I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4. Các nhóm thiên địch trong ruộng lúa
4.2. Nhóm côn trùng ký sinh
* Ong ký sinh kén nhỏ (Braconidae)
Nhóm này rất phổ biến trong tự nhiên, có kích thước từ rất nhỏđến nhỏ. Có thể sống nội hoặc ngoại ký sinh. Đa số thuộc nhóm ký sinh cấp một, ký sinh chủ
yếu trên ấu trùng bộ cánh vẩy, rầy mềm và ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh cứng. Các loài Braconids thuộc giống nội ký sinh trên rầy mềm. Một số loại hóa nhộng bên trong cơ thể (đã chết) của rầy mềm, sau khi vũ hóa, ong sẽ cắt một lỗ
tròn trên cơ thể ký chủđể chui ra. Một số loại khác lại hóa nhộng bên ngoài cơ thể, kéo kén làm nhộng bên dưới cơ thể (đã chết) của ký chủ. Giống như ong cự
Ichneumonidae, ong Braconidae có râu dài và cong (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002). Rất nhiều ong ký sinh họ Braconidae tấn công trên những sâu gây hại bên trong cây như sâu cuốn lá, sâu đục thân. Bộ phận đẻ trứng thường rất phát triển,
đặc biệt ở các loại thuộc giống Tenobracon và Macrocentrus (L. G. E. Kalshoven, 1981).
Giống Apanteles gồm những loài có kích thước rất nhỏ (1,5 - 3 mm), màu
đen, ống đẻ trứng ngắn. Nội ký sinh trong cơ thểấu trùng bộ cánh vẩy, nhiều loài thuộc giống Apanteles chỉ đẻ một trứng trong cơ thể ký chủ. Giai đoạn ấu trùng sống hoàn toàn trong cơ thể ký chủ, một số loài khác đẻ rất nhiều trứng trong một ký chủ, sau khi phát triển đầy đủ, ấu trùng chui ra ngoài cơ thể ký chủ, kéo kén hóa nhộng bên xác ký chủ (L. G. E. Kalshoven, 1981).
* Ong cự (Ichneumonidae)
Ong ký sinh họ Ichneumonidae thường có kích thước lớn, dài so với ong kén nhỏ (Braconidae), màu sắc cũng tươi sáng. Râu dài, cong, có từ 16 đến trên 16
đốt. Con cái thường có ống đẻ trứng nhọn, dài, thường đẻ trứng xuyên vào cành non. Đa số ký sinh trên ấu trùng bộ cánh vẩy, ruồi và cả côn trùng đục gỗ. Một số
loài ký sinh bậc hai trên các loại ong và ruồi ký sinh (L. G. E. Kalshoven, 1981). Sau khi ăn phá bên trong cơ thể ký chủ, ong chui ra ngoài để làm nhộng trong một cái kén rất đặc biệt với vỏ kén có hoa văn và kén được treo gần vị trí sâu ký sinh với sợi tơ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
* Ong ký sinh (Chalcididae)
Gồm nhiều loài có kích thước lớn (có thể dài đến 12 mm). Trong họ này, có giống Brachymeria hiện diện rất phổ biến, các loại ong thuộc giống Brachymeria
thường có hình dạng giống như các loại ong mật nhỏ, tuy nhiên gân cánh thì hoàn toàn khác hẳn, gồm nhiều loài ký sinh bậc một và bậc hai trên ấu trùng bộ Cánh vẩy.
Loài Brachymeria euploeae là loài ký sinh phổ biến tại vùng Đông Nam Châu Á, phổ ký chủ của loài này rất rộng. Tại Java, loài này được ghi nhận ký sinh trên sâu họ Hesperidae (Hidari, Erionota), Noctuidae (Plusia, Pygaela), Limacodidae (Parasa) và Pyralidae (L. G. E. Kalshoven, 1982).
* Ong ký sinh (Encyrtidae)
Nhóm này gồm rất nhiều loài khác nhau, giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác phòng trừ sinh học. Thành trùng có kích thước rất nhỏ, râu đầu thường gấp khúc rất rõ ràng. Rất nhiều loài thuộc nhóm này sống nội ký sinh trên rệp dính và rầy bông, tuy nhiên nhiều loài khác trong nhóm này có khả năng tấn công cảấu trùng của bộ Cánh vẩy và ấu trùng bộ Cánh cứng. Một số loại khác lại ký sinh trên trứng. Trong nhóm này cũng có một số loài thuộc nhóm ký sinh bậc hai (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
* Ong ký sinh trứng (Scelionidae)
Có kích thước rất nhỏ, thường ký sinh trên trứng của nhiều loại côn trùng và nhện. Trong tự nhiên trứng của các loại bọ xít thường bị các loại ong ký sinh
Trissolcus tấn công trái lại giống Telomus chủ yếu tấn công trên trứng bộ Cánh vẩy (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
* Ong Bethilidae
Ong Bethilidae có kích thước nhỏđến trung bình, thường có màu sắc đậm, ký sinh trên ấu trùng bộ Lepidoptera và Coleoptera, một vài loài tấn công bướm, một vài loài chích người (Donald. J. Borror và ctv., 1981).
* Ruồi ký sinh (Tachinidae)
Gồm rất nhiều loài chuyên tấn công trên các loại côn trùng khác. Ký sinh trên nhiều nhóm ký chủ khác nhau nhưấu trùng bộ cánh vẩy, ấu trùng các loại ong
ăn lá, bọ xít và cả bộ cánh cứng. Thành trùng ruồi ký sinh thường có kích thước trung bình, cơ thể phủ đầy lông, nhìn rất giống ruồi nhà. Rất nhiều loài đẻ trứng
ký chủ và sống nội ký sinh bên trong cơ thể của ký chủ. Sau khi hoàn thành giai
đoạn ấu trùng, ruồi ký sinh thường hoá nhộng bên ngoài cơ thể của ký chủ
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002). Thành trùng thường hiện diện dưới ánh sáng mặt trời, trên bông, loài lớn nhất dài khoảng 15 mm, loài nhỏ nhất dài khoảng 3 mm. Ruồi ký sinh thường ít chuyên biệt như các loài ong ký sinh (L. G. E. Kalshoven, 1981).