I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4. Các nhóm thiên địch trong ruộng lúa
4.3. Nhóm vi sinh vật ký sinh
Bao gồm các loại nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật và truyến trùng. Vi sinh vật gây bệnh có thể gây chết, làm giảm khả năng sinh sản hoặc làm chậm quá trình phát triển của ký chủ. Trong một số trường hợp như khi
ẩm độ môi trường cao, nhiều loại nấm có thể gây bộc phát gây dịch bệnh trên các quần thể ký chủ từđó làm hạn chế sự bộc phát của dịch hại. Vì những lý do đó mà nhiều nhóm vi sinh vật đã được xem như là thiên địch của côn trùng (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2002).
4.3.1. Virus gây bệnh côn trùng
Virus gây bệnh côn trùng là một tác nhân sinh học có nhiều triển vọng trong phòng chống côn trùng gây hại cây trồng (Phạm Văn Lầm, 1995). Virus gây bệnh cho côn trùng chỉ có khả năng sống và sinh sản trong các mô, tế bào sống, không thể nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo. Các nhóm virus gây bệnh côn trùng được sử dụng chủ yếu:
* Nhóm NPV (Nuclear Polyheadrossis Virus): thường xuất hiện ở sâu keo và sâu khoang. Sâu non bị bệnh do ăn lá bị nhiễm virus. Khi virus đã lan ra trong cơ thể sâu non, ký chủ trở nên chậm chạp và ngừng ăn. Sau đó sâu non chuyển thành màu trắng rồi màu đen, treo ở lá, chỉ còn các chân dính lá. Đến cuối kỷ 20 đã ghi nhận được bệnh do NPV ở côn trùng thuộc 7 bộ côn trùng như Coleoptera, Diptera, Hymenoptera, Lepidoptera, Neuroptera, Orthoptera và Hemiptera. (B. M. Shepard và ctv., 1987).
* Nhóm GV (Grannulosis Virus): gây bệnh ở bướm đêm và bướm ngày. Sâu non ăn lá bị nhiễm bệnh sẽ bò chậm, sau đó bỏăn, chậm lớn, cơ thể phân đốt rõ ràng. Sâu bị bệnh chuyển sang màu vàng, hồng và đen mềm nhũng (B. M. Shepard và ctv., 1987). Đến cuối thế kỷ 20 mới ghi nhận được GV chỉ gây bệnh cho côn trùng bộ cánh vẩy Lepidoptera, chưa thấy côn trùng thuộc các bộ khác bị
* Nhóm CPV (Cytoplasmis Polyheadrossis Virus): gây bệnh ở các loài côn trùng thuộc các bộ như Coleoptera, Diptera, Hymenoptera, Lepidoptera, Neuroptera. Sâu bị bệnh thường có biểu hiện chậm lớn, đôi khi đầu to hơn so với cơ thể. Màu sắc cơ thể sâu bị bệnh trở nên có màu sáng giống như phấn. Sâu bị
bệnh thường tạo khối u trên cơ thể (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2007). 4.3.2. Nấm ký sinh côn trùng
Nấm ký sinh cũng là một nhân tố quan trọng trong việc khống chế tác hại của số lượng rầy trên ruộng lúa. Theo Phạm Thị Thùy (2004), đã thu thập và xác
định được một số loài nấm ký sinh sâu hại cây trồng trong hệ thống sinh thái đồng ruộng ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta như: nấm bạch cương
Beauveria bassiana, nấm lục cương Metarhizum anisopliae, Metarhizum flavoviride, nấm bột Nomuraea sp., nấm tua Hisutella citriformic, Paeccilomyces
sp..
Theo B. M. Shepard và ctv. (1987), một số loài nấm ký sinh phổ biến trên rầy nâu:
* Nấm bạch cương Beauveria bassiana: nấm trắng gây bệnh cho rầy nâu, bọ xít, sâu cuốn lá,... Chúng có tất cả ở các môi trường trồng lúa. Cũng giống như
các loài nấm khác, chúng đòi hỏi phải có ẩm độ cao, kéo dài để các bào tử lây lan nhờ gió và nước nẩy mầm. Nấm hủy hoại mô mềm và dịch cơ thể của ký chủ, và khi chuẩn bị hình thành bào tử phát tán, chúng phát triển ra bên ngoài cơ thể ký chủ.
* Nấm lục cương Metarhizum anisopliae, Metarhizum flavoviride: gây hại bọ rầy, bọ xít, bọ rùa. Bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng, khi ẩm độ cao kéo dài, bào tử nấm nẩy mầm và mọc vào trong cơ thể côn trùng. Nấm phát triển bên trong cơ thể ký chủ và ăn chất bổ của cơ thể ký chủ. Khi côn trùng chết, nấm xuất hiện lúc đầu là một lớp phấn trắng ở những chỗ nối giữa các đốt của cơ thể côn trùng. Khi hình thành bào tử chúng chuyển sang màu xanh lục đậm (Metarhizum anisopliae) hoặc nhạt (Metarhizum flavoviride). Bào tử xuất hiện từ ký chủđã chết sẽ lây lan sang ký chủ mới qua gió hoặc nước.
* Nấm tua Hisutella citriformic: gây bệnh trên tất cả các loại rầy. Sau khi nấm xâm nhập vào cơ thể ký chủ và tiêu thụ các mô bên trong, chúng mọc ra ngoài tạo thành những sợi dài, lúc đầu mùa trắng bẩn, rồi chuyển sang màu ghi. Những sợi nấm này sản xuất ra các bào tử phát tán gây bệnh.