1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống đo các thông số và điện năng tiêu thụ và vận hành hệ thống để đưa ra kết quả đo của mạng điện trong phòng thí nghiệm

51 652 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 7,06 MB

Nội dung

Mục đích của đề tài Thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống đo các thông số và điện năng tiêuthụ và vận hành hệ thống để đưa ra kết quả đo của mạng điện trong phòng thínghiệm.. Đốitượng và

Trang 1

M C L C Ụ Ụ

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.Tính cấp thiết của đề tài 3

2.Mục đích của đề tài 3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.Phương pháp nghiên cứu khoa học 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1

1.1.BÀI TOÁN ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1 1.1.1.Bài toán đo điện năng 3 pha trong phòng thí nghiệm 1

1.1.2 Yêu cầu kĩ thuật 1

1.1.3.Phương án đo điện năng 2

1.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 2

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 6

2.1 BỘ THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG CHUYỂN NGUỒN LƯỚI ĐIỆN 6

2.1.1 Cấu trúc bộ tự động chuyển nguồn lưới điện 6

2.1.2 Aptomat 3 pha 7

2.1.3 Công tắc tơ 8

2.1.4 Rơle 9

2.1.5 Sơ đồ đi dây cho chương trình chuyển nguồn tự động dùng PLC LOGO! 10

2.1.6 Viết chương trình điều khiển chuyển nguồn tự động dùng PLC LOGO 11

2.2 ĐỒNG HỒ ĐO ĐA NĂNG MFM384-C 14

2.2.1 Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo 15

Trang 2

2.2.3 Lắp đặt và đấu nối cho đồng hồ đo 18

2.2.4 Cài đặt cấu hình cho đồng hồ đo 21

2.2.5 Vận hành đồng hồ đo 24

2.3 CÔNG TƠ ĐIỆN 3 PHA EMIC MV3E4 27

2.3.1 Kích thước của công tơ điện 3 pha MV3E4 28

2.3.2 Cấu tạo của công tơ điện 3 pha MV3E4 28

2.3.3 Các đặc trưng của công tơ điện 3 pha MV3E4 30

2.3.4 Sơ đồ đấu dây của công tơ điện 3 pha MV3E4 31

2.3.5 Các yêu cầu khi lắp đặt công tơ điện 31

2.4 CÁC THIẾT BỊ KHÁC TRONG HỆ THỐNG 32

2.4.1 Aptomat 3 pha ABE 53b 32

2.4.2 Aptomat 1 pha 33

2.4.3 Biến dòng đo lường 34

2.4.4 Nguồn AC - DC 24V 35

2.5 SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY CỦA HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 35

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HỆ THỐNG 38

3.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG 38

3.2 KẾT QUẢ ĐO ĐIỆN NĂNG MẠNG ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

1 KẾT LUẬN 44

2 KIẾN NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 3

PH N M Đ U Ầ Ở Ầ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống nhân dân đượcnâng cao thì nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng Điện năng được tiêu thụ nhiềunhất và là một phần quan trọng trong công nghiệp Trong tình hình kinh tế thịtrường hiện nay, các công ty, xí nghiệp lớn nhỏ, các khu công nghiệp hiện đạiđều phải phân tích, tính toán về mọi mặt với mục đích nâng cao chất lượng cũngnhư giảm giá thành của sản phẩm Việc quản lí, giám sát chất lượng điện và đolường điện năng tiêu thụ là một phần vô cùng quan trọng đối với mỗi xí nghiệp

Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống đo thông số và đo điện năng tiêu thụcủa mạng điện là rất cần thiết Với các thông số thu được từ hệ thống sẽ giúpnhà quản lí phân tích và đưa ra các phương án cải thiện làm tăng chất lượng điệncũng như điều chỉnh mức độ sử dụng điện sao cho hợp lí nhất để đem lại hiệuquả cho xí nghiệp

2 Mục đích của đề tài

Thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống đo các thông số và điện năng tiêuthụ và vận hành hệ thống để đưa ra kết quả đo của mạng điện trong phòng thínghiệm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mạng điện trong phòng thí nghiệm là nguồn lưới điện 3 pha 4 dây Đốitượng và phạm vi nghiên cứu là bộ tự động chuyển nguồn lưới điện chính – lướiđiện dự phòng, hệ thống đo thông số mạng điện và hệ thống đo điện năng tiêuthụ điện trong phòng thí nghiệm

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Dựa vào cơ sở lí thuyết của các môn khí cụ điện, cung cấp điện để đưa racác phương án tính toán, thiết kế hệ thống, lựa chọn thiết bị và đi dây để hoànthiện mô hình hệ thống

Trang 4

Dựa vào tài liệu cài đặt và vận hành công tơ đo điện năng của hãng EMIC

để đưa ra kết quả đo điện năng tiêu thụ của mạng điện trong phòng thí nghiệm

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việc thực hiện đề tài đã giúp em củng cố thêm kiến thức về các môn khí

cụ điện, cung cấp điện và đồng thời cũng giúp em hiểu thêm về mô hình thực tế

Hải Phòng, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Hoàng

Trang 5

CH ƯƠ NG 1: T NG QUAN V H TH NG ĐO ĐI N NĂNG Ổ Ề Ệ Ố Ệ

1.1 BÀI TOÁN ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.1.1 Bài toán đo điện năng 3 pha trong phòng thí nghiệm

Ngày nay, ngành công nghiệp điện lực giữ vai trò quan trọng trong côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước Năng lượng điện được sử dụng phổ biếnnhư vậy vì nó có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng nănglương khác ( cơ năng, nhiệt năng… ), dễ dàng truyền tải đi xa, hiệu suất manglại cao Đặc biệt trong công nghiệp thì năng lượng điện là không thể thiếu Cũng

do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên chi phí cho việc sử dụng nguồn nănglượng này càng ngày càng tăng cao Vì vậy việc quản lí nguồn năng lượng này

là rất cần thiết Bài toán đặt ra là sao để biết được các thông số lưới điện cũngnhư năng lượng đã tiêu thụ tại các nhà máy xí nghiệp Dựa vào đó có thể giámsát mạng điện và đưa ra các phương án tiết kiệm năng lượng ở mức tối đa, giảmchi phí vận hành và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản suất

Trong phạm vi đề tài này, ta cần xây dựng được hệ thống đo điện năngcủa mạng điện trong phòng thí nghiệm

1.1.2 Yêu cầu kĩ thuật

- Hệ thống phải hoạt động tin cậy, ổn định, có độ chính xác cao

- Tốc độ xử lí nhanh

- Chịu quá tải tốt

- Hệ thống có khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và chịuđược bụi, nhiệt độ cao, rung lắc…

- Hệ thống có thể đo với nhiều chức năng khác nhau (đo dòng, đo áp, đocông suất, đo tần số… )

- Hệ thống có thể hoạt động ở các mạng điện khác nhau như: 3 pha 4dây, 3 pha 3 dây, 1 pha 2 dây

Trang 6

- Có khả năng kết nối với máy tính để giám sát

- Hệ thống phải đơn giản, gọn nhẹ và dễ dàng lắp đặt

- An toàn cho người sử dụng

1.1.3 Phương án đo điện năng

Trong phòng thí nghiệm sử dụng mạng điện 3 pha 4 dây với 1 nguồn lướichính và 1 nguồn dự phòng để cung cấp điện cho tải Vì vậy, hệ thống cần đặtsau thiết bị đóng cắt của 2 nguồn để đo thông số của cả 2 nguồn trên

1.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐO ĐIỆN NĂNG CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Cấu trúc hệ thống đo điện năng 3 pha của mạng điện trong phòng thínghiệm được chia làm 2 mô hình nối tiếp nhau Mô hình đầu tiên sử dụng công

tơ điện 3 pha để đo Mô hình thứ 2 sử dụng đồng hồ đa năng MFM384 – C với

hệ thống chuyển nguồn tự động bằng PLC LOGO!

Trang 7

Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống đo điện năng 3 pha trong phòng thí nghiệm

- Giải thích chức năng của hệ thống:

Hệ thống đo điện năng mạng điện trong phòng thí nghiệm sử dụng công

tơ điện và đồng hồ đa năng bao gồm có:

+ AT: là áp tô mát 3 pha cấp nguồn cho hệ thống

+ Công tơ 3 pha cơ: dùng để đo và hiển thị thông số điện năng 3 pha+ Công tơ 1 pha điện tử: dùng để đo và hiển thị thông số điện năng 1 pha+ Công tơ 1 pha cơ: dùng để đo và hiển thị thông số điện năng 1 pha

Trang 8

+ TBĐC nguồn 1: là thiết bị đóng cắt nguồn lưới chính Thiết bị đóng cắtnguồn lưới chính sử dụng một Aptomat 3 pha và một công tắc tơ Aptomat 3 pha

để đóng cắt nguồn và bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho nguồn lưới chính, đồng thờiđưa tín hiệu xác nhận có điện ở lưới chính tới PLC Công tắc tơ nhận tín hiệuđiều khiển từ PLC để thực hiện đóng cắt nguồn cấp cho tải hoạt động

+ TBĐC nguồn 2: là thiết bị đóng cắt nguồn lưới dự phòng Thiết bị đóngcắt nguồn lưới chính sử dụng một Aptomat 3 pha và một công tắc tơ Aptomat 3pha để đóng cắt nguồn và bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho nguồn lưới dự phòng,đồng thời đưa tín hiệu xác có điện ở lưới dự phòng tới PLC Công tắc tơ nhậntín hiệu điều khiển từ PLC để thực hiện đóng cắt nguồn cấp cho tải hoạt động

+ Thiết bị ĐKCNTĐ: là thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động Thiết

bị này là PLC LOGO! được cài đặt sẵn chương trình tự động chuyển nguồn vớitím hiệu đầu vào lấy từ nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng Tín hiệu racủa thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động đưa đến các cơ cấu chấp hành đểđiều khiển đóng cắt nguồn

+ CCCH1, CCCH2: là cơ cấu chấp hành 1 và cơ cấu chấp hành 2 Các cơcấu chấp hành ở đây là các rơle điện từ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC để diềukhiển các công tắc tơ ở thiết bị đóng cắt nguồn 1 và 2

- Bộ phận đo thông số mạng điện:

+ Thiết bị đo: Thiết bị đo sử dụng ở mạng điện trong phòng thí nghiệm làcác biến dòng đo lường Các biến dòng đo lường này lấy tín hiệu dòng điện đưa

về đồng hồ đo để thực hiện đo thông số mạng điện

+ Đồng hồ đo: Đồng hồ đo sử dụng trong mạng điện này là loại đồng hồ

đo đa chức năng Đồng hồ có thể đo các thông số điện áp, dòng điện, tần số,công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ của mạng điện

- Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

Muốn cấp nguồn cho hệ thống hoạt động, ta phải đóng cả hai Aptomat cấpnguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng Tín hiệu từ Aptomat AT cấp nguồncho 3 công tơ ở mô hình đầu tiên: Công tơ 3 pha cơ, công tơ 1 pha điện tử, công

Trang 9

tơ 1 pha cơ hoạt động Nguồn 3 pha nối tiếp từ công tơ 3 pha sẽ cấp nguồn cho

mô hình thứ 2 hoạt động Tín hiệu từ hai Aptomat cấp nguồn được đưa về PLC.PLC nhận được tín hiệu đầu vào ở cả hai nguồn lưới chính và nguồn lưới dựphòng đều có điện Với chương trình được cài đặt sẵn trong PLC sẽ đưa ra tínhiệu điều khiển để đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 cấp nguồn chocông tắc tơ 1 Khi công tắc tơ 1 có điện sẽ cấp nguồn lưới chính cho tải hoạtđộng Lúc này, các biến dòng đo lường sẽ đưa tín hiệu dòng điện của nguồn lướichính về đồng hồ đo Đồng hồ đo là nhiệm vụ đo thông số dòng điện, điện áp,tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ ở nguồn lưới chính

- Khi nguồn lưới chính bị sự cố sẽ không có tín hiệu gửi về PLC Khi đó,PLC sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 2cấp nguồn cho công tắc tơ 2, đồng thời đưa ra tín hiệu điều khiển mở tiếp điểmcủa rơle ở cơ cấu chấp hành 1 để chắc chắn rằng đã ngừng cấp nguồn từ nguồnlưới chính

Công tắc tơ 2 có điện sẽ cấp nguồn cho lưới dự phòng cho tải hoạt động.Lúc này, các biến dòng đo lường sẽ đưa tín hiệu dòng điện của nguồn lưới dựphòng về đồng hồ đo Đồng hồ đo là nhiệm vụ đo thông số dòng điện, điện áp,tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ ở nguồn lưới dự phòng

- Khi nguồn lưới chính có điện trở lại thì tín hiệu được gửi về PLC PLC sẽđưa ra tín hiệu điều khiển đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 cấpnguồn cho công tắc tơ 1 và mở tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 2 để chắcchắn rằng ngừng cấp nguồn từ nguồn lưới dự phòng

Trang 10

CH ƯƠ NG 2: L A CH N CÁC THI T B CHO H TH NG Ự Ọ Ế Ị Ệ Ố ĐO

ĐI N NĂNG 3 PHA TRONG PHÒNG THÍ NGHI M Ệ Ệ

2.1 B THI T B T Đ NG CHUY N NGU N L Ộ Ế Ị Ự Ộ Ể Ồ ƯỚ I ĐI N Ệ

2.1.1 C u trúc b t đ ng chuy n ngu n l ấ ộ ự ộ ể ồ ướ i đi n ệ

Hình 2.1: Cấu trúc bộ tự động chuyển nguồn lưới điện trong phòng thí nghiệm

Bộ thiết bị tự động chuyển nguồn trong phòng thí nghiệm gồm nhữngthiết bị sau:

+ Thiết bị đóng cắt: sử dụng 2 Aptomat 3 pha AT1, AT2 và 2 Công tắc tơCTT1, CTT2

+ Cơ cấu chấp hành: sử dụng 4 Role điện từ RL1, RL2, RL3, RL4

+ Thiết bị điều khiển: sử dụng PLC LOGO!

+ Cơ cấu chấp hành: sử dụng các rơle điện từ RL1, RL2, RL3, RL4

Trang 12

2.1.3 Công t c t ắ ơ

Hình 2.3: Công tắc tơ LS GMC-32

Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để đóng cắt thường xuyên các mạch điệnđộng lực từ xa bằng tay hoặc tự động Việc đóng cắt công tắc tơ có thể thực hiệnbằng nam châm điện, thủy lực hay bằng khí nén Thông thường sử dụng loạibằng nam châm điện

Trong bộ thiết bị tự động chuyển nguồn của PTN sử dụng 2 công tắc tơ 3pha do hãng LS sản xuất tại Hàn Quốc:

- Tần số: 50/60 Hz

Trang 13

2.1.4 R le ơ

Hình 2.4: Rơle OMRON NY4NJ

Rơle là khí cụ điện mà đặc tính vào - ra có tính chất như sau: Tín hiệu đầu

ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt giá trị xác định

Đại lượng cần để rơle hoạt động được gọi là đại lượng tác dụng Các đạilượng tác dụng được đặt vào các đầu vào khác nhau của rơle, chúng có thể là 1hoặc nhiều đại lượng khác nhau Rơle có đại lượng tác dụng là đại lượng điện( dòng điện, điện áp, công suất,…) được gọi là rơle điện

Trong bộ thiết bị chuyển nguồn tự động của PTN sử dụng 4 rơle điện từ

do OMRON sản xuất

- 2 rơle OMRON 220VAC:

+ Mã hiệu: NY4NJ+ Điện áp định mức: 240 VAC+ Dòng điện định mức: 5A

- 2 rơle OMRON 24 VDC

+ Mã hiệu: NY2NJ+ Điện áp định mức: 28VDC+ Dòng điện định mức: 5 A

Trang 14

2.1.5 S đ đi dây cho ch ơ ồ ươ ng trình chuy n ngu n t đ ng dùng PLC ể ồ ự ộ LOGO!

+ sơ đồ mạch động lực của hệ thống chuyển nguồn tự động

Hình 2.5 Sơ đồ mạch động lực của hệ thống chuyển nguồn

Nguyên lí của mạch động lực:

Trang 15

Giả sử có 2 nguồn là nguồn lưới 1 và nguồn lưới 2, nếu nguồn điện 1đang sử dụng mà mất điện thì ngay lập tức R2 có điện, tín hiệu được gửi đếnPLC LOGO Sau 5s PLC sẽ thực hiện chương trình để điều khiển cấp nguồncho rơ le R4, tiếp điểm rơ le R4 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho cuộnhút K2, tiếp điểm K2 đóng lại nguồn lưới 2 được cấp đến phụ tải Khi nguồnlưới 1 có điện trở lại thì R1 có điện tiếp điểm R1 đóng lại cấp tín hiệu điều khiểncho PLC LOGO Sau 5s plc sẽ thực hiện chương trình cấp nguồn cho rơ le trunggian R3, tiếp điểm R3 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút K1,tiếp điểm K1 đóng lại, tải lại được cấp nguồn trở lại từ lưới 1 Và lúc này đồngthời tiếp điểm K2 ở mạch động lực sẽ mở ra.

+24VDCN

Hình 2.6 Sơ đồ điều khiển cho PLC LOGO!

2.1.6 Vi t ch ế ươ ng trình đi u khi n chuy n ngu n t đ ng dùng PLC ề ể ể ồ ự ộ LOGO

Logo! là bộ điều khiển lập trình loại nhỏ đa chức năng của siemens có các

chức năng cơ bản được dùng để thiết lập một mạch điện đơn giản và được chếtạo với nhiều loại khác nhau để phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể Do đó nó

Trang 16

được sử dụng ở nhiều mức điện áp vào khác nhau như: 12VDC, 24VAC,24VDC, 230VAC và có ngõ ra số và ngõ ra relay.

* Các đầu nối ra CO (CONECTORS)

- Các ngõ vào của logo ký hiệu từ I1 đến I6

- Các ngõ ra của logo ký hiệu từ Q1 đến Q4

- Các đầu nối có thể sử dụng trong Menu Co là:

+ Ngõ vào ( Inputs): I1 – I2 – I3 – I4 – I5 – I6 – I7 – I8

Hình 2.7 Chương trình điều khiển cho PLC LOGO

* Thực hiện lập trình bằng tay cho LOGO!

Sau khi nối dây và cấp nguồn cho Logo, nếu không có chương trình trong

Logo hay card nhớ thì logo hiển thị thông báo: No program.

Nhấn đồng thời 3 phím: ,và OK thì màn hình sẽ hiển thị menu chính

để vào phương thức lập trình

Trang 17

Hình 2.8 Thiết lập chương trình mới cho LOGO!

- Để lập trình thời gian ta chọn Set Clock

Chọn các ngày DAY: SU- MO- TU- WE- TH- FR- SA bằng phím hay

 - OK

Nhấn phím chọn giờ TIME: 00.00 bằng các phím hay  - OK

- Để xóa 1 chương trình ta chọn Clear Program  chọn NO hay YES(chọn NO là không xóa, chọn YES là xóa hết chương trình cũ), xong OK đểthực hiện lệnh

Hình 2.9 Xóa chương trình LOGO!

- Để viết chương trình mới ta chọn Edit Program

Việc lập trình sẽ được thực hiện theo chiều từ phải sang trái

Sau khi kết thúc cài đặt nhấn “start” để bắt đầu thực hiện chương trình

Trang 18

Hình 2.10 Chương trình bắt đầu chạy trên logo!

2.2 Đ NG H ĐO ĐA NĂNG MFM384-C Ồ Ồ

Hình 2.11 Mặt trước của đồng hồ đo MFM384-C

Trang 19

2.2.1 Thông s kỹ thu t c a đ ng h đo ố ậ ủ ồ ồ

Trong hệ thống giám sát điện năng trong PTN sử dụng 1 đồng hồ đo đanăng do hãng SELECT sản xuất để lấy thông số mạng điện

Đồng hồ có kích thước 96 x 96 mm

Trọng lượng: 318 gms

Màn hình hiển thị:

- Hiển thị bằng màn hình LCD có đèn nền

- Hiển thị thông số mạng điện 4 hàng, mỗi hang có 4 số

- Hàng thứ 5 có 8 số để hiển thị thông số điện năng

- Thanh đồ thị hiển thị ở đầu mỗi hang

- Chuyển màn hình hiển thị tự động hoặc bằng tay (lập trình được)

- Thời gian cập nhật màn hình hiển thị cho tất cả các thông số là 1 giâyĐiện áp tiêu chuẩn đầu vào:

11÷ 300 VAC( L – N)19÷ 519 VAC( L – L)Theo tiêu chuẩn UL:

11÷ 277 VAC(L – N)19÷ 480 VAC(L – L)Dòng điện đầu vào: danh định là 5A AC( giá trị nhỏ nhất là 11 mA, giá trịlớn nhất là 6 A)

Công suất tiêu thụ nhỏ hơn 8VA

Xung đầu ra:

Trang 20

- Dòng điện cho phép: giá trị lớn nhất là 100 mA

- Độ rộng xung: 100ms± 5ms

Điều kiện môi trường xung quanh cho phép:

- Sử dụng trong nhà

- Độ cao cho phép lên đến 2000m

- Ô nhiễm môi trường mức độ 2

- Nhiệt độ cho phép hoạt động: -10oC÷ 55oC

- Nhiệt độ cho phép bảo quản: -20oC ÷ 75oC

- Độ ẩm cho phép lên đến 85%

2.2.2 Ch c năng ứ

Sử dụng để đo thông số trong các mạng điện như: 3 pha- 4 dây,3 pha – 3dây, 2 pha – 3 dây và 1 pha – 2 dây

Đo điện áp 3 pha

Đo dòng điện 3 pha

Đo tần số trong phạm vi 45 ÷ 65Hz

Đo công suất tác dụng 3 pha ( đo từng pha)

Đo công suất phản kháng 3 pha ( đo từng pha)

Đo công suất biểu kiến 3 pha ( đo từng pha)

Đo điện năng tác dụng 3 pha

Đo điện năng phản kháng 3 pha

Đo điện năng biểu kiến 3 pha

Đo hệ số công suất 3 pha

Đồng hồ sử dụng truyền thông MODBUS RTU kết nối với máy tínhthông qua đường truyền vật lý RS485 – USB Việc kết nối giữa đồng hồ và máytính để thực hiện giám sát mạng điện từ xa

Đầu ra xung (Pulse O/P) từ đồng hồ đo MFM384 – C có thể được đưa vàomột quá trình thông qua PLC cho việc kiểm soát nguồn điện năng tiêu dùngtrong quá trình

Trang 21

Hình 2.12 Sơ đồ kết nối chân xung đầu ra với PLC.

Đầu ra xung (Pulse O/P) từ đồng hồ đo được sử dụng là máy phát báođộng hoặc bộ điều khiển tổng điện năng tiêu thụ bằng cách kết nối với bộ đếm

và mạch điều khiển Bộ đếm được đặt giá trị ở mức tiêu thụ điện năng tối đa.Khi bộ đếm đạt giá trị đặt sẽ phát tín hiệu tới mạch điều khiển để có thể điềuchỉnh phù hợp

Hình 2.13 Sơ đồ kết nối chân xung đầu ra với bộ đếm và mạch điều khiển.

Trang 22

2.2.3 L p đ t và đ u n i cho đ ng h đo ắ ặ ấ ố ồ ồ

Đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo phải được thực hiện theo đúng quy định

bố trí đấu nối Chắc chắn tất cả kết nối phải chính xác

Dây cáp sử dụng để đấu nối nguồn cấp cho đồng hồ đo phải có tiết diện0.5mm2 ÷ 5mm2 Dây cáp cáp có khả năng chịu dòng tải là 6A

Dây cáp đấu nối thường sử dụng là dây cáp có lõi bằng đồng, có thể là cápxoắn hoặc cáp lõi đơn

Để tránh nguy cơ bị điện giật phải ngắt nguồn điện đến đồng hồ đo trongkhi đấu nối dây dẫn

Đồng hồ này thông thường được tích hợp trở thành một phần của tủ điềukhiển chính và trong trường hợp như vậy người dùng không thể tiếp cận trựctiếp tới hệ thống dây điện bên trong sau khi đã được lắp đặt

Dây dẫn không được tiếp xúc với mạch bên trong của đồng hồ, nếu không

có thể dẫn đến mối nguy hiểm cho tính mạng người vận hành hoặc bị chập điệnkhi vận hành

Thiết bị đóng cắt phải được lắp đặt thuận tiện cho việc đóng, cắt cấpnguồn cho đồng hồ đo Tuy nhiên, thiết bị đóng cắt phải được đặt ở vị trí thuậntiện dễ dàng có thể điều khiển

Trước khi ngắt kết nối thứ cấp của biến dòng ra khỏi đồng hồ đo phải đảmbảo chắc chắn rằng biến dòng đã bị ngắt mạch để tránh bị điện giật và bị thương

Đồng hồ đo không được lắp đặt trong điều kiện môi trường khác vớinhững môi trường đã nêu ở phần thông số kỹ thuật

Đồng hồ đo không được tích hợp cầu chì bảo vệ bên trong Khi lắp đặtđồng hồ đo cần lắp đặt thêm aptomat hoặc cầu chì có giá trị 275 VAC/0.5 A ởbên ngoài để bảo vệ đồng hồ đo

Trang 23

Hình 2.14 Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 3 pha 4 dây

Hình 2.15 Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 3 pha 3 dây

Trang 24

Hình 2.16 Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 2 pha 3 dây

Hình 2.17 Sơ đồ đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo với lưới 1 pha 2 dây

Trang 25

2.2.4 Cài đ t c u hình cho đ ng h đo ặ ấ ồ ồ

Để chuyển đổi giữa chế độ tự động và chế độ bằng tay ta ấn và giữ nút trong vòng 5 giây Thông thường, đồng hồ đo hoạt động mặc định ở chế độ điềukhiển tự động Trong chế độ hoạt động tự động, các trang màn hình hiển thịđược chuyển một cách tự động với tốc độ 5 giây mỗi trang Khi đồng hồ đang ởchế độ hoạt động tự động mà các phím được ấn thì thiết bị tạm thời chuyển sangchế độ diều khiển bằng tay và các trang đang hiển thị sẽ hiển thị trên màn hình,nếu phím không bị ấn trong 5 giây thì đồng hồ đo tiếp tục hoạt động ở chế độđiều khiển tự động

Đồng hồ đo có 6 phím ấn chuyên dụng với biểu tượng như: ◄, ►, ▼, ▲,

←, Để cài đặt cấu hình cho đồng hồ, ta dùng 6 phím chuyên dụng này đểnhập vào danh sách cấu hình hoặc thay đổi cài đặt

+ Ấn giữ đồng thời 2 nút ▲, ▼ trong 5 giây để đăng nhập vào hoặc thoátkhỏi cài đặt cấu hình

+ Sau 5 giây người vận hành sẽ sử dụng 4 phím ◄, ►, ▼, ▲ để nhậpmật khẩu Kết thúc bằng phím

+ Ấn nút ◄ hoặc ► để di chuyển sang trái hoặc sang phải mỗi con số đểthay đổi hoặc nhập vào cấu hình cần trọn

+ Ấn nút ▲ hoặc ▼ để tăng dần hoặc giảm dần thông số cấu hình cho đếnkhi phù hợp

+ Ấn nút ← để quay lại trang cài đặt cấu hình trước

+ Ấn nút để lưu lại cài đặt cấu hình và di chuyển đến trang kế tiếp

Bảng 2.1: Thông số cài đặt cấu hình cho đồng hồ đo

Ngày đăng: 24/05/2016, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w