1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Văn học địa phương trong chương trình ngữ văn THCS

10 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 47,31 KB

Nội dung

Một trong những điểm mới của chương trình Ngữ văn cấp THCS thay sách lần này là chương trình đã dành một số tiết cho văn học địa phương với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương.

Trang 1

Văn học địa phương trong chương trình Ngữ văn THCS - mảng trống cần được lấp đầy 11/12/2005 15:16 (GMT + 7)

Một trong những điểm mới của chương trình Ngữ văn cấp THCS thay sách lần này

là chương trình đã dành một số tiết cho văn học địa phương với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương.

Sách Ngữ văn 6 - một trong bốn sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS

CHIA SẺ

Lưu lạiIn bàiGửi cho bạn bèFacebookYahooTwiterGoogleZing Me

TỪ KHÓA

TIN BÀI KHÁC

 Khi buồn em gọi cho ai? (16/01)

 Đắk Lắk: sinh viên không vào ký túc xá (16/01)

 Ngang nhiên vào trường tiếp thị sách lậu (16/01)

Trang 2

 Ép buộc, thiếu minh bạch (16/01)

Khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình chính khóa Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương Đồng thời giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình (theo những tiêu chí của người biên soạn sách)

Với mục tiêu dạy học đó, những người thực hiện chương trình đã sắp xếp một số tiết nhất

định cho chương trình địa phương kể cả phần tiếng và tập làm văn Cụ thể: lớp 6: 4 tiết (tiết 69, 70 ở HKI, tiết 139, 140 ở HKII); lớp 7: 6 tiết (tiết 70 ở HKI, tiết 74, 133, 134,

137, 138 ở HKII); lớp 8: 5 tiết (tiết 31, 52 ở HKI, tiết 92, 121, 137 ở HKII); lớp 9: 5 tiết

(tiết 42, 63 ở HKI, tiết 101, 133, 143 ở HKII)

Có thể nói, chương trình địa phương dành cho phần tiếng và tập làm văn không gặp nhiều trở ngại trong quá trình tổ chức dạy và học bởi vấn đề được đặt ra ở đây được gắn kết khá chặt chẽ với nội dung kiến thức trong chương trình chính khóa

Chẳng hạn đối với tiếng Việt là sửa lỗi chính tả mang tính địa phương (lớp 6,7), bước đầu

so sánh các từ ngữ địa phương (phương ngữ) với các từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân (lớp 8,9); đối với tập làm văn là kể lại một câu truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương, viết được văn bản nhật dụng về một sự việc hiện tượng

ở địa phương hoặc viết một văn bản thuyết minh về một di tích, thắng cảnh ở địa

phương

Thế nhưng chương trình văn học địa phương gặp rất nhiều khó khăn khi thiếu tư liệu hỗ trợ và chưa hội đủ các điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoại khoá văn học

Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn thực hiện: “Phần văn học địa phương, nếu chưa hoặc không

có văn bản đáp ứng, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khoá, tham quan quê nhà văn hoặc gặp gỡ các văn nghệ sĩ ở địa phương, gặp gỡ Hội văn nghệ ” (Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn - Phần Hướng dẫn thực hiện - Trang 34)

Trang 3

Và trong từng bài học cụ thể, sách giáo khoa có phần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà và hoạt động trên lớp, sách giáo viên có định hướng cho giáo viên các bước thực hiện

Song chừng ấy chưa đủ để người giáo viên có thể làm chủ kiến thức và giải quyết tốt các tình huống sư phạm nếu trong tay không có được tài liệu cung cấp cho họ một cách đầy

đủ và có hệ thống những thông tin về về văn học địa phương Sau bốn năm thay sách cho đến nay, mảng văn học địa phương vẫn cứ là mảng trống cần được lấp đầy

Để đáp ứng nhu cầu của người dạy, người học, nên chăng mỗi địa phương cần biên soạn một tập tài liệu về văn học địa phương? Ở đó sẽ có những định hướng để người thầy giáo giúp các em biết cách sưu tầm những câu chuyện dân gian, những câu tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương; có những thông tin cơ bản về các tác giả của địa phương đã trở thành nhà văn, nhà thơ tên tuổi và danh sách hội viên hiện nay của hội văn nghệ địa phương

Có phần giới thiệu tác giả, tác phẩm đã làm nên diện mạo văn học của một vùng, miền;

có phần giới thiệu di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thẳng cảnh của địa phương

Và nếu được sẽ có thêm phần phụ lục trích đăng một số tác phẩm tiêu biểu

Về phía nhà trường, trong thư viện nên có được các tạp chí của tỉnh như tạp chí văn học nghệ thuật, tạp chí văn hóa để giáo viên và học sinh tham khảo, cập nhật thông tin văn học mà có được những tri thức về văn học địa phương

Hội Văn học Nghệ thuật địa phương nên tổ chức những buổi giao lưu với các em học sinh phổ thông để tạo không khí văn học, gây hưng phấn giúp các em nhận ra những giá trị đích thực của tác phẩm văn học

Trong những giờ văn học địa phương, giáo viên cần giao việc cụ thể cho các em thực hiện, nhất là khâu chuẩn bị như thu thập, xử lý thông tin theo hệ thống (thời gian, đề tài, chủ đề), sưu tầm, giới thiệu Và có những định hướng để các em tìm hiểu, khám phá và tiếp nhận văn học địa phương

Trang 4

Tuy chiếm một thời lượng không lớn song văn học địa phương lại có một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Ngữ văn của cấp học Rất mong các nhà quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo dạy Ngữ văn và các em học sinh thật sự quan tâm

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/113036/van-hoc-dia-phuong-trong-chuong-trinh-ngu-van-thcs-mang-trong-can-duoc-lap-day.html

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ VĂN VÀ VĂN HÓA ĐỊA

PHƯƠNG CÀ MAU Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

[ Cập nhật vào ngày (12/05/2013) ] - [ Số lần xem: 1509 ]

Thực hiện việc giảng dạy chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương trong các trường phổ thông của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Cà Mau đã chủ trì nghiên cứu Đề tài khoa học cấp tỉnh về nội dung dạy và học văn học địa phương Cà Mau cho học sinh phổ thông và cũng đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ để biên soạn tài liệu Ngữ văn và Văn hóa địa phương

Cà Mau dùng cho giáo viên và học sinh từ cấp tiểu học đến THPT do NGND-TS.Thái Văn Long chủ biên (đã xuất bản tài liệu cho cấp THCS vào năm 2010, các cấp còn lại sẽ in sau) Trong phạm vi bài viết này tôi xin trao đổi thêm một số vấn đề

có liên quan đến vấn đề trên như sau:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA DẠY NGỮ VĂN VÀ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

1 Về chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương ở tiểu học và trung học phổ thông, Bộ GD&ĐT không có những quy định cụ thể và cũng không có tài liệu giáo khoa như đối với chương trình cấp trung học cơ sở (THCS) Các địa phương có thể hoàn toàn

Trang 5

tự lựa chọn và xác định cho mình những nội dung và cách thức học tập phù hợp Tuy

khuyến khích tất cả các đơn vị nhà trường phát huy sự sáng tạo trong vận dụng, khai thác, nội dung học tập này, nhưng cũng cần có tổ chức, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn từ

Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT Trước hết là các giáo viên trong tổ, khối trao đổi với

nhau, sau đó xin ý kiến rộng hơn ở cấp cao hơn Đồng thời việc tổ chức bồi dưỡng chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương cho các giáo viên là rất cần thiết; bởi giáo viên bộ môn phải được trang bị những tri thức chính xác về các lĩnh vực nêu trên cũng như cần được Sở GD&ĐT hướng dẫn những nội dung và cách thức dạy - học thống nhất trên địa bàn tỉnh Cà Mau Chính vì thế, tỉnh Cà Mau phải biên soạn nội dung chương trình Ngữ văn địa phương cho giáo viên các cấp học

2 Qua nhiều cuộc khảo sát, trao đổi, xin ý kiến và báo cáo của các cán bộ quản

lý, giáo viên ở các trường học, các Phòng GD&ĐT trong tỉnh, thì thực tế dạy - học chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương của Cà Mau từ trước đến nay, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thức tiến hành, trong đó khó khăn lớn nhất là nội dung dạy - học Các tổ, nhóm giáo viên ở từng trường, thậm chí các cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở các Phòng GD&ĐT hay Sở GD&ĐT chưa có điều kiện sưu tầm, biên soạn một chương trình, nội dung môn Ngữ văn và Văn hóa địa phương để phục vụ công tác giảng dạy Do đó, nhiều nơi, nhiều trường học chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng, chiếu

lệ, thậm chí đã không thực hiện phần Ngữ văn và Văn hóa địa phương

3 Từ thực tế yêu cầu trên, nên việc biên soạn tài liệu Ngữ văn và Văn hóa địa phương nhằm xây dựng một chương trình và nội dung để cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập phần Ngữ văn và Văn hóa địa phương chính thức , thống nhất trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đáp ứng yêu cầu dạy và học chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT là việc làm rất kịp thời, rất có ý nghĩa và bổ ích

4 Yêu cầu nội dung Ngữ văn và Văn hóa địa phương là nhằm giới thiệu, cung cấp những tri thức và những tư liệu cụ thể, tương đối chính xác của địa phương Cà Mau ở những lĩnh vực về văn học, ngôn ngữ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa dân gian và các lễ hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Trang 6

Trên cơ sở đó, sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về Ngữ văn và Văn hóa địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương ngay từ khi còn ngồi dưới ghế nhà trường phổ thông

Mặt khác, chương trình, nội dung này cũng sẽ góp phần bồi dưỡng, giáo dục ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa Cà Mau, cũng như tinh thần, ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đang sinh sống

Ngoài ra còn cung cấp một tài liệu tham khảo thiết thực, bổ ích cho phụ huynh học sinh và những ai quan tâm đến các lĩnh vực văn học, ngôn ngữ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương Cà Mau

II Về nội dung, chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương Cà Mau có thể tập trung vào các chủ đề sau :

1 Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu một số trong những tác phẩm văn học dân gian

và những tác phẩm văn học viết tiêu biểu của địa phương Cà Mau

2 Phát hiện những lỗi phát âm, chính tả cụ thể ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó nêu định hướng sửa chữa, rèn luyện việc phát âm và viết chính tả đúng chuẩn

3 Tìm hiểu, giới thiệu một số di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở

Cà Mau

4 Tìm hiểu, giới thiệu một số sinh hoạt văn hóa dân gian ,lễ hội truyền thống ở

Cà Mau

III Về phương pháp giảng dạy Ngữ văn và Văn hóa địa phương ở Cà Mau

có thể vận dụng các phương pháp sau:

1 Phương pháp chung

- Trước hết, về giáo dục cần phải quán triệt những mục tiêu chủ yếu của chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương, đó là giúp học sinh trang bị những hiểu biết về Ngữ văn địa phương tùy theo yêu cầu, mức độ của từng cấp học để từ đó làm phong phú

Trang 7

thêm cho chương trình Ngữ văn chính khóa Mặt khác, sẽ giúp các em hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa (tinh thần, vật chất) của quê hương, đồng thời giáo dục học sinh lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình

- Để đạt được những mục tiêu nói trên, giáo viên cần chủ động xây dựng nội dung bài học sao cho thật phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể của từng địa phương tỉnh, huyện Chỉ khi nào học sinh được tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung thực sự gần gũi, thiết thực thì việc học tập chương trình Ngữ văn và Văn hóa địa phương mới đạt được hiệu quả cao nhất Do vậy, giáo viên nên xem xét những nội dung - dạy học trong tài liệu giảng dạy Văn học và Văn hóa địa phương do NGND-TS.Thái Văn Long làm chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2011 và những tài liệu khác có liên quan ở địa phương; đó là những gợi ý, những định hướng giúp giáo viên sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác để xây dựng những bài dạy tốt nhất, phù hợp nhất với tình hình thực tế của địa phương mình và học sinh lớp mình

Phương pháp tốt nhất là phải dành ưu tiên cho hoạt động của học sinh, với những hình thức tiếp xúc (chủ yếu là ngoài giờ học) với thực tế địa phương, văn hóa địa phương” Do đó, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh “biết cách học hỏi trong thực tế cuộc sống”, áp dụng linh hoạt những phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học có tác dụng phát huy được vai trò độc lập, chủ động, tích cực của học sinh, tránh tiến hành bài học theo lối thuyết giảng, áp đặt

- Nên chú trọng việc hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện các yêu cầu của bài học, giúp đỡ, tạo điều kiện sao cho học sinh có thể tự lực thực hiện và hứng thú thực hiện Tăng cường các biện pháp động viên, kiểm tra, đôn đốc, ngăn ngừa thái độ thụ động, ỷ lại, trông chờ của học sinh

2 Một số nội dung, phương pháp cụ thể :

+ Tìm hiểu, ghi chép các truyện dân gian nơi mình đang sống, tìm hiểu các sinh hoạt văn hóa dân gian: lễ hội, trò chơi dân gian ở quê hương mình

- Tùy theo yêu cầu của từng cấp học giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, ghi chép qua sách, báo, tài liệu ở thư viện trường, Ban Tuyên giáo, Hội văn học

Trang 8

nghệ thuật và thư viện ở địa phương… hoặc hỏi cha, mẹ, anh, chị… yêu cầu các em ghi

rõ xuất xứ các truyện dân gian hoặc các tư liệu về lễ hội dân gian sưu tầm được Hướng dẫn các em nhận xét về những vẽ đẹp, giá trị (nội dung, hình thức, ý nghĩa) của một số truyện dân gian hay lễ hội dân gian địa phương Lưu ý các em nên ưu tiên cho những truyện dân gian hay lễ hội dân gian nào thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất Bên cạnh

đó, giáo viên cũng tự sưu tầm thêm các truyện dân gian hoặc các tư liệu về lễ hội ngoài những tư liệu có trong tài liệu đã nêu trên để điều chỉnh, bổ sung hoặc giới thiệu thêm cho học sinh

Ngoài cách thức trên, nếu có điều kiện, giáo viên có thể kết hợp với giờ ngoại khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho học sinh đi thực tế

+ Kể lại một truyện dân gian ở địa phương

- Tùy theo từng cấp học giáo viên nên đặt ra yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm ít nhất một truyện dân gian ở địa phương, ghi chép lại Đến lớp giáo viên chia học sinh thành tổ, nhóm để các em trao đổi, thảo luận và lựa chọn nội dung độc đáo nhất Sau đó, mỗi tổ, nhóm cử đại diện trình bày kết quả như:

+ Kể lại một truyện dân gian: có thể kể (bằng ngôn ngữ nói) hoặc đọc diễn cảm văn bản truyện đã sưu tầm

+ Giới thiệu một lễ hội dân gian: có thể thuyết minh (bằng ngôn ngữ hay tranh, ảnh)

Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bài học:

Nhận xét, đánh giá về những vẻ đẹp, giá trị (nội dung, hình thức, ý nghĩa) của một số truyện dân gian hay trò chơi dân gian đặc sắc nhất (do học sinh sưu tầm hoặc do giáo viên cung cấp)

Nhận xét, đánh giá về ý thức và kết quả hoạt động của các tổ, nhóm và của lớp Rút ra bài học chung

+ Tập giới thiệu di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương

- Cũng giống như nội dung trên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, ghi chép lại và nắm chắc nội dung của các di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh ở địa phương (qua sách, báo, tài liệu ở thư viện trường, Hội văn học nghệ thuật và thư viện ở địa

Trang 9

phương… hoặc hỏi cha, mẹ, anh, chị…) Nội dung cần ghi nhận: tên di tích, địa chỉ, lịch

sử hình thành, vẻ đẹp và sức hấp dẫn, ý nghĩa và giá trị lịch sử, kinh tế, du lịch của di tích Giáo viên dựa vào danh mục các di tích và những bài viết về các di tích có trong tài liệu văn học và văn hóa địa phương Cà Mau nêu trên để gợi ý cho học sinh

Ngoài cách thức trên, nếu có điều kiện, giáo viên có thể kết hợp với giờ ngoại khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho học sinh tham quan các di tích

+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh trình bày bản sưu tập của nhóm mình Giáo viên nhận xét, điều chỉnh, bổ sung; dựa vào phần tục ngữ, ca dao trong tài liệu đã dẫn - ưu tiên cho những câu mang tính địa phương (mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương…) Hướng dẫn, gợi ý học sinh lần lượt tiến hành các công việc sau: giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục… có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được; chọn ra những câu hay; phát biểu cảm nghĩ về những câu hay, ý nghĩa, tác dụng giáo dục đặc sắc

+ Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở tỉnh Cà Mau hoặc nơi học sinh đang sinh sống Sưu tầm một bài thơ hoặc một bài văn (tác phẩm văn xuôi) viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương mình

- Để tiến hành nội dung này giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức sưu tầm (tổ chức cho học sinh tìm hiểu ở thư viện, Hội văn học nghệ thuật…) và nêu yêu cầu đối với mỗi học sinh: (1) lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ Cà Mau theo trình tự: bút danh, họ tên thật, năm sinh, năm mất (nếu đã mất), quê quán và một số tác phẩm chính Giáo viên gợi ý cho học sinh bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ Cà Mau và những bài thơ, bài văn viết về địa phương trong tài liệu đã hướng dẫn các học sinh sưu tầm, bổ sung

3 Đối với các lỗi chính tả thường gặp ở địa phương

Qua thống kê các lỗi phát âm và chính tả của học sinh trong tỉnh Cà Mau thường gặp, chúng ta thấy hiện tượng nói và viết sai phụ âm đầu và sai phụ âm cuối, kế đó là hiện tượng sai dấu thanh là rất phổ biến đối với học sinh nhất là học sinh tiểu học, cần được tập trung luyện tập, sửa chữa Muốn cho việc rèn luyện chính tả cho học sinh đạt

Trang 10

hiệu quả cao hơn, giáo viên nên đọc các bài viết về ngôn ngữ trong tài liệu đã dẫn và những tài liệu khác để bổ sung những tri thức chung về lỗi chính tả mang tính địa phương Tất nhiên giáo viên cũng cần nghiên cứu và tập hợp thêm những từ dễ sai chính

tả do cách phát âm của địa phương nơi mình giảng dạy (qua bài làm và thực tế nói năng của học sinh) Về phương pháp và cách thức tiến hành, có thể tham khảo và vận dụng các hình thức luyện tập sau đây để rèn luyện cho học sinh ở địa phương mình

a) Điền vào chỗ trống:

- Điền dấu thanh (dấu hỏi, ngã);

- Điền phụ âm đầu;

- Điền vần;

- Điền phụ âm cuối;

- Điền từ

b) Viết chính tả (viết một đoạn, bài):

- Nghe - viết (văn xuôi);

- Nhớ - viết (văn vần)

c) Chữa lỗi chính tả

Tóm lại, việc tổ chức dạy và học Ngữ văn và Văn hóa địa phương Cà Mau cho học sinh các cấp đã được Sở GD&ĐT Cà Mau triển khai từ nhiều năm qua và cũng đã mang lại hiệu quả nhất định được các cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, các học sinh và quý phụ huynh học sinh trong tỉnh hưởng ứng tích cực Tuy nhiên, cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu và rút kinh nghiệm trong việc triển khai cả về nội dung lẫn phương pháp dạy

và học; những vấn đề chúng tôi trình bày nêu trên chỉ là những gợi ý, cần tiếp tục trao đổi, rất mong các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh trong tỉnh tham gia trao đổi, góp ý để chương trình dạy và học Ngữ văn và Văn hóa địa phương Cà Mau cho học sinh phổ thông các cấp ở Cà Mau ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, mang ý nghĩa giáo dục thật sự

http://camau.edu.vn/Default.aspx?tabid=970&ndid=8058

Ngày đăng: 25/05/2016, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w