1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

29 6,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN. Trong thời đại này nay,nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở nên trung tâm của sự chú ý.Văn hóa là một lĩnh vực ngày càng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều trên thế giới và trong đó có văn hoa việt Nam cũng không phải ngoại lệ.Nền văn hóa xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống với mối liên hệ hai chiều,mọi lĩnh vực đều mang trong mình tinh hoa văn hóa và văn hóa bao trùm trong mọi lĩnh vực.Chỉ xét riêng khái niệm Văn hóa là gì? Tuy rằng có những điểm chung ở mỗi khu vực,mỗi dân tộc,mỗi tổ chức lại có định nghĩa khác.Văn hóa bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội,một văn hóa có sự phát triển mạnh mẽ,sâu sắc,toàn cầu hóa và hội nhập.Văn hóa là cất hồn của dân tộc,một dân tộc nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc nữa.Bài thảo luận của nhóm 10 chúng tôi sau đây đem đến cho các bạn một cái nhìn khát quát về văn hóa của vùng Tây Nguyên.Tây Nguyên là vùng văn hóa đa dạng và đặc sắc của Việt Nam.Đây là xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại,vùng đất đại ngàn xanh thẳm,của không gian văn hóa cồng chiêng. Vùng đất khá giàu có về văn hóa truyền thống của các dân tộc người bản địa,nơi đây đã tạo nên dòng chảy xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.Sự giàu có ấy được tích hợp từ những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc và ngược lại,mỗi dân tộc lại giữ cho mình nét đặc trưng văn hóa không trộn lẫn.Trong bài thảo luân của nhóm hôm nay,xin mời các bạn theo dõi và cùng tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc cuả Tây Nguyên. CHƯƠNG III. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH KINH DOANH 3.1. Khai thác phục vụ much đích du lịch

Trang 1

Trong thời đại này nay,nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia thếgiới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở nên trungtâm của sự chú ý.Văn hóa là một lĩnh vực ngày càng được quan tâm nghiêncứu ở nhiều trên thế giới và trong đó có văn hoa việt Nam cũng không phảingoại lệ.Nền văn hóa xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống với mối liên hệhai chiều,mọi lĩnh vực đều mang trong mình tinh hoa văn hóa và văn hóa baotrùm trong mọi lĩnh vực.Chỉ xét riêng khái niệm" Văn hóa là gì? "Tuy rằng cónhững điểm chung ở mỗi khu vực,mỗi dân tộc,mỗi tổ chức lại có định nghĩakhác.Văn hóa bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội,một văn hóa có

sự phát triển mạnh mẽ,sâu sắc,toàn cầu hóa và hội nhập.Văn hóa là cất hồncủa dân tộc,một dân tộc nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc

sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc nữa.Bài thảo luận của nhóm 10 chúngtôi sau đây đem đến cho các bạn một cái nhìn khát quát về văn hóa của vùngTây Nguyên.Tây Nguyên là vùng văn hóa đa dạng và đặc sắc của ViệtNam.Đây là xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại,vùng đất đạingàn xanh thẳm,của không gian văn hóa cồng chiêng Vùng đất khá giàu có vềvăn hóa truyền thống của các dân tộc người bản địa,nơi đây đã tạo nên dòngchảy xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.Sự giàu có ấy được tíchhợp từ những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc và ngược lại,mỗi dântộc lại giữ cho mình nét đặc trưng văn hóa không trộn lẫn.Trong bài thảo luâncủa nhóm hôm nay,xin mời các bạn theo dõi và cùng tìm hiểu những nét vănhóa đặc sắc cuả Tây Nguyên

GIỚI THIỆU

Trang 2

CHƯƠNG I KHÁI LUẬN

1.1 Văn hóa là gì?

Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triểntrong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Vănhóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hộihóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác

xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xãhội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành độngcủa con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạora

 Khái niện về văn hóa:

Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩathông dụng để chỉ học thức,lối sống Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độphát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồmtất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lốisống

o Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa ViệtNam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bảnVăn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vậtchất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"

o Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản ĐàNẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quanniệm về văn hóa:

o Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra trong quá trình lịch sử -văn hóa là một hệ thống hữu cơ cácgiá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trìnhhoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên

Trang 3

o Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

o Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử

cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặcđiểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

o Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Vănhóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia

E Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do conngười sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên

1.2 Đặc trưng văn hóa

Đặc trưng văn hóa là những nét văn hóa đặc thù của một vùng văn hóa, là cái

để phân biệt giữa vùng văn hóa này và vùng văn hóa khác Đặc trưng văn hóathể hiện nét riêng biệt trong lối sống, cách ăn, mặc, ở và phần nào phản ánhtrình độ phát triển của vùng văn hóa đó Đặc trưng văn hóa là cái không thểtrộn lẫn

Trang 4

CHƯƠNG II CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

2.1 Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên

Tây Nguyên Việt Nam là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp xếp theo thứ

tự từ bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng

2.1.1 Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp Hạ Lào và đông bắc Campuchia

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là mộtloạt cao nguyên liền kề Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m,cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 500m,Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên caokhoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m Tất cả các cao nguyên nàyđều được bao bọc vè phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính làTrường Sơn Nam)

Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùngkhí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (ĐắkLắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) Trung Tây Nguyên có độcao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam

Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển,Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồtiêu, dâu tằm Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển Cà phê làcây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùngtrồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ

Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật

đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác vàtiềm năng

du lịch lớn

2.1.2 Khí hậu

Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùakhô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng vàkhô nhất Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-

Trang 5

500 m khí hậu tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m(như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.

2.1.3 Dân cư, văn hóa

Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như

Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông

Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các

bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh Do đất rộng,người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trướccác cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ Sau khiNguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loạitrừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứđoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên Các bộ tộc thiểu số ở đây

dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quenbuôn bán nô lệ Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêucủa các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lậpquyền lực rất lỏng lẻo ở đây Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã cónhững ghi nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru,Ktu và Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van(Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc

Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, ĐắkNông, Lâm Đồng

2.2 Văn hóa vùng Tây Nguyên

Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đadạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thựcđộc đáo Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quýgiá, như: đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian,sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc Hiệnnay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phivật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông,nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian vớinhững bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệudân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ Một trong những di sảnnổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCOcông nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Cồng chiêngđược sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng, được xem là ngôn

Trang 6

ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên.Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng, độcđáo của kỹ thuật diễn tấu mà còn biểu tượng cho cuộc sống của cộng đồng cácdân tộc bản địa, bắt nguồn từ sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng, như: giátrị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng vănhóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệthuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang vàquyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử Văn hóaTây Nguyên rất phong phú, đa dạng, gắn kết chặt chẽ với bản, làng và đặctrưng luật tục, lễ hội đặc sắc trong không gian rừng đại ngàn mênh mông Các

lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên biểu thị những quan niệm về con người, trởthành những hội vui với sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí cả cácdòng tộc khác hoặc các buôn lân cận, như lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễcưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả… Mỗi hội lễ là một tổngthể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu sốTây Nguyên

2.3 Các đặc trưng văn hóa vùng Tây Nguyên

2.3.1 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

-Ngày 25/11/2005, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp

quốc UNESCO đã chính thức ghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân

loại Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam đượcnhận danh hiệu này

- Không gian văn hóa

cồng chiêng Tây Nguyên trải

rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum,

Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk

Nông, Lâm Đồng và chủ

nhân của loại hình văn hóa

Trang 7

đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho,Rơmăm, Êđê, Giarai Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của ngườiTây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềmvui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ

phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằngcồng chiêng, những người chơi cồng chiêng,các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địađiểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông,nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khurừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên, ), v.v Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kimđồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen.Cồng là loại có núm, chiêng không núm Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đườngkính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm Cồng chiêng có thểđược dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí

có nơi từ 18 đến 20 chiếc

Mỗi dân tộc trên

mảnh đất Tây Nguyên lại

có những bản nhạc cồng

chiêng riêng để diễn tả vẻ

đẹp thiên nhiên, khát vọng

của con người Người

Giarai có các bài chiêng

Juan, Trum vang Người

Bana có các bài chiêng:

Xa Trăng, Sakapo, Atâu,

Tơrơi Âm thanh của

cồng chiêng còn là chất

men lôi cuốn gái trai vào

những điệu múa hào hứng

của cả cộng đồng trong

những ngày hội của buôn

Trang 8

làng Đây là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc TâyNguyên.

Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng,đầy sức quyến rũ Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên.Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy,không gian lễ hội Tây Nguyên

+ Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ýnghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách

Lễ hội cồng chiêng: được tổ chức luân phiên hàng năm (chưa theo định

kỳ) tại 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.Trong lễhội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dântộc và của tỉnh mình

Có thể khẳngđịnh, văn hóa và âmnhạc cồng chiêngthể hiện tài năngsáng tạo văn hóa -nghệ thuật ở đỉnhcao của các dân tộcTây Nguyên Và vìthế, nó xứng đángđược UNESCOvinh danh là kiệt tácvăn hóa phi vật thể

và truyền khẩu củanhân loại

2.3.2 Trường ca sử thi Tây Nguyên.

Tây Nguyên được thế giới biết đến qua không gian văn hóa cồng chiêng đãđược UNESCO công nhận là tài sản tinh thần quý báu của nhân loại thì khotàng sử thi cũng là một tài sản văn hóa vô giá của đồng bào các dân tộc Tây

Nguyên Trường ca,sử thi Tây Nguyên là sản phẩm đích thực của nền văn

Trang 9

minh nương rẫy, đó là những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí cóvùng còn được diễn tả hoặc minh họa bằng động tác, hành động

Hình Thức: Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng

phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưngcũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4 - 5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng,trạng thái thăng hoa của người kể Sử thi được truyền tải đến người nghethông qua hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân Nghệ nhân kể, hát sửthi được coi là "báu vật sống" của dân tộc, họ là nghệ sỹ tổng hợp, là ngườisáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, họ cũng là diễn viên tài năng, cóthể diễn giọng nữ, giọng nam, giọng con quỷ, giọng thần tiên đồng thời làngười bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện

Nội dung: Các trường ca, sử thi thường xoay quanh chiến công của

những người anh hùng có công bảo vệ và giữ gìn sự yên vui của buôn làng,chống lại thế lực đen tối, chống lại sự khắt khe, vô lý trong luật tục lạc hậucủa cộng đồng

Một số trường ca sử thi quen thuộc và phổ biến :

Khan Dam San của người Êđê tỉnh DakLak;

Khan Dăm Di của người Êđê ở ĐakLak (các ông Y Yung, Y Đưp, Ngọc

Anh sưu tầm);

H’amon Anh em Chi Blơng của người Bana Chăm tỉnh Phú Yên (Ka Sô

Liễng sưu tầm),

H’amon Dăm Hdang bắt cóc nàng Bia Luy của người Bana Rngao tỉnh Kon

Tum (Ngọc Quang, Kim Hưng sưu tầm);

Ot n’trong Mùa rẫy bon Tiăng của người Mnông ở Đăk Lăk (Điểu Kâu,

Tấn Vịnh sưu tầm);

Ot n’trong Cây nêu thần của người Mnông ở Dak Lak (Điểu Kâu, Tấn Vịnh

sưu tầm);

Nàng H’bia Đơrang của người Jrai ở Gia Lai (Thu Hà, Trịnh Kim Sung,

Rmah Deh sưu tầm);

Hri Xinh Nhã của người Jrai ở Gia Lai (Yiêng, Yông, Ksor Blêu sưu tầm)

Hình tượng nhân vật trong trường ca sử thi Tây Nguyên

Họ là các tù trưởng hùng mạnh, có lòng can đảm, sẵn sàng xả thân chăm lođến sự sống còn của cộng đồng như Dam San, Dam Di, M’trong Dăm… Baogiờ bên cạnh họ cũng có những người con gái vừa đẹp vừa thủy chung, vừa

Trang 10

giỏi giang, đã góp phần vào những chiến thắng của người anh hùng nhưH’Nhi, H’Bhi, H’Bia Jâo… trong hệ thống trường ca Êđê.

Hy vọng trong một tương lai không xa, sử thi Tây Nguyên sẽ được UNESCOcông nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loạinhư di sản văn hóa cồng chiêng vậy

2.3.3 Các lễ hội truyền thống

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng diễn ra trongkhông gian và thời gian xác định nhằm cảm tạ, cầu xin và tôn kính các vị thần,tưởng nhớ một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay huyền thoại, thể hiện phươngcách ứng xử của con người với thiên nhiên, xã hội

Những lễ hội của các tộc người Tây Nguyên được hình thành từ tín ngưỡngsùng bái tự nhiên, con người mà từ đó nảy sinh và tích hợp nên các hiện tượngvăn hóa dân gian Tuy nhiên, cũng như các hiện tượng văn hóa tinh thần khác,

lễ hội ở đây chịu sự tác động trực tiếp của những yếu tố về địa lý, kinh tế, lịch

sử, xã hội và phương thức canh tác nương rẫy Do vậy, nó vừa có nét tươngđồng với các tộc người ở nước ta, nhưng cũng có những sắc thái văn hóamang đậm dấu ấn của núi rừng Tây Nguyên Dưới đây là một trong những lễhội tiêu biểu và mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên

a) Lễ hội đua voi

Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây củavườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốc.Voidàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn.Trong sự reo hò, cổ vũ củakhán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn.Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuốngchào mọi người

Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng vềphía trước Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điềukhiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc…

Những chú voi đoạt giải được gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi Voithắng cuộc và các chàng mơgát được thưởng 1 con lợn và 7 ché rượu quý

Trang 11

Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay ống đường.Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống, nhảy múa trongnhịp cồng chiêng cho tới sáng.

Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào TâyNguyên Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùngtráng của ngày hội cổ truyền này

b) Lễ hội đâm trâu

Lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thểhiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng

Lễ đâm trâu, có nơi còn gọi là lễ ăn trâu Đây là lễ hiến sinh, là sự "thôngquan" giữa con người với giàng và thần linh, là lời cảm ơn giàng (trời), cảm

ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hoà, đã giúp cho dân làng ngăn cản muôngthú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làngsống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh

Đây cũng là lễ thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng, và vìthế những người được chọn ra đâm trâu phải là trai tráng, khoẻ mạnh, biếtcách đâm làm sao để sau vài ba nhát giáo con trâu đã có thể ngã gục Nơi tổchức thường là trước nhà rông, nhà cộng đồng, hoặc dưới một tán cổ thụ,trong ánh lửa hồng hừng hực, trong lời cúng vừa vang vọng, vừa u trầm, trong

vẻ mặt nhuộm hồng ánh lửa đầy trang trọng của dân làng

Sau lễ hội đâm trâu mọi nỗi buồn, hiềm khích, đố kỵ trong làng được thầnlinh mang đi, niềm vui và hạnh phúc được nâng lên gấp bội, ai nấy hăng háitrở lại chuỗi ngày lên nương xuống rẫy dưới mưa dầm nắng gắt, đêm sươngmuối xót thịt xương, con người bán mặt cho đất bán lưng cho trời nơi đạingàn lắm dã thú, nhiều sỏi đá đã khô cằn hơn màu mỡ, hi vọng tết mùa sauvới nhiều lễ cúng, nhiều tiếng hát, nhiều tiếng cồng chiêng vang lên quyến rũcon người vào cuộc vui say bất tận

c) Lễ hội bỏ mả - đỉnh điểm của mùa lễ hội trên Tây Nguyên

Sau khi đã làm xong tất cả mọi nghi lễ và hội lễ tạ ơn các thần, người TâyNguyên mới bắt tay vào làm lễ bỏ mả hay bỏ ma cho những người đã khuất.Mặc dầu được tổ chức sau cùng, nhưng lễ bỏ mả ở nhiều dân tộc Tây Nguyên(như Bana, Giarai, Êđê, M'nông, Rắc Lây…) lại là một hội lễ có quy mô lớnnhất, dài ngày nhất và cũng có nhiều đặc trưng văn hóa nhất so với tất cảnhững hội lễ khác đã được tổ chức trước đó.Để có được lễ bỏ mả, gia đình,làng xóm phải chuẩn bị trước ba, bốn tuần (đối với những lễ bỏ mả của từng

Trang 12

gia đình) thậm chí hai, ba tháng (đối với lễ bỏ mả của cả một nhóm gia đìnhhay của những gia đình giàu có) Để có lễ bỏ mả, phải chuẩn bị rượu thịt, thức

ăn, phải chuẩn bị gỗ, tre… làm nhà mồ, phải chuẩn bị những bộ cồng chiêng,làm những đồ vật giống như thật để chia cho người chết, phải làm các con rối,mặt nạ, phải mời họ hàng gần xa từ các nơi đến dự; phải báo cho các làngxung quanh được biết…Khác với các các lễ hội khác chỉ mang tính gia đìnhhay bó hẹp trong khuôn khổ của làng, lễ bỏ mả là hội lễ của liên làng Đến lễ

bỏ mả, không chỉ có dân của làng làm lễ mà người của các buôn gần, làng xacũng tới dự và góp vui

Theo phong tục các dân tộc ở Tây Nguyên, khi người thân quá cố thì được đặttrong áo quan làm bằng một khúc cây to có đục lỗ, phía trên được bịt kín bằngván và trét nhựa cây rừng

Lễ hội bỏ mả là phá bỏ nhà mồ tạm, san phẳng ngôi mộ, rồi xây dựng trên đómột ngôi nhà mồ to hơn, vững chãi, lâu bền hơn.Đây là nhà mồ thực sự củangười quá cố

Ba hoặc bốn ngày (trước kia là bảy đến mười ngày) của lễ bỏ mả thực sự làmột hội lễ văn hóa - nghệ thuật và xã hội lớn nhất ở Tây Nguyên Lễ bỏ mả lànghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.Lễ bỏ mả là nghệ thuật trình diễn nhạc, múarối và mặt nạ Lễ bỏ mả là văn hóa ăn và là hội lễ phô diễn y trang phục dântộc… Có thể nói, không một lễ hội nào ở Tây Nguyên lại mang tính tổng hợpvăn hóa nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn và sinh động như lễ bỏ mả.Lễ bỏ

mả quả là đỉnh điểm của mùa lễ hội của Tây Nguyên Không phải ngẫu nhiên

mà người Giarai có câu: "Bơlan ning nông thông atâu" (tháng nghỉ đi chơi lễ

bỏ ma); còn người Bana thì nói: "Khêi ning nơng pơm bơxát" (tháng nghỉ làmnhà mả)

d) Giá trị văn hóa các lễ hội dân gian

 Giá trị cố kết cộng đồng

Lễ hội bao giờ cũng được nảy sinh và gắn kết với một cộng đồng, tộcngười nhất định Đó là cộng đồng của làng xã trong các lễ hội làng của ngườiViệt, cộng đồng của những người theo Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo…

Đối với các tộc người Tây Nguyên, lễ hội dân gian là thời điểm để biểudương sức mạnh, sự cố kết tình cảm cộng đồng Trong đời sống thường nhật

Trang 13

và đặc biệt trong những sinh hoạt văn hóa dân gian, người dân còn gắn kết vớinhau bởi nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa như âm nhạc cồngchiêng, kể khan, múa… Lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên cốt lõi làvăn hóa dân gian mang tính diễn xướng và tính cộng đồng cao, diễn ra theomùa vụ sản xuất nương rẫy, hoặc theo vòng đời của con người.

 Giá trị hướng về cội nguồn

Các tộc người Tây Nguyên hướng về nguồn cội của cộng đồng mìnhthông qua sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật trong các lễ hội Mà đặcsắc trong các lễ hội ở Tây Nguyên phải kể đến lễ pơ thi: “Các dân tộc TrườngSơn - Tây Nguyên có những nét tương đồng và khá đặc trưng về quan niệm vàứng xử giữa thế giới người sống và người chết, từ đó tạo nên cả một hệ thốngnhững tập tục, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa xung quanh thế giới người chết, tạonên một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính tống thể - sinh hoạt văn hóanhà mồ” Lễ hội là thời điểm cho các tộc người tưởng nhớ và hướng về nguồncội của mình.Không ở đâu có lễ hội mang tính chất nhân văn như lễ hội pơ thicủa người Tây Nguyên Chia tay người chết bằng một lễ hội, bằng nhữngphẩm vật cả về vật chất và tinh thần, thể hiện lòng thành kính đối với người đãkhuất

 Giá trị tâm linh

Lễ hội đâm trâu là một điển hình cho giá trị này.Theo quan niệm củangười Tây Nguyên, con trâu là vật hiến tế thần giàng hòng đem lại một mùamàng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn

Đặc biệt trong đời sống tâm linh của các tộc người Tây Nguyên, lễ hội pơthi được hình thành từ quan niệm con người sau khi chết đi, sau quá trình luânhồi, cuối cùng tái sinh trở lại đối với con cháu của mình Trong thời gian chưalàm lễ bỏ mả, họ cho rằng hồn của những người chết vẫn còn quanh ngườisống, chưa về với tổ tiên, nên người sống thường ngày vẫn mang đồ ăn thứcuống, chăm sóc, trò chuyện cho đến khi làm lễ bỏ mả Như vậy, giá trị tâmlinh là cội nguồn cho sự hình thành những tín ngưỡng và lễ hội dân gian củacác tộc người Tây Nguyên

 Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

Lễ hội dân gian là nguồn cảm hứng và sáng tạo những giá trị văn hóa củacác tộc người Thời gian diễn ra các lễ hội là dịp đề cộng đồng cùng sáng tạo

và hưởng thụ văn hóa Họ là những người tổ chức, sáng tạo, tái hiện các sinhhoạt văn hóa vốn có của cộng đồng Ví như trong lễ hội pơ thi.Để chuẩn bịcho lễ bỏ ma, các tộc người Tây Nguyên thường làm lại nhà mồ.Nhà mồ đượccác nghệ nhân dân gian trong buôn tạo dựng, trang trí cầu kỳ, tinh tế Tiêubiểu nhất trong văn hóa nhà mồ là hệ thống tượng gỗ đa dạng, độc đáo nhưrồng, rắn, cá sấu, nam nữ khỏa thân, người ngồi xổm,… Tuy nhiên, nhà mồ

Trang 14

tộc người Ba na còn tạc tượng hình mặt trời, người Gia rai thì tạc tượng hìnhmặt trăng Việc phục dựng và trang trí nhà mồ đã phản ánh ước mong về cuộcsống sung túc, phồn thực ở thế giới tổ tiên cũng như đời sống hiện tại

Lễ hội dân gian tổ chức cũng là thời điểm cho những sinh hoạt văn hóanghệ thuật được trình diễn và sáng tạo Đó là âm thanh của dàn cồng chiêngdiễn xướng mang tính tập thể, đã thể hiện tài năng và sức sáng tạo, những điệumúa dân gian mang tính khỏe khoắn, hồn nhiên, đơn giản đã tạo nên sự gắnkết các cá nhân lại với nhau

 Giá trị bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa du lịch Tây Nguyên

Trong không gian và thời gian của lễ hội, những giá trị văn hóa của cộngđồng được nuôi dưỡng, tái tạo, hồi sao và trao truyền cho các thế hệ.Nó đượcgìn giữ và phát huy trong đời sống của người dân.Vì vậy, người dân rất có ýthức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng, nhiều lễ hội vẫn giữ đượcnguyên giá trị truyền thống như: bỏ ma, đua voi…

2.3.4 Trang phục

2.3.5 Nhà ở

Văn hóa Tây Nguyên mang bản sắc độc đáo Núi rừng hùng vĩ được phản ánhqua nhiều thể loại nghệ thuật, trong đó có kiến trúc Hơn 100 năm qua, nhữngkiến trúc nổi tiếng ở Tây Nguyên là khát vọng đưa sự hùng vĩ của núi rừngvào tác phẩm Những nhà dài, nhà Rông của các dân tôc Tây Nguyên cũngphảng phất ngọn núi, thiên nhiên kỳ ảo, trở thành những tác phẩm văn hóa-

nghệ thuật đặc sắc

Nhà Rông

Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cả một tác phẩmnghệ thuật lớn bao gồm: điêu khắc, hội họa, trang trí,… đặc biệt là sự thể hiệnkhông gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng và niềm kiêu hãnh dân tộc, làlinh hồn của làng bản Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá được khả năng hộihọa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó

- Nhà Rông - biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây nguyênTương tự như ngôi đình làng Việt, Nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạtcộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trịbuôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách… , là nơi thể hiệncác lễ hội tâm kinh cộng đồng và là nới các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lạicho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống…, nơi lưu giữ các hiện vậttruyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong cácngày lễ, và là nơi đứa trẻ từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghengười già kể khan, nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghechuyện của núi rừng

Ngày đăng: 24/05/2016, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w