LỜI MỞ ĐẦUĐầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinhtế.Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn vốn chủ yếu làvốn trong nước và vốn nước
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 2
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 4
1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4
2.2 Doanh nghiệp liên doanh 5
2.3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 6
3 Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI 6
3.1 Các yếu tố điều tiết vĩ mô 7
3.1.1 Các chính sách 7
3.1.2 Luật đầu tư 7
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác 8
II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ (CỦA NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ) 9
1 Những ảnh hưởng tích cực của FDI 9
1.1 Nguồn hỗ trợ cho phát triển 9
1.2 Chuyển giao công nghệ 10
1.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 11
1.4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
1.5 Một số tác động khác 12
2 Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
2.1 Chuyển giao công nghệ 13
2.2 Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư 14
2.3 Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp 14
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 16
I NHỮNG THÀNH QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG NƯỚC NHÀ TỪ VIỆC THU HÚT VỐN FDI 16
1 Những thành quả đáng ghi nhận 16
CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT LỐP XE VINA VIỆT NAM 25
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinhtế.Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn vốn chủ yếu làvốn trong nước và vốn nước ngoài.Trong đó vốn trong nước được hình thành thongqua tiết kiệm và đầu tư.Vốn nước ngoài được hình thành thong qua vay thươngmại,đầu tư gián tiếp và hoạt động FDI.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là mộttrong những nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của mỗiquốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Cùng với quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những nămqua cũng tăng lên đáng kể và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế Vớinhững tác động mạnh mẽ của mình, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đã tạo ra những diện mạo mới cho đất nước ta trên mọi lĩnh vực Tuy nhiên vàinăm trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng mức độ cạnh tranhtrong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước bạn nhưIndonesia, Thái Lan việc thu hút và sử dụng sao cho hiệu quả nguồn vốn này thực
sự đã trở thành một bài toán không đơn giản
Đối với các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển, thường xuyên lâmvào tình trạng thiếu vốn thì FDI lại càng đặc biệt quan trọng FDI cung cấp mộtlượng vốn cần thiết cho nền kinh tế, thúc đẩy các nước này đầu tư để phát triển,hay nói cách khác, nguồn vốn FDI góp phần tạo ra “một cú huých lớn”, thúc đẩytăng trưởng kinh tế, giúp các nước nghèo và các nước đang phát triển thoát khỏi
“vòng đói nghèo luẩn quẩn”
Trước tình hình đó, chúng ta cần có sự nhìn nhận đánh giá đúng đắn về vấn
đề đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Trên cơ sở đó đề ra hệ thống nhữnggiải pháp nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta trong
Trang 3đã đề ra: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa ViệtNam trở thành một nước phát triển.
Dựa trên những kiến thức có được trong thời gian học tập, em mong muốnđược làm rõ tình hình sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta nên em
xin phép chọn đề tài: “ Hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam với ví dụ minh họa” Trong quá trình tìm hiểu em còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo để em có thể hoàn thiện kiến thứccho mình Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI)
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc
tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động sử dụng vốn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu là:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi
là bên hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên, đểtiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân
Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc chođến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này Điều đó
đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụng và thực tế ởViệt Nam Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kính doanh với cácdạng hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam (như hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng mua thiết bị trảchậm ) Lợi dụng sơ hở này mà một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn sự quản lý
Trang 5của Nhà nước Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếpnước ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm Các sảnphẩm kỹ thuật cao đòi hỏi sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốcgia khác nhau Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tươnglai gần, xu hướng của sự phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất trên phạm
vi quốc tế
2.2 Doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bênnước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởnglợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanh nghiệp liên doanh được thànhlập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo phápluật nước nhận đầu tư Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sửdụng nhiều nhất trong thời gian qua, chiếm 65% trong tổng ba hình thức đầu tư(trong đó hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 17%, doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài chiếm 18%)
Thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư nướcngoài tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của đối tác Việt Nam trên thịtrường mà họ chưa quen biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam Mặt khác
do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất trắc nên các nhà đầu tư nướcngoài không muốn gánh chịu nhiều rủi ro mà muốn các bên đối tác Việt Nam cùngchia sẻ với họ nếu có Liên doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầu tư nướcngoài sẽ yên tâm hơn trong kinh doanh vì họ đã có một người bạn đồng hành
Những năm gần đây, xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài giảm sự quantâm đến hình thức này và các dự án có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có
xu hướng tăng lên Đó là do sau thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các
Trang 6khác của Việt Nam Thậm chí họ còn hiểu rõ về phong tục tập quán và thói quentrong đó có thói quen tiêu dùng của người Việt Nam cũng như cách thức kinhdoanh của các doanh nghiệp Việt Nam Mặt khác khả năng tham gia liên doanhcủa các đối tác Việt nam ngày càng bị hạn chế bởi thiếu cán bộ giỏi, thiếu vốnđóng góp Do vậy các nhà đầu tư nước ngoài muốn được điều hành trong quản lýdoanh nghiệp.
2.3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữucủa nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc các nhân người nước ngoài) do các nhàđầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam Tự quản lý và chịu trách nhiệm về kếtquả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thànhlập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100%vốn đầu tư nước ngoài Thời gian đầu chưa nhiều, những xu hướng gia tăng củacác dự án đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ Trong những năm gầnđây vì hình thức này có phần dễ thực hiện và thuận lợi cho họ Nhưng bằng hìnhthức đầu tư này về phía nước nhận đầu tư thường chỉ nhận được cái lợi trước mắt,
về lâu dài thì hình thức này còn có thể phải gánh chịu nhiều hậu quả khó lường
3 Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI.
Sau nhiều lần nghiên cứu phân tích đánh giá những cái được và mất củanước nhận đầu tư và của người bỏ vốn đầu tư, Hội đồng kinh tế Brazin – Mỹ đã rút
ra được 12 nhân tố có ý nghĩa quyết định cho việc lựa chọn một vùng hay mộtnước nào đó để đầu tư 12 nhân tố này có thể được chia lại cho gọn như sau:
Trang 73.1 Các yếu tố điều tiết vĩ mô.
- Chính sách thuế và ưu đãi Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thuhút các nhà đầu tư nước ngoài
- Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách này mà ổn định thì sẽ góp phần tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài Nếukhông có những biện pháp tích cực chống lạm phát thì có thể các nhà đầu tư sẽkhông thích bỏ vốn đầu tư vào nước này Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thìkhó có thể tiên định được kết quả của hoạt động kinh doanh
3.1.2 Luật đầu tư.
Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các công ty nướcngoài trên thị trường bản địa Luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tưbản xứ Nhiều nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiệngiống như cho các nhà đầu tư bản xứ Ở Việt Nam, luật khuyến khích đầu tư nước
Trang 8ngoài triển khai còn chậm và không đáp ứng được sự mong mỏi bởi mức độ ưu đãi
và khuyến khích còn hạn chế , chưa nhất quán
và học vấn của các nhân công có tiềm năng và triển vọng có ý nghĩa nhất định
- Khả năng hồi hương vốn đầu tư Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới
là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ở một số nước mang ngoại
tệ ra nước ngoài phải xin giấy phép của ngân hàng trung ương khác rườm rà
- Bảo vệ quyền sở hữu Quyền này gồm cả quyền của người phát minh sángchế, quyền tác giả, kể cả nhãn hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp Đây là yếu
tố đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với những người muốn đầu tư vào các ngành hàmlượng khoa học cao và phát triển năng động như sản xuất máy tính, phương tiệnliên lạc Ở một số nước, lĩnh vực này được kiểm tra giám sát khá lỏng lẻo, phổbiến là sử dụng không hợp pháp các công nghệ ấy của nước ngoài Chính vì lý donày mà một số nước bị các nhà đầu tư loại khỏi danh sách các nước có khả năngnhận vốn đầu tư
- Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài Luật lệcứng nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư rấtthích có sự tự do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đến mộtđạo luật mềm dẻo giúp cho họ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn biến
Trang 9của thị trường Chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách biệt đãi đối với một sốkhu vực cũng có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở một số nước.
- Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực này Đây làyếu tố không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi ro chính trị có thể gâythiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Cơ sở hạ tầng phát triển Nếu các yếu tố nói trên đều thuận lợi nhưng chỉ mộtkhâu nào đó trong kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc, điện nước bị thiêý hay
bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng và làm giảm sự hấp dẫn của các nhà đầu tư
II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ (CỦA NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ)
1 Những ảnh hưởng tích cực của FDI
1.1 Nguồn hỗ trợ cho phát triển.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốnngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển Hầuhết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn là: Thu nhập thấp dẫnđến tiết kiệm thấp Vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu nhập thấp Tìnhtrạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua đểhội nhập vào quỹ đạo của kinh tế hiện đại Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệcủa nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác_một mắtxích quan trọng trong vòng luẩn quẩn này
Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển làvốn đầu tư và kĩ thuật Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổimới công nghệ, kĩ thuật, tăng năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thunhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội Tuy nhiên để tao ra vốn cho nềnkinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong
Trang 10sự phát triển chung của thế giới Do đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để gópphần đột phá vào cái vòng luẩn quẩn đó Đặc biệt FDI là nguồn quan trọng để khắcphục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư Không nhưvốn vay, nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tưhoạt động có hiệu quả Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ởchỗ, thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự
án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn
Hầu hết các nước kém phát triển hai lỗ hổng trên rất lớn Vì vậy FDI gópphần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhậnđầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạtđộng dịch vụ cho FDI
1.2 Chuyển giao công nghệ.
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹxảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến Khi đầu tư vào 1 nước nào đó, chủ đầu
tư không chỉ đưa vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật nhưmáy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu, trí thức khoa học, bí quyết quản lý, nănglực tiếp cận thị trường Do vậy nhìn về lâu dài thì đây chính là lợi ích căn bản nhấtđối với các nước nhận đầu tư FDI có thể thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới,đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao Vì thế nó có tác động tolớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nướcnhận đầu tư FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹthuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đàotạo và quá trình vừa học vừa làm FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sảnxuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước đầu tư FDI còn thúc đẩycác nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kĩ sư, những nhà quản lý có trình
độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài
Trang 11Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình
độ kĩ thuật công nghệ của mình Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc cònkém về lắp ráp xe hơi nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật và các nướckhác mà năm 1993 họ đã trở thành một trong những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7trên thế giới Trong điều kiện hiện này, trên thế giới có nhiều công ty của nhiềuquốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao côngnghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển cóthể tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất Nhưng không phải các nước đangphát triển được sử dụng miễn phí mà họ phải trả một khoản “ học phí ” không nhỏtrong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ này
1.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tranh thủ vốn và kĩ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốnthực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh phát triển kinh tế Đây cũng làđiểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đóinghèo Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thựchiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụngcủa các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đótạo được tố độ tăng cao
Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư,nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao độngcũng tăng lên theo Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tíchcực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Nó là tiền đề, là chỗdựa để khai thác những tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển kinh tế
Trang 121.4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Yêu cầu chuyển dịch nền kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sông kinh
tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt độngkinh tế đối ngoại Thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quátrình phân công lao động quốc tế Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trênthế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợpvới sự phân công lao động quốc tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước phùhợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tưnước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quátrình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nướcnhận đầu tư Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóngtrình độ kĩ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năngsuất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế Ba là,một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưngcũng có nhiều ngành bị mai một rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ
1.5 Một số tác động khác.
Ngoài những tác động trên đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một sốtác động sau: Góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việcnộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu từ việc cho thuê đất Đầu tư trực tiếpnước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếp nhận đầu tư Bởihầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm hướngvào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phát triển xuất khẩu làkhá lớn trong nhiều nước đang phát triển Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu
Trang 13hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong và ngoàinước Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sảnphẩm Đây gọi là hiện tượng “ hai chiều ” đang trở nên phổ biến ở nhiều nướcđang phát triển hiện nay Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiềuchỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu
tư vào làm việc tạo các đơn vị của đầu tư nước ngoài Điều này góp phần đáng kểvào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiềuquốc gia Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao độngrất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được thì đầu tư trựctiếp nước ngoài được coi là chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây Vìđầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ta được các điều kiện về vốn và kĩ thuật, cho phépkhai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động
2 Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1 Chuyển giao công nghệ.
Vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài cóthể sẽ gây ra nhiều khó khăn khi nước tiếp nhận đầu tư.Các công ty nước ngoàithường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ.Điều này có thể giải thích là:
- Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nên máy móc côngnghệ nhanh chóng trở thành lạc hâu Vì vậy họ thường xuyên chuyển giao nhữngmáy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sảnphẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ
- Vào giai đoạn đầu của sự phát triển hầu hết các nước đều sử dụng côngnghệ, sử dụng lao động Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, giá của lao động sẽtăng Kết quả là giá thành sản phẩm cao Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ cũ
Trang 14chuyển giao công nghệ lạc hâu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là rấtkhó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao, gây tổn hại về môitrường sinh thái, chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất cao do đó sản phẩm củacác nước nhận đàu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới…
2.2 Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chủ yếu do các công ty xuyên quốc giathực hiện đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nềnkinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kĩ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa củacác công ty xuyên quốc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổsung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao côngnghệ cho các nước nhận đầu tư Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốcgia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa, do cáccông ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác.Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phụ thuộc của nềnkinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn Tuy nhiên nếu nước nàotranh thủ được vốn, kĩ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếpnước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệ nội tại, tạo nguồn lực tích lũytrong nước, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, tiếp nhận kĩ thuật mới cũng như đẩymạnh nghiên cứu, triển khai trong nước thì sẽ được rấy nhiều nguồn lợi cho đấtnước
2.3 Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp.
Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng 1 số ưu đãi cho các nhà đầu tưnhư giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian dài cho phần lớn các dự án đầu
tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền thuê đất, nhà xưởng và 1 số các dịch vụ trongnước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước Như vậy, đôi khi lợi ích của cácnhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Việc làm này mang lại
Trang 15nhiều lợi ích cho nhà đầu tư như họ có thể trốn thuế hoặc giấu được một số lợinhuận thực tế mà họ kiếm được.
Không chỉ có vậy, các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóakhông thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là nhữnghàng hóa có hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường