MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những đặc điểm riêng của nó mà các tác phẩm văn học, nghệ thuật thông thường không có. Vì vậy, việc đem khung pháp luật hiện hành áp dụng cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bộc lộ nhiều bất cập cả về lý luận và thực tiễn.
Trang 1I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN:
1 Khái quát chung về quyền tác giả:
1.1 Khái niệm quyền tác giả:
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi,
bổ sung 2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổsung một số quy định Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữutrí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan), các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên
Tại Luật SHTT nêu rõ khái niệm quyền tác giả tại khoản 2 Điều 4: Quyền tác giả
là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, baogồm các quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT) Đốitượng bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệthuật
1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:
Để bảo hộ quyền tác giả thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tácgiả phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây (Quy định tại Điều 13 Luật SHTT):
Thứ nhất, phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả Thứ hai, tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở
bất kì nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại nước khác
2 Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
2.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
2.1.1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Văn học dân gian Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân (hoặc văn họcbình dân, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương truyền khẩu (hoặc văn họctruyền khẩu, văn chương hoặc văn học truyền miệng), văn nghệ dân gian, sáng tác dângian Những khái niệm này xuất hiện đầu thế kỷ XX, riêng khái niệm văn học dân gian
Trang 2thì chỉ mới xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỉ này và được dùng một cáchrộng rãi trong nghiên cứu văn học.
Dưới góc độ lý luận văn học, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tác tậpthể và truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải quacác thời kì phát triển lâu đời trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thờiđại ngày nay1
Theo khoản 1, Điều 23 Luật SHTT 2005:
“1 Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc
và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào”.
2.1.2 Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Chủ sở hữu quyền tác giả có tính pháp lý đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian thực sự là toàn thể cộng đồng Nhưng các nghệ nhân và người thực hành pháp luậttác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian - thành viên công xã/cộng đồng, những người cótài năng, hiểu biết rộng rãi và sâu sắc về một lĩnh vực nào đó của tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian - trở thành người đại diện cho cả cộng đồng
Căn cứ vào Điều lệ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã được Nhà nước phêchuẩn, Hội đã công nhận những thực thể và cá thể sau đây tham gia chủ sở hữu quyền tácgiả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian: Cộng đồng công xã, nghệ nhân dângian, người thực hành, người sưu tầm, nghiên cứu
1
Nguyễn Thị Triển (2013), Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam, tr16-17
Trang 3Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là quyền của cộngđồng (làng, xã, thôn, buôn, bản, phum, sóc), cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiêncứu) đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo ra2.
2.2 Đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Những đặc điểm chung của quyền tác giả được Luật SHTT quy định, cụ thể:
Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo.Điều đó cũng có nghĩa là quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm được thể hiệndưới một hình thức nhất định
Đối tượng của quyền tác giả phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắttrước tác phẩm khác
Bên cạnh những đặc điểm chung này, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian còn có những đặc điểm khác biệt so với những đối tượng khác như:
Thứ nhất, tính tập thể trong tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Trong các tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có sự kết hợp thống nhất giữa sáng tác tập thể vàsáng tác cá nhân, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính ứng tác Đó là sự kết tinhsáng tạo của tập thể và vì vậy không mang dấu ấn cá nhân Tuy nhiên, trên thực tế thìviệc đưa một tác phẩm vào đời sống cần phải có sự thể hiện của cá nhân Các cá nhân tàinăng cùng góp sức tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn vùng miền riêng, cách diễnxướng thể hiện cũng khác biệt Quá trình hình thành nên các tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian là một đặc trưng của chính nó Bởi thời gian trôi qua, việc lưu truyền từđời này sang đời khác bằng các hình thức khác nhau cùng với sự sáng tạo không ngừngcủa các thế hệ đời sau cho phù hợp với nhu cầu thời đại sẽ làm cho các tác phẩm vănhọc, nghệ thuật dân gian ngày càng phong phú cả về nội dung lẫn hình thức Đây lànguyên nhân dẫn đến tính động của các tác phẩm này (hay còn gọi là tính dị bản của cáctác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian) Cũng bởi vậy mà việc xác định ai là tác giả củatác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cực kỳ khó khăn
2 Đoàn Thanh Nô (2014), Luận án tiến sĩ luật học: Thực hiện Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay, tr29.
Trang 4Thứ hai, phương thức sáng tác và lưu truyền của các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian bằng miệng là chủ yếu Trong giai đoạn xã hội thị tộc, chúng ta chưa có chữviết nên không có phương thức truyền đạt nào ngoài bằng miệng Đến khi có chữ viếtrồi, nhưng giai cấp thống trị nắm cả tư liệu sản xuất tinh thần và tư liệu sản xuất vật chấtthì sáng tác của quần chúng nhân dân chủ yếu là truyền miệng Ngày nay, tuy không hạnchế ở bất kỳ phương thức nào nhưng phương thức truyền miệng vẫn còn tồn tại Việc sửdụng hình thức truyền miệng như vậy đòi hỏi ở người sáng tác có một trí nhớ ở mức độnào đó, một chút tài năng ăn nói, đối đáp (ứng khẩu) nhạy bén nhất định Đặc điểm nàyquy định nhiều chức năng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như chức năngnhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng sinh hoạt Và cũng vì
lý do truyền miệng như vậy nên việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian phải đảm bảo tính nguyên gốc là không thể được, không thể xácđịnh đâu là tác phẩm đầu tiên
Thứ ba, trong tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, thành phần ngôn ngữ đóng
một vai trò quan trọng và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: lời nhạc, lời thơ,động tác kịch, động tác múa, … Chẳng hạn như một bài thơ được sáng tác ra không phải
là để đọc mà là để ngâm, để hát, hình thành nên những câu hò, câu hát chất chứa tâm tưtình cảm của người biểu diễn Bởi những câu hát, câu thơ ấy còn được tạo nên từ nhữnggiai điệu, giọng điệu rất riêng của những người “nghệ sĩ” Điều đó đã tạo nên yếu tố thẩm
mỹ cao cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Từ đó, tạo ra sự khác biệt trongviệc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian so với các đối tượng bảo hộkhác về hình thức thể hiện cũng như đóng góp của chúng cho nền văn học dân tộc
2.3 Mục đích bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, nhất là lĩnh vực ghi
âm, nghe nhìn, phát sóng, truyền hình cáp, điện ảnh, vấn đề bảo hộ các giá trị văn hóa,nghệ thuật cần phải được chú ý hàng đầu Bởi những hành vi bất hợp pháp xâm phạmđến các giá trị này ngày càng tràn lan, gây tổn hại đến nền văn hóa tinh thần và lợi íchkinh tế đối với mỗi quốc gia
Trang 5Việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhằmcác mục đích cơ bản sau đây:
Thứ nhất là để duy trì các giá trị đích thực của các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian Việc sử dụng các tác phẩm này là vì nhu cầu chung của cộng đồng chứ khôngphải là mục đích của riêng ai, không chỉ vì mục đích vật chất mà còn để ghi nhận và giữgìn những giá trị mà nó mang lại Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chứa đựngnhiều giá trị to lớn đối với con người: giá trị giáo dục, giá trị nhận thức và giá trị thẩm
mĩ, giá trị sinh hoạt Đó là một kho kiến thức vô cùng đồ sộ, đặc trưng cho mỗi dân tộc,mỗi vùng miền mà nhìn vào đó ta có thể dễ dàng nhận diện được ở đấy lối sống, cáchsinh hoạt, ý thức văn hóa có những sự khác biệt nào Vì vậy, bảo hộ tác phẩm văn họcdân gian cũng là bảo hộ truyền thống văn hóa của các dân tộc Bên cạnh đó, tác phẩmvăn học, nghệ thuật dân gian còn có tác dụng giáo dục hiệu quả Việc truyền miệng làphương thức lưu truyền chính khiến cho mỗi tác phẩm đều dễ học, dễ thuộc và nhanhchóng ăn sâu vào tâm thức mỗi cá nhân, đặc biệt nội dung về tình yêu quê hương, làng
xã, tình đồng chí, đồng đội, yêu ông bà, cha mẹ, tinh thần lạc quan, vươn lên trong cuộcsống, yêu thiên nhiên … là chiếm đa số Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được
sử dụng trong tác phẩm cũng hết sức gần gũi với cuộc sống thường nhật nên việc nhândân tiếp cận với nội dung tác phẩm cũng hết sức dễ dàng Ngoài ra, các tác phẩm nàycòn có giá trị giải trí, rèn luyện trí nhớ, sự nhạy bén suy đoán (như hình thức câu đố, đốiđáp …)
Thứ hai, sự du nhập của văn hoá nước ngoài và sự phát triển kinh tế thị trường
đang là vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lành mạnh và toàn vẹncủa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Phát triển kinh tế là cơ sở để xây dựng vàphát triển nền văn hóa Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế song song với việcphát triển nền văn hóa luôn luôn gắn liền với việc du nhập các giá trị văn hóa của cácnước khác Từ đó đặt ra một yêu cầu là phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa nướcngoài sao cho “hòa nhập” chứ không “hòa tan” Giữ gìn các giá trị truyền thống, tránhlàm nhận thức sai lệch, băng hoại các giá trị đã tồn tại, ngăn chặn nguy cơ “thương mại
Trang 6hóa” đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; phát huy tinh thần tiếp nối sángtạo không ngừng của các thế hệ đời sau để ngày một phát triển nền văn hóa.
Thứ ba, để đảm bảo vấn đề bồi thường cho hành vi chiếm đoạt và xâm hại đến các
giá trị văn hóa Trong quá trình toàn cầu hóa như vậy, việc xây dựng một cơ chế để ngănchặn và xử lý các hành vi bất hợp pháp ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa là hết sức cầnthiết Bởi những giá trị về tinh thần là đại diện cho cả một dân tộc Qua đó cũng thể hiện
sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của Nhà nước đối với đời sống - xã hội, đối với nhândân, đối với đất nước
Thứ tư, vấn đề thu phí đối với việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian Quá trình giữ gìn và phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng đòihỏi một sự tốn kém nhất định về vật chất Yêu cầu đặt ra vấn đề thu phí là để góp mộtphần nhỏ vào quá trình này, tạo ra một sự cân bằng về lợi ích xã hội, góp phần vào sựphát triển của các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung
II NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN:
1 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đều có những nét đặc trưng riêng nhưtính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính hợp thể Chính vì thế, điều kiện bảo hộquyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có những điểm khác biệt
so với các đối tượng khác theo hình thức bảo hộ quyền tác giả:
Thứ nhất, do đặc tính dị bản nên các tác phẩm sẽ không đảm bảo tính nguyên gốc.
Đặc biệt đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, có nhiều dị bản khác nhaunhưng lại có cùng nội dung, tất cả các dị bản đó đều tự động được bảo hộ mà không cầnđảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm Mỗi dị bản có những đặc sắc khác nhau của mỗicộng đồng làng xã vậy nên không thể xác định được đâu là bản gốc đâu là bản “cải biên”
Vì vậy chúng đều được tôn trọng và bảo hộ như nhau
Thứ hai, việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
không phụ thuộc vào việc định hình tác phẩm Chính vì hình thức truyền miệng là hìnhthức lưu truyền chủ yếu của các tác phẩm này nên không có một hình thức nhất định nào
Trang 7cho chúng Do đó, các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ mà không bịràng buộc bởi việc định hình tác phẩm Khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ – CPngày 21/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật
SHTT đã khẳng định: “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình”.
2 Đối tượng bảo hộ:
Đối tượng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
là các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Tuy nhiên để được bảo hộ quyền tác giả,những tác phẩm phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định được quy định trong pháp luật.Đặc biệt, đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phái sinh thì phải đảm bảo khônggây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được dùng
để làm tác phẩm phái sinh Sự bảo hộ quyền tác giả được dành cho tác phẩm đã được thểhiện chứ không dành cho bản thân ý tưởng
Về mặt lý luận văn học, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: thơ dângian, truyện cổ dân gian và sân khấu dân gian3;
Về mặt lý luận pháp lý, theo khoản 1 Điều 23 Luật SHTT, thì tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian được định nghĩa là sự sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống củamột nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tươngxứng với đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyềnbằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác Các tác phẩm thường được hình dung dướidạng: truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao,tục ngữ, câu đố Một số tác phẩm thường gặp như: Sử thi Đăm săn, Truyền thuyết ConRồng cháu Tiên, …
Chung quy lại, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là hình thức sáng tạo nghệthuật ngôn từ nên không nhất thiết phải đưa về một dạng vật chất nhất định, ngôn từkhông nhất thiết phải viết ra, cũng như các hình thức thể hiện khác không nhất thiết phải
mô tả bằng văn bản
3 Nguyễn Thị Triển (2013), Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với đối với tác phẩm văn học dân
gian theo pháp luật Việt Nam, tr51
Trang 83 Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những đặc trưng riêng biệt và mục đíchbảo hộ cũng khác so với các đối tượng khác Từ những đặc trưng và mục đích bảo hộ củatác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dẫn đến nội dung bảo hộ các tác phẩm này cũngđặc biệt hơn, không nằm trong nội dung bảo hộ chung của quyền tác giả Tác phẩm vănhọc, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình
Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở đây là thuộc ngườinghiên cứu, sưu tầm đối với phần họ nghiên cứu, sưu tầm chứ không phải là với tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian đó: “ và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình” theo khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp nhất số
3198/VBHN-BVHTTDL (hợp nhất Nghị định 100/2006/NĐ-CP, Nghị định
85/2011/NĐ-CP, Nghị định 01/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan) Ví dụ như tácphẩm Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam do hai nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm khoahọc xã hội và nhân văn quốc gia thuộc Viện văn học là tác giả, do đó hai cá nhân này sẽđược hưởng quyền tác giả đối với cuốn Tuyển tập này, chứ không phải đối với các tácphẩm văn học dân gian nằm trong cuốn sách đó4
3.1 Quyền nhân thân:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” Quy định
này được làm rõ hơn tại Điều 20 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL
Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL quy định: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” Như vậy, khi nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, quảng bá
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tới cộng đồng phải đảm bảo được sự truyền tải
4 Nguyễn Thị Triển, Luận văn Thạc sỹ Luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp
luật Việt Nam.
Trang 9đúng đắn để toát lên được những giá trị mà mỗi tác phẩm mang lại như là giá trị giáo dục,giá trị nhận thức, và giá trị nghệ thuật sâu sắc Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần phải làm rõhơn thế nào là “giá trị đích thực” của một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Chưa
có một quy định nào làm rõ vấn đề này sẽ gây khó khăn trong việc xác định các vi phạmđối với bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Việc sử dụng tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian còn phải đảm bảo không làm sai lệch, xuyên tạc, cắt xén, bóp méonội dung của tác phẩm; cũng như không được lợi dụng việc sử dụng tác phẩm văn học,nghệ thuật dân gian làm phương hại tới thuần phong mĩ tục của các dân tộc Có thể thấyđiều này tương tự với quy định chung trong quyền nhân thân của quyền tác giả tại Điều
19 Luật SHTT, cụ thể là khoản 4 Điều 19 quy định: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.
Thứ hai, quyền nhân thân của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng cần được
bảo hộ đó là việc dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó Cụ thể tại khoản 4 Điều
20 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL quy định: “Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ
là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành” Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có rất nhiều dị bản khác
nhau, được lưu giữ ở các cộng đồng, dân tộc khác nhau Vì vậy, để tránh nhầm lẫn vàđảm bảo quyền lợi ở mỗi cộng đồng, dân tộc lưu giữ thì đòi hỏi người sử dụng phải dẫnchiếu nguồn gốc, xuất xứ hình thành của tác phẩm Cũng giống như tác giả của một tácphẩm họ có quyền đứng tên tác phẩm mà mình sáng tạo ra, theo khoản 2 Điều 19 Luật
SHTT: “Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng” Việc chỉ ra địa danh, xuất xứ của tác phẩm sẽ tạo
điều kiện cho việc sử dụng, nghiên cứu tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dễ dànghơn Như vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm và những nét đẹp vănhoá của nơi hình thành ra chúng
3.2 Quyền tài sản:
Trang 10Nếu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật SHTT thì tác phẩm văn học, nghệ thuậtdân gian được bảo hộ như tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của LuậtSHTT, có nghĩa là chỉ bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản đối vớitác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp
nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL có quy định: “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thỏa thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” Như vậy, thù lao này sẽ góp phần
vào việc khuyến khích và duy trì sự phát triển của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian,đảm bảo những điều kiện về mặt kinh tế để cộng đồng tiếp tục lưu giữ chúng
4 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Pháp luật hiện hành về thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định chung tạiĐiều 27 Luật SHTT như sau:
“1 Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2 Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo
hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.
Trang 11Như vậy có thể thấy, pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả hiện hành không cóquy định cụ thể về thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Bởi:
Nếu bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dưới hình thức của một tácphẩm khuyết danh thì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chỉ được bảo hộ trong 50năm kể từ khi được công bố Điều này là hoàn toàn không phù hợp với đặc điểm thứ haicủa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bởi đó không phải là một tác phẩm cố định màluôn được bổ sung, làm mới, luôn được sáng tạo tiếp tục bởi cộng đồng
Nếu xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian thuộc trường hợp điểm b, khoản 2 Điều 27 Luật SHTT với thời hạn bảo hộ là suốtcuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả cuối cùng chết; thì việc xác địnhtác giả của các tác phẩm này cũng rất khó khăn bởi tính chất cộng đồng của tác phẩm vănhọc, nghệ thuật dân gian
Vì vậy, thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được xác định là
Hành vi khai thác bất hợp pháp ở đây được hiểu là sử dụng tác phẩm không tríchdẫn loại hình tác phẩm và xuất xứ của cộng đồng dân cư nơi mà tác phẩm được hìnhthành, không trả thù lao cho cá nhân, cộng đồng lưu giữ tác phẩm đó Hành vi này sẽ làmảnh hưởng lớn tới việc duy trì sự phát triển của một tác phẩm văn học, nghệ thuật dângian, đồng thời làm cho người tiếp nhận, cảm thụ văn học, nghệ thuật dân gian mấtphương hướng và có cách hiểu sai lệch
5 Xem: Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian –
Luatduonggia.vn.
6 Xem: Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
Trang 12Hành vi làm sai lệch tác phẩm là những hành động cắt xén, bóp méo, sửa chữa,xuyên tạc nội dung tác phẩm, vi phạm tới giá trị đích thực của tác phẩm, ảnh hưởng tớithuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa có từ bao đời nay của cộng đồng dân tộc7.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 28 Luật SHTT quy định về hành vi xâmphạm quyền tác giả như sau:
“1 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2 Mạo danh tác giả.
3 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả
i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8 Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9 Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10 Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
11 Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
7 Nguyễn Thị Triển (2013), Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo
pháp luật Việt Nam, tr55.
Trang 1312 Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13 Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết
bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16 Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.
Tuy nhiên, những quy định này đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả là khôngthích hợp nếu áp dụng cho việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Bởi nhữngđặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là không có tác giả cụ thể, nhưng đa
số quy định về xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật SHTT đều liênquan tới việc bảo hộ quyền lợi tác giả của tác phẩm Vì vậy, cần có sự cụ thể hơn trongviệc quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuậtdân gian
5.2 Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, theo quyđịnh của pháp luật hiện hành có bốn biện pháp được áp dụng, bao gồm: biện hành chính,biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và biện pháp kiểm soát biên giới