Tình hình côn trùng thiên địch hiện diện trên các ruộng lúa

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần thiên địch của rầy nây hại lúa tại châu thành, An Giang (Trang 47)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. Kết quả điều tra trực tiếp ngoài đồ ng

2.2. Tình hình côn trùng thiên địch hiện diện trên các ruộng lúa

Kết quả ghi nhận ở Bảng 11 và Bảng 12 cho thấy thành phần loài thiên địch là 45 loàicũng như thành phần các loài chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái là 11 loài. Trên các ruộng lúa tại Châu Thành – An Giang chúng tôi ghi nhận: vào thời điểm 40 NSS và 65 - 75 NSS thì thành phần thiên địch phong phú nhất, chúng biến động theo mật số dịch hại.

Bảng 11: Thành phần loài thiên địch trên ruộng lúa tại Châu Thành – An Giang, năm 2009

TT Bộ (Order) Họ (Family) Số loài (Species)

1 Coleoptera Coccinellidae 4 2 Carabidae 1 3 Staphyliniidae 1 4 Orthoptera Tettigoniidae 1 5 Hemiptera Gerridae 1 6 Mesoveliidae 1 7 Miridae 1 8 Reduviidae 1 9 Veliidae 1 10 Odonata Coenagrionidae 2 11 Libellulidae 5 12 Dermaptera Carcinopherida 1 13 Hymenoptera Bethylidae 1 14 Braconidae 6 15 Chalcididae 2 16 Dryinidae 2 17 Encyrtidae 1 18 Ichneumonidae 5 19 Scelionidae 1 20 Diptera Chamaemyiidae 1 21 Dolichopodidae 1 22 Heleomyzidae 1 23 Pipunculidae 2 24 Sciomyzidae 1 25 Tachinidae 1 Tổng 45 loài

Bảng 12: Thành phần côn trùng chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái tại Châu Thành – An Giang, năm 2009

TT Bộ (Order) Họ (Family) Loài (Species)

Orthoptera Blattidae 1 Gryllidae 2 Hymenoptera Formicidae 3 Diptera Culicidae 1 Drosophilidae 1 Muscidae 1 Tipulidae 2 Tổng 11 loài

Kết quả ghi nhận có 45 loài thiên địch của sâu hại và 11 loài côn trùng chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái. Trong đó bộ Cánh màng (Hymenoptera) có21 loài,bộ Hai cánh (Diptera) có 12 loài, bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) có 5 loài, bộ Chuồn chuồn (Odonata) có 7 loài, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 6 loài, bộ Cánh thẳng Orthoptera) có 4 loài và bộ Cánh da (Dermaptera) có 1 loài (Bảng 11, Bảng 12).

* Bộ Hymenoptera

Đây là bộ côn trùng có số loài cao nhất trên các ruộng lúa khảo sát. Nhóm ong ký sinh có 15 loài thuộc 4 họ (Dryinidae, Ichneumonidae, Chalcididae và Braconidae) với 218 cá thể qua 7 đợt khảo sát, các loài này có tần số xuất hiện cao trên 50% các lần khảo sát, trừ loài thuộc họ Dryinidae và họ Chalcididae chỉ phát hiện ở giai đoạn làm đòng. Họ có số loài nhiều nhất là Braconidae (6 loài), kế đến là Ichneumonidae (5 loài) và thấp nhất là loài Dryinidae (1 loài) (Bảng 9).

Hình 3:Các loài thuộc họ Braconidae (Hymenoptera)

Hình 5:Các loài thuộc họ Chalcididae (Hymenoptera)

Hình 6:Các loài thuộc họ Drynidae (Hymenoptera) * Bộ Diptera

Thành phần loài thiên địch thuộc bộ Diptera xuất hiện nhiều vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Chúng tôi ghi nhận có 6 họ côn trùng có ích thuộc bộ Diptera, bao gồm các họ Pipunculidae, Tachinidae, Chamaemyiidae, Heleomyzidae, Dolichopodidae, Sciomyzidae. Trong các họ này thì mỗi họ chỉ có một loài, riêng họ Pipunculidae thì có hai loài.

Họ Tachinidae có mật số cao nhất qua 7 đợt khảo sát. Ngoài các loài côn trùng có ích thuộc 6 họ trong bộ Diptera còn có thêm 5 loài thuộc 4 họ (Drosophilidae, Muscidae, Tipulidae và Culicidae) chưa xác định được vai trò trong hệ sinh thái

* Bộ Hemiptera

Chúng tôi phát hiện được 5 loài thuộc 5 họ (Gerridae, Mesoveliidae, Miridae, Reduviidae, Veliidae), trong đó có 3 họ Veliidae, Miridae và Mesoveliidae có mật số và tần số xuất hiện cao nhất ở các ruộng khảo sát.

Cyrtorhinus lividipennis (Miridae) Microvelia sp. (Veliidae) Hình 8: Các loài bọ xít thuộc bộ Hemiptera * Bộ Coleoptera

Nhóm thiên địch trên các ruộng khảo sát, trong đó đa dạng nhất là bọ rùa Coccinellidae có 4 loài, 1 loài bọ cánh cụt (Staphyliniidae) và 1 loài bọ chân chạy (Carabidae).

Kết quảđiều tra đã phát hiện được bốn loài Bọ rùa thiên địch hiện diện trên cây lúa, bao gồm Coccinella transversalis, Harmonia octomaculata, Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus. Chúng tôi đã phát hiện được 4 loài Bọ rùa thiên địch hiện diện trên cây lúa trồng ở khắp các địa bàn khảo sát. Tuy nhiên mật số thường rất thấp. Trong bốn loài thì có hai loài (Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus) xuất hiện phổ biến và chúng tôi chọn hai loài này tiến hành khảo sát trong phòng thí nghiệm để thử khả năng ăn mồi của chúng (Bảng 13).

Kết quả điều tra cũng phù hợp với kết quả điều tra của Phạm Văn Lầm (2002), tuy nhiên kết quả của Phạm Văn Lầm đã ghi nhận có 8 loài bọ rùa trên ruộng lúa như: Brumoides lineatus, Coccinella transversalis, Harmonia axyridis,

Harmonia octomaculata, Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor, M. vincta

Propylea japonica.

Bảng 13: Tần số xuất hiện của các loài Bọ rùa khảo sát trong điều kiện ngoài đồng

STT Loài Bọ rùa Tần số xuất hiện 1 Micraspis discolor +++

2 Menochilus sexmaculatus ++

3 Coccinella transversalis +

Ấu trùng và thành trùng Bọ rùaMicraspis discolor

Thành trùng Bọ rùa Menochilus sexmaculatus

Cánh cụt Paederus fuscipes (Staphyliniidae) Ophionea sp. (Carabidae)

Hình 9: Các loài thiên địch thuộc bộ cánh cứng Coleoptera

* Bộ Chuồn chuồn Odonata

Kết quảđiều tra ghi nhận thành phần loài chuồn chuồn hiện diện trên ruộng lúa rất đa dạng, với 7 loài đã được phát hiện. Trong đó có 4 loài thuộc họ Libellulidae (sp.1, sp.2, sp.3 và sp.4) và 2 loài thuộc họ Coenagrionidae (Agriocnemis sp.1 và Agriocnemis sp.2)

* Bộ Orthoptera

Trong bộ Cánh thẳng chỉ phát hiện được một loài Conocephalus sp. thuộc họ Tethigoniidae, trên các ruộng khảo sát.

* Bộ Dermaptera

Cũng giống như bộ cánh thẳng, chúng tôi chỉ phát hiện được một loài (Euborellia sp.) thuộc họĐuôi kìm Carcinopheridae, loài này cũng được ghi nhận hiện diện trên các ruộng khảo sát. Chúng tôi tiến hành thử khả năng ăn rầy nâu của chúng trong phòng thí nghiệm ở phần sau.

(a) (b)

Hình 11: Bọđuôi kìm Euborellia sp. (Carcinopheridae), (a): trứng; (b): thành trùng

2.3. Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa tại Châu Thành – An Giang, năm 2009

Kết quả khảo sát qua 7 đợt quan sát trên các ruộng lúa tại Châu Thành – An Giang cho thấy:

Với 6 loài thuộc bộ Cánh đều (Homoptera), 8 loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), 5 loài thuộc bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), 2 loài thuộc bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và 1 loài Bù lạch thuộc bộ Cánh tơ (Thysanoptera) (Bảng 14). Nhìn chung, thành phần nhóm loài gây hại trên các ruộng khảo sát khá phong phú, tuy nhiên mật số nói chung các loài đều rất thấp, chỉ có rầy nâu có mật số tương đối cao so với một số loài khác nhưng mức độ nhiễm cũng nhẹ, hoàn toàn không ghi nhận có hiện tượng vàng lá trên ruộng lúa (Bảng 14).

Bảng 14: Thành phần và giai đoạn hiện diện của côn trùng gây hại trên ruộng lúa tại Châu Thành – An Giang.

Tên Việt Nam Họ (Family) Loài (Species) Giai hiện diđoệạn n xuTấầt hin sốện

Rầy nâu Delphacidae Nilaparvata lugens Đẻ nhánh→chín +++ Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Đẻ nhánh + Rầy xanh đuôi đen Cicadellidae Nephotettix cinticeps Đẻ nhánh →đòng ++ Rầy xanh đuôi đen Nephotettix nigropictus Đẻ nhánh →đòng ++ Rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens Đẻ nhánh →đòng ++ Rầy bông Recilia dorsalis Làm đòng→chín ++ Sâu cuốn lá nhỏ Pyralidae Cnaphalocrosis medinalis Đẻ nhánh →chín +++ Sâu cuốn lá lớn Hesperidae Parnara guttata Làm đòng → chín ++ Sâu phao Nymphula depunctalis Đẻ nhánh + Sâu keo Spodoptera litura Đẻ nhánh + Sâu phao đục bẹ sp. Đẻ nhánh + Sâu đục thân 2

chấm Scirpophaga incertulas Sinh sản → chín ++

Sâu đo xanh Noctuidae Naranga aenescens Sinh sản + Sâu sừng xanh Satyridae Melanitis leda ismene Sinh sản + Bọ xít Pentatomidae Nezara sp. Trổ bông → chín ++

Bọ xít Cydnidae Microporus sp. Trổ bông + Bọ xít Coreidae Cletus sp. Trổ bông→ chín +

Bọ xít sp. Sắp trổ +

Bọ xít hôi Alydidae Leptocorisa acuta Trổ bông → chín +

Châu chấu Acrididae Acrita sp. Suốt vụ +++ Cào cào Locusta sp. Đẻ nhánh +

Bù lạch Thripidae Baliothrips biformis Đẻ nhánh +

+: Xuất hiện trong 1 lần khảo sát, ++: Xuất hiện trong 2 lần khảo sát +++: Xuất hiện trên 3 lần khảo sát

3. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của Bọ rùa Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm Micraspis discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.1.1. Bọ rùa Menochilus sexmaculatus

Vòng đời

Kết quả khảo sát cho thấy vòng đời của M. sexmaculatus trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 - 300C, H%: 75 – 85 %) biến động từ 21 - 29 ngày (TB: 25,9 ± 0,12) (Bảng 15), với thời gian phát triển của từng giai đoạn như sau:

- Trứng

Giai đoạntrứng kéo dài 2 ngày. Trứng thường được xếp thành từng cụm khoảng từ 5 đến 20 trứng/cụm ở mặt dưới của lá và được xếp thẳng đứng với mặt dưới lá nhờ một chất keo dính giúp cho một đầu của trứng dính được vào mặt dưới của lá. Trứng của loài này nở tương đối đồng loạt, có tỷ lệ nở rất cao khoảng 95 - 98%.

Hình 12. Trứng Menochilus sexmaculatus

Bảng 15: Chu kỳ sinh trưởng của bọ rùa loài M. sexmaculatus trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 - 300C, H%: 75 – 85%), ĐHAG - 2009

Giai đoạn

phát triển Squan sát ố lượng Trung bình (ngày) Bi(ngày) ến động

Trứng 40 2,0 2,0 Ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 30 30 30 30 1,67±0,03 1,77±0,01 2,83±0,02 4,13±0,01 1-4 1-2 2-4 4-5 Nhộng 30 3,60±0,02 3-4 Thành trùng đến đẻ trứng 30 8,37±0,02 8-9 Trứng đến trứng 20 25,9±0,12 21-29 - Giai đoạn ấu trùng

Giai đoạn ấu trùng gồm có 4 tuổi, ấu trùng tuổi 1 kéo dài từ 1 - 4 ngày (TB: 1,67 ± 0,03 ngày) (tuổi này ấu trùng có tập tính ăn thịt lẫn nhau), Ấu trùng tuổi 2 kéo dài từ 1 - 2 ngày (TB: 1,77 ± 0,01 ngày), ấu trùng tuổi 3 kéo dài từ 2 - 4 ngày (TB: 2,83 ± 0,02 ngày), ấu trùng tuổi 4 có thời gian kéo dài hơn các tuổi khác, từ 4 - 5 ngày (TB: 4,13 ± 0,01 ngày).

Hình 13.Ấu trùng T2 của Menochilus sexmaculatus

- Giai đoạn nhộng

Nhộng phát triển trong khoảng thời gian từ 3 - 4 ngày, TB: 3,60 ± 0,02 ngày.

- Giai đoạn trước đẻ trứng của thành trùng

Thành trùng thường bắt cặp sau khi vũ hoá 1giờ và đẻ trứng lần đầu tiên sau khi vũ hoá là từ 8 - 9 ngày.

3.1.2. Bọ rùa Micraspis discolor

Vòng đời

Kết quả khảo sát cho thấy vòng đời của M. discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 - 300C, H%: 75 – 85%) biến động từ 26 - 29 ngày (TB: 27,7 ± 0,04 ngày) (Bảng 15), với thời gian phát triển của từng giai đoạn như sau:

- Trứng

Giai đoạn trứng kéo dài 2 - 3 ngày (TB: 2,60 ± 0,01 ngày). Trứng của loài này nở cũng tương đối đồng loạt, có tỷ lệ nở rất cao khoảng 95 - 98%.

Hình 14. Trứng Micraspis discolor

- Giai đoạn ấu trùng

từ 2 - 4 ngày (TB: 3,17 ± 0,02 ngày), ấu trùng tuổi 3 kéo dài từ 3 - 4 ngày (TB: 3,30 ± 0,02 ngày), ấu trùng tuổi 4 có thời gian kéo dài từ 4 - 6 ngày (TB: 4,77 ± 0,02 ngày) (Bảng 15). Theo Mahfuj Ara Begum và ctv. (2002), thời gian của giai đoạn ấu trùng của M.discolor kéo dài từ 12 - 15 ngày.

- Giai đoạn nhộng

Nhộng phát triển trong khoảng thời gian từ 3 - 7 ngày, TB: 5,17 ± 0,04 ngày

- Giai đoạn trước đẻ trứng của thành trùng

Thành trùng thường bắt cặp sau khi vũ hoá một giờ và đẻ trứng lần đầu tiên sau khi vũ hoá là từ 5 - 7 ngày.

Bảng 16: Chu kỳ sinh trưởng của bọ rùa loài M. discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 – 300C, H%:75 - 85%), ĐHAG - 2009 Giai đoạn phát triển Số lượng quan sát Trung bình (ngày) Biến động (ngày) Trứng 50 2,60±0,01 2-3 Ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 30 30 30 30 2,23±0,01 3,17±0,02 3,30±0,02 4,77±0,02 2-3 2-4 3-4 4-6 Nhộng 30 5,17±0,04 3-7 Thành trùng đến đẻ trứng 30 6,17±0,03 5-7 Trứng đến trứng 20 27,7±0,04 26-29

3.2. Khảo sát khả năng ăn mồi của hai loài Bọ rùa Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus phổ biến trên ruộng lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.2.1. Khả năng ăn rầy nâu của Bọ rùa loài Micraspis discolor

Kết quả khảo sát ghi nhận có sự khác biệt giữa số lượng mồi được tiêu thụ giữa các giai đoạn phát triển và giữa thành trùng đực và thành trùng cái. Thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất, kế đó là ấu trùng tuổi 4 và thấp nhất là ấu trùng tuổi 3. Trong một ngày, thành trùng cái có thể ăn trung bình 30,4 con, trong khi thành trùng đực chỉ tiêu thụ được trung bình 19,6 con. Khảo sát này còn ghi

nhận, ấu trùng tuổi 4 có khả năng ăn mồi cao hơn cả thành trùng đực trung bình 25,2 con (Bảng 17).

Bảng 17: Khả năng ăn mồi của bọ rùa loài Micraspis discolor trên rầy nâu trong điều kiện phòng thí nghiệm: T0C: 28-30; H%: 75-85%, ĐHAG - 2009

Nghiệm thức Số lượng rầy nâu được tiêu thụ (con)

TT đực 19,6 c TT cái 30,4 a T4 25,2 b T3 12,8 d Mức ý nghĩa CV (%) ** 2,27

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê theo Phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%.

3.2.2. Khả năng ăn Rầy nâu của Bọ rùa loài Menochilus sexmaculatus

Kết quả khảo sát ghi nhận thành trùng cái có khả năng ăn mồi cao nhất (56,2 con/ngày), kế đó là ấu trùng tuổi 4 (46,2 con/ngày) và thành trùng đực (44,8 con/ngày). Không có sự khác biệt giữa số lượng mồi được tiêu thụ giữa thành trùng đực và ấu trùng tuổi 4, lượng mồi được tiêu thụ thấp nhất ở ấu trùng tuổi 3 (23,2 con/ngày) (Bảng 18).

Bảng 18: Khả năng ăn mồi của bọ rùa loài Menochilus sexmaculatus trên rầy nâu

trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C: 28 - 300C; H%: 75 - 85%), ĐHAG - 2009

Nghiệm thức Số lượng rầy nâu được tiêu thụ (con)

TT đực 44,8 b b TT cái 56,2 a a T4 46,2 b b T3 23,2 c c Mức ý nghĩa CV (%) ** 10,5

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê theo Phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%.

3.2.3. Nhận xét chung về khả năng ăn rầy nâu của Menochilus sexmaculatus

Micraspis discolor

Kết quả ghi nhận cả hai loài bọ rùa khảo sát đều có khả năng rầy nâu rất cao. Các loại Bọ rùa Menochilus sexmaculatus Micraspis discolor tỏ ra là những tác nhân sinh học, có triển vọng rất cao trong nghiên cứu, sử dụng trong các qui trình IPM để phòng trừ Rầy nâu (Nilaparvata lugens), đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên các ruộng lúa.

Riêng đối với Menochilus sexmaculatus, kết quả khảo sát còn ghi nhận loài này cũng có khả năng tấn công trên sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của nhiều tác giả trước đó (Phạm Văn Lầm, 2002). Điều này cho thấy việc nghiên cứu nuôi nhân để sử dụng và bảo vệ các loài này trong tự nhiên là việc rất cần thiết.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, một số khác biệt giữa khả năng tiêu thụ mồi của các giai đoạn phát triển của Bọ rùa, nhưng nhìn chung, thành trùng cái và ấu trùng tuổi 4 có khả năng tiêu thụ mồi rất cao, đặc biệt là thành trùng cái. Điều này cũng hợp lý do thành trùng cái cần nhiều thức ăn để tạo một số lượng lớn trứng sau này.

CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

* Điều tra nông dân

Kết quảđiều tra 50 hộ tại 5 xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Nhuận, thuộc huyện Châu Thành - An Giang ghi nhận diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ trên tổng diện tích điều tra là 2,67 ha, đa số nông dân có kinh nghiệm trồng lúa trên 20 năm và 92 % nông dân tham gia tập huấn kỹ thuật. Điều này giúp nông dân có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, từ đó giúp nông dân trao dồi thêm kinh nghiệm sản xuất, góp phần nâng cao trình độ sản xuất và tăng năng suất cây trồng.

Hầu hết nông dân đều có sử dụng phân hoá học, phân hữu cơ thì 100% nông dân không sử dụng.

Hầu hết nông dân có xử lý giống trước khi gieo sạ, giúp hạt giống nẩy mầm mạnh hơn, ngừa được sâu bệnh trong giai đoạn đầu của cây lúa. Nông dân còn áp dụng phương pháp sạ lan (chiếm 38%), trong khi phương pháp sạ hàng có nhiều lợi ích như tiết kiệm giống, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cao,…đã được khuyến cáo rất lâu.

Hầu hết nông dân nhận diện được các loài dịch hại phổ biến trên ruộng. Có đến 96 % nông dân có sự hiểu biết về thiên địch, nhện, kiến ba khoang, bọ rùa và bọ xít mù xanh là loại thiên địch mà nông dân biết đến nhiều nhất, nông dân cho rằng đã thấy các loại thiên địch này xuất hiện thường xuyên trên ruộng lúa. Các loài còn lại như bọđuôi kìm, ong ký sinh và nấm ký sinh nông dân cho rằng rất ít thấy. Điều này cũng đúng vì các loài ong ký sinh thường rất nhỏ nên nông dân thường khó thấy hơn.

Nông dân phun thuốc trừ sâu khi sâu xuất hiện ít và chưa phát thành dịch.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần thiên địch của rầy nây hại lúa tại châu thành, An Giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)