Bọ rùa Micraspis discolor

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần thiên địch của rầy nây hại lúa tại châu thành, An Giang (Trang 56)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệ m

3.1.2. Bọ rùa Micraspis discolor

Vòng đời

Kết quả khảo sát cho thấy vòng đời của M. discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 - 300C, H%: 75 – 85%) biến động từ 26 - 29 ngày (TB: 27,7 ± 0,04 ngày) (Bảng 15), với thời gian phát triển của từng giai đoạn như sau:

- Trứng

Giai đoạn trứng kéo dài 2 - 3 ngày (TB: 2,60 ± 0,01 ngày). Trứng của loài này nở cũng tương đối đồng loạt, có tỷ lệ nở rất cao khoảng 95 - 98%.

Hình 14. Trứng Micraspis discolor

- Giai đoạn ấu trùng

từ 2 - 4 ngày (TB: 3,17 ± 0,02 ngày), ấu trùng tuổi 3 kéo dài từ 3 - 4 ngày (TB: 3,30 ± 0,02 ngày), ấu trùng tuổi 4 có thời gian kéo dài từ 4 - 6 ngày (TB: 4,77 ± 0,02 ngày) (Bảng 15). Theo Mahfuj Ara Begum và ctv. (2002), thời gian của giai đoạn ấu trùng của M.discolor kéo dài từ 12 - 15 ngày.

- Giai đoạn nhộng

Nhộng phát triển trong khoảng thời gian từ 3 - 7 ngày, TB: 5,17 ± 0,04 ngày

- Giai đoạn trước đẻ trứng của thành trùng

Thành trùng thường bắt cặp sau khi vũ hoá một giờ và đẻ trứng lần đầu tiên sau khi vũ hoá là từ 5 - 7 ngày.

Bảng 16: Chu kỳ sinh trưởng của bọ rùa loài M. discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 – 300C, H%:75 - 85%), ĐHAG - 2009 Giai đoạn phát triển Số lượng quan sát Trung bình (ngày) Biến động (ngày) Trứng 50 2,60±0,01 2-3 Ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 30 30 30 30 2,23±0,01 3,17±0,02 3,30±0,02 4,77±0,02 2-3 2-4 3-4 4-6 Nhộng 30 5,17±0,04 3-7 Thành trùng đến đẻ trứng 30 6,17±0,03 5-7 Trứng đến trứng 20 27,7±0,04 26-29

3.2. Khảo sát khả năng ăn mồi của hai loài Bọ rùa Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus phổ biến trên ruộng lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.2.1. Khả năng ăn rầy nâu của Bọ rùa loài Micraspis discolor

Kết quả khảo sát ghi nhận có sự khác biệt giữa số lượng mồi được tiêu thụ giữa các giai đoạn phát triển và giữa thành trùng đực và thành trùng cái. Thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất, kế đó là ấu trùng tuổi 4 và thấp nhất là ấu trùng tuổi 3. Trong một ngày, thành trùng cái có thể ăn trung bình 30,4 con, trong khi thành trùng đực chỉ tiêu thụ được trung bình 19,6 con. Khảo sát này còn ghi

nhận, ấu trùng tuổi 4 có khả năng ăn mồi cao hơn cả thành trùng đực trung bình 25,2 con (Bảng 17).

Bảng 17: Khả năng ăn mồi của bọ rùa loài Micraspis discolor trên rầy nâu trong điều kiện phòng thí nghiệm: T0C: 28-30; H%: 75-85%, ĐHAG - 2009

Nghiệm thức Số lượng rầy nâu được tiêu thụ (con)

TT đực 19,6 c TT cái 30,4 a T4 25,2 b T3 12,8 d Mức ý nghĩa CV (%) ** 2,27

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê theo Phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%.

3.2.2. Khả năng ăn Rầy nâu của Bọ rùa loài Menochilus sexmaculatus

Kết quả khảo sát ghi nhận thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất (56,2 con/ngày), kế đó là ấu trùng tuổi 4 (46,2 con/ngày) và thành trùng đực (44,8 con/ngày). Không có sự khác biệt giữa số lượng mồi được tiêu thụ giữa thành trùng đực và ấu trùng tuổi 4, lượng mồi được tiêu thụ thấp nhất ở ấu trùng tuổi 3 (23,2 con/ngày) (Bảng 18).

Bảng 18: Khả năng ăn mồi của bọ rùa loài Menochilus sexmaculatus trên rầy nâu

trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 28 - 300C; H%: 75 - 85%), ĐHAG - 2009

Nghiệm thức Số lượng rầy nâu được tiêu thụ (con)

TT đực 44,8 b b TT cái 56,2 a a T4 46,2 b b T3 23,2 c c Mức ý nghĩa CV (%) ** 10,5

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê theo Phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%.

3.2.3. Nhận xét chung về khả năng ăn rầy nâu của Menochilus sexmaculatus

Micraspis discolor

Kết quả ghi nhận cả hai loài bọ rùa khảo sát đều có khả năng rầy nâu rất cao. Các loại Bọ rùa Menochilus sexmaculatus Micraspis discolor tỏ ra là những tác nhân sinh học, có triển vọng rất cao trong nghiên cứu, sử dụng trong các qui trình IPM để phòng trừ Rầy nâu (Nilaparvata lugens), đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên các ruộng lúa.

Riêng đối với Menochilus sexmaculatus, kết quả khảo sát còn ghi nhận loài này cũng có khả năng tấn công trên sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của nhiều tác giả trước đó (Phạm Văn Lầm, 2002). Điều này cho thấy việc nghiên cứu nuôi nhân để sử dụng và bảo vệ các loài này trong tự nhiên là việc rất cần thiết.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, một số khác biệt giữa khả năng tiêu thụ mồi của các giai đoạn phát triển của Bọ rùa, nhưng nhìn chung, thành trùng cái và ấu trùng tuổi 4 có khả năng tiêu thụ mồi rất cao, đặc biệt là thành trùng cái. Điều này cũng hợp lý do thành trùng cái cần nhiều thức ăn để tạo một số lượng lớn trứng sau này.

CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

* Điều tra nông dân

Kết quảđiều tra 50 hộ tại 5 xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Nhuận, thuộc huyện Châu Thành - An Giang ghi nhận diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ trên tổng diện tích điều tra là 2,67 ha, đa số nông dân có kinh nghiệm trồng lúa trên 20 năm và 92 % nông dân tham gia tập huấn kỹ thuật. Điều này giúp nông dân có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, từ đó giúp nông dân trao dồi thêm kinh nghiệm sản xuất, góp phần nâng cao trình độ sản xuất và tăng năng suất cây trồng.

Hầu hết nông dân đều có sử dụng phân hoá học, phân hữu cơ thì 100% nông dân không sử dụng.

Hầu hết nông dân có xử lý giống trước khi gieo sạ, giúp hạt giống nẩy mầm mạnh hơn, ngừa được sâu bệnh trong giai đoạn đầu của cây lúa. Nông dân còn áp dụng phương pháp sạ lan (chiếm 38%), trong khi phương pháp sạ hàng có nhiều lợi ích như tiết kiệm giống, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cao,…đã được khuyến cáo rất lâu.

Hầu hết nông dân nhận diện được các loài dịch hại phổ biến trên ruộng. Có đến 96 % nông dân có sự hiểu biết về thiên địch, nhện, kiến ba khoang, bọ rùa và bọ xít mù xanh là loại thiên địch mà nông dân biết đến nhiều nhất, nông dân cho rằng đã thấy các loại thiên địch này xuất hiện thường xuyên trên ruộng lúa. Các loài còn lại như bọđuôi kìm, ong ký sinh và nấm ký sinh nông dân cho rằng rất ít thấy. Điều này cũng đúng vì các loài ong ký sinh thường rất nhỏ nên nông dân thường khó thấy hơn.

Nông dân phun thuốc trừ sâu khi sâu xuất hiện ít và chưa phát thành dịch. Đa số nông dân vẫn còn sử dụng thuốc trừ sâu vào giai đoạn đầu của cây lúa, nhiều nhất vào 25 - 30 NSS để trừ sâu cuốn lá, mặc dù đã được các trạm BVTV, trạm khuyến nông khuyến cáo không nên sử dụng thuốc trừ sâu từ 0 - 40 NSS đã được phổ biến từ nhiều năm nay. Có 86% nông dân cho rằng cách xử lý tốt nhất khi phát hiện ruộng bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn lúa cỏ là nhổ bỏ những cây lúa bị nhiễm bệnh, vì theo nông dân thì cây lúa bị bệnh là một trong những tác nhân lây truyền

* Khảo sát ngoài đồng

Thành phần côn trùng hiện diện khá phong phú, có 77 loài được phát hiện, trong đó có 22 loài gây hại (chiếm 27,3%), 45 loài có ích (chiếm 58,4%) và 11 loài chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái (chiếm 14,3%).

Trên ruộng lúa quan sát mật số rầy nâu và sâu cuốn lá cao hơn so với các loài gây hại khác, điều này đã đưa đến mật số thiên địch cao trên ruộng lúa.

* Khảo sát khả năng ăn mồi

Bọ rùa loài Micraspis discolor: Kết quả khảo sát ghi nhận thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất. Trong một ngày, thành trùng cái có thểăn trung bình 30,4 con, trong khi thành trùng đực chỉ tiêu thụđược trung bình 19,6 con. Khảo sát này còn ghi nhận, ấu trùng tuổi 4 có khả năng ăn mồi cao hơn cả thành trùng đực trùng bình 25,2 con.

Bọ rùa loài Menochilus sexmaculatus: Kết quả khảo sát ghi nhận thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất (56,2 con/ngày), kế đó là ấu trùng tuổi 4 (46,2 con/ngày) và thành trùng đực (44,8 con/ngày). Không có sự khác biệt giữa số lượng mồi được tiêu thụ giữa thành trùng đực và ấu trùng tuổi 4, lượng mồi được tiêu thụ thấp nhất ởấu trùng tuổi 3 (23,2 con/ngày).

Kết quả ghi nhận cả hai loài bọ rùa khảo sát đều có khả năng rầy nâu rất cao. Các loại Bọ rùa Menochilus sexmaculatus Micraspis discolor tỏ ra là những tác nhân sinh học, có triển vọng rất cao trong nghiên cứu, sử dụng trong các qui trình IPM để phòng trừ Rầy nâu (Nilaparvata lugens), đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên các ruộng lúa.

II. Đề nghị

Cần khảo sát khả năng ăn mồi và đặc tính sinh học hai loài Rọ rùa thiên địch Coccinella transversalis, Harmonia octomaculata, để hiểu rõ hơn vai trò của chúng trong điều kiện tự nhiên.

Nghiên cứu nuôi nhân và bảo vệ có hiệu quả 2 loài Menochilus sexmaculatusMicraspis discolorđể sử dụng trong công tác phòng trừ sinh học rầy mềm trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trên cây họđậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bambaradeniya & Amerasinghe. 2003. Biodiversity associated with the rice field agro-ecosystem in Asian countries.

Barrion, A. T. & Litsinger, J. A. 1995. Riceland spiders of South and South-East Asia. CAB International, UK & IRRI, Philippines. 700pp.

Borror Donald, J., M. Delong Dwight, and A. Triplehorn Charles. 1976. An introduction to the study of insects (fourth edition). Pp: 309 – 312. 323 – 332.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2007. Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa đông xuân 2006 - 2007 tại các tỉnh phía Nam. Ngày 22 tháng 3 năm 2007.

Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang. 2008. Tổng kết công tác bảo vệ thực vật trên lúa vụ đông xuân 2007-2008. Ngày 18 tháng 4 năm 2008.

Chiu, S.C. 1979. Biological control of the brown planthopper. In: Brown planthopper: threat to rice production in Asia, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines: 335-355.

Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát. 2004. Bảovệ thực vật. NXB Đại học Sư phạm. Heong, K. L., G. B. Aquino and A. T. Barrion. 1991. Arthropod community

structures of rice ecosystems in the Philippines. Bulletin of Entomological Research. 1991 81, 407 – 416.

Heong, K. L., M. M. Escalada and V. Mai (1994), An analysis of insecticide use in rice: case studies in the Philippines and Vietnam. International journal of Pest Management 40, pp. 173 – 178.

Hoàng Đức Nhuận. 1982. Bọ rùa Coccinellidae ở Việt Nam. Tập 1. NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.

Hoàng Đức Nhuận. 1983. Bọ rùa Coccinellidae ở Việt Nam. Tập 2. NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.

Kalshoven L.G.E. 1981, Pest of crops in Indonesia. PT. Ichtiar Baru Van Hoeve, Jakarta. 701p.

Kinh tế Việt Nam và thế giới. 2008. Xây dựng Chiến lược quản lý côn trùng và

bệnh virus hại lúa tại Việt Nam. Đọc ngày 2/01/09.

http://www.vista.gov.vn/portal/page?_pageid=33,292285&_dad=portal&_sche ma=PORTAL&pers_id=&item_id=444824.

Lã Phạm Lân, Nguyễn Quý Hùng, Nguyễn Phi Diệu Huyền, Mai Nguyễn M. Lan Phương, Lê Đình Quý. 1995. Hệ thiên địch sâu hại trong ruộng lúa và biện pháp phòng trừ tổng hợp. Đề tài cấp nhà nước, mã số KN 01-09: Nghiên cứu sâu bệnh đặc thù cho các tỉnh phía Nam.

Lương Minh Châu. 1989. Ký sinh sâu hại lúa vùng Ô Môn. Tạp chí Nông nghiệp Công nghệ thực phẩm, 1: 17-18.

Nguyễn Công Thuật. 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng - nghiên cứu và ứng dụng. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Nguyen Thi Loc, Huynh Van Nghiep, N. H. Luc, N. T. Nhan, E. G. Rubia, K. L. Heong (1997), Biology and Population dynamics of Metioche vittaticollis (Stal) and Naxipha sp, living in non – rice habitats at Omon, Cantho, in OMONRICE Issue 5, 1997, pp. 33 – 39, Cuu Long Rice Research Institute, Omon, Cantho, Vietnam. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng

bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Thị Thu Cúc. 2002. Dịch hại trên cây có múi (citrus) và IPM. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Thị Thu Cúc. 2006. Giáo trình côn trùng đại cương. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Đĩnh. 2005. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình

Quyền và Ngô Thị Xuyên. 2007. Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Viết Tùng. 2006. Giáo trình côn trùng đại cương. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Xuân Hiền, Trần Hùng, Bùi Văn Nhạc và Lê Anh Tuấn. 1979. Nghiên cứu về lúa ở nước ngoài. Tập 4: rầy nâu hại lúa. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. 2004. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần B: côn trùng gây hại cây trồng chính ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đức Khiêm. 2005. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Pathak, M. D., & Khan, Z. R. 1994. Insect pests of rice. IRRI, Philippines. 89 pp. Phạm Bình Quyền. 2002. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến các loài thiên

địch trong các hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam và các giải pháp hạn chế.

Kỷ yếu hội thảo quốc gia về kha học và công nghệ bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 172 – 180.

Phạm Thị Thùy. 2004. Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật. NXB Đại học quốc gia. 335 trang.

Phạm Văn Lầm. 1995. Bước đầu tìm hiểu sự chu chuyển của một số loài thiên địch chính trên đồng lúa. Tạp chí BVTV, 5: 36-41.

Phạm Văn Lầm. 2000. Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

Phạm Văn Lầm. 2003. Nghiên cứu biện pháp sinh học trừ sâu hại lúa. Sách: Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Tập II. Hà Nội: NXB. Nông Nghiệp.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành. 2005. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2005.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành. 2005. Đề án quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu.

Phòng thống kê huyện Châu Thành. 2007. Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2006.

Reissig, W. H, E. A. Heinrich, J. A. Litsinger, K. Moody, L. Fiedler, W. Mew and A. T. Barrion. 1985. Illustrated Guide to Intergrated Pest Management in Rice to Tropical Asia. Manila, Philippines. International Rice Research Institute.

Shepard, B.M., A.T. Barrion and J. A. Litsinger. 1989. Các côn trùng nhện và nguồn bệnh có ích. Viện nghiên cứu lúa quốc tế. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 136 tr.

Trần Huy Thọ. 1999. Phương pháp điều tra đánh giá sâu hại lúa trên đồng ruộng. Tập II: Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa. Viện BVTV, Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn. Hà Nội. NXB Nông Nghiệp.

Yoshida, S. 1976. “Phisiological aspects of grain yield”, Ann. Rev. Plant Phisiol 23: 437-464.

Yu, X., K. L. Heong, C. Hu and A. T. Barrion. 1996. Role of non-rice habitats for conserving egg parasitoids of rice planthoppers and leafhoppers. In Hokyo,

agroecosystems, Kyushu National Agricultural Experiment Station, Ministry of Agriculture,Forestry and Fisheries, Japan, pp. 63 – 78.

PHỤ CHƯƠNG 1

Bảng 1. Bảng phân tích ANOVA: Khả năng ăn mồi ở ba giai đoạn phát triển của bọ rùa loài

Micraspis discolor trên rầy nâu Nilaparvata lugens trong điều kiện phòng thí nghiệm. ============================================================= Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình Trung bình F phương bình phương =================================================================== Nghiệm thức 3 856.000 285.333 1141.333 ** Sai số 16 4.000 0.250 --- Tổng cộng 19 860.000

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần thiên địch của rầy nây hại lúa tại châu thành, An Giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)