1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu bổ sung ôn thi đại học và cao đẳng liên thông môn quản trị du lịch

241 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Hai tác giả Léveillé-Nizérolle và Tennessee Nilliams đưa ra các quan điểmtrên cho rằng du lịch là hoạt động tiêu dùng và không sinh lợi là xét ở bản thân du khách, được khách phải sử dụn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH -

TÀI LIỆU BỔ SUNG ÔN THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH (CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM CÁC TÀI LIỆU KHÁC: KINH TẾ DU

LỊCH, TỔNG QUAN DU LỊCH, QUẢN TRỊ DU LỊCH…)

TS NGUYỄN VĂN HÓA

Trang 2

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH

1.1.1 Các quan điểm về du lịch

1.1.1.1 Du lịch và sự tiêu dùng: Năm 1938, tác giả Léveillé – Nizerolle viếtquyển sách nhan đề “Du lịch trong nền kinh tế đương thời” (Le tourisme dansl’économie contemporaine) đã khẳng định: “Du lịch là toàn bộ hoạt độngkhông sinh lợi của con người khi họ rời khỏi nơi thường trú của họ”

Hoặc trong tác phẩm có nhan đề “con mèo cái trên mái nhà nóng bỏng” (La chatte sur un toit brulant) của tác giả Tennessee Nilliams có đoạn viết “Cái Châu Âu này (đối với du khách cook) nào khác gì một cuộc bán đấu giá rộng lớn, đúng là như vậy Chẳng có gì khác cả Tất cả sự tập trung tích luỹ những ngôi nhà đổ nát, có gì đâu khác với một nơi bán khổng lồ sau vụ cháy nhà, một cửa hàng tạp phẩm bất hạnh”

Hai tác giả Léveillé-Nizérolle và Tennessee Nilliams đưa ra các quan điểmtrên cho rằng du lịch là hoạt động tiêu dùng và không sinh lợi là xét ở bản thân

du khách, được khách phải sử dụng phần thu nhập của họ đi du lịch là chỉ mấttiền cho các nhu cầu ở, ăn uống, vận chuyển…

Thật vậy, các quan điểm của hai tác giả trên đây chỉ thấy và bị lừa vì hìnhthức bề ngoài của nó vì:

- Có một sự trao đổi giá trị kinh tế (hữu hình) của tiền bạc – tài sản bỏ ra đểđổi lấy cái mà bằng mắt không thể thấy được, đó là giá trị không kinh tế - giá trịvăn hoá (vui chơi, giải trí, phát triển tinh thần con người) Do đó, Marc Boyer

đã nói: “Du lịch có thể được định nghĩa như một sự trao đổi giữa một giá trị kinh tế (hao mòn của các tài sản vật tư, tiền đổi lấy những giá trị văn hoá (thẩm mỹ, tinh thần, sự khoái lạc) ví như một con gà quay thơm uống

kèm với một chay rượu ngon trong một nhà hàng bình thường so với dùng tạimột nhà hàng sang trọng sẽ cho ta một sự khoái cảm về vị giác mà không thểnào phân tích được hết những ý nghĩa trao đổi của nó”

- “Sự tập trung-tích luỹ” của người dùng tàu để đánh bắt cá để có khoản lợinhuận ngày càng lớn, cuối cùng họ cũng sẽ trở thành du khách (theo tác giả

Trang 3

Tausch Wert) vì người đánh bắt cá không thể làm mãi công việc này, đến lúcnào đó họ phải có nhu cầu vui chơi giải trí…Như vậy sự tiêu dùng có hai giaiđoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn sau cùng Du khách (đạt ở trình độ cao)thích vui chơi giải trí dùng chiếc tàu thuỷ để đi chơi thì đó là giai đoạn tiêu dùngcuối cùng: bản thân người này trước đây dùng tàu thuỷ để đánh bắt cá là giaiđoạn tiêu dùng trung gian vì sau này họ trở thành thực khách

Tóm lại, do có sự trao đổi giá trị kinh tế lấy giá trị không kinh tế và sự phânbiệt giai đoạn khác nhau của quá trình tiêu dùng cho phép chúng ta lựa chọn rađược cách “cư xử” đối với du lịch

1.1.1.2 Du lịch-một sự lãng phí : Tại hội nghị về được lịch, tháng 4 năm

1968, nhà tâm lý học Claire Lucques đã khẳng định: “Du lịch tự giải thích như một hành vi lãng phí” Thật vậy, nhận thức của Claire Lucques đã bị

méo mó dù quan sát quan điểm của ông về cả khía cạnh kinh tế Vì ta biết rằngmỗi một sự tích luỹ về của cải đều mang theo nó một sự lãng phí - chi tiêu tiềncủa Nhưng ở một đất nước hoặc một xã hội giàu có thì có sự nhàn rỗi, từ đó tấtyếu “vui chơi giải trí và du lịch” được coi là một sản phẩm Thì sự lãng phí hay

sự tiêu huỷ vật chất trong trạng thái giàu có để có được sản phẩm tinh thần kể

cả vật chất khác với mục đích cuối cùng là vui chơi gải trí, tạo nên sự sản khóáitinh thần-tạo thế cân đối về mặt tình cảm tâm sinh lý của con người đã bị nhiểuloạn bởi nền văn minh kỹ thuật thì thật là hữu ích và hữu ích không lường Đểdẫn chứng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là Lamartine, ông đã tìm thấy trênbước đường đi du lịch của mình có một khả năng tích luỹ phong phú về kiến

thức văn hoá, ông đã viết: “con người toàn diện là con người đã đi du lịch nhiều – rất nhiều, do đó đã thay đổi và tăng lên gấp hai mươi lần tư tưởng

và đời sống của mình”

1.1.1.3 Du lịch- sự trao đổi các giá trị văn hoá đại chúng : Từ sự quan sát

khoa học và nghiêm túc, Marc Boyer đã đưa ra nhận thức của mình Ông ta coi

du lịch như là một sự trao đổi giữa giá trị kinh tế với giá trị văn hoá, du lịch trở thành điểm gặp gở giữa thiên nhiên với con người Sự trao đổi giữa hai giá trị đó trên tinh thần tự nguyện và tự giác Và theo Marc Boyer

Trang 4

qua du lịch tạo nên sự gặp gỡ giữa con người sống trong nền văn minh công nghiệp và con người của nền kinh tế không phát triển

Đối với René Menil, có mối quan hệ giữa khách tới viếng thăm ngườiđược viếng thăm (Visiteur –Visité), mối quan hệ này thật kỳ lạ từ hai phía; haibên chủ và khách đều ngở ngàng về thói quen, tập quán, phong tục, và cách đốixử; nhưng cái sự kỳ lạ ấy thật là bình dị do con người gắn bó với những cảnhđẹp và thoáng qua một cách thản nhiên Trong tác phẩm của mình được đăng

trên tạp chí Tâm lý học (1959), ông khẳng định: “ta phải đi xa hơn nữa, tiến

xa hơn nữa để hiểu thấu sự thật về con người, cho tới lúc đó chỉ là nhận thức trong cái thị giác kỳ quặc của mình”

1.1.1.4 Du lịch một hệ thống hình ảnh : Theo nhà xã hội học Oliver Burgelin, ông coi du lịch như một hình ảnh xa vời so với thực tế Một cuộc viễn hành du lịch đã được tiến hành trong một vũ trụ đầy tín hiệu (biểu hiện bằng những ngôi sao mà các hướng dẫn viên đánh dấu) Du khách

được hài lòng vì nhìn thấy được những tín hiệu phù hợp với các hình ảnh màhướng dẫn viên đưa ra trước cho họ

Tác giả Edger Morin không có quan điểm xa xôi như Oliver Burgelin

coi du lịch là nhu cầu sâu lắng của con người

Hướng thứ nhất là đưa con người trở về với thiên nhiên, mà một số

hình thức biểu hiện là nghỉ hè, nghỉ đông Nó có tác dụng cắt đứt hoặc phá vởnhững khuôn khổ gò bó của cuộc sống trong xã hội hiện đại

Hướng thứ hai là con người tìm hiểu cuộc sống tương lai để tiến bước Hướng thứ hai này biểu hiện rõ nét trong du lịch Con người tỏ một vẻ lo

buồn siêu hình (métaphisiques) và cả một ý thích phiêu lưu mạo hiểm

1.1.1.5 Du lịch một khía cạnh tổ chức: Các nhà tư tưởng trong thời đại ngàynay, du lịch cũng được phân tích - coi nó như một hệ thống tập trung các mốiliên hệ giữa cá nhân với cá nhân

Nhà tư tưởng thứ nhất là André Siegfried trong tác phẩm “những sắc thái của thế kỉ thứ 20” (Les aspects được XX-sìecle), tác giả đã coi du lịch thuộc công cụ hành chính Nhận thức này làm nổi bật lên một vấn đề: “Du lịch

là một bộ phận cấu trúc của xã hội đương thời, được đóng khung trong

Trang 5

khuôn khổ hành chính và quy ước, quy chế ngày một chặt chẽ hơn Chính quyền phải có sự tổ chức nếu như muốn sản xuất có hiệu quả nhất ”Tác

giả tỏ ra rất khâm phục đối với mạng lưới của các hãng lữ hành, những kháchsạn lớn hiện nay Công tác tổ chức, phương pháp điều hành quản lý và nghiêncứu thị trường trong những năm gần đây đã đi vào du lịch đại chúng Việc sửdụng hệ thống điện toán để phân phối tốt hơn những làn sóng dồn dập nhữngđược khách đi nghỉ hè, nghỉ đông

Tác giả Enzensberger trong quyển “Một luận thuyết về du lịch” (Une théoric de tourime, Paris, 1965) đã viết: “Nếu du lịch là một ngành công nghiệp với quy mô vĩ đại như vậy thì nó phải có những điều kiện không thể thiếu được để sản xuất hàng loạt: đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng…”

1.1.2 Nghiên cứu hoạt động du lịch

Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng Nhiều năm qua các nhàhoạch định, các nhà phân tích và các nhà chuyên môn về du lịch đã dự toánrằng du lịch sẽ dần dần trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất vào thế kỉthứ 21 Mặt dù sự lớn mạnh của ngành du lịch đang tăng lên đột ngột từ sauchiến tranh thế giới thứ 2 nhưng nhiều cơ quan cấp chính phủ, các doanhnghiệp và cá nhân có liên quan đến ngành du lịch cũng chỉ mới bắt đầu chú ýthực sự đến hoạt động du lịch là vì:

 Thiếu nhiều thông tin tin cậy về tầm quan trọng của ngành du lịch

 Hầu hết các nước có các cách thức thu nhập dữ liệu về ngành du lịchnhưng có nhiều sự khác biệt về chất lượng dữ liệu được thu nhập giữa các quốcgia hoặc giữa các ngành có liên quan trong một quốc gia, do đó gặp rất nhiềurắc rối trong việc phân tích hoạt động du lịch

 Du lịch được coi là một lãnh vực phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu từnhiều hướng của các ngành thuộc khoa xã hội, cũng nư từ các chuyên mônkhác nhau…

Thật vậy, xuất phát từ bản chất của du lịch, để đánh giá nghiên cứu đúng

về du lịch phải xét du lịch trên cơ sở tổng hợp những khía cạnh sau đây:

1.1.2.1 Nội dung nghiên cứu hoạt động du lịch

Trang 6

a Du lịch như là kinh nghiệm của con người (Tourism as a humainexperience):

Du lịch là hoạt động mà những cá nhân làm và hưởng thụ Để hiểu

nhiều về hiện tượng du lịch chúng ta phải hiểu thái độ của mỗi cá nhân,tâm lý của được khách và tiềm năng của được khách Sự xem xét từngnhóm người qua nhiều năm, sự lặp đi lặp lại giúp ta giải thích lai lịchquá khứ để có cách xử thế trong tương lai Nó là một vấn đề nghiên cứu

có tầm quan trọng đặc biệt trong ngành du lịch Thông tin này lại có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết chế và tạo ra sản phẩm du lịchmới, có chiến dịch marketing để cải tiến thêm sản phẩm cho phù hợp với

sự mong đợi của khách

Khi con người đi du lịch, họ thường sử dụng mục đích chuyến đi như một phần kinh nghiệm của họ: kinh nghiệm quá khứ về sản

phẩm tương tự hoặc sản phẩm cùng loại, những kiến thức về sự phânloại sản phẩm và nhận thức về sự khác biệt giữa các sản phẩm củakhách

b Du lịch như là cách cư xử mang tính xã hội (Tourism as a social behaviour)

Ngành du lịch hình thành từ kinh nghiệm cá nhân của con người,

tức là kinh nghiệm giữa con người nhiều ít, cao thấp rất khác nhau trongmột thế giới mênh mông biển người Nhiều quyết định của cá nhân liênquan đến kinh nghiệm du lịch, và bị ảnh hưởng bởi tâm lý cá nhân cũngnhư kinh nghiệm xã hội, kể cả vai trò tự nhận thức xã hội của mỗi conngười

Du khách có thể là người - nạn nhân của tội ác hoặc gây nên những sự

hiềm khích làm hại đến xã hội do sự cố ý hoặc vô tình của họ trong khigiao tiếp với cộng đồng người

Sự hiểu biết về mặt xã hội của du khách và cách cư xử - giao tiếp về

mặt xã hội phù hợp với thói quen của người dân ở nơi tiếp đón sẽ gópphần làm giảm sự xung đột, sự hiểu lầm hoặc sự hiềm khích trước đây,

họ trở nên thân thiện, sống chan hoà, hoà bình lẫn nhau

Trang 7

Nói một cách tổng quát hơn, triển vọng môn tâm lý học, và môn tâm lý

xã hội dựa vào du lịch, được khách là đối tượng nghiên cứu cuả các môn họcnày

c Du lịch như là một hiện tượng địa lý (Tourism as a geographic phenomenon)

hình thành, tồn tại và phát triển của các vùng du lịch, khu du lịch Việc

dự đoán dung lượng chuyến du hành từ nơi gởi đến nơi nhận kháchchính là việc nghiên cứu các vùng địa lý quan trọng có quan hệ nhau

d Du lịch như là một nguồn lực (Tourism as a resource):

Nhiều cộng đồng địa phương đã cảm thấy thích thú mở mang và phát triển du lịch vì chính nó là nguồn lực kinh doanh do được khách

mang tiền từ các địa phương, các vùng khác đến cho họ mà cũng chỉ cầnmột số khía cạnh thuộc về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạotối thiểu

Sự thành công của ngành du lịch và lôi kéo khách đến thưởng thức những đặc trưng riêng của địa phương Nhưng thật không may mắn

nếu được khách đến quá đông so với dân cư ở nới đó hoặc theo kiểu họcđòi của dân sở tại sẽ làm phá huỷ đi những nét độc đáo của dân tộc và

do sự “quá tải của du lịch sẽ giết chết du lịch” (trop de tourisme tue letourisme)

e Du lịch như là hoạt động kinh doanh (Tourism as a business):

Hầu hết những người làm trong lĩnh vực du lịch – lãnh vực thu hút được sốngười làm việc và mang lại thu nhập cao, những nhân viên hoặc những ngườichủ của họ có thể mang lại thu nhập từ các việc nghiên cứu như:

 Sắp xếp lại tổ chức và cải tiến lại cơ cấu hoạt động kinh doanh

Trang 8

 Đưa ra các chiến lược nhằm khắc phục những rủi ro và những sự bất ổncủa ngành

 Tao ra những nổ lực trong hoạt động marketing

 Đưa ra những chỉ dẫn trong công tác quản lý nhân viên, đào tạo cácnhân viên mới và phát triển nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên cũ

f Du lịch như một ngành công nghiệp (Tourism as an Industry) :

 Ngành du lịch không chỉ có đến vài ngàn cơ sở kinh doanh, hơn nữa và hơn rất nhiều trong thời gian tới Nó gắn liền với sự phồn vinh của các

nước và sự ham muốn giàu có của mỗi cá nhân Nói chính xác hơn, du lịch là một nhóm gồm nhiều ngành có liên quan trong một thể thống nhất như: vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường bộ…) cơ sở lưu

trú, dịch vụ ăn uống, các hoạt động vui chơi giải trí, các sự kiện văn hoá lịch sử, hoạt động bán lẻ…Đặt trưng quan trọng của ngành du lịch là sử dụng khá nhiều lao động

Du lịch còn là nguồn lưu chuyển tiền tệ quan trọng giữa các quốc gia và giữa các vùng với nhau Tất cả các chính phủ, ở từng chừng

mực nào đó điều kích thích sự phát triển du lịch vì nó mang lại của cải,

sự giàu có cho quốc gia và tạo việc làm mới giúp người dân thực hiện nghĩa vụ lao động

Ở nhiều nước, du lịch tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho ngân sách quốc gia nói chung và góp phần tăng ngân sách địa phương nói riêng Ngân khoản dành cho quảng cáo trong du lịch rất lớn Những

khoản chi này được trích ra từ thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch Nghiên cứu du lịch đóng vai trò khá quan trọng vì ngoài sự tác động tăng trưởng cho bản thân ngành du lịch, ngành này còn kích thích

sự phát triển của các ngành khác như: thông tin liên lạc, xây dựng, vận chuyển công cộng…kể cả khu vực dịch vụ khác (khu vực hành chình sự nghiệp: trường học, bệnh viện…)

Nhiều phương tiện khách du lịch sử dụng được quản lý và điều hành bởi các cơ quan nhà nước như: các công viên quốc gia và địa phương,

những di tích lịch sử, các viện bảo tàng, khu bảo tồn thiên nhiên, các bến

Trang 9

phà…Việc quy hoạch, bảo tồn những phương tiện nêu trên có ý nghĩa

vô cùng to lớn vì nó chính là mục đích chính của chuyến đi

1.1.2.2 Những thử thách gặp phải trong nghiên cứu hoạt động du lịch:

- Thiếu phương tiện đo lường có thể tin tưởng được

- Sự biến đổi rất lớn trong ngành công nghiệp du lịch

- Sự khác nhau cơ bản trong hiện tượng du lịch từ nơi này đến nơi khác và

ở các vùng địa lý với nhau

- Một sự rời rạc và thiếu tiêu chuẩn

- Một tương lai không chắc chắn

1.1.3 Khái niệm về khách du lịch (Du khách)

Sự nghỉ ngơi là từ ngữ chính trong thời đại văn minh của chúng ta Từngữ này gồm ba bộ phận; du lịch, những sự thay đổi nơi ở và hoạt động cuốituần, thời gian nhàn rỗi hàng ngày Những khái niệm liên quan đến du lịch làchủ thể chính trong nhiều cụôc tranh luận Chúng ta nhìn xa hơn về khái niệmnày

Semuel Pegge sử dụng từ mới “tourist” để diễn tả những người đi du

lịch vào năm 1880 Trên tạp chí thể thao nước Anh đã gơíi thiệu từ “tourism”

vào năm 1811 Dù cả hai từ ngữ “tourist” (du khách ) và “tourism” (du lịch)

là hai từ đã được dùng từ hai thế kỉ qua nhưng đến nay và mai sau có thể vẫnchưa có định nghĩa nào được chấp nhận vĩnh viễn Việc thiếu một định nghĩađược xem là vĩnh viễn sẽ làm vở mộng những nhà phân tích và các nhà dựđoán về du lịch Tính không thống nhất và không chắc chắn của một khái niệmgây ra nhiều khó khăn khi so sánh các dòng khách du lịch giữa các quốc gia vớinhau

Vào năm 1973 Hội đồng các chuyên gia về thống kê của The short

Lived League of Nations (làODCD Tourism committee ngày nay) có đưa ra

định nghĩa của họ để mô tả “khách du lịch quốc tế là bất cứ ai thăm viếng một quốc gia khác nơi mà họ thường trú, trong thời gian trên 24 giờ” Hội

đồng các chuyên gia thống kê coi du khách quốc tế còn bao gồm những cánhân trực tiếp đi hội nghị đến làm việc hay cư trú, những sinh viên đi du học,

Trang 10

những người làm việc băng qua biên giới, và những người đi du lịch liên tục ởmột quốc gia không có giới hạn thời gian tối đa ở quốc gia đó

Khoảng một thập kỷ sau, ở một hội nghị khác của Liên Hiệp Quốc về dulịch tổ chức tại Roma (italia) vào năm 1963 đã đưa ra sự khác biệt để phân biệtgiữa khách du lịch (tourists) là người nghĩ lại hơn 24 giờ, còn khách thamquan (excursionists) là người đi nghĩ dưới 24 giờ Thuật ngữ liên quan đến sựkhác biệt này được thử nghiệp vào năm 1967 bởi nhóm chuyên gia thống kêlàm việc trong hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc Họ đề nghị rằng, sự khácbiệt ở chỗ du khách (touruists) là những người ở lại qua đêm, khách thamquan (day visitors hay excursionists) là những người không ở lại qua đêm.Khái niệm sau, theo các chuyên gia bao gồm cả những người quá cảnh (tourist

travellers) Định nghĩa về du khách tại Roma lần này xác định: “du khách là người đi thăm viếng tạm thời, nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ trong quốc gia được thăm viếng”, người đó đi với động cơ nghỉ ngơi của họ; đồng thời có đưa

ra định nghĩa về khách tham quan (excursionists) là “người thăm viếng tạm thời nghỉ ngơi dưới 24 giờ”

Tổ chức du lịch thế giới giới thiệu tóm tắt những từ ngữ này như sau:

Khách viếng thăm quốc tế (international visitor) là cá nhân đi vào một quốc gia ở đó không phải là nơi thường trú của họ và họ không thuộc

vào một trong số những người sau đây:

 Dự định cư trú, định cư hay tìm kiếm một việc làm ở nước đến

 Thăm viếng với tư cách là người ngoại giao hay viên chức quân sự

 Người làm ở cơ quan ngoại giao, quân sự của nước ngoài ở các nước sởtại

 Người tị nạn, dân cư ngụ hoặc người làm việc ở vùng biên giới

 Đến và ở với thời gian trên một năm

Nhưng khách quốc tế (international visitors) có thể là:

 Đến thăm viếng với mục đích chữa bệnh, giải trí, tôn giáo, tham quan,vấn đề gia đình, các sự kiện thể thao, dự hội nghị, học tập - nghiên cứu hay quácảnh để sang một quốc gia khác

 Một thuỷ thủ hoặc phi công của nước ngoài nghỉ lại tại quốc gia

Trang 11

 Một thương gia nước ngoài hoặc một khách thương mại lưu lại với thờigian dưới một năm gồm cả các nhà kỹ thuật đến lắp đặt các thiết bị

 Nhân viên của các tổ chức quốc tế đi công tác với thời gian dưới mộtnăm và có trở về với đất nước của họ

Khách thăm viếng quốc tế (international visitors) gồm du khách quốc tế(international tourists) và khách tham quan quốc tế (internationalexcurrsionists)

 Du khách quốc tế là khách đi thăm viếng, họ chi tiêu ít nhất một đêmtrong cơ sở lưu trú tại quốc gia tiếp nhận

 Khách tham qua quốc tế là khách đi thăm viếng mà họ không có chi tiêu

ít nhất một đêm trong cơ sở lưu trú tại quốc gia tiếp nhận Những người nàybao gồm khách ở lại trên tàu, khách du lịch quá cảnh như các hành khách đimáy bay đến nhưng không có làm thủ tục nhập cảnh

Hội nghị liên minh quốc hội về du lịch tổ chức tại La Haye (Hà Lan) từngày 10 đến 14 tháng 4 năm 1989 đã xác định du khách quốc tế là người :

 Đi thăm một nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên

 Mục đích của chuyến du lịch là tham quan, thăm viếng hay nghỉ ngơivới thời gian không quá một năm, nếu trên một năm phải được phép gia hạn

 Không được làm bất cứ một công việc gì để được trả thù lao tại nướcđến do ý muốn hay do yêu cầu của các nước sở tại

 Sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú phải rời khỏi nước tham quan

để trở về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nơi khác

Không được coi là khách quốc tế những người không thoả mãn nhữngđiều kiện trên và đặc biệt là những người sau khi đã vào lưu trú một nước nào

đó với tư cách người du lịch, đi tham quan, lưu trú hoặc tìm cách kéo dài thờigian của cuộc hành trình và lưu trú đến ở lại hẳn nước này hay để làm việc(hành nghề có thù lao)

Các định nghĩa về “du lịch nội địa” và “du khách nội địa” khó có thểthống nhất hơn đối với định nghĩa “du lịch quốc tế” và “du khách quốc tế”.Thật vậy, có sự phản ứng dữ dội vè các khái niệm này giữa các tổ chức trongmột quốc gia và có sự khác biệt nhau khi tính toán số lượng du khách ở các

Trang 12

quốc gia Vào năm 1981, Tổ chức Du Lịch Thế Giới có đưa ra nhiều hướng chỉđạo để xác định thế nào là du lịch nội địa và du khách nội địa như sau:

 Coi là du khách nội địa (domestic travellers) gồm những công dân vàngười ngoại quốc đối tượng tham quan trong nước

 Tính vào du lịch gồm những người đi làm việc mang tính nghề nghiệpcủa họ ở một nơi xa

 Cần có sự phân bịêt giữa dịch vụ trú thường xuyên hoặc tạm thời trongmột thời gian ngắn với chuyến du hành

 Cần phân biệt giữa sự lưu lại trên 24 giờ (hay ở qua đêm) với dưới 24giờ (không ở lại qua đêm)

Tóm lại, ở hội nghị vào năm 1981, Tổ chức Du lịch Thế giới có đưa ra

định nghĩa về du khách nội địa là “người đi du lịch đến một nơi thuộc về đất nước mà họ đang sinh sống và thời gian tối thiểu 24 giờ và tối đa ít hơn một năm với mục đích giải trí, thể thao, hội họp, tập hợp, nghiên cứu, thăm viếng bạn bè hay thân nhân, sức khoẻ, công vụ, hay tôn giáo”

Khách tham quan nội địa (Domestic excursionist) là “một khách du lịch đi

trong nước mà họ đang sinh sống vì bất cứ một lý do gì (giống như du khách)nhưng thời gian lưu lại ít hơn 24 giờ”

Mặt dù Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra các định nghĩa và nhữnghướng chỉ đạo trên, gần như mỗi quốc gia có đưa ra định nghĩa riêng và xácđịnh giới hạn phạm vi khác nhau để chỉ đạo cho việc tính toán số lượng dukhách cho mình

Ở HOA KỲ

Hội đồng nghiên cứu Tài Nguyên Du Lịch Quốc Gia (1973) cho rằng

du khách (tourist) là bất cứ ai đi du lịch xa nhà ít nhất 80 km vì bất cứ mục đích

gì nhưng không phải là làm việc và không kể đến thời gian của chuyến đi

Trung tâm dữ liệu du hành Hoa Kỳ (the US Travel Data Center) và phòng điều tra Hoa Kỳ (The US Bureau of the census) đưa ra định nghĩa về

khách thăm viếng (visitor) là người đi du hành có khoảng cách ít nhất 160 km

xa nhà, ngoại trừ mục đích làm việc và không kể đến thời gian lưu lại

Ở PHÁP

Trang 13

Du khách (touriste) được coi là tất cả những người mà họ rời bỏ nơi cưngụ thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất 24 giờ và dưới 4 tháng với mụcđích nghỉ ngơi (nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần), sức khỏe, hội họp-hội nghị-hộithảo, công vụ và những hoạt động chuyên môn của họ

Ở CANADA

Ngành thống kê Canada và ngành du lịch Canada sử dụng khoảng ít

nhất 80 km để trả lời cho các cơ quan nghiên cứu du lịch Canada và coi nhữngchuyến đi đó phải là những ngày nghỉ

Cơ quan điều tra du lịch là Ontrario (Ontrario Travel Survey), năm

1983 sử dụng khoảng cách tiêu chuẩn là 40 km để định nghĩa về du khách(tourists) Nhưng trái lại, British Colombia định nghĩa về “visitor” hay

“tourist” là một cá nhân đi du hành xa nơi anh ta thường trú như một người dân

và qua ít nhất một đêm, không có quan tâm đến khoảng cách là bao xa

Ở VIỆT NAM:

Theo Hán việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch là đi chu du khắp

mọi nơi

Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức thì du lịch có nghĩa

là đi chơi khắp mọi nơi để xem xét

Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1991)

- Du hành là đi chơi phương xa

- Du lịch là đi chơi để xem phong cảnh ở phương xa

- Du khách là người đi chơi ở phương xa hoặc người khách từ xa đếnchơi

Các định nghĩa trên đây có nội dung quá nhỏ bé hoặc quá rộng, nó đềukhông sát với thực tế hoạt động du lịch hiện nay

Trong Quy chế quản lý kinh doanh du lịch (ban hành kèm theo nghị

định số 37-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng) thì:

 “Du khách quốc tế” là người nước ngoài, người, Việt Nam định cư ởnước ngoài đến và lưu lại qua đêm ở Việt Nam, công dân Việt Nam đi du lịchnước ngoài

Trang 14

 “Khách du lịch nội địa” là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở thườngxuyên, có sử dụng dịch vụ lưu trú ở qua đêm của các tổ chức kinh doanh dulịch trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

 “Kinh doanh du lịch “là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộcác dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi

Được sự chuẩn bị của Tổ chức Du lịch Thế giới, 3/1993 Uỷ ban Thống

kê Liên hiệp quốc (The United Nations Statistical Commission) in là tài liệu

thống kê du lịch (Recommendations on Tourism Statistics) mới và rõ ràngnhất liên quan đến các khái niệm và cách phân loại gắn với du lịch

1.1.4 Một số khái niệm khác :

“Du lịch” (tourism) là những hoạt động của người đi du hành đến và lưu trú tại nơi ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá một năm để nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích

khác”

Và cũng theo Tổ chức Du lịch Thế giới, dựa vào mối quan hệ trao đổigiữa các quốc gia có những hình thức du lịch sau đây:

a Du lịch nội địa: (Domestic tourism) là chuyến du hành của những

cư dân đi trong phạm vi quốc gia của họ

b Du lịch nội địa hay du lịch vào (inbound tourism) là chuyến du

hành của những người không là cư dân của quốc gia đến một quốc gia

c Du lịch hướng ngoại hay du lịch ra (Outbound tourism) là chuyến

du hành của cư dân đến một quốc gia khác

Từ ba hình thức trên của du lịch có thể phối hợp lại theo cách thức khác

sẽ có ba loại hình du lịch như sau:

a Du lịch trong nước : (Internal tourism) nó bao gồm du lịch nội địa

và du lịch vào

b Du lịch quốc gia: (National tourism) nó bao gồm du lịch nội địa và

du lịch ra

c Du lịch quốc tế: (International tourism) nó bao gồm du lịch hướng

nội và du lịch hướng ngoại

Trang 15

Thể hiện

Người du hành (Travallers)

(Excursionists)

Tuy nhiên, theo tôi du lịch có thể định nghĩa như sau:

“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với thời gian không quá một năm với mục đích hoà bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.”

Từ định nghĩa trên, du lịch gồm các yếu tố:

 Du lịch là mối liên hệ giữa khách và nơi tiếp nhận khách, giữa khách vớidân cư nơi tiếp nhận…

 Du lịch là một hiện tượng xã hội mang tính đại chúng, cho cả người giàusang và người nghèo đều có thể đi du lịch được Nó không dành riêng cho đốitượng cụ thể nào

 Du lịch bao gồm các hoạt động kinh tế cho các đơn vị kinh doanh, kể cảkhông kinh doanh cung ứng cho khách: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, anninh, cấp cứu…

 Cả ba yếu tố trên được hình thành từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thờicủa khách (ngoài nơi thường xuyên)

 Du lịch là hoạt động vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc, cư dân củacác địa phương

Trang 16

DU KHÁCH:

Khái niệm “du khách” hay “khách du lịch” …bằng tiếng Việt này rất dểnhầm lẫn từ đó tính số lượng khách không thống nhất với nhau giữa các ngành(thống kê hải quan, xuất nhập cảnh, du lịch …”do đó cần sử dụng từ tiếng Anh

để minh hoạ và cần sử dụng các từ ngữ tiếng Việt như sau:

Khái niệm “khách thăm viếng” (visitors) và “du khách” (tourists) sửdụng có khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn như Pháp thường dùng từtouristes, Tây Ban Nha sử dụng từ visiteurs…Từ tourists sử dụng có khuynhhướng nhấn mạnh vào các chuyến đi để hưởng thụ và sử dụng các tiện íchthương mại Từ visitors được chuộng hơn từ tourists

Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới, tính vào số liệu thống kê và phân tíchhoạt động du lịch – ngành du lịch thì nên sử dụng từ “khách thăm viếng”(visitors) Vậy khách thăm viếng có hai loại là khách thăm viếng quốc tế vàkhách thăm viếng nội địa

a Khách thăm viếng quốc tế: (international visitors) là bất cứ người nào

đi du hành đến một quốc gia khác với nơi cư trú thường xuyên của họ trongthời gian liên tục không quá 12 tháng và họ đi với mục đích chính là đi thămviếng chớ không thực hiện hoạt động nào đó để có thu nhập trong thời gian ởtại quốc gia họ thăm viếng, Khách thăm viếng quốc tế gồm:

Du khách (tourists - overnight visitors) là người đi thăm viếng,

họ lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân ở các quốc gia được thăm viếng, đó gọi là du khách quốc tế.

Khách tham quan: (same-day visitors) là người đi thăm viếng,

họ không có qua đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể và tư nhận tại các quốc gia được thăm viếng Họ còn gọi là khách tham quan quốc tế (international

excursionists) Khái niệm này còn có cả những hành khách đi trên các tàu dulịch, họ đến một quốc gia bằng tàu biển và trở lại tàu mỗi đêm khi ngủ, dù chotàu này neo ở cảng nhiều ngày Nó còn được tính cả cho những người trên các

du thuyền, xe lửa

b Khách thăm viếng nội địa (domestic visitors) : Khái niệm này dùng

để diển tả bất cứ cư dân nào trong quốc gia đi du hành đến những nơi trong

Trang 17

phạm vi quốc gia ngoài mội trường thường xuyên của họ trong thời gian liêntục không quá 12 tháng và có mục đích chính là thăm viếng, không thực hiệnhoạt động nào để có thu nhập trong thời gian ở nơi thăm viếng

Khách thăm viếng nội địa gồm hai nhóm:

 Du khách (tourists-overnight visitors) là người đi thăm viếng, họ lưulại ít nhất một đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể và tư nhân ở nơi được thămviếng Những người này còn gọi là du khách nội địa (domestic tourists)

 Khách tham quan (same- day visitors) là người đi thăm viếng, họkhông có qua đêm tại các lưu trú tập thể và tư nhân ở các nơi được thăm viếng

Họ còn gọi là khách tham quan nội địa (domestic excursionists)

CẦU DU LỊCH: (TOURISM DEMAND)

Là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành các cuộc hành trìnhlưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác ngoài nơi ở thường xuyên của

họ để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật,giao lưu tình cảm, công vụ…

Các yếu tố tác động đó gồm: khả năng chi tiêu, mhu cầu, sở thích, thờigian nghỉ ngơi, motel…

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, sự phân loại nhu cầu du lịch theo cáctiêu thức sau đây:

 Dựa vào mục đích của chuyến đi: du lịch nội địa, du lịch ra và du lịchvào cũng chia làm 6 nhóm:

- Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và nghỉ hè

- Thăm viếng bạn bè và người thân

- Kinh doanh và chuyên môn

Trang 18

Đối với du khách thì chủ yếu phân loại khách thăm viếng (visitors) theoquốc gia cư trú tốt hơn là theo quốc tịch

 Dựa vào loại phương tiện vận chuyển, có 3 nhóm và các phân nhóm :

- Hàng không chia ra: Các chuyến bay định kỳ, các chuyến bay thấtthường và các dịch vụ khác

- Đường biển, chia ra: phà và tàu chơ khách, tàu du lịch, khác

- Đường bộ, chia ra: xe lửa, xe khách hoặc xe bus và các phương tiệnvận chuyển công cộng khác, xe riêng, xe cho thuê, những phương tiện bằngđường bộ khác

Dựa vào cơ sở lưu trú du lịch : có 2 nhóm và các phân nhóm sau:

+ Các cơ sở tập thể khác: các nhà của để nghỉ ngơi, địa điểm cắmtrại cho du khách, các cơ sở tập thể khác

- Cơ sở lưu trú du lịch tư nhân:

Nhà riêng để cho thuê, phòng cho thuê trong gia đình, nhà thuê của các cơquan, những cơ sở lưu trú được cho ở miễn phí bởi thân thuộc hoặc bạn bè, cơ

sở lưu trú tư nhân khác

CUNG DU LỊCH : (TOURISM SUPPLY)

Là tập hợp những hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra để sẵn sàng giúp choviệc thực hiện cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông qua tổchức vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan

CHI TIÊU CỦA KHÁCH: (TOURISM EXPENDITURE)

Là tất cả những khoảng chi tiêu của khách thăm viếng hoặc người nhândanh họ chi ra trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ ở nơi tiếp nhận

Trang 19

Chi tiêu của du khách gồm các khoản:

- Chuyến du hành theo giá trọn gói (package travel), kỳ nghỉ theo giátrọn gói (package holidays) và các chuyến du lịch theo giá trọn gói(package tours)

1.2.1 Khái niệm

“ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các dịch vụ và phương tiện vật chấttrên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách mộtkhoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”

«Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch » (LDL.VN 2006)

1.2.2 Những bộ phận cấu thành của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch gồm những yếu tố kết hợp lại với nhau để cung cấpcho thị trường mục tiêu những sự thoả mãn và lợi ích cho khách, gồm 2 nhómyếu tố:

- Những yếu tố hữu hình;

- Những yếu tố vô hình

Hoặc 8 nhóm sau:

- Các yếu tố tự nhiên và nhân văn (yếu tố cơ bản)

+ Cảnh quan tự nhiên: bãi biển, núi rừng, thác, động thực vật, môi trướng thiên nhiên…

+ Thành phố, làng mạc

+ Môi trường, khí hậu

Trang 20

+ Di tích lịch sử, văn hoá cách mạng, phong tục tập quán…

- Môi trường kế cận: những yếu tố tự nhiên có sức lôi cuốn- hấp dẫn

- Dân cư địa phương: thái độ của dân cư

- Các trang thiết bị: trung tâm hội nghị, hội chợ, triển lãm, trườngđua…

- Các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống và thương mại

- Các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ du khách: đường xá, sân bay, bếncảng, điện, phương tiện thông tin liên lạc…

- Các hoạt động nhộn nhịp và bầu không khí đón tiếp

- Hình ảnh (thương hiệu): được tạo ra từ nhân viên, người tổ chứcquản lý, tài liệu quảng cáo… đến thị trường mục tiêu

Nếu xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch theo một chuyếnhành trình du lịch thì thành phần sản phẩm du lịch gồm các nhóm cơ bản:

- Dịch vụ vận chuyển

- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ tham quan, giải trí

- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: bảo hiểm, thủ tục v.v

1.2.3 Các đặc trưng của sản phẩm du lịch:

- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể (chủ yếu tồn tại dưới dạng

vô hình) hay trừu tượng

- Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt

- Quá trình sản suất và tiêu dùng sản phẩm DL diễn ra đồng thời cùngmột thời gian và địa điểm

- Sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời và có tính thờivụ

- Tính rủi ro của sản phẩm du lịch cao

- Không thể dịch chuyển được;

- Không thể tồn kho;

- Mang tính thời vụ

Sản phẩm của ngành du lịch hoặc của hãng lữ hành gồm 9 đặc trưng sau:

Trang 21

- Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được

- Tính đa dạng của các thành tố (yếu tố cấu thành) trong một sản phẩm

- Tính đa dạng của các thành viên tham gia (theo chiều ngang và chiềudọc; bên trong và bên ngoài)

- Môi trường địa lý bất di bất dịch (không thể di chuyển)

- Nơi cung ứng xa nơi cư trú của khách

- Tính đa dạng của các loại sản phẩm

- Tính dịch vụ của sản phẩm du lịch, thể hiện ở các đặc trưng:

+ Khách hưỡng thụ không bị tiêu huỹ đi

+ Phải có khách để tồn tại và thực hiện dịch vụ

+ Không thể tồn kho

+ Không thể tách rời (dịch vụ được tạo ra khách hưởng thụ ngay) + Không tương hợp hay không đồng nhất (giữa các thời điểm khácnhau, giữa các nhân viên khác nhau, 1 nhân viên cũng khác nhau)

+ Không có sự co dãn của cung so với cầu trong ngắn hạn

+ Luôn thay đổi

+…

- Tính phụ thuộc vào nền kinh tế-xã hội, nhà nước

- Tính thời vụ của sản phẩm

1.2.4 Các loại sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch rất đa dạng, có 5 loại chính sau:

- Sản phẩm du lịch gắn với một quần thể địa lý.

Quần thể địa lý có thể là: lục địa (vùng Bắc Mỹ, vùng Bắc Âu, vùng ĐôngNam Á…); vùng đa quốc gia (vùng sông Nil, vùng Pyrenné, vùng sôngMékong…); vùng trong một quốc gia ( vùng Tây Bắc VN, vùng Tây nguyên

VN, vùng đồng bằng sông Cữu Long VN…); một địa phương (Tp HCM,Tp.Đà Nẳng, tỉnh Tiền Giang…)

Bản thân một quần thể địa lý chưa phải là sản phẩm du lịch, nó mới chỉ là

“nguyên liệu” cần thiết để nhà tổ chức kinh doanh du lịch tạo ra sản phẩm củamình phải phối hợp nhiều ngành khác Muốn tạo ra sản phẩm du lịch dựa vàoquần thể địa lý cần thực hiện 5 bước cơ bản sau:

Trang 22

b.1 Liệt kê tất cả những yếu tố nội tại và tương lai của quần thể địa lý đó b.2 Nhận diện thị trường tiềm năng, phân khúc thị trường và lựa chọn thịtrừơng mục tiêu

b.3 Xác định tổng thể các sản phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mụctiêu đã chọn

b.4 Sản phẩm phải được tổ chức, nối kết để du khách mục tiêu có thể tìmđược lợi ích của họ

b.5 Phải tung sản phẩm ra thị trường với một hệ thống bán, khuyến mãi vàtuyên truyền quảng cáo hoàn chỉnh

- Sản phẩm du lịch dưới dạng chìa khoá trao tay.

Là sản phẩm trọn gói với một mức giá nhất định, như:

+ Sản phẩm trọn gói của một khách sạn, Resort, khu du lịch, khu vui chơigiải trí, làng du lịch, nơi nghỉ dưỡng

+ Sản phẩm trọn gói của một nhà hàng, một bữa ăn

+ Sản phẩm trọn gói của một chuyến du lịch bằng tàu biển

+ Sản phẩm trọn gói của một chuyến du ngoạn, Tour du lịch (sinh thái, lặnbiển, tham quan, công vụ, hội thảo, hội nghị ), dã ngoại (Tour), tham quan(Excursion), khám phá (Découvert), thám hiểm (Aventure)…

- Sản phẩm du lịch dưới dạng là một trung tâm, như: trung tâm nghỉ dưỡng,

trung tâm lặn biển, trung tâm trượt tuyết, trung tâm chữa bệnh, trung tâm Spa…

- Sản phẩm du lịch dưới dạng là sự kiện, lễ hội: sự kiện thể thao, văn hoá giải trí

- Sản phẩm du lịch đặc biệt, có các loại hình thi đua, thể thao…như: thuyền

buồm, lướt ván, cưỡi ngựa, nhảy dù, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm,Casino, thi uống bia, thi ăn Hamberge, thi ăn trứng gà, …

1.3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 1.3.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Là khái niệm phức tạp và có nhiều cách tiếp cận khác nhau

- Theo nghĩa hẹp, SPDL đợc hiểu là bất kỳ thứ gì du khách mua, theo nghĩa rộng hơn, đó là sự kết hợp giữa những gì du khách làm và những

cơ sở giải trí, tham quan, những phơng tiện và dịch vụ mà du khách sử

Trang 23

dụng để làm cho nó thành hiện thực Từ điển thuật ngữ Du lịch

- Các điều kiện về khí hậu

- Tính hấp dẫn, đa dạng của tài nguyên DL

- Khả năng tiếp cận nguồn nước dồi dào

- Lòng hiếu khách của người dân tại điểm đến

- Nằm vị trí có khả năng tiếp cận tốt thị trường mục tiêu, hoặc các điều kiện thuận lợi để phát triển các sân bay, cảng biển cần thiết

1.3.2.2 Nhóm 2 gồm các yếu tố nhân tạo:

- Hệ thống giao thông tốt, có khả năng tiếp cận dể dàng tới các vùng khác nhau trong cả nước, có sân bay tương xứng

- Tập hợp khách sạn, khu du lịch và các tiện nghi lưu trú khác, các nhà hàng, quán bar và các dịch vụ giải trí khác

- Các phương tiện thể thao, giải trí đa dạng

- Chuỗi các phương tiện vui chơi và mua sắm

- Kinh tế địa phương tại mỗi điểm đến có thể cung ứng được các dịch vụcần thiết cho nhu cầu du lịch của du khách

- Kết cấu hạ tầng du lịch có đủ năng lực và có khả năng phát triển thêm

- Các dịch vụ cộng đồng phát triển tốt như cảnh sát, đội cứu hoả, các dịch vụ y tế, bưu điện, ngân hàng,…

- Các hoạt động văn hoá nghệ thuật đương đại phát triển rộng rãi và sôi nỗi

- Dân số địa phương đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng về lao động du lịch

Trang 24

1.3.3 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng sản phẩm du lịch

1.3.3.1 Vai trò của các cơ quan liên quan trong việc xây dựng sản phẩm

du lịch

 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương

 Các bộ ngành liên quan

 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương

 Doanh nghiệp du lich

 Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác

1.3.3.2 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương

 Hoạch định chính sách, định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vµ dịch vụ du lịch trên toàn quốc

 Định hướng đầu tư khai thác vµ Quản lý hoạt động khai thác tài nguyên du lịch

 Hoạch định chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch

vµ phát triển sản phẩm du lịch

 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,

 Định hướng phát triển các dịch vụ liên quan,

 Định hướng phát triển các loại hình vụ sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị trường và tiềm năng hiện có…

 Đầu mối hoạt động phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, liên quốc gia

 Đầu mối phối hợp liên ngành trong :

- Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch,

- Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng du lịch,

- Bảo đảm an ninh quốc phòng trong hoạt động du lịch,

- Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch vµ sản phẩm du lịch

1.3.3.3 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương

 Tổ chức triển khai các chiến lược, chủ trương, chính sách về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phơng

Trang 25

 Quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng và pháttriển sản phẩm và dịch vụ du lịch tại địa phương.

 Xây dựng các cơ chế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

du lịch vµ phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương

 Tổ chức triển khai các kế hoạch, chương trình phát triển sản phẩm dulịch quốc gia (vd: CTHDQG về DL)

 Tổ chức phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển các dịch vụ liên quan, các loại hình, sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị trường và tiềm năng của địa phương

 Đầu mối cho các hoạt động phát triển sản phẩm trên địa bàn tỉnh và chủ động liên kết vùng trong phát triển sản phẩm du lịch

1.3.3.4 Vai trò của các bộ ngành liên quan

 Phối hợp với ngành Du lịch quản lý, đầu tư khai thác tài nguyên du lịch

 Phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác tài nguyên du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch mới

 Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho khách du lịch vào Việt Nam

 Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vµ phát triển các dịch vụ hợp thành sản phẩm du lịch

1.3.3.5 Vai trò của doanh nghiệp du lịch

 Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch riêng có của doanh nghiệp phù hợp định hướng của Ngành, đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách du lịch

 Hưởng ứng các kế hoạch, hoạt động phát triển sản phẩm du lịch của

cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương

Trang 26

 Tiếp thị và chào bán sản phẩm du lịch trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch.

 Chủ động nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu mới để phát triển sản phẩm du lịch mới, khác biệt, tạo sức cạnh tranh

1.3.4 Phát triển sản phẩm du lịch trong chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch quốc gia

+ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

+ Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

+ Các chương trình phát triển du lịch quốc gia

1.3.4.1 Mục tiêu phát triển sản phẩm trong Chiến lược phát triển du lịch

1.3.4.2 Giải pháp phát triển sản phẩm trong Chiến lược phát triển du lịchVN

 Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc

tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày

 Tăng cường đầu tư để hình thành và phát triển các khu du lịch, nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, nâng cao chất lượng vàtạo các sản phẩm du lịch mới

1.3.4.3 Nội dung Chiến lược phát triển sản phẩm trong Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

 Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng để thu hút khách quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường

 Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề, khai thác các tiềm năng du lịch hợp

lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch

 Đa dạng hoá sản phẩm du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Trang 27

1.3.4.4 Nhiệm vụ của dự án đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm thuộc CTHĐQG về Du lịch

 Phát triển du lịch văn hoá lịch sử

 Phát triển du lịch sinh thái

 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù quốc gia và liên quốc gia

 Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

a Nội dung nhiệm vụ phát triển du lịch văn hoá lịch sử

 Khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mẫu, dựa trên khai thác một di tích lịch sử văn hoá hoặc các giá trị văn hoá của một cộng đồng

 Hỗ trợ hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch đông khách

 Nâng cấp sản phẩm du lịch dựa trên khai thác giá trị văn hoá, truyền thống độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc ít người (Hỗ trợ nhạc

cụ, quần áo, tăng âm, )

 Tổ chức các hội thảo về phát triển sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử

b Phát triển du lịch sinh thái

 Khảo sát, xây dựng các sản phẩm chuyên đề du lịch sinh thái

 Hỗ trợ nâng cấp sản phẩm du lịch biển đảo

 Tổ chức hội thảo chuyên đề phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo

c Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù quốc gia và liên quốc gia

 Nâng cấp và phát triển các sản phẩm du lịch liên quốc gia: tour đường bộ, đường thuỷ liên quốc gia, các tour liên quốc gia gắn với loại hình du lịch tàu biển

 Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương

d Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

 Bình chọn cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn (TP.HCM đi đầu)

 Nghiên cứu, khảo sát và tổ chức hội thảo phát triển du lịch làng nghề

Trang 28

 Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lao động trong ngành Du lịch và lao động trong các ngành dịch vụ liên quan như nhân viên hải quan, thuyết minh viên bảo tàng

1.3.5 Một số kết quả đạt được trong quá trình triển khai công tác xây dựng sản phẩm du lịch ở Việt Nam

 Tổ chức thành công các đoàn khảo sát tuyến điểm du lịch trong khuôn khổ Chương trình HĐQGDL, mang lại kết quả đa dạng:

- Xây dựng được các sản phẩm du lịch mới

- Đề xuất chính sách phát triển sp du lịch cho các địa phương, vùng

và quốc gia

- Khích lệ phát triển sp du lịch ở địa phơng, thu hút sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phơng tham gia phát triển DL (vd Hà Giang)

- Góp phần tuyên truyền, quảng bá sp du lịch của các địa phương, các vùng và quốc gia

 Sản phẩm du lịch đã và đang được đa dạng hoá, từng bước nâng cao được chất lượng và khả năng cạnh tranh

 Khai thác tiềm năng du lịch, bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống ở các địa phương (vd Lễ hội Ông Khiu Bà Khiu, Lễ hội Yên

Tử, Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung, )

 Nhiều hoạt động du lịch với các chủ đề độc đáo, hấp dẫn đã được tổ chức

 Các SPDL được xây dựng phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, địa phơng

 Một số sản phẩm du lịch độc đáo như “ Du lịch về cội nguồn”, "Conđường Di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", “Vòng cung Tây Bắc”, “Vòng cung Tây - Đông Bắc”, sản phẩm du lịch liên quốc gia “Việt - Lào - Thái”, “Việt Nam - Campuchia”, “Việt Nam-Trung Quốc”, đã được xây dựng làm tăng sức hấp dẫn của DL ViệtNam

Trang 29

Những khó khăn và hạn chế ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch

 Chưa chú trọng tiêu chuẩn hoá sản phẩm du lịch

 Công tác giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa được triển khai nghiêm túc

 Năng lực và tính chuyên nghiệp trong xây dựng spdl của đội ngũ cán

bộ quản lý và lao động trong ngành hạn chế

 Quản lý khai thác tài nguyên du lịch bị buông lỏng à tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường xuống cấp

 Những điều kiện khách quan: thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế

1.3.6 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng và phát triển sản phẩm

du lịch

1.3.6.1 Kinh nghiệm Thái Lan

 Phát triển các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu từng thị trường (nghỉ dưỡng, văn hoá, mua sắm, giải trí, chữa bệnh, đào tạo,

 Chiến dịch Thailand Sorry, Thailand Super Deal

1.3.6.2.Kinh nghiệm của Malaysia

 Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: (tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái, MICE) Thành công nhất là du lịch sinh thái

 Phát triển mạnh du lịch mua sắm: Chiến dịch siêu khuyến mại Mega Sale Campaign

 Phát triển sản phẩm du lịch liên quốc gia, tận dụng tiềm lực du lịch của nước láng giềng (Singapore) để làm phong phú sản phẩm du lịch của mình

 Phát triển du lịch tàu biển

Trang 30

 Chiến dịch: Malaysia- châu Á đích thực

1.3.6.3 Kinh nghiệm của Singapore

 Phát huy thế mạnh công nghệ để xây dựng và phát triển sản phẩm dulịch đặc thù, cao cấp:

 Phát triển sản phẩm du lịch liên quốc gia với Malaysia

 Chiến dịch mới phát động: 2009 lý do để tận hởng Singapore

1.3.7 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam thời gian tới 2020.

 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch toàn diện nằm trongChiến lược marketing du lịch quốc gia theo hướng tạo ra các sản phẩm độc đáo, chuyên đề và đa dạng

 Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng tới các khu, điểm du lịch

 Đẩy mạnh các hoạt động khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo và hấp dẫn

 Coi trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch để tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế

 Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực

 Tiêu chuẩn hoá, tăng cường giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch

 Tăng cường bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch

Trang 31

1.3.8 Các giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam thời gian tới

1.3.8.1 Xây dựng sản phẩm độc đáo, đặc sắc dựa trên các thế mạnh sau:

 Các di sản thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát

Bà, đảo Phú Quốc, vịnh Văn Phong Quy hoạch, xây dựng quần thể các khu du lịch tổng hợp cao cấp;

 Các bãi biển dọc miền Trung: Lăng Cô, Non Nước, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Ninh Chữ,…xây dựng những khu nghỉ dưỡng biển mang đậm dáng nét kiến trúc và phong cách phương Đông;

 Các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ: Đà Lạt, Măng Đen (Kon Tum), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Sapa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), xây dựng quần thể các khu du lịch nghỉ dưỡng núi và du lịch sinh thái;

 Các di sản văn hoá vật thể: Di tích Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, các đình, chùa, đền có kiến trúc độc đáo, các công trình kiến trúc, các làng cổ và nhà cổ nhà làng Đường Lâm (Sơn Tây), phố cổ Hà Nội

 Các di sản văn hoá phi vật thể: cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, rối nước Thăng Long, ca Trù, đàn Bầu, múa hát dân tộc truyền thống của đồng bào các dân tộc, các lễ hội như lễ hội đền Hùng, festival Huế, lễ hội Ooc om bok, Ka tê, Cầu Ngư,

 Ẩm thực Việt Nam với hàng ngàn món ăn độc đáo, nổi tiếng của các vùng, miền Xây dựng các tour hướng dẫn chế biến món ăn truyền thống Việt Nam

 Tập quán, truyền thống và lối sống của đồng bào các dân tộc

 Các làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống và độc đáo: Bát Tràng, Làng làm nón (Chuông, Hà Tây), làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây), Làng đúc đá Ngũ Hành Sơn, khôi phục, phát triển các làng nghề thành các điểm du lịch

1.3.8.2 Xây dựng & phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề hấp dẫn:

Trang 32

 Du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ: tại vùng núi và các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn, Ba Vì,

Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có suối nớc nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình),Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu,

…Xây dựng các spa resort;

 Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; phát triển du lịch sinh thái biển

 Du lịch mạo hiểm: trekking, leo núi, vượt thác, đi bè, thuyền nan,xuồng cao su trên sông suối, xe đạp địa hình, lặn biển, nhảy dù, khinh khí cầu, thả diều, lớt ván, đi thuyền kayak

 Du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh giữ nứớc của ViệtNam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đờng Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam,…

 Du lịch chơi Gôn tại các sân golf Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn, Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,

 Du lịch câu cá, du lịch bằng du thuyền trên sông và thuyền buồm trên biển

 Du lịch làng nghề, sưu tầm hàng mỹ nghệ, côn trùng,…

1.3.8.3 Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch:

 Tập trung đa dạng hoá sản phẩm theo hướng tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và đặc điểm của khách

du lịch;

 Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ du lịch Cung cấp dịch vụ

du lịch hiện đại, kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm

 Phát triển các tour du lịch liên quốc gia như tour đường thuỷ dọc sông Mekong, tour 3 nớc Đông Dương, tour di sản thế giới 3 nước

Trang 33

Đông Dương, tour đường bộ Việt-Lào-Thái, tour đường bộ Việt Nam-Trung Quốc, tour du lịch “con đường tơ lụa”,…;

Du lịch văn hoá, lễ hội Lựa chọn, khôi phục các lễ hội dân gian

truyền thống và độc đáo Tổ chức các sự kiện, lễ hội nhân dịp Tết Nguyên Đán;

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển trên cơ sở kết hợp nhiều loại hình thể thao giải trí biển tại các vùng biển nổi tiếng (Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, các bãi biển dọc miền Trung từ Hà Tĩnh – Bình Thuận, Vũng Tàu, Phú Quốc và Côn Đảo)

- Du lịch nghỉ dưỡng núi (Sapa, Tam Đảo, Sìn Hồ, Ba Vì, Mẫu Sơn, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt, Măng Đen)

Phát triển du lịch MICE Xây dựng các trung tâm hội nghị quốc tế

hiện đại tại Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ, Cát Bà, Phú Quốc

 Xây dựng các công viên chủ đề tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch, phát triển các loại hình giải trí về đêm;

Phát triển Du lịch mua sắm Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại :

Tại các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà

Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ

- Tại các cửa khẩu đường bộ: Móng Cái(Quảng Ninh), Lào Cai, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lao Bảo (Quảng Trị), Tây Ninh, Khánh Bình ( An Giang)

- Tại các cảng biển: Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, QuyNhơn

Phát triển loại hình du lịch dựa vào những sự kiện đặc biệt mang

tầm quốc tế và khu vực như:

- Các cuộc thi đấu thể thao,

- Liên hoan âm nhạc, phim

Trang 34

- Các cuộc thi sắc đẹp,

- Các festival

Tổ chức các chiến dịch khuyến mại vào mùa thấp điểm và những

giai đoạn khó khăn: khủng hoảng, thiên tai

1.3.8.4 Xây dựng & phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề hấp dẫn:

 Du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ: tại vùng núi và các điểm

du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn,

Ba Vì, Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có suối nớc nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu,…Xây dựng các spa resort;

 Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng

núi phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; phát triển du lịch sinh thái biển

 Du lịch mạo hiểm: trekking, leo núi, vượt thác, đi bè, thuyền nan,

xuồng cao su trên sông suối, xe đạp địa hình, lặn biển, nhảy dù, khinh khí cầu, thả diều, lướt ván, đi thuyền kayak

 Du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh giữ nước của Việt

Nam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đờng Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam,…

 Du lịch chơi gôn tại các sân golf Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn,

Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP

Trang 35

 Du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ: tại vùng núi và các điểm

du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn, Ba

Vì, Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có suối ước nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu,…Xây dựng các spa resort;

n- Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng

núi phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; phát triển du lịch sinh thái biển

 Du lịch mạo hiểm: trekking, leo núi, vượt thác, đi bè, thuyền nan,

xuồng cao su trên sông suối, xe đạp địa hình, lặn biển, nhảy

dù, khinh khí cầu, thả diều, lướt ván, đi thuyền kayak

 Du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh giữ nước của Việt

Nam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đường Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam,…

 Du lịch chơi Gôn tại các sân golf Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn,

Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,

 Du lịch câu cá, du lịch bằng du thuyền trên sông và thuyền buồm

trên biển

 Du lịch làng nghề, sưu tầm hàng mỹ nghệ, côn trùng…

Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành Du lịch Việt Nam Cập nhật: Thứ hai, 7/9/2009

-Thành tựu về quan hệ phối hợp liên ngành và địa phương

Sau khi Bộ Chính trị có Kết luận 179-CT/TW về phát triển du lịch trong tìnhhình mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IXtrong lĩnh vực du lịch, chủ trương phát triển du lịch được quán triệt sâu rộngtrong cả nước; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh

tế mũi nhọn dần được làm rõ; các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng và

Trang 36

triển khai chương trình hành động phát triển du lịch, góp phần tích cực vào sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tổng cục Du lịch phối hợp với các Bộ,Ngành trung ương, tăng cường làm việc với cấp uỷ và chính quyền địa phươngcác cấp để quán triệt và thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh

tế mũi nhọn Vì vậy tỉnh uỷ, thành uỷ ở nhiều địa phương đã có nghị quyếthoặc chỉ thị về phát triển du lịch, quan tâm xây dựng và triển khai chương trìnhphát triển du lịch trên địa bàn

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập, do Phó Thủ tướng làmTrưởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trựctiếp đến du lịch 51 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch củađịa phương Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển du lịchthành ngành kinh tế mũi nhọn đã đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức

và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội,huy động được nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch Các tỉnh vàthành phố trực thuộc Trung ương đã cơ bản xây dựng quy hoạch phát triển dulịch địa phương mình Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình Hành động quốcgia về Du lịch trong 10 năm qua đạt hiệu quả, làm cho hoạt động du lịch sôiđộng cả trong và ngoài nước Tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đãđược khai thác tốt hơn theo hướng đa dạng hóa và nâng dần chất lượng sảnphẩm, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh Sự phối hợp liên ngành và địaphương đã có tác dụng trong việc phục dựng, tổ chức thành công hàng trăm lễhội truyền thống, thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước, từng bướckhai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử và sinh thái của đất nước để phát triển dulịch

Cùng với việc chú trọng đẩy mạnh phối hợp liên ngành và thực hiện xã hội hóahoạt động du lịch, Tổng cục Du lịch đã chú trọng phối hợp các địa phương đểnâng cao tính liên ngành của hoạt động du lịch Nét nổi bật trong quản lý nhànước về du lịch mấy năm gần đây là sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ củacác địa phương, các ngành trong hoạt động du lịch bằng việc ký kết các thỏathuận hợp tác để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng các chươngtrình du lịch theo các tuyến liên vùng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dulịch Các Sở quản lý du lịch đã hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thựchiện các dự án xây dựng sản phẩm du lịch, liên doanh, lập dự án đầu tư nhằmtăng cường mối liên kết, mở rộng phạm vi các chương trình, đa dạng hóa vànâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thànhphố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã phát huy lợi thế là trung tâm du lịch đầu tầucủa du lịch cả nước làm tốt công tác hợp tác và là hạt nhân liên kết trong quản

lý phát triển du lịch: Sở Hà Nội đã có văn bản thỏa thuận hợp tác với 10 Sở; Sởthành phố Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận hợp tác với 8 Sở; phối hợp chặt chẽvới các Sở tại địa phương liên quan triển khai có kết quả các nội dung thỏathuận hợp tác Các liên kết khu vực giữa các địa phương được hình thành dướinhiều hình thức như: Chương trình “Du lịch về nguồn” của ba tỉnh: Phú Thọ,Yên Bái, Lào Cai; Chương trình du lịch “Theo dấu chân Bác Hồ” của CaoBằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; Chương trình “Con đường Di sảnmiền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Hành trình Di sản”…; Chương

Trang 37

trình phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long;… Nhiều sự kiện du lịchđược tổ chức tại một số địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng

và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõtính liên vùng Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi đểphát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗiđịa phương và cả nước

Về quan hệ hợp tác quốc tế

Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã ký 42 hiệp định hợptác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trungtâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; ký hiệpđịnh hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợptác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịchTiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác Hành lang Đông - Tây, hợp tác sôngMêkông - sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội

du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới(WTO)…; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩymạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động

du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới Một số chính phủ và tổ chứcquốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Cu Ba, cộng đồngngười Bỉ nói tiếng Pháp, EU, WTO… viện trợ không hoàn lại gần 40 triệuUSD về đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho du lịch Việt Nam; thu hút9,126 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài (chiếm 7% tổng sốvốn FDI cả nước, không tính số dự án đầu tư vào văn phòng và căn hộ chothuê) Ngành Du lịch đã thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như vănhóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động…) đầu tư ra nước ngoài dưới hình thứcliên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, chủ yếu là kinh doanh ăn uống, và gần đây

là kinh doanh lưu trú ở các nước láng giềng, Pháp, Đức và Hoa Kỳ

Việc đón tiếp trên 4 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm trong những năm gầnđây và đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ở nước ngoài đã đóng góp tíchcực vào việc tuyên truyền về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranhthủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mớiđất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước vàgóp phần đẩy mạnh Ngoại giao Chính trị - Kinh tế - Văn hóa

Vụ Thị trường Du lịch

Trang 39

Phụ lục dẫn chứng: Mổ xẻ “70% du khách quốc tế một đi không trở lại”

Xem bài viết này trên Việt Báo - http://vietbao.vn

TS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch(Tổng Cục Du lịch) cho rằng việc đánh giá 70% khách du lịch quốc tế “một đikhông trở lại” là thiếu khách quan Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận du lịch ViệtNam đang có nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh

Ngoài thời gian làm việc thì con người có nhu cầu vui chơi giải trí, cáinày phụ thuộc vào đâu, nó phụ thuộc vào sản phẩm du lịch Có sản phẩm thì

“ăn” mãi không chán nhưng có sản phẩm chỉ “dùng” một lần

Do đó mình không có lý do chính đáng để nói vì sao khách hàng không

“ăn” nữa bởi nhu cầu của người ta chỉ đến thế thôi Vấn đề là ở đó, việc đánhgiá khách “một đi không trở lại” là chưa đúng, sai bản chất Có những trườnghợp khách muốn quay lại nhưng bởi lý do cá nhân chứ không phải sản phẩm dulịch của tôi kém Ngành du lịch chưa hề có con số tổng hợp có 70% khách dulịch quốc tế không quay lại Việt Nam như thông tin vừa qua

Do vậy, muốn biết được con số đó thì phải có số liệu trên cơ sở đặc thùcủa hoạt động du lịch, từ người cung cấp sản phẩm du lịch về phía thị trường,khách phản

ánh… thì mới chính xác

Thưa ông, nhưng ngành du lịch của Việt Nam vẫn chưa biết tự làm mới mình, hoạt động du lịch chỉ xoay quanh lối mòn là tham quan các làng nghề, xem rối nước…?

Cái này phụ thuộc vào việc xây dựng sản phẩm Du lịch là một ngànhkinh doanh cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu vui chơi thưởng ngoạn của kháchnên mục tiêu của anh là phải tạo hết mọi điều kiện để du khách thỏa mãn vớicác nhu cầu của họ Nhưng vấn đề ở chỗ nếu làm được như vậy lại phụ thuộcrất nhiều vào trình độ, điều kiện Điều kiện tài nguyên thì chúng ta có, nhưng từtài nguyên đó biến thành sản phẩm là một việc hoàn toàn khác

Tình trạng hiện nay là chúng ta đang khai thác tài nguyên “thô” màkhông có “tinh chế” Tài nguyên chỉ thật sự hiệu quả nếu chúng ta có nghệ

Trang 40

thuật khai thác, chúng ta không thể băm bổ các tài nguyên đó một cách vô tội

vạ Sản phẩm du lịch của ta hiện nay chưa đa dạng, còn trùng lặp Du lịch biển

ở đâu cũng giống nhau Ngay Hà Nội đã có hàng trăm làng nghề, chúng ta cóhàng trăm dự án khu du lịch sinh thái nhưng đó không phải là sản phẩm du lịch.Đừng nghĩ chúng ta không biết tự làm mới như người ta nói, bởi du lịch ViệtNam đang trong quá trình phát triển nên trình độ nghệ thuật khai thác có phầnnào đó chưa đáp ứng được, bởi du lịch đòi hỏi tổnghợp rất nhiều ngành nênmới phối hợp được

Dù sản phẩm của anh hay thế nào chăng nữa nhưng không có đườngvàothì khách cũng không có Vấn đề ở đây là xây dựng sản phẩm đa dạng, đặc thù

và phải đáp ứng nhu cầu dịch vụ và chất lượng Tuynhiên điều này chúng tavẫn chưa thực hiện tốt Bên cạnh đó, mục tiêu của ngành du lịch là cung cấpcho khách những sản phẩm có chất lượng cao Để giữ được khách thì phụ thuộcnhiều yếu tố Bản thân sản phẩm du lịch đó phải đặc thù, phải hấp dẫn đượckhách

Du lịch thì cả thể giới đều có, trong đó có những sản phẩm giống nhau.Nhưng nếu muốn thu hút khách thì sản phẩm đó phải có “chất”, hấp dẫn về đặcthù văn hóa về điều kiện tự nhiên… Còn trường hợp“không đặc thù” thì phảihơn người ta về chất lượng

Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng xây dựng các sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay?

Cái này phụ thuộc vào chất lượng và giá trị kinh doanh Muốn đánh giáđược chất lượng sản phẩm và trình độ phát triển thì phải nhìn vào nguồn thucủa nó Căn cứ vào tiêu chí này thì lượng khách của chúng ta rất nhiều Vấn đề

là phải nhìn từng khía cạnh, có cái chưa được, có cái được Về tổng thể thì nhucầu phát triển du lịch và khách du lịch rất lớn nhưng sản phẩm du lịch lại chưathể đáp ứng Hiện nay có người hiểu chất lượng dịch vụ gắn liến với bấtđộngsản, gắn với việc xây dựng nhà thật đẹp Người ta đổ tiền xây dựng cả khu “rìdọt” rất lớn nhưng chất lượng sản phẩm ở đó lại rất kém Nói đúng hơn thì bảnthân nó chẳng phải là sản phẩm, đó chỉ là khu bất động sản mang tên “rì dọt”,mang tên du lịch, sản phẩm ở đó không rõ ràng, thậm chí xung đột nhau Ai lại

Ngày đăng: 23/05/2016, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w