II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Phương pháp thí nghiệ m
2.1. Phương pháp điều tra ngoài đồng
2.1.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây lúa
- Phương pháp điều tra: Khi điều tra, trực tiếp trao đổi với chủ ruộng và hỏi theo “phiếu câu hỏi” đã được soạn sẵn (xem phụ lục).
- Ở mỗi xã điều tra 10 phiếu, các ruộng điều tra có diện tích trồng lúa tối thiểu 1.000m2.
- Nội dung điều tra:
+ Điều tra về kỹ thuật canh tác có liên quan đến công tác bảo vệ thực vật. + Sự hiểu biết của nông dân về dịch hại, thiên địch, các biện pháp quản lý dịch hại.
2.1.2. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng - Phương pháp thí nghiệm:
+ Qua điều tra nông dân, sau đó ra quan sát trực tiếp ngoài ruộng, ở mỗi xã chọn ra 3 ruộng tiêu biểu (ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như không sử dụng thuốc 40 NSS, phun thuốc theo phương pháp bốn đúng) để khảo sát về thành phần và mức
độ phong phú của thiên địch.
+ Mỗi ruộng quan sát theo 5 điểm đường chéo góc, tại mỗi điểm quan sát 1 m2 (từ
2 - 5 vợt): để miệng vợt dọc theo thân lúa từ ngọn đến thân quay 1800. Côn trùng thu được ở mỗi điểm cho vào lọ giết côn trùng, sau đó cho vào bọc nylon đem về
nhà đếm mật số. Trường hợp mật số thấp thì có thể đếm ngay ở ruộng mà không cần cho vào lọ giết côn trùng.
+ Thời gian lấy chỉ tiêu: định kỳ 5 - 7 ngày/đợt/ruộng. Bắt đầu từ 7 ngày sau khi sạ.
- Mục đích: Thu thiên địch của rầy về phòng thí nghiệm để nuôi, khảo sát sự phát triển, thử khả năng ăn rầy và định danh.
Điều tra bổ sung theo tuyến khảo sát 15 ruộng: Để có thể phát hiện đầy đủ
hơn về thành phần thiên địch của rầy nâu, ngoài việc điều tra thường xuyên, còn tiến hành điều tra bổ sung ở các địa điểm khác nhau theo giai đoạn sinh trưởng của cây như giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông (Trần Huy Thọ, 1999).
2.2. Phương pháp nghiên cứu trong điều kiện lồng lưới
- Tiến hành trồng các cây lúa trong lồng lưới với điều kiện thuận lợi nhất để cây phát triển mạnh, ra nhiều lá, để thu hút và nuôi rầy nâu phát triển.
- Cách bắt rầy nâu: dùng khay nhựa hứng dưới gốc lúa, lấy tay đập nhẹ vào sao cho rầy nâu rớt xuống, đem vào phòng thí nghiệm đếm số lượng rầy nâu cho vào từng nghiệm thức.
- Chỉ tiêu theo dõi: ghi nhận số rầy nâu bị ăn ở các nghiệm thức ở các thời điểm 24, 48, 72 giờ sau khi thả thiên địch.
- Mục đích: + Thu hút thiên địch của rầy nâu trong điều kiện tự nhiên.
+ Tạo nguồn thức ăn để thử khả năng ăn mồi của một số loài thiên
địch trong điều kiện phòng thí nghiệm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.1. Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài thiên địch trong điều kiện phòng thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm
2.3.1.1. Đặc điểm hình thái của một số loài côn trùng thiên địch trong điều kiện phòng thí nghiệm. phòng thí nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi:
♦Ấu trùng: ghi nhận ngày lột xác, hình dạng, màu sắc, kích thước cơ thể.
♦Nhộng: đo kích thước, màu sắc, thời gian làm nhộng, thời gian vũ hoá.
♦Trứng: quan sát hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí đẻ trên cây, thời gian nở
trứng.
♦Thành trùng: kích thước thân, màu sắc, tập quán đẻ trứng.
2.3.1.2. Đặc điểm sinh học của một số loài côn trùng thiên địch trong điều kiện phòng thí nghiệm phòng thí nghiệm
♦ Vòng đời
- Phương pháp: tiến hành thu mẫu trên các ruộng đã điều tra. Sau đó cho từng cặp thành trùng đực và cái của cùng một loài vào trong hộp nhựa đã lót giấy thấm và thức ăn là rầy nâu hoặc mật ong 10 % và bông cúc dại, quỳ dại, vạn thọ (nhằm cung cấp thức ăn là phấn hoa). Sau khi thành trùng bắt cặp và đẻ trứng, thì tách lấy
trứng chuyển sang hộp nhựa khác để quan sát, theo dõi từ giai đoạn trứng đến giai
đoạn thành trùng của từng loài. Với mỗi loài quan sát 10 - 30 cặp thành trùng. - Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận được các giai đoạn phát triển (trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng) của các loài thiên địch phổ biến do thí nghiệm tìm ra.
♦ Khả năng đẻ trứng và tuổi thọ thành trùng Khả năng đẻ trứng
- Ấu trùng tuổi cuối được nuôi trong hộp nhựa đã được lót giấy thấm và cho thức ăn là rầy nâu cho đến khi thành trùng (đồng nhất về tuổi).
- Thành trùng tách ra từng cặp đực/cái cho vào hộp nhựa được lót giấy thấm với thức ăn là rầy nâu hoặc mật ong 10% và bông cúc dại, quỳ dại, vạn thọ. Để cho thành trùng bắt cặp và đẻ trứng.
- Đếm số trứng.
* Chỉ tiêu ghi nhận: Ghi nhận được khả năng đẻ trứng (số lượng trứng được đẻ
trong mỗi lần đẻ → tổng số trứng được đẻ) trong suốt chu kỳ sống.
Tuổi thọ thành trùng
- Ấu trùng tuổi cuối được nuôi trong hộp nhựa đã được lót giấy thấm và cho thức ăn là rầy nâu cho đến khi thành thành trùng (đồng nhất về tuổi).
- Thành trùng: Tách riêng thành trùng đực và cái cho vào hộp nhựa đã được lót giấy thấm với thức ăn là rầy nâu hoặc (và) mật ong 10% và bông cúc dại, quỳ
dại, vạn thọ.
* Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận được tuổi thọ của thành trùng của các loài thiên địch phổ biến do thí nghiệm tìm ra.
♦ Tỷ lệ trứng nở
Quan sát 10-30 cặp thành trùng, đếm số lượng trứng nở trên tổng số lượng trứng một thành trùng cái đẻ→ tính tỷ lệ trứng nở.
Số lượng trứng nở
%Trứng nở =
2.3.1.3. Khảo sát khả năng ăn mồi của một số loài thiên địch phổ biến
Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng ăn mồi (rầy nâu: tuổi 2 và tuổi 3) của Bọ rùa thiên địch Micraspis discolor
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm thức ăn là rầy nâu (tuổi 2 và tuổi 3). Khả năng ăn mồi được quan sát trên 3 giai đoạn phát triển của bọ rùa (T3, T4 và thành trùng, đực và cái). Thí nghiệm được thực hiện với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 5 lần lập lại. Tất cả nghiệm thức đều có
đối chứng không thả bọ rùa nhằm kiểm tra số rầy bị ăn trong thời điểm theo dõi. Các nghiệm thức bao gồm:
Nghiệm thức 1: Rầy nâu + 1 bọ rùa trưởng thành cái. Nghiệm thức 2: Rầy nâu + 1 bọ rùa trưởng thành đực. Nghiệm thức 3: Rầy nâu + Ấu trùng tuổi 4 Nghiệm thức 4: Rầy nâu + Ấu trùng tuổi 3 NT3 NT3 NT2 NT3 NT3 NT1 NT3 NT1 NT4 NT2 NT2 NT4 NT1 NT1 NT4 NT2 NT4 NT4 NT1 NT2 Hình 1: Sơđồ bố trí thí nghiệm
Bọ rùa khảo sát trong phòng thí nghiệm gồm những loại bắt ngoài đồng và nuôi trong phòng thí nghiệm. Mồi được lấy trực tiếp ngoài đồng trên các ruộng lúa hoặc nuôi trong các lồng lưới. Thí nghiệm được tiến hành trên các hộp, nhựa tròn (đường kính nắp: 8 cm, cao: 4 cm, đường kính mặt đáy: 6 cm). Bọ rùa cho nhịn đói 24 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm.
Chỉ tiêu ghi nhận: Lượng mồi tiêu thụ trong một thời gian sau 24, 48 và 72 giờ
sau khi thả bọ rùa.
Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng ăn mồi (rầy nâu: tuổi 2 và tuổi 3) của Bọ rùa thiên địch Menochilus sexmaculatus
2.4. Định danh
Các mẫu thành trùng thu được khi điều tra trực tiếp ngoài đồng hoặc nuôi được thành trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm sẽ được tiến hành định danh. Sử
dụng khóa phân loại của Borror và ctv. (1976). Để phân loại bọ rùa, sử dụng khoá phân loại của Hoàng Đức Nhuận (1982 - 1983).
2.5. Xử lý số liệu
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1. Điều tra nông dân
Công tác điều tra nông dân nhằm tìm hiểu về kỹ thuật canh tác, sự hiểu biết về dịch hại, thiên địch và biện pháp phòng trừ được tiến hành tại 5 xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Nhuận, thuộc huyện Châu Thành - An Giang. Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 03/2009 đến tháng 04/2009. Kết quả ghi nhận được như sau:
1.1. Diện tích canh tác
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ nông dân trồng lúa với tổng diện tích 134,8 hatại 5 xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Nhuận, thuộc huyện Châu Thành - An Giang. Kết quảđiều tra (Bảng 2) ghi nhận diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ trên tổng diện tích điều tra là 2,67 ha, điều này cho thấy nông hộ chủ yếu tập trung ở các xã vùng xa nên làm nghề nông là chính, đồng thời cây lúa vẫn chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất lương thực hiện nay.
Bảng 2: Diện tích trung bình, số hộ canh tác lúa tại Châu Thành – An Giang, năm 2009.
STT Địa điểm Số hộ Diện tích (ha) Diện tích trung bình (ha)
1 Cần Đăng 10 40,7 4,07 2 Vĩnh Hanh 10 32,5 3,25 3 Vĩnh Bình 10 39,5 3,95 4 Vĩnh An 10 31,4 3,14 5 Vĩnh Nhuận 10 22,1 2,21 Tổng 50 134,8 2,67 1.2. Đặc điểm canh tác các hộđiều tra
Qua kết quảđiều tra nông dân (Bảng 3) cho thấy:
Về giới tính chủ hộ: đa số chủ hộ là nam tham gia trực tiếp trồng lúa chiếm tỉ lệ cao 90%, chỉ có 10% chủ hộ là nữ trực tiếp trồng lúa. Điều này cho thấy rằng nam giới đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là người trực
tiếp tham gia sản xuất vì nam giới thích ứng tốt với các công việc nặng nhọc, còn phụ nữ ít khi tham gia sản xuất. Qua điều tra thì 10% nữ tham gia sản xuất nông nghiệp là do chồng mất sớm nên trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, điều này sẽ gây không ít khó khăn cho họ vì sản xuất nông nghiệp đòi hỏi những công việc nặng nhọc. Do đó làm tăng chi phí sản xuất do phải thuê mướn lao động.
Về tuổi: nông dân làm ruộng ở tuổi 41 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (54%) và thấp nhất là trên 60 tuổi chiếm 10%. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra số người có độ tuổi tuổi từ 20 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ 36%, đây là lực lượng lao động trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
Về trình độ văn hóa: đa số trình độ văn hóa của nông dân tương đối thấp, tỷ lệ nông dân có trình độ tiểu học chiếm 34%. Số nông dân có trình độ trung học cơ sở là 46% và tỷ lệ nông dân có trình độ trung học phổ thông chiếm 20%. Điều này cho thấy rằng khả năng tiếp nhận khoa học, kĩ thuật mới của nông dân có nhiều hạn chế nhất là các xã vùng xa, vùng sâu như xã Vĩnh Nhuận, Vĩnh Bình.
Bảng 3.Đặc điểm nông hộđiều tra tại 5 xã thuộc huyện Châu Thành – An Giang.
STT Đặc điểm nông hộ Số hộ Tỷ lệ % 1 Giới tính chủ hộ Nam 45 90 Nữ 5 10 2 Tuổi 20 - 40 18 36 41 - 60 27 54 Trên 60 5 10 3 Trình độ học vấn Tiểu học 17 34 Cơ sở 23 46 Trung học 10 20
4 Kinh nghiệm trồng lúa
1 - 10 năm 8 16
11 - 20 năm 16 32
>20 năm 26 52
Về kinh nghiệm sản xuất: kinh nghiệm sản xuất từ 1 - 10 năm chiếm tỷ lệ thấp 16 %, kinh nghiệm sản xuất từ 11 - 20 và trên 20 năm chiếm các tỷ lệ lần lượt là 32% và 52%. Kết quả cho thấy hầu hết nông dân rất am hiểu về nghề trồng lúa
nghĩa lớn trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân có thểứng phó với các rủi ro của điều kiện môi trường, có thể giảm đáng kể chi phí đầu tư cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế đáng kể rủi ro, phòng trừ sâu bệnh để góp phần tăng năng suất hiệu quả (Bảng 3).
Kết quả (Bảng 4) cho thấy: Đa số nông dân có tham gia tập huấn kỹ thuật (chiếm 92%), trong đó tham gia học lớp IPM (chiếm 68%), chương trình KN (76%) và tập huấn của các công ty BVTV (chiếm 82%). Chỉ có 8% nông dân hoàn toàn không tham gia gì hết. Kết quả cho thấy nông dân rất quan tâm đến các lớp tập huấn và chương trình khuyến nông vì giúp nông dân có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, từ đó giúp nông dân trao dồi thêm kinh nghiệm sản xuất, góp phần nâng cao trình độ sản xuất và tăng năng suất cây trồng.
Bảng 4. Tỷ lệ % nông dân tham gia lớp IPM, chương trình KN và tập huấn.
Tỷ lệ % tham gia Nội dung
Có Không
Tham gia tập huấn kỹ thuật 92 8
Tham gia lớp IPM 68 32
Tham gia chương trình KN 76 34
Tham gia hội thảo của Cty BVTV 82 18
1.3. Hiện trạng canh tác các hộđiều tra
Kết quảđiều tra (Bảng 5) cho thấy:
Về số vụ canh tác trong năm: số hộ canh tác 2 vụ lúa/năm chiếm 62% cao hơn canh tác lúa 3 vụ/năm (chiếm 38%), vì diện tích trồng lúa 3 vụ của huyện Châu Thành chỉ thực hiện được ở một số vùng có đê bao vững chắc ở 2 xã Vĩnh Nhuận và Vĩnh Hanh nhưng diện tích không nhiều, còn các xã khác hiện nay vẫn chưa có đê bao nên chỉ canh tác được lúa hai vụ.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 68% nông dân tự để giống lại sản xuất. Theo nông dân thì họ mua giống xác nhận ở cơ sở sản xuất giống trồng một vụ rồi sau đó để lại cho các vụ tiếp theo, cứ hai vụ là mua giống xác nhận một lần.
Mật độ gieo sạ và phương pháp sạ: có 50% nông dân sạ trên 120 kg.ha-1, chỉ có 40% nông dân sạ với mật độ 80 - 120 kg.ha-1. Phương pháp sạ hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với 52% số hộ áp dụng, điều này mang nhiều lợi ích như tiết kiệm giống, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cao,…đã được khuyến cáo rất lâu. Bên cạnh
nông dân còn sạ lan chiếm 38% và thấp nhất là phương pháp cấy có 10% nông dân áp dụng.
Xử lý giống trước khi gieo: có đến 90% nông dân xử lý giống trước khi gieo,loại thuốc được nông dân sử dụng phổ biến là Cruiser Plus 312,5 FS, Gaucho 600 FS và các loại thuốc khác, vì các loại thuốc này có thể giúp ngừa một số côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy nâu và một số loại nấm tấn bệnh công cây lúa ở giai đoạn đầu. Chỉ có 10% nông dân không xử lý giống. Điều này cho thấy đa số nông dân rất có kinh nghiệm trong canh tác lúa vì xử lý giống trước khi gieo sẽ giúp cây mọc nhanh, khỏe và phòng ngừa được một số loài sâu bệnh trong giai đoạn đầu, giảm nhẹ công chăm sóc và chi phí phòng trừ sâu bệnh.
Bảng 5: Hiện trạng canh tác của các hộđiều tra STT Hiện trạng canh tác Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Số vụ canh tác/năm 2 vụ lúa 31 62 3 vụ lúa 19 38 2 Nguồn gốc giống Cơ sở sản xuất giống 11 22
Nông dân địa phương 5 10
Tựđể giống 34 68 3 Mật độ gieo sạ (kg.ha-1) Dưới 80 5 10 80 - 120 20 40 >120 25 50 4 Phương pháp sạ Sạ hàng 26 52 Sạ lan 19 38 Cấy 5 10
5 Xử lý giống trước khi gieo
Có 45 90 Không 5 10 6 Bón phân lót Có 8 16 Không 42 84 7 Loại phân sử dụng
Phân đơn (Urea+ DAP+ KCl) 33 66
Phân hỗn hợp NPK 1 2
Đa số nông dân không bón lót trước khi trồng chiếm 84%, chỉ có 16% nông dân có bón lót. Theo đa số nông dân thì việc bón lót cho lúa là không cần thiết vì tốn kém. Đây là một hạn chế lớn của nông dân trong quá trình canh tác vì sợ lãng phí phân bón và công lao động (Bảng 5).