, công nghệ gen, công nghệ sinh học…Như vậy khái niệm công nghệ cũng là tập hợp những hiểu biết của con người, nhưng không phải là những hiểu biết hay nhận thức sự vật khách quan

Trang 5

nói chung, mà là những hiểu biết đẫ được chuyển hoá thành phương thức và phương pháp sản xuất, những hiểu biết đã được vật chất hoá trong công cụ lao động, đối tượng lao động, trong quy trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng kỹ xảo hay cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất của người lao động trong hoạt động sản xuất

Cũng có sự phân biệt giữa khái niệm kỹ thuật và công nghệ

Kỹ thuật thường được hiểu là một tập hợp các máy móc, thiết bị cũng như hệ thống các phương tiện được dùng để sản xuất hay phục vụ nhu cầu khác của xã hội Như vậy khi nói đến kỹ thuật người ta thường nghĩ đến yếu tố quan trọng nhất là máy móc thiết

bị, tức là các công cụ lao động

Tuỳ theo việc công cụ lao động được sử dụng là thủ công hay

cơ khí mà người ta gọi đó là nền sản xuất có kỹ thuật thủ công hay kỹ thuật cơ giới Giữa kỹ thuật và công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau Sáng tạo ra một công nghệ mới thường kéo theo sự thay đổi mới kỹ thuật, đòi hỏi những phương tiện kỹ thuật mới để thực hiện nó Ngược lại sự đổi mới kỹ thuật thường được tạo ra bởi những công nghệ mới và đến lượt nó kỹ thuật mới thúc đẩy việc hoàn thiện hơn và khẳng định công nghệ mới

Xét từ góc độ nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ việc quản

lý hoạt động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diện các hoạt động công nghệ, người ta phân biệt hai phần khác nhau mà phần cứng và phần mềm của công nghệ như sau:

Trang 6

+ Phần cứng của công nghệ hay phần kỹ thuật của công nghệ bao gồm những máy móc thiết bị, công cụ, nguyên nhiên vật liệu… Phần này còn gọi là những yếu tố vật chất hay phương tiện vật chất của công nghệ những phương tiện vật chất này có trình

độ kỹ thuật càng hiện đại thì trình độ kỹ thuật của công nghệ sản xuất càng cao

+ Phần mềm của công nghệ phần này gồm ba bộ phận cấu thành

Một là: Yếu tố con người trong đó có kỹ năng, kinh nghiệm, sáng tạo, truyền thống, đạo đức kinh doanh, năng lực quản lý…với trình độ công nghệ cao thì đòi hỏi phải có những con người có năng lực và trình độ tương ứng để vận hành và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có

Hai là: Các tài liệu công nghệ gồm các thiết kế, các định mức, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , các hướng dẫn nghiệp vụ hay

kỹ thuật vận hành các bí quyết…phần này còn gọi là phần thông tin của công nghệ chứa đựng những vấn đềđã được tồn trữ và tư liệu hoá

Ba là: Yếu tố thể chế hay phần tổ chức của công nghệ bao gồm việc xây dựng, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và

tổ chức động viên thúc đẩy kiểm soát hoạt động, xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích

Sau khi thống nhất cách hiểu khái niệm khoa học và công nghệ như đã trình bày ở trên, phân tích kịch sử phát triển của khoa học và công nghệ, ta thấy một số điểm đáng chú ý sau đây:

Trang 7

khoa học và công nghệ có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng và trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn chặt chẽ với nhau.

Các yếu tố hợp thành của công nghệ gồm: Vật chất kỹ thuật, con người, thông tin và yếu tố thể chế, đối với mỗi tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và bất kỳ ngành kinh tế nào cùng đều có quá trình phát sinh, phát triển, lạc hậu và cuối cùng bị thay thế bằng một tiến bộ khoa học công nghệ mới hơn.Việc triển khai một tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, bao giờ cũng tạo lên những tác động nhất định lên các mặt của đời sồng kinh tế xã hội Vì vậy việc hoạch định và thực thi những chính sách hạn chế tác động tiêu cực có ý nghĩa rất to lớn

Trang 8

2 Đặc điểm của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là

hệ thống sinh học kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng vật nuôi Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định, con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải dựa trên nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp Mặt khác là phải làm cho người sản xuất gắn lợi ích của họ với việc sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn Để làm được điều đó cần phải đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đa dạng và phong phú, đất đai là tư kiệu sản xuất quan trọng và không thể thay thế được vì vậy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phải có những đặc điểm sau:

- Các tiến bộ khoa học trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm Các tiến bộ khoa học công nghệ khác như thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, cải tạo đất… phải đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ sinh học và sinh thái học

Trang 9

Mối quan hệ sinh vật, sinh thái trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các tiến bộ khoa học công nghệ khác, hướng sự phát triển của mình vào việc cải tiến bản thân sinh học (các cây trồng vật nuôi) và cải tiến môi trường sống của sinh vật Việc nghiên cứu tạo ra giống mới trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời lại đòi hỏi việc nghiên cứu để tạo ra một loạt các yếu tố tiến bộ khác Cứ như vậy tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều rộng chiều sâu.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với tính khan hiếm của yếu tố nguồn lực Như vậy những công nghệ mới trong trồng trọt và chăn nuôi không những phải nhằm hướng nâng cao sức sống bên trong của cây trồng, vật nuôi, sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên đất đai sinh thái hiện có, mà còn góp phần giữ gìn, tái tạo các nguồn tài nguyên đó

để đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp mang tính cùng tính địa phương cao: Do có sự khác biệt về loại đất, địa hình, thời tiết khí hậu…sự khác biệt giữa các vùng nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa phương hoá các tiến bộ khoa học công nghệ trước khi triển khai áp dụng

Tính đa dạng của các loại hình công nghệ trong nông nghiệp.Xét mối quan hệ tiến bộ khoa học công nghệ với sản phẩm,

có hai loại hình công nghệ Một loại gọi là công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất sinh học và năng suất kinh tế trên mỗi

Trang 10

đơn vị diện tích Loại thứ hai gọi là công nghệ cơ giới và tự động hoá, chủ yếu nhằm nâng cao năng suất làm việc, tiết kiệm thời gian lao động trong mỗi khâu công việc, giảm bớt hao phí lao động sống Lựa chọn sự kết hợp hai loại công nghệ nói trên như thế nào là tuỳ thuộc mỗi giai đoạn phát triển của ngành nông nghiệp ở từng vùng khác nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu rút bớt lao động nông nghiệp để phát triển các ngành dịch vụ

và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập

Tính đồng bộ cân đối trong phát triển tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp

Xét trên khía cạnh vật chất – kỹ thuật, một tiến bộ khoa học công nghệ bất kỳ trong nông nghiệp đều được biểu hiện ra ở sự phát triển về công cụ lao động, đối tương lao động và sự phát triển kỹ thuật, kỹ năng của ngay chính bản thân người lao động Nói cách khác sự phát triển từng mặt, từng bộ phận của lực lượng sản xuất là sự biểu hiện có tính vật chất kỹ thuật của tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp Nếu như từng tiến bộ khoa học công nghệ riêng lẻ chỉ tác động đến sự phát triển từng mặt từng yếu tố của lực lượng sản xuất thì ngược lại sự phát triển của ngành nông nghiệp lại dựa trên sự phát triển đồng bộ của các yếu tố cấu thành

cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân nông nghiệp Điều này có nghĩa là cần có sự vận dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học công nghệ riêng lẻ để đảm bảo sự phát triển ổn định và vững chắc của nông nghiệp

Trang 11

Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển, do kết quả tác động khác nhau của tiến bộ khoa học công nghệ riêng lẻ vào sự phát triển từng yếu tố của lực lượng sản xuất làm cho tổng thể cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp lộ ra những bộ phận lạc hậu, yếu kém hơn Khắc phục những bộ phận lạc hậu yếu kém này chính là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi giai đoạn nhất định của việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ.

3 Vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Khoa học công nghệ, đang và sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới Kinh nghiệm cho thấy một số nước nếu biết phát huy vai trò của khoa học công nghệ thì nước đó sẽ không những bắt kịp với sự phát triển của các nước có trình độ phát triển hơn mà còn có thể chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoa học công nghệ Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay chúng ta đang đứng trước một cơ hội hết sức to lớn để có thể tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ vào phục vụ đời sống Những thành tựu khoa học công nghệ đem lại là hết sức to lớn Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Vì vậy trong sự phát triển nông nghiệp khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng thể hiện trên các lĩnh vực:

Một là khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất của các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường Nhờ việc ứng dụng

Trang 12

thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Chúng

ta đã đưa được nhiều loại giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất thay thế các giống cũ có năng suất thấp hơn Do vậy mà năng suất chất lượng sản phẩm, đã tăng lên đáng kể hơn thế nữa nhờ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chúng ta có thể giảm bớt được các chi phí phát sinh khác, làm tăng lợi nhuận một minh chứng cho hiệu quả ứng dụng của khoa học công nghệ đem lại là chúng ta đã đưa được nhiều giống lúa có chất lượng, nhiều giống vật nuôi như: Lợn lai F1, lợn siêu nạc vào sản xuất và đã thu được thành quả to lớn

Hai là khoa học công nghệ đóng vai trò quan trong trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Việc phát triển một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chính sẽ không còn giữ được lợi thế trong xu thế ngày nay Muốn có một nền nông nghiệp phát triển bền vững tăng trưởng nhanh đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và trong sự chuyển dịch đó khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng nó góp phần chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá

ứng dụng khoa học công nghệ sẽ làm cho các ngành dịch vụ thương mại ở nông thôn phát triển nhanh, làm cho thị trường ở nông thôn được mở rộng, giao lưu hàng hoá được thuận lợi hơn,

và cuối cùng nó làm thay đổi tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP

Trang 13

Ba là khoa học công nghệ trong nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn

Bất cứ một nền sản xuất nào, công cụ lao động và tư liệu sản xuất đều hết sức quan trọng Nền sản xuất càng hiện đại thì tư liệu sản xuất phải được cơ giới hoá, hiện đại hoá, trang bị máy móc thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo có thể tạo ra sản phẩm với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo lên xương sống của nền sản xuất bằng máy móc và kỹ thuật cao

Trong thời kỳ cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, bất

cứ một sự tăng trưởng kinh tế nào cũng gắn với đổi mới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều phải trải qua để phát triển Đổi mới công nghệ là phương thức nhanh nhất để đạt được sự phát triển kinh tế xã hội Chỉ có dựa trên cơ sở khoa học công nghệ tạo ra nền sản xuất công nghệ hoá, hiện đại hoá, biết khai thác lợi thế so sánh một cách có hiệu quả để sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao

II/ CÁC NHÂT TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA.

1.Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

- Điều kiện địa lý: Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam á Có điều kiện thuận lợi cho chúng ta giao lưu kinh tế văn hoá với nhiều nước trên thế giới

Trang 14

Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới Đây là nhân tố quan trọng để nước ta có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của nước bạn.

- Điều kiện đất đai: Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được đất nông nghiệp ở nước ta được chia thành bốn loại chính là:

Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây lâu năm

Đất đồng cỏ

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Với diện tích đất nông nghiệp khá phong phú khoảng 9 triệu

ha Đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống và biện pháp chăm sóc phù hợp với điều kiện của từng vùng

- Thời tiết khí hậu: Có ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:

Với mỗi loại cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu ở từng thời điểm Cũng đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ khác nhau về quy trình chăm sóc…

2 Nhóm nhân tố xã hội:

a Dân cư và lao động:

Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mật độ dân số đông, đa

số dân sống ở nông thôn Người nông dân Việt Nam lại giầu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó lâu dài với đất đai,…đây là

Trang 15

điều kiện thuận lợi để thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Dân số nước ta được đánh giá là dân số trẻ Vì vậy cũng là điều kiện để chúng ta có thể tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ Làm cho chất lượng nguồn lao động nông nghiệp dần được nâng lên

Tuy nhiên dân cư trong nông nghiệp nông thôn vẫn còn giữ phong tục lạc hậu…nên cũng gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

b Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Mặc dù trong những năm gần đây chúng ta đã đầu tư xây dựng và cải tạo các cơ sở vật chất kỹ thuật song nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta vẫn chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn

Trình độ kỹ thuật và công nghệ nước ta nhìn chung còn lạc hậu Kết cấu hạ tầng ở tình trạng kém phát triển

Trang 16

đồng/ha Mô hình lúa chất lượng cao của trung tâm khuyến nông Hải Phòng năm 2002 ở xã Khởi Nghĩa huyện Tiên Lãng…đã đạt hiệu quả cao hơn 1,5 lần so với lúa lai và lúa thuần.

Mô hình khoai tây Hà Lan của trung tâm khuyến nông Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng năm 200 đạt 31 triệu đồng/ha/vụ

Mô hình tổ chức sản xuất hạt lai F1 ở huyện Vĩnh Bảo đạt 29 trtệu đồng/ha/vụ năm 2001-2002

Nghiêu cứu cải tiến cơ cấu cây trồng huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng của Phạm Văn Hà năm 2000

2 Tại Trung Quốc:

Trung Quốc có sự đầu tư lớn và bài bản hơn cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp đặc biệt là cải tạo lai tạo giống cây trồng vật nuôi Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn năng suất cây trồng vật nuôi của Trung Quốc tăng lên rất nhanh

Trong sản xuất nông nghiệp Trung Quốc chú trọng đặc biệt đến sản xuất lương thực với quan điểm: “Phi lương bất ổn” Trung Quốc đặt nhiệm vụ sản xuất lương thực lên hàng đầu, tập trung mọi nguồn lực để sản xuất và tăng trưởng ổn định

Với việc ứng dụng khoa học công nghệ cho đến 1987, các xí nghiệp Trung Quốc đã tăng đột biến, tăng trưởng hàng năm đến 30% làm cho bộ mặt nông thôn Trung Quốc thay đổi đáng kể, tạo điều kiện cho người dân có thể mua sắm những máy móc nông nghiệp đưa vào sản xuất, giải phóng sức lao động, đem lại hiệu quả cao

Trang 18

PHẦN 2:

THỰC TRẠNG VÀ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP

Ở XÃ TÂN LIÊN HUYỆN VĨNH BẢO:

I/ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIỆN KINH TẾ XÃ HỘI:

1 Đặc điểm tự nhiên

a Vị trí địa lý

Tân Liên là xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Vĩnh Bảo

- Phía Bắc: Giáp với xã Vĩnh An

- Phía Đông: Giáp với huyện Tiên Lãng, sông Thái Bình

- Phía Nam: Giáp với thị trấn Vĩnh Bảo

- Phía Tây: Giáp với Quốc lộ 10, xã Việt Tiến

b Khí hậu thời tiết thuỷ văn:

Xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng có đặc điểm khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới nóng ẩm, chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa Đông Nam á nên hàng năm khí hậu bị phân thành 2 mùa rõ rệt

Mùa đông lạnh rét, ít mưa gần năm tháng từ tháng XI đến tháng III năm sau Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài 5 tháng từ tháng V đến giữa tháng X Tháng IV và tháng X là 2 tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c Lượng mưa trung bình 1659mm, độ ẩm không khí 78 – 91%

Trang 19

Mùa đông lạnh giá là đặc điểm chung của khí hậu Miền Bắc,

là điều kiện thuận lợi mở rộng cây vụ đông thành 1 vụ sản xuất nông nghiệp chính

Sông Thái Bình đoạn giáp xã Tân Liên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ triều biển, nhiễm mặn vào mùa đông, hệ thống cung cấp nước ngọt chủ động qua hệ thống sông Chang Dương cvủa huyện

c Đất đai:

Đất đai xã Tân Liên chủ yếu là đất phù sa Glây và đất chua mặn chiếm 76,46% nhóm đất không ảnh hưởng của chua mặn (Đất phù sa Feralít) chiếm 15,57%, thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất thịt trung bình và đất nhẹ thích hợp cho lúa và rau màu chiếm 83,37%, đất thịt nặng chiếm 16,47% Địa hình địa mạo mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng Địa hình tương đối chia thành 5 cấp, trong đó:

- Địa hình cao, vàn cao chiếm 30,28%

- Địa hình vàn – vàn thấp chiếm 54,87%

- Địa hình trũng chiếm 14,85%

Tính chất hoá học: Các loại đất xã Tân Liên chủ yếu là đất chua PHkq= 3,62 - 4,68 Riêng đất phú sa bồi có PHkcl = 8

Tổng diện tích đất tự nhiên: 516,3 ha trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 336,3 ha

- Diện tích đất chuyên dùng: 28,1 ha

- Diện tích đất thổ cư: 25 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng: 14,29 ha

Trang 20

Bảng 1: Diện tích các loại đất ở xã Tân Liên:

Đất phù sa chua

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo

2 Đặc điểm kinh tế xã hội:

a Dân số lao động

- Tổng số nhân khẩu: 5235 nhân khẩu, trong đó:

+ Nhân khẩu nông nghiệp: 4907 nhân khẩu

Trang 21

+ Nhân khẩu phi nông nghiệp: 318 nhân khẩu.

- Tổng số lao động 2870 lao động, trong đó:

+ Lao động trong độ tuổi 2600 lao động

+ Lao động ngoài độ tuổi 270 lao động

- Phân bổ lao động trong độ tuổi lao động

+ Lao động nông nghiệp: 1950 lao động

+ Lao động thuỷ sản: 200 lao động

+ Lao động công nghiệp – công thương nghiệp – xây dựng cơ bản 450 lao động

- Tổng số hộ: Toàn xã có 1280 hộ, trong đó:

+ Hộ nông nghiệp 1198 hộ

+ Hộ phi nông nghiệp: 82 hộ

- Một số chỉ tiêu khác:

Tỉ lệ tăng dân số bình quân 0,56%

Diện tích đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là 2807,1 m2.Diện tích đất canh tác trên người là 642,4 m2

Diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp là 1724,6

m2

b Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Tân Liên

- Hệ thống thuỷ lợi: Phía bắc xã Tân Liên giáp sông Thái Bình, tuy nhiên từ đầu thế kỷ thứ XX đoạn sông Thái Bình bị bồi lấp, nguồn nước chảy về đoạn sông Thái Bình qua đoạn Vĩnh Bảo

từ hệ thống sông Hồng qua sông Luộc về Sông Thái Bình Lưu lượng nước, chất lượng nước, phù sa phù hợp với yêu cầu sản xuất đất nông nghiệp và đời sống dân sinh Hệ thống thuỷ lợi toàn

Trang 22

huyện bao gồm hệ thống các công trình đầu tư mới và hệ thống thuỷ lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh

Đầu tư cho thuỷ lợi, xã Tân Liên đã xây dựng được 08 trạm bơm điện, cứng hoá kênh mương sau trạm bơm được 4,195 km = 90% kênh mương tưới Hiện nay xã Tân Liên đã có cơ bản chủ động tưới cho 250,7 ha diện tích đất chanh tác, bằng 86,7% diện tích, chất lượng nước, phù sa, phù hợp với yêu cầu sản xuất

- Hệ thống giao thông: Xã Tân Liên nằm trên quốc lộ 10 và tuyến giao thông quan trọng, nối liền các huyện thành phố và các tỉnh ngoài để phục vụ đời sống và phát triển kinh tế của huyện xã Đường giao thông trong xã, thôn xóm, giao thông nội đồng cơ bản được rải nhựa, bê tông, thuận tiện cho việc vận chuyển phục

vụ cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá

- Năng lượng điện: 100% số hộ nông dân được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, toàn xã có 05 trạm biến thế, tổng công suất 690 KVA, đường dây tải điện đảm bảo chất lượng phục

vụ, năng lượng điện tiêu thụ năm 2002 là 900000 KW/h

- Công cụ và các điều kiện sản xuất: Theo kết quả điều tra năm 2004 toàn xã có 01 máy kéo lớn, 11 máy kéo nhỏ, 12 máy bơm và 12 máy tuốt lúa, 13 máy sát gạo, 10 máy sấy hạt, 1 kho lạnh bảo quản giống khoai tây, 800m2 nhà lưới nhân giống khoai tây và rau màu

Từ năm 2003 thực hiện nghị quyết 8 của ban Thường vụ huyện uỷ Vĩnh Bảo về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, xã Tân

Trang 23

Liên đã thực hiện song trong năm 2003, hiện nay bình quân xã còn 3,8 thửa/hộ.

Như vậy hà tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Tân Liên được quan tâm đầu tư cải thiện phục vụ đồng bộ nhiều mặt trong sản xuất nông nghiệp để tiến tới chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích

II TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ TÂN LIÊN.

1.Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên.

- Ngày nay công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học thế giới Lịch sử phát triển công nghệ sinh học đã trải qua 3 giai đoạn phát triển với những đặ trưng riêng Hai giai đoạn đầu là công nghệ sinh học truyền thống ( lên men thực phẩm

để sản xuất bia, dấm, sữa chua…) và công nghệ sinh học cận đại, (công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vitamim, axít hữu…)

Hiện nay công nghệ sinh học đang phát triển ở giai đoạn hiện đại Công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ en zin/ prôtêin, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học môi trường Dựa trên thành tựu của công nghệ sinh học

di truyền, người ta biết rõ từng loại gen và giải mã chúng, từ đó chế tạo các giống cây trồng vật nuôi chuyển gen cho năng xuất

và chất lượng cao Dựa trên thành tựu của công nghệ tế bào,

Trang 24

người ta đã tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tạo giống vật nuôi bằng phương pháp cấy phôi.

Trong trồng trọt, nghiên cứu đặc điển quang hợp của cây lúa, quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh

- Trong chăn nuôi đã thành công trong việc tạo ra các giống như: Lợn, gia cầm

Sinh học hoá nông nghiệp là một quá trình bao gồm nghiều nội dung rộng lớn và nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả ở xã Tân Liên trong những năm qua đã tiến hành đầu tư trong quá trình sinh học hoá nông nghiệp của huyện nhất là lĩnh vực giống

Bảng 2: Các chương trình khoa học kỹ thuật đã được chuyển

giao tại xã Tân Liên

chuyển giao

Chương trìnhchuyển giao

Diện tích( ha)

Trang 25

KTNNHPĐông 2002 Nhà máy cb cà

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo.

- Nội dung chuyển giao: Đơn vị chuyển giao đầu tư vật chất bao gồm khung, màn phủ nilông che mạ, giống phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, HTX tổ chức quy vùng sản xuất, tổ chức các

hộ nông dân tham gia đầu tư công làm đất

Hiệu quả kinh tế của các mô hình chuyển giao thông qua các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật

+ Tăng thu nhập cho nông dân qua diện tích gieo trồng từ 2,5 đến 4,5 lần so với cấy lúa thương phẩm

+ Trang bị cho nông dân về thiết bị kỹ thuật trong sản xuất các loại cây trồng, giống cây trồng tiến bộ, duy trì và mở rộng diện tích sản xuất ở các vụ, các năm tiếp theo

+ Giúp lãnh đạo địa phương có cơ sở sản xuất các loại cây trồng, giống cây trồng theo hướng sản xuất tâp trung, sản xuất hàng hóa, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ

2- Tình ứng dụng tiến bộ khoa học về cơ học.

Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới thay thế lao động sức người và gia súc bằng động lực của máy móc, thay thế phương

Trang 26

pháp sản xuất thủ công lạc hậu, bằng phương pháp sản xuất với

kỹ nghệ cao

Cơ giới hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở nền công nghiệp, cơ khí phát triển có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực, và máy công tác để thực hiện các khâu công việc canh tác, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi

và phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua nhờ có sự phát triển chung về mặt bằng kinh tế, thu nhập của người nông dân đã tăng lên đáng kể , lên bước đầu đã có tích luỹ để đầu tư, mở rộng sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp Vì thế số lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp

đã tăng lên đáng kể

Trang 27

Bảng 3: Biểu tổng hợp tình hình trang bị máy móc cơ khí

nông nghiệp ở xã Tân Liên

Loại máy móc Năm 2004 Năm 2006 Đơn vị chiếc

Đến năm 2006 Số lượng máy kéo nhỏ phù hợp với quy mô

hộ gia đình tăng rất nhanh Từ 11 cái năm 2004 tăng lên 28 cái năm 2006 với tốc độ tăng sau 2 năm là 5

Số lượng máy kéo lớn cũng tăng lên Điều đó chứng tỏ quy

mô sản xuất ở xã đã tập trung hơn đặc biệt từ khi có chính sách dồn điền đổi thửa, nhiều thửa ruộng có diện tích lớn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất tập trung có diện tích lớn

Mặc dù số lượng máy nông nghiệp tăng lên đáng kể, bước đầu đáp ứng sđược nhu cầu sản xuất song những năm tới chúng ta cần phải đầu tư để nâng cấp hệ thống máy móc, công trình thuỷ lợi Để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất

Cơ giới hóa vận chuyển trong nông nghiệp còn hạn chế, người dân chủ yếu dùng các phương tiện như: Xe thồ, dùng gánh

Trang 28

để vận chuyển Lên việc vận chuyển còn chậm và nguyên nhân là

do người dân có mức thu nhập thấp, chưa có đủ khả năng mua sắm máy móc Mặt khác do sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ vì vậy việc mua sắm máy móc về sau thời vụ sản xuất sẽ

là khoảng thời gian nhàn rỗi, dẫn đến máy móc không được sử dụng lâu ngày bị hư hỏng Quy mô ruộng đất còn nhỏ bé manh mún, nên việc sử dụng máy kéo lớn, các xe vận tải… khóa phát huy hết hiệu quả, chi phí cao hiệu quả lại thấp Trong khi đó lao động nông thôn, sức kéo trâu bò dư thừa nhiều nên nhu cầu sử dụng các phương tiện cơ giới là chưa cao

Lao động nông nghiệp nông thôn có mức sống thấp, lao động lại mang tính thời vụ do vậy nhiều hộ nông dân vẫn không mukốn

sử dụng máy móc vào sản xuất mà muốn tận dụng tối đa nguồn lực hiện có Có thể nói vấn đề cơ giới hoá trong nông nghiệp nông thôn nói chung vẫn đang trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hoá với lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn Vấn

đề đặt ra là chúng ta phải có biện pháp khắc phục hợp lý tình trạng trên để có thể dung hoà mâu thuẫn trên: Đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp sao cho có hiệu quả nhất đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá

Một nguyên nhân nữa cần nhắc tới là: Muốn cơ giới hoá nông nghiệp một cách toàn diện thì chúng ta phải có một nền tảng vững chắc, nền tảng đó ch ính là nền công nghiệp phát triển để có thể sản xuất ra các loại máy móc tiên tiến nhất, ngày nay khi hội nhập kinh tế đang diễn ra chúng ta đang có rất nhiều lợi thế song cũng

Trang 29

gặp vô vàn khó khăn Các hàng hoá từ nước bạn tràn ngập vào thị trường Việt Nam, đòi hỏi hàng hoá trong nước phải cạnh tranh cả

về mẫu mã chủng loại, chất lượng hàng hoá Chúng ta phải xây dựng được thương hiệu riêng để tạo được uy tín trên thị trường, sản xuất ra nhiều loại hàng hoá máy nông nghiệp có giá cả phù hợp với sức mua của người dân lao động nông thôn

3.Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ lợi:

- Thuỷ lợi hoá là quá trình thực hiện tổng thể các biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất, dưới lòng đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đời sống Thuỷ lợi hoá là tiến bộ khoa học công nghệ nhằm cải tạo và chinh phục

tự nhiên, trên cơ sở nhận thức các quy luật của tự nhiên, trước hết

là các quy luật về nước, thời tiết khí hậu, dòng chảy của sông… luôn có diễn biến phức tạp, vì vậy thuỷ lợi hoá là quá trình lâu dài

- Thuỷ lợi hoá là quá trình tiến bộ khoa học công nghệ – công nghệ liên quan nước của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn Yếu tố nước thường gắn liền với đất đai, sông biển, thời tiết khí hậu… vì vậy thuỷ lợi hoá có nội dung rộng lớn với những phạm vi khác nhau trên một vùng, một quốc gia thậm chí có vấn

đề mang tính khu vực và quốc tế

- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nông thôn, trong

Trang 30

những năm qua, xã Tân Liên đã đầu tư cho việc xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi.

Xã Tân Liên đã xây dựng được 08 trạm bơm điện Đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho nông nghiệp

Nhiều kênh mương được cứng hoá 4195 km = 90% kênh mương Hiện nay xã Tân Liên đã cơ bản chủ động tưới tiêu cho 250,7 ha diện tích đất canh tác = 86,7% đất diện tích, chất lượng nước, phù sa hợp với yêu cầu sản xuất từ nguồn nước Sông Hồng qua Sông Luộc về cửa Sông Thái Bình

Từ kết quả trên, hệ thống thuỷ lợi đã hỗ trợ trực tiếp cho ngành nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện năm

2004 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây Đời sống của người nông dân được tăng lên rõ rệt

- Trong nông nghiệp nông thôn việc sử dụng nguồn nắng lượng điện chủ yếu theo các hướng sau đây:

Trang 31

Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động ở một

số khâu sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi, chế biến, chăn nuôi…điện năng là nguồn đông lực chủ yếu của các xưởng cơ khí, xưởng chế biến nông lâm hải sản, các trạm bơm tưới tiêu

Sử dụng điện dưới dạng khác như nhiệt năng hay quang năng

để chiếu sáng, sấy khô…

Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn: Trong những năm qua xã Tân Liên đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống điện và

5 Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ hoá học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên:

- Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc

sử đụng các phương tiện hoá học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn

- Hoá học ở nông nghiệp là quá trình liện tục của những tiến

bộ khoa học công nghệ liên quan đến các phương tiện hoá học của lao động nông nghiệp và của các phương tiện phục vụ đời sống nông thôn Nội dung của hoá học trong nông nghiệp bao gồm:

Trang 32

+ Bổ sung và tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc

có bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng

+ Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuôc trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm

+ Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng công trình phục

vụ nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại…

+ Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh hoạt nông thôn

Trong sản xuất nông nghiệp xã Tân Liên đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ…các loại thuốc này đã được kiểm định và mức gây hại đến sức khoẻ cuả con người được hạn chế Nhiều loại thuốc độc hại đã bị cấm triệt để

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức tuyên truyền phát động các đợt phun thuốc trừ sâu bệnh Nên việc phòng trừ đạt hiệu quả cao đúng lúc đúng thuốc

Tuy vậy do nhận thức và trình độ cua rngười dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuôc ssao cho đúng liều lượng, nồng độ để đạt được hiệu quả cao nhất

III HIỆU QỦA CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở

XÃ TÂN LIÊN

1 Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt

Ngày đăng: 26/05/2016, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w