báo cáo điều tra và thiết kế xây dựng mô hình hệ thống canh tác bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơi đất cao nhiều cát thuộc vùng núi An Giang
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐIỀU TRA VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NƠI ĐẤT CAO NHIỀU CÁT THUỘC VÙNG BẢY NÚI AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN VĂN MINH Cộng tác viên: TRẦN VĂN KHẢI VÕ THỊNH VƯỢNG LÊ VĂN NAM LÊ PHƯỚC SANG Long Xuyên, tháng 5 năm 2006 2 CẢM TẠ Vô cùng biết ơn những tấm lòng đã hết sức giúp đở tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu nầy: - GS.TS.NGND. Võ-Tòng Xuân, TS. Nguyễn Tri Khiêm những người thầy đã tận tình hướng dẫn. - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ đã tận tình giúp đở về học thuật và kiến thức chuyên môn cũng như sự quan tâm trong việc hiệu đính. - KS. Nguyễn Văn Phương PGĐ. Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang đã gợi ý, giúp đở và ủng hộ đề tài nghiên cứu. - Th.S. Nguyễn văn Mì Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT đã tạo điều kiện thuận lợi về chuyên môn và tiếp xúc địa phương. - Chính quyền địa phương, Hội nông dân các xã Lương Phi, Lê Trì và Thị trấn Ba Chúc đã tạo mọi điều kiện về tổ chức hội thảo, phỏng vấn nông hộ và tạo mọi thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. - Các đồng sự trong Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng đã góp công sức vào quá trình thực hiện trong đó có các thầy cô Trần Văn Khải, Phạm Huỳnh Thanh Vân, Võ thị Xuân Tuyền, Trịnh Hoài Vũ đã sát cánh bên tôi từ những ngày đầu vừa mới triển khai nghiên cứu. Cô Nguyễn thị Minh Châu đọc và sữa bản thảo - Các sinh viên ĐH2PN Đại Học An Giang Võ Thịnh Vượng, Lê Văn Nam, Lê Phước Sang đã cùng tôi phỏng vấn nông hộ tại các điểm nghiên cứu, tổng kết số liệu và trình bày bản thảo. - Các sinh viên ĐH2PN và ĐH3PN đã hợp tác trong các cuộc phỏng vấn nông hộ. 3 LỜI NÓI ĐẦU Vùng núi Dài gồm 3 xã Lương Phi, Lê Trì, Châu Lăng và Thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn là vùng bán sơn địa, đất đai không được phì nhiêu như đất ở đồng bằng của tỉnh An Giang. Vì thế nó có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng nói riêng và toàn khu vực Bảy Núi nói chung. Trước đây, trong thời kỳ còn chiến tranh, vì là vùng tranh chấp nên đời sống nhân dân quá khó khăn. Đến nay, sau hơn 30 giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quê hương miền núi nầy đã có những sự thay đổi to lớn về hạ tầng cơ sở cho đến sản xuất nông nghiệp và đang hướng đến một nền nông nghiệp-du lịch sinh thái bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất hướng đến một nền nông nghiệp bền vững còn có những vấn đề bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Đó là xu hướng độc canh cây lúa đang thống trị ở một bộ phận lớn dân cư và các cấp lãnh đạo địa phương vì phát triển cây lúa tỏ ra dễ dàng hơn các loại hoa màu khác.Thứ hai, năng suất, sản lượng cây trồng còn thấp so với các vùng khác do tính chất đất đai kém màu mỡ hạn chế. Thứ ba, việc thiếu nước tưới trong năm, đặc biệt ở mùa khô là một yếu tố quan trọng hàng đầu làm giới hạn việc thâm canh tăng vụ, không phát huy được hết sức sản xuất của lao động nông thôn. Từ đó, tồn tại tình trạng một bộ phận dân cư dưới mức ngưỡng nghèo và tái nghèo còn phổ biến ở vùng nầy. Ngoài ra, tập quán không dùng phân chuồng, phân xanh, phân ủ để trả lại cho đất những chất do thu hoạch cây trồng lấy đi mà chỉ dùng phân hóa học làm cho đất ngày càng xấu hơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững của môi trường. Từ những suy nghĩ trên, nhu cầu cần phải có những nghiên cứu cơ bản về kinh tế hộ, các hệ thống canh tác hiện hành, những khó khăn thuận lợi đối với nông hộ đang trực canh, những ưu nhược điểm của điều kiện môi trường, cơ hội và tiềm năng phát triển của vùng, những nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những biện pháp làm giàu đất trồng giúp khắc phục sự xuống cấp và suy kiệt của môi trường là những việc làm cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ cách đặt vấn đề như thế, quá trình nghiên cứu chia thành 3 giai đoạn. Đầu tiên, tìm hiểu tổng quát về hiện tình kinh tế hộ và các hệ thống canh tác phổ biến cùng với các mô hình tiên tiến đang được thực hiện tại vùng, bằng các phương pháp tiếp cận nông dân và phỏng vấn kinh tế hộ. Kế đến, khảo sát thí điểm các nông hộ có mô hình canh tác tiên tiến, hiệu quả cao đồng thời đúc rút ưu khuyết điểm làm cơ sở để nhân rộng mô hình. Cuối cùng, triển khai thực hiện các thử nghiệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như các mô hình có sử dụng phân bón từ nguồn gốc hữu cơ bảo vệ môi trường bền vững nhằm khuyến cáo nông dân 4 TÓM TẮT Nhằm mục đích tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế-môi trường của mô hình hệ thống canh tác trên vùng đất xám nhiều cát 2 xã và 1 thị trấn điểm tại khu vực Núi Dài thuộc huyện Tri Tôn An Giang, cuộc nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng 2 năm 2004-2005 để giải đáp vấn đề trên. Bằng cách dùng các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA), phương pháp phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn nhóm am hiểu sự việc (KIP) và bằng quan sát trực quan, cuộc nghiên cứu đã tiến hành 3 hội thảo với qui mô trung bình 20 nông dân đại diện ở 3 điểm xã, thị trấn cùng với 4 cuộc phỏng vấn các cấp lãnh đạo nông nghiệp huyện, xã để tìm hiểu tổng quan về vùng nghiên cứu. Phỏng vấn 273 hộ nông dân gồm 3 nhóm giàu, nghèo , trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá của địa phương, được phân phối đều về các ấp, khóm thuộc 3 điểm nghiên cứu với khoảng cách tối thiểu là 10 hộ. Tổng hợp và phân tích số liệu thống kê mô tả bằng chương trình Excel với các số trung bình, tối đa, tối thiểu. Kết quả cho thấy nguồn lực nông hộ đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, vùng nghiên cứu chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt. Vùng ruộng trên chỉ dựa vào nguồn nước mưa để tưới nên hàng năm chỉ sản xuất được 1 vụ nên kinh tế hộ khó khăn. Trái lại, hộ nào có đất ở ruộng bưng hoặc có đất ở 2 nơi thì cuộc sống khá giả hơn. Cơ cấu thu nhập hộ do sản xuất nông nghiệp chiếm trên 85% so với phi nông nghiệp, trong đó trồng trọt 84%, chăn nuôi xấp xỉ 16%. Thu nhập của nhóm hộ nghèo dưới ngưỡng nghèo 200.000đ/tháng. Nhóm hộ trung bình có thu nhập khá hơn nhưng phần dư không nhiều trong khi đó nhóm giàu cách biệt xa với 2 nhóm kia với thu nhập và phần dư cao hơn 10 lần. Mô hình HTCT ruộng trên hiện nay chỉ 1 vụ với các loại cây trồng như lúa mùa, lúa Hè- Thu, củ sắn, củ gừng, khoai mì, đậu xanh, đậu phộng, năng suất cây trồng thấp, thu nhập trung bình 20 triệu đồng/ha/năm. Gừng và củ sắn cao hơn ( 81và 32 triệu đồng), nhưng chỉ số lợi tức biên và hiệu quả đồng vốn không được cao lắm. Mô hình HTCT ruộng bưng trong đê bao vững chắc gồm 2 vụ lúa, 3 vụ lúa, 2 luá 1 màu là đậu xanh, dưa hấu với thu nhập cao trên 40 triệu đồng. Ruộng bưng không có đê bao thường là 2 vụ gồm Hè –Thu sớm và cây vụ Đông như đậu xanh, dưa hấu Tết với thu nhập trung bình trên dưới 25 triệu đồng. Các mô hình đã được thiết kế và đề xuất căn cứ vào các tiêu chí của Nhà nước về phát triển HTCT chuyển đổi bền vững, hiệu quả cao như sau: - Ruộng trên có 3 mô hình: (1)Lúa HT - Đậu phộng vụ Đông; (2) Đậu phộng (Đậu xanh) HT -Trồng cỏ nuôi bò (3) Đậu xanh HT – Lúa Nàng nhen mùa – Cây phân xanh với thu nhập tuần tự là 20; 18; 25 triệu đồng/ha/năm - Ruộng bưng có đê bao 2 mô hình:(1) Hai vụ lúa ĐX- HT- Đậu nành vụ Đông (2) Hai vụ lúa HT-TĐ – Dưa hấu Tết với thu nhập tuần tự là 41; 34 triệu đồng/ha/năm - Ruộng bưng không đê bao: (1) Lúa HT – Dưa hấu vụ Đông (2) Lúa mùa – Dưa hấu Tết với thu nhập tuần tự là 27; 74 triệu đồng/ha/năm Khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi bò cần phải được quan tâm đúng mức. Kế đến là nước tưới cho tiểu vùng ruộng trên. Nếu giải quyết được nước tưới cho vùng nầy bằng cách xây dựng 2 hồ chứa nước lớn Ô vàng (Ba Chúc), Ô Tà Sóc (Lương Phi) thuộc núi Dài sẽ mở ra khả năng thâm canh, tăng vụ tạo điều kiện cho các nông hộ vươn lên làm giàu đồng thời phát triển du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh của thánh địa đạo Hiếu Nghĩa góp thêm công ăn việc làm cho người dân sung túc hơn. 5 KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐX Đông Xuân HT Hè Thu HQKT Hiệu quả kinh tế HTCT Hệ thống canh tác KHKT Khoa học kỹ thuật MHCT Mô hình canh tác MBCR Marginal Benefit Cost Rate: Thu nhập biên hay Lợi tức biên MRCR Marginal Revenue Cost Rate: Doanh thu biên M Mùa NN Nông nghiệp PRA Participatory Rural Appraisal: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân PTNT Phát triển nông thôn RAVC Return above variable cost: Thu nhập trên biến phí SALT1 Sloping Argicultural Land Technology: kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc SALT2 Simple Agro-livestock Technology: kỹ thuật canh tác nông súc đơn giản SALT3 Sustainable Agroforest Land Technology: kỹ thuật canh tác nông - lâm kết hợp bền vững SALT4 Small Agro-fruit Livelihood Technology: kỹ thuật sản xuất nông nghiệp kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ SWOT Strenght Weak Opportunity Threat: Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro TĐ Thu Đông TT Thị Trấn UBND Ủy Ban Nhân Dân 6 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU Vùng đất cao nhiều cát ở Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) là một vùng có tập quán trồng 1 vụ lúa mùa nhờ nước trời nên năng suất rất thấp hoặc sống nhờ vào làm rẫy trồng màu. Chung quanh nhà có trồng thêm cây Tầm vông, xoài Thanh Ca và một vài loại cây khác làm nguồn thu nhập phụ. Vùng nghiên cứu gồm 2 xã Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc có đến 24% dân số thuộc người Khmer, số hộ người Khmer chiếm 23%. Đặc biệt xã Lê Trì hộ người Khmer chiếm đến 53% và chiếm 28,8% dân số. Do đặc tính đất xám nghèo dinh dưỡng, vùng ruộng trên nước lũ hằng năm không ngập đến nên việc canh tác lệ thuộc vào nước mưa và nguồn nước ngầm rất hạn chế nên chỉ trồng được một vụ lúa hoặc màu trong năm. Nguồn thu của nông hộ chỉ nhờ vào một vụ lúa hoặc rau màu và được tăng thêm nhờ vào thu nhập của xoài, tầm vông. Vùng ruộng bưng đất thấp nước lũ hằng năm đều ngập và đã có các hệ thống dẫn nước từ kinh Vĩnh Tế và kinh Tám ngàn vào từ giữa thập niên 90 đến nay nên đã có thể tăng lên 2 vụ lúa là phổ biến; một số ít hộ trồng 1 lúa 1 màu và cũng đã có những hộ tăng lên 3 vụ ở nơi có đê bao chủ động được nước tưới. Nhìn chung, hệ thống canh tác của vùng nghiên cứu vẫn còn là độc canh cây lúa. Trước tình hình giá lúa gạo, lương thực bấp bênh trong những năm gần đây khiến cho các hộ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Do vậy, tìm giải pháp để phá thế độc canh cây lúa đồng thời tăng thu nhập cho các hộ nông dân là thực sự cần thiết. Theo xu thế chung của đất nước, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn mà trong đó sự chuyển đổi cây trồng sang một hệ thống canh tác mới đa canh bền vững, có hiệu quả là một yêu cầu khách quan và bức xúc. Điều này cũng nhằm mục đích tránh bị động vào giá lúa gạo và cũng nhằm nâng cao mức sống cho nông hộ. Tỉnh đã triển khai một số chương trình hệ thống canh tác cho 2 huyện miền Núi nhằm vào mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho người nông dân. A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU Đề tài” Điều tra và thiết kế xây dựng mô hình hệ thống canh tác bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơi đất cao nhiều cát thuộc vùng Bảy Núi An Giang.” được thực hiện nhằm các mục tiêu tổng quát là tập trung vào nghiên cứu các mô hình tiên tiến có hiệu quả kinh tế so với mô hình trồng đại trà là 1 hoặc 2 vụ lúa để làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng các mô hình hiệu quả hơn. Mục tiêu cụ thể gồm có: - Đánh giá tình hình kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế-tài chính của các hộ đang thực hiện các mô hình canh tác đại trà và tiên tiến. - So sánh và tìm ra những mô hình tiên tiến hiện có mang tính bền vững và hiệu quả cao. - Thiết kế xây dựng ít nhất 2 mô hình canh tác đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng nghiên cứu. II. NỘI DUNG 7 - Dùng các phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác như phiếu phỏng vấn nông hộ, PRA, SWOT, phỏng vấn chuyên gia, quan sát thực tế … để điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ, phân loại thành 3 nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo nhằm phân tích thu nhập và phần dư tài chính của nông hộ và nhân khẩu, phản ảnh một cách trung thực mức sống của nông dân tại điểm nghiên cứu. - Sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính như lãi thuần (RAVC), hiệu quả đồng vốn, lãi/vốn, lãi/vật tư, doanh thu biên tế, lợi tức biên tế để đánh giá hiệu quả kinh tế từng mô hình hệ thống canh tác và so sánh các mô hình có hiệu quả cao, tiên tiến với mô hình trồng đại trà, phổ biến tại vùng nghiên cứu. - Từ các phân tích trên, đúc kết, lựa chọn và kiến nghị các mô hình HTCT có hiệu quả cao nhằm tăng thu nhập cho nông hộ và bảo đảm tính bền vững của môi trường. Đề tài cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tại vùng đất xám cao nhiều cát vùng Bảy Núi vốn là nơi nghèo so với các nơi khác trong Tỉnh B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân đang thực hiện các HTCT trên vùng đất xám quanh chân núi Dài thuộc Huyện Tri Tôn. II. PHẠM VI Phạm vi không gian: Quanh chân núi Dài có 4 xã: Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc. Các xã, thị trấn nầy được phân chia ranh giới địa lý đều có núi và đất bằng. Chọn 3 điểm Lương Phi, Lê Trì và TT. Ba Chúc làm đại diện cho vùng nghiên cứu. Phạm vi kinh tế, xã hội: - Chỉ chọn các hộ nông dân trực tiếp sản xuất không chọn các hộ xâm canh, tiểu thương, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - Không phân biệt hộ người Kinh hay Khmer C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Đặc điểm chung kinh tế nông hộ, nông nghiệp, nông thôn 1.1. Thế nào là kinh tế nông hộ, nông nghiệp, nông thôn Theo Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng “ Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, là một đơn vị về mặt chính quyền, là gia đình sống bằng nghề nông. Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất cơ bản, một đơn vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khác biệt. Định nghĩa của Đào Công Tiến (2003) về kinh tế nông hộ như sau: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tự tích lũy, tự 8 đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp rồi lên sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. 1.2. Vì sao hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ Là đơn vị kinh tế tự chủ có nghĩa là mỗi hộ nông dân tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu (Lâm Quang Huyên, 2003). Hoặc theo Đào Công Tiến (2003) đơn vị kinh tế tự chủ “ là tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên sự cân bằng giữa nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình.” 2. Thực trạng kinh tế nông hộ Việt nam 2.1. Tình hình nông hộ ở nông thôn Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng, nước ta hiện nay và nhiều năm tới vẫn còn là một nước nông nghiệp. Dân số và lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân và lao động cả nước (từ 70 – 80%). Tỷ trọng số hộ nông dân trong tổng số hộ gia đình ở vùng nông thôn cao nhất là miền núi và trung du Bắc Bộ chiếm 91,2%. Đồng bằng Sông Hồng chiếm 91,13% rồi đến khu 4 cũ chiếm 83,16%; Tây Nguyên chiếm 76,78%; Duyên hải miền Trung chiếm 74,37%; ĐBSCL chiếm 69,94% và thấp nhất là miền Đông Nam Bộ chiếm 48,42% (Lâm Quang Huyên, 2003). Bảng 1: Số nông hộ ở các vùng (1994) Đvt: hộ Khu vực Số lượng (%) Miền núi và Trung Du Bắc Bộ 1.892.900 9,88 Đồng Bằng Sông Hồng 2.558.100 13,36 Khu 4 cũ 1.522.500 7,95 Duyên Hải Miền Trung 957.800 5,00 Tây Nguyên 393.800 2,06 Đông Nam Bộ 484.000 2,53 Đồng Bằng Sông Cửu Long 1.766.300 9,22 Cả nước 9.575.700 50,00 Tổng 19.151.100 100,00 Nguồn: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 2003. 2.2. Tình hình đất đai của nông hộ Theo Lâm Quang Huyên (2003), diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ nông dân nước ta rất thấp và ngày càng giảm. Cao nhất là ĐBSCL – 10.149 m 2 , rồi đến Đông Nam Bộ – 9.169 m 2 và Tây Nguyên – 7.412 m 2 . Các tỉnh có diện tích ruộng đất bình quân của hộ nông dân cao nhất là Minh Hải cũ – 15.923 m 2 , Kiên Giang – 14.963 m 2 và Sóc Trăng – 14.737 m 2 . Thấp nhất là Hải Phòng – 1.997 m 2 , Hà Nội – 2.117 m 2 và Thái Bình – 2.179 m 2 . Bảng 2: Diện tích đất nông nghiệp bình quân nông hộ (1994) Đvt: 1.000m 2 Khu vực Diện tích (%) Miền núi và trung du Bắc Bộ 4,31 9,49 Đồng bằng Sông Hồng 2,28 5,02 9 Khu 4 cũ 3,00 6,60 Duyên hải Miền Trung 4,13 9,09 Tây Nguyên 7,41 16,31 Đông Nam Bộ 9,17 20,18 Đồng Bằng Sông Cửu Long 10,15 22,34 Cả nước 4,98 10,96 Tổng 45,43 100,00 Nguồn: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 2003. 2.3. Tình hình nhân khẩu và lao động Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng: bình quân nhân khẩu của hộ nông dân trong cả nước năm 1994 là 4,47 người và bình quân lao động là 2,35 người. Bình quân lao động của hộ nông dân cao nhất là ĐBSCL – 2,67 người, Đông Nam Bộ –2,51 người, thấp nhất là Đồng bằng Sông Hồng – 1,97 người và Khu 4 cũ – 2,05 người. Bảng 3: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô đất nông nghiệp trong cả nước (1994) Quy mô diện tích Số hộ (%) Hộ không có đất 672.000 6,64 Hộ có dưới 0,2 2.567.689 25,37 từ 0,2 – 0,5 4.189.179 41,39 từ 0,5 – 1 1.556.642 15,38 từ 1 – 3 1.022.523 10,10 từ 3 – 5 93.347 0,92 từ 5 – 10 18.572 0,18 Trên 10 1.832 0,02 Tổng 10.121.784 100,00 Nguồn: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 2003. Còn đối với các hộ nông dân sản xuất rau hoa quả, cây cảnh, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,… thì với qui mô diện tích nhỏ hay lớn đều hướng về sản xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu, và khối lượng, tỷ suất nông sản hàng hóa ít phụ thuộc vào qui mô đất đai. Một số hộ với 500 – 1.000 m 2 trồng hoa, cây cảnh có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm với tỷ suất hàng hóa đạt 100% (Lâm Quang Huyên, 2003). 2.4. Tình hình năng lực và trình độ sản xuất của nông hộ Về năng lực và trình độ sản xuất, kinh tế hộ nông dân hiện nay đã và đang hình thành 4 loại hộ (Lâm Quang Huyên, 2003): * Loại hộ nông dân nghèo: Thiếu đất, thiếu vốn, thiếu vật tư kỹ thuật và công cụ sản xuất, thiếu kiến thức và năng lực quản lý sản xuất nông nghiệp, đôi khi thiếu cả lao động nên trình độ sản xuất thấp kém. Kết quả là năng suất cây trồng vật nuôi thấp, làm không đủ ăn. Nhóm này chiếm khoảng 15 – 20% tổng số hộ nông dân. * Loại hộ nông dân trung bình: Có quỹ đất khá hơn nhưng thiếu vốn và vật tư kỹ thuật, quản lý sản xuất khá hơn loại trên nhưng cũng còn hạn chế nên năng lực sản xuất cũng chỉ đóng khung ở mức sản xuất tự túc là chủ yếu, sản lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa chưa đáng kể. Loại hộ này chiếm khoảng trên dưới 50% tổng số hộ nông dân. 10 * Loại hộ nông dân khá: Có quỹ đất nhiều hơn trung bình, có vốn để mua vật tư kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ mới, có kinh nghiệm và năng lực quản lý kinh tế khá, có khả năng đi vào thâm canh, tăng năng suất sản xuất nông sản để tự túc và sản xuất nông sản hàng hóa với khối lượng khá, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng nông sản làm ra. Nhóm hộ này chiếm khoảng 25 – 30% tổng số hộ nông dân trong cả nước. Riêng vùng ĐBSCL chiếm 45 – 50% và đang có xu thế tăng lên. * Loại hộ nông dân giàu: Có quỹ đất nhiều, có vốn lớn, có trình độ quản lý kỹ thuật khá, có năng lực sản xuất mạnh, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý sản xuất, đã trở thành hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu với khối lượng nhiều, tỷ suất hàng hóa cao. Loại hộ này chưa nhiều, mới chỉ 10% tổng số hộ nông dân cả nước nhưng đang có xu thế tăng lên trong quá trình đi lên CNH đất nước. 2.5. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông dân ở nước ta Theo Lâm Quang Huyên (2003), loại hộ nông dân khá và giàu sản xuất nông sản hàng hóa theo mô hình trang trại hiện nay rải rác ở các vùng đều có nhưng tập trung ở những nơi sản xuất lúa hàng hóa như vùng lúa Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên (ĐBSCL), vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu như: cà phê, cao su, chè ở vùng đồi núi Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền núi và Trung du Bắc Bộ và vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở ven biển. Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng, ở vùng đồng bằng, kinh tế hộ nông dân đã sản xuất ra trên 90% lúa gạo, hoa màu, rau quả, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng sữa, các cây con đặc sản. Theo Nguyễn Sinh Cúc (2003) trước sự đổi mới kinh tế, An Giang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ đi đôi với thâm canh lúa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Cây rau đậu có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ như bắp lai, đậu đỏ, bông vải, chuối cấy mô, đậu xuất khẩu, mía giống mới, đậu mè (vừng). 3. Đất xám 3.1. Diện tích và phân bố Đất xám ở Đông Nam Bộ chiếm diện tích lớn thứ hai sau nhóm đất đỏ vàng với 744.652 ha, chiếm 31,75% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng; chúng phân bố thành khối lớn và tập trung ở tỉnh Tây Ninh (48,19%) và tỉnh Sông Bé cũ (36,94%). Các đất xám điển hình trên phù sa cổ hoặc trên granite thường xuất hiện ở các địa hình cao (đỉnh hoặc sườn thoải các đồi gợn sóng). Đất xám có tầng kết von – đá ong thường xuất hiện ở phần cuối dốc, chân đồi. Đất xám mùn thường có mặt ở những địa hình thấp vừa; ở các triền đồi phẳng cuối bề mặt dốc hoặc phần giữa hai đồi lượn sóng. Đất xám gley và đọng mùn xuất hiện ở những địa hình thấp nhất, xen lẫn với các đất xám khác nhất là đất xám mùn và đất xám có dạng đá ong (Phan Liêu, 1992). Đất xám vùng Châu thổ sông Cửu Long trải dài dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia từ huyện Đức Hòa (Long An) đến huyện Hà Tiên (Kiên Giang). Tổng diện tích là 148.522 ha(Lê Phát Quới,1992), bao gồm đất xám phù sa cổ và đất xám ven núi vùng Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và Kiên Lương, Hà Tiên (Kiên Giang). Theo Phạm Quang Khánh (1997), tổng diện tích đất xám ĐBSCL là 149.122 ha chiếm 72,8% quỹ đất dốc, trong đó đất xám trên phù sa cổ là 115.542ha (56,4%), đất xám trên granite và đá cát 33.580 ha (16,4%) tập trung tại vùng Bảy núi và ở Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang). 3.2. Đặc điểm hình thành và các loại hình đất xám Đất xám Đông Nam Bộ hình thành trên hai mẫu chất khác nhau: (i) Trên mẫu chất phù sa cổ (Pleiostocen muộn). [...]... (1996) trong h th ng canh tác c a nông dân tiên ti n Ph m Văn Nh t i xã Lê Trì ã cho bi t hình th c xen canh t d c là khoai mì + u xanh cho năng su t khoai mì là 30 t/ha và u xanh là 500 kg/ha Theo Nguy n B o V (2001) ã xu t m t mô hình chung cho vùng t xám cao vùng t cát B y Núi, vùng chân núi là h th ng canh tác t ng h p bao g m tr ng c chăn nuôi bò và tr ng rau màu (lúa, u, b p) và h th ng cây ch... 4.5 Các mô hình khác Các tài li u sau ây có liên quan n mô hình canh tác t d c t i Philippin, Thái Lan, ài Loan, In ônêsia g n gi ng v i i u ki n canh tác c a Vi t Nam Theo Chiu và Chen (2000) t i Indonesia, các h th ng canh tác trên cơ s b o t n t ư c áp d ng nhi u ch ng xói mòn t do mưa, ch y tràn và m t t làm tăng năng su t cây tr ng, b o m an ninh lương th c Các thí nghi m ưa ra h th ng canh tác thích... là s n lư ng và giá u ra c a mô hình m i ph i cao hơn mô hình hi n ang canh tác thì nông dân m i ch p nh n chuy n i sang mô hình m i Do ó, ph i th a mãn i u ki n c a h phương trình: RAVCn = 0 (1) Trong ó: RAVCn ≥ RAVCf (2) - RAVCn : l i nhu n c a mô hình tiên ti n - RAVCf : l i nhu n c a mô hình ph bi n Thông thư ng, RAVCn ph i cao hơn RAVCf c a nông dân ít nh t 30% nông dân áp d ng mô hình m i, nghĩa... t và th i gian nhưng kh năng sinh l i không nh , không ch cho trư c m t nh t th i mà c v lâu dài nh có h tr nhi u m t c a r ng 4.4 Mô hình s n xu t nông nghi p v i cây ăn qu quy mô nh (SALT4) ây là m t mô hình s d ng t t ng h p ư c xây d ng và phát tri n t năm 1992 d a trên cơ s hoàn thi n các mô hình nói trên Trong mô hình này, ngoài t ai dành tr ng cây lương th c, cây lâm nghi p, cây hàng rào xanh... các mô hình canh tác c a nông h + Doanh thu, chi phí, l i nhu n t s n xu t lúa 2 v + Doanh thu, chi phí, l i nhu n t tr ng màu + Doanh thu, chi phí, l i nhu n t chăn nuôi 4 So sánh các ch tiêu tài chính các mô hình canh tác ph bi n và tiên ti n Dùng các ch tiêu l i nhu n, lãi/v n, lãi/v t tư, lãi/lao ng ánh giá hi u qu kinh t mô hình và các ch tiêu doanh thu biên, l i t c biên so sánh các mô hình. .. lao ng trong gia ình ây là mô hình s d ng t d c t ng h p nhưng ơn gi n, c n v n ít, u tư th p Các h gia ình ch c n m t s v n nh mua gi ng và phân bón v i công c cu c x ng thông thư ng và m t s hi u bi t v cây tr ng và k thu t canh tác là có th th c hi n ư c 4.2 Mô hình k thu t nông – súc k t h p ơn gi n (SALT2) ây là m t mô hình s d ng t t ng h p d a trên cơ s phát tri n mô hình k thu t canh tác nông... thái vùng nghiên c u Căn c vào a hình, th y văn, i u ki n t ai và hi n tr ng canh tác m t c t sinh thái c a vùng nghiên c u t trên núi Dài i xu ng có th chia thành 4 vùng có c i m tương i khác nhau rõ r t: - Vùng trên núi: V i cao 571 m, nhi t mát hơn nên thích h p v i cây tr ng ch u l nh như su su, dó b u, cây ăn trái sâu t ng t canh tác r t bi n thiên, có nơi r t m ng nh hơn 0,3 m tri n d c á, có nơi. .. mòn b o v t và các nông lâm s n thu ư c còn có th t, s a và phân bón cho t nên vi c canh tác và s d ng t ư c lâu b n hơn 4.3 Mô hình k thu t canh tác nông – lâm k t h p b n v ng (SALT3) ây là m t mô hình s d ng t t ng h p d a trên cơ s k t h p tr ng r ng quy mô nh v i vi c s n xu t lương th c th c ph m ây, ngư i nông dân dành ph n t nơi th p hơn là ph n sư n dư i và chân i núi tr ng các băng cây lương... ôi ngang d c t o thành rào xanh Khi cây cao 1,5 – 2 m, ch a l i m t ph n g c cao 40 – 50 cm ti p t c âm ch i, c t ph n trên x p vào g c v a ch n dòng ch y v a bón l i cho t Cây c nh m thư ng ư c dùng là cây keo d u, mu ng hoa pháo, mu ng ba lá dài Cơ c u cây ư c s d ng m b o ư c s n nh và có hi u qu nh t là 75% cây nông nghi p và 25% cây lâm nghi p Trong cây nông nghi p thì 50% là cây h ng năm và 25%... ng chi phí mô hình s n xu t có hi u qu c n so sánh (tiên ti n) TVC1: T ng chi phí mô hình s n xu t ư c tr ng i trà (ph bi n) 21 M c ích: so sánh doanh thu tăng thêm gi a các mô hình s n xu t tiên ti n và mô hình s n xu t ph bi n • ph bi • • N u MRCR > 1: Doanh thu mô hình s n xu t tiên ti n có hi u qu hơn mô hình s n xu t n N u MRCR = 1: Hi u qu u tư không thay i N u MRCR < 1: Doanh thu mô hình s n xu . ĐIỀU TRA VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NƠI ĐẤT CAO NHIỀU CÁT THUỘC VÙNG. thiết kế xây dựng mô hình hệ thống canh tác bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơi đất cao nhiều cát thuộc vùng Bảy Núi An Giang. ”