- … Có khá nhiều câu hỏi khác nhau được đặt ra cho vấn đề này và cũng từ đó tác giả lựa chọn cho mình giả thiết: Na Uy là một chủ thể đặc biệt trong mối quan hệ với EU, mặc dù không phải
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ MINH NGUYỆT
QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
HÀ NỘI – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ MINH NGUYỆT
QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số chuyên ngành: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI HỒNG HẠNH
HÀ NỘI – 2016
Trang 31
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của luận văn, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Hồng Hạnh, người đã tận tình giúp đỡ và bỏ tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, các thầy ở Viện nghiên cứu Châu Âu đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu về các vấn đề quốc tế nói chung và châu Âu nói riêng Điều đó đã góp phần tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này
Học viên Ngô Minh Nguyệt
Trang 42
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do lựa chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 7
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Cấu trúc luận văn 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU 15
1.1 Các thông tin cơ bản về Na Uy và Liên minh châu Âu 15
1.1.1 Thông tin cơ bản về Na Uy 15
1.1.2 Thông tin cơ bản về Liên minh châu Âu 17
1.2 Các yếu tố nền tảng cho mối quan hệ giữa Na Uy và Liên minh châu Âu 18
1.2.1 Yếu tố địa lý 19
1.2.2 Yếu tố lịch sử 20
1.2.3 Yếu tố kinh tế - chính trị 30
1.3 Chính sách đối ngoại của Na Uy đối với Liên minh châu Âu 33
1.4 Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với Na Uy 35
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN CÁC LĨNH VỰC (TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY) 40
2.1 Quan hệ chính trị 41
2.1.1 Quan hệ hợp tác trong chính sách đối ngoại và an ninh chung44 2.1.2 Hiệp ước Schengen 50
2.2 Quan hệ kinh tế 57
Trang 53
2.2.1 Cơ chế hợp tác kinh tế 57
2.2.2 Các lĩnh vực hợp tác kinh tế 64
2.3 Các quan hệ khác 72
2.3.1 Vấn đề môi trường 72
2.3.2 Vấn đề y tế 76
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU 82
3.1 Đặc điểm mối quan hệ 82
3.2 Thuận lợi và khó khăn 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 64
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Liên minh châu Âu
EFTA European Free Trade Association
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
EEA European Economic Area
Khu vực kinh tế châu Âu
Cộng đồng châu Âu
CSDP Common Security and Defence Policy
Chính sách phòng thủ và an ninh chung
CFSP Common Foreign and Security Policy
Chính sách đối ngoại và an ninh chung
OSCE Organization for Security and Co-operation in Europe
Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu
Trang 75
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nằm trên bán đảo Scandinavia cùng với Phần Lan và Thụy Điển, Na
Uy là một trong những nước được xếp hạng khá cao trong vấn đề phát triển con người, an sinh và phúc lợi xã hội Đặc biệt Na Uy là quốc gia duy nhất trên bán đảo này cho tới nay vẫn chưa tham gia vào ngôi nhà chung của khu vực châu Âu – EU, nhưng không vì thế mà Na Uy bị tách khỏi khối gắn kết chung này Dù chưa là một thành viên của EU nhưng có thể thấy Na Uy tham gia khá tích cực vào các vấn đề của khu vực nói chung và của EU nói riêng – điều này khiến cho Na Uy không trở nên lạc lõng giữa các nước láng giềng anh em của mình Cụ thể Na Uy là thành viên của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tham gia vào Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và Hiệp định Schengen
Với sự phát triển của Na Uy như vậy tuy nhiên có thể thấy ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về quốc gia này, nếu có thì hầu hết đều liên quan tới vấn đề kinh tế hoặc tới mô hình an sinh xã hội, nhà nước phúc lợi Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Na Uy hay mối quan hệ của quốc gia này với người bạn lớn là EU gần như còn là mảnh đất bị bỏ ngỏ Trong nghiên cứu quốc tế, nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quan hệ giữa các quốc gia được coi là một trong những nghiên cứu cơ bản khi muốn tìm hiểu về một quốc gia nào đó Thông qua đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quốc gia, đem lại cho mình những hiểu biết cần thiết khi muốn thiết lập quan
hệ trên bất cứ lĩnh vực nào từ đó tránh những sai xót không đáng có cũng như giúp cho mối quan hệ đạt được kết quả tốt nhất
Riêng đối với Na Uy, một quốc gia đặc biệt ở khu vực Bắc Âu hứa hẹn
là một đối tượng nghiên cứu thú vị và hấp dẫn, đặc biệt khi đặt trong mối quan hệ với EU Chính bởi vậy, có rất nhiều lý do để dẫn tới sự ra đời của luận văn này
Trang 8- Những lý do nào đưa tới con đường mà Na Uy đang chọn hiện nay?
- Chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU từ năm 1992 tới nay là gì?
- Những nội dung chính được chú trọng trong chính sách đối ngoại và mối quan hệ giữa Na Uy và EU hiện nay là những lĩnh vực nào?
- Quan điểm của EU như thế nào đối với Na Uy?
- …
Có khá nhiều câu hỏi khác nhau được đặt ra cho vấn đề này và cũng từ
đó tác giả lựa chọn cho mình giả thiết: Na Uy là một chủ thể đặc biệt trong mối quan hệ với EU, mặc dù không phải là thành viên chính thức của tổ chức này nhưng EU lại là thể chế quan trọng giúp Na Uy gắn kết chặt chẽ với châu
Âu lục địa cũng như tầm quan trọng của Na Uy với chính khu vực này, bởi lẽ
đó cho dù Na Uy không muốn trở thành một thành viên của EU đi chăng nữa thì quốc gia này luôn là người bạn, là đối tác đáng tin cậy đối với EU Và rất
có thể mối quan hệ này sẽ tiếp tục được gìn giữ, duy trì và phát triển tiếp trong tương lai mà không có nhiều thay đổi đáng kể Đặc biệt với mục đích làm chủ và muốn giữ vị thế quan trọng của mình, Na Uy sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với EU trong những lĩnh vực truyền thống và là thế mạnh của mình
Cuối cùng là lý do vì sao nghiên cứu lại chọn mốc quan hệ từ năm 1992 tới nay Tác giả lựa chọn phạm vi thời gian này bởi năm 1992 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của EU Vào ngày 7 tháng
2 năm 1992, tại Maastricht, Hà Lan các nước thành viên của Cộng đồng châu
Âu (EC) đã chính thức ký Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu Từ đây EU chính thức ra đời thay thế cho EC trước đó, sự thay
Trang 97
đổi này là biểu tượng cho quá trình nhất thể hóa châu Âu; đánh dấu sự ra đời của một chủ thể mới đặc biệt trong quan hệ quốc tế Kể từ lúc này, EU bắt đầu hoàn thiện vai trò “chủ thể” của mình trong quan hệ quốc tế khi lần lượt hình thành các liên minh kinh tế tiền tệ và liên minh chính trị Đặc biệt trong
đó, liên minh chính trị đồng nghĩa với việc các quốc gia trong EU sẽ cùng thực hiện một chính sách đối ngoại chung và an ninh chung tiến tới có chính sách phòng thủ chung Với đặc điểm này, vai trò chủ thể “siêu quốc gia” của
EU là vô cùng quan trọng không chỉ trong việc thiết lập quan hệ giữa EU với các quốc gia trên toàn thế giới mà còn là chìa khóa dẫn dắt, định hướng chính sách đối ngoại cho các quốc gia thành viên Với vai trò quan trọng như vậy không lý do gì mà EU không trở thành một chủ thể độc lập trong việc nghiên cứu quan hệ quốc tế
Với những lý do như vừa nêu ở trên và để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa Na Uy và EU, luận văn sẽ tập trung khai thác
vấn đề “QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM
1992 TỚI NAY”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Với những lý do lựa chọn đề tài như đã nêu ra ở phần trên, luận văn hướng tới các mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát
Khái quát được tình hình quan hệ giữa Na Uy và Liên minh châu Âu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh – đối ngoại, môi trường,… thông qua việc phân tích chính sách đối ngoại của Na Uy đối với Liên minh châu
Âu cũng như các hiệp định song phương, đa phương và tình hình hợp tác thực tiễn giữa hai chủ thể Trên cơ sở phân tích đó, bước đầu sẽ đưa ra những lý giải vì sao cho tới nay, sau hai lần trưng cầu dân ý không thành, Na Uy vẫn quyết định đứng ngoài tổ chức Liên minh châu Âu và dự báo tương lai của mối quan hệ đặc biệt này
Trang 108
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các hiệp định, hiệp ước song phương, đa phương có vai trò định hướng, chi phối mối quan hệ giữa Na Uy và Liên minh châu Âu trong các lĩnh vực
- Phân tích lợi ích, thách thức của Na Uy trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu ở từng lĩnh vực cụ thể
- Từ thực tiễn đi tới lý giải vì sao cho tới nay Na Uy vẫn lựa chọn
“đứng ngoài” EU và tương lai mối quan hệ này sẽ ra sao?
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay ở Việt Nam, có thể nhận thấy các nghiên cứu về Na Uy là chưa nhiều Chưa có một đề tài, công trình nghiên cứu nào đi sâu, phản ảnh đầy đủ, có hệ thống về nội dung và bản chất quan hệ giữa Na Uy và EU cũng như chính sách đối ngoại của quốc gia này với tổ chức siêu quốc gia EU hiện nay Nguyên nhân cho sự hạn chế này có lẽ là do những ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở nước ta Trong lĩnh vực nghiên cứu về khu vực châu Âu, chúng ta có thể tìm thấy số lượng lớn các bài nghiên cứu về các nước ở khu vực Tây Âu, Đông Âu, về EU hay về các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nga bởi lẽ đây được coi là những đối tác truyền thống cũng như có sự phát triển về trình độ kinh tế, có tầm ảnh hưởng lớn trên các mặt tại khu vực cũng như tại Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu về Na Uy ở Việt Nam chỉ tạm dừng lại ở các bài báo, bình luận trên các báo và tạp chí tuy nhiên những vấn đề được đề cập tới thường là về đời sống, văn hóa, du lịch, kinh tế… Cụ thể ta có thể tìm hiểu về “Chính sách văn hóa Na Uy” tại trang web http://www.cinet.gov.vn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Bên cạnh đó Na Uy cũng là đối tượng nghiên cứu khi được đặt trong tổng thể với các đối tượng khác (mà chủ yếu là Bắc Âu), nội dung thường tập trung vào hệ thống kinh tế, an sinh xã hội Tiêu biểu là cuốn “Mô hình phát triển Bắc Âu” của PGS.TS Đinh Công Tuấn thuộc Viện Nghiên cứu Châu Âu
Trang 119
Ngoài ra còn có bài nghiên cứu về lịch sử quan hệ của Việt Nam và Na
Uy đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 6 (30) năm 1999 của tác giả Đỗ Thị Lan Phương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu (CES) với nhan đề
“Quan hệ Việt Nam – Na Uy những năm gần đây”
Về vấn đề kinh tế thì có bộ “Hồ sơ thị trường Na Uy” của Ban Quan hệ quốc tế (VCCI) được xuất bản vào tháng 2 năm 2013
Tóm lại tài liệu nghiên cứu của Việt Nam về Na Uy có thể chia ra làm
ba nhóm chính đó là:
- Nhóm thứ nhất, những bài báo cung cấp thông tin về đời sống, văn hóa,
xã hội của Na Uy Tài liệu này có thể tìm thấy được trên các trang báo mạng, các trang mạng xã hội cũng như một số sách, báo khác Chẳng hạn như trong
luận văn này, tác giả có sử dụng tới cuốn: Na Uy – Đất nước, con người,
NXB Thế giới, 2004 hay bài báo trên trang mạng như: TTXVN, “Nga, Na Uy tranh cãi về vấn đề tiếp nhận người tị nạn”1
- Nhóm thứ hai là các tác phẩm đề cập tới mô hình phát triển hệ thống
an sinh xã hội của Na Uy, tiêu biểu là nghiên cứu đã được nhắc ở trên của
PGS.TS Đinh Công Tuấn: Đinh Công Tuấn, “Mô hình phát triển Bắc Âu”,
(2011), Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa
- Nhóm thứ ba là bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành về lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Na Uy chẳng hạn bài báo của Đỗ Thị Lan Phương,
“Quan hệ Việt Nam – Na Uy những năm gần đây”, (1999), Tạp chí nghiên
cứu Châu Âu, 6 (30)
Như vậy có thể thấy rằng nghiên cứu về Na Uy là rất hạn chế tại Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu về quan hệ của Na Uy với EU cũng như chính sách đối ngoại của quốc gia này càng hạn chế hơn; chưa có nghiên cứu nào đi vào căn bản, có hệ thống về nội dung và bản chất Chính vì vậy để thực hiện
http://baotintuc.vn/the-gioi/nga-na-uy-tranh-cai-ve-van-de-tiep-nhan-nguoi-ti-nan-20151130133352585.htm, ngày 30/11/2015
Trang 1210
được nghiên cứu này, luận văn sử dụng chủ yếu là các tài liệu tiếng Anh tìm được trên mạng Đây chính là khó khăn có thể khiến nội dung luận văn gặp nhiều hạn chế nhất định
Còn riêng với các nghiên cứu quốc tế, vấn đề này có vẻ được đề cập tới
và quan tâm nhiều hơn Có khá nhiều bài báo và các sách nói về mối quan hệ giữa Na Uy và EU trong các vấn đề khác nhau Tuy nhiên do những hạn chế khi tiếp cận tài liệu, nên chủ yếu luận văn chỉ có thể tìm được nguồn tư liệu tiếng Anh thông qua các tài liệu trên mạng Về các tài liệu nghiên cứu về Na
Uy do nước ngoài thực hiện có thể chia thành các nhóm như:
- Nhóm thứ nhất là các văn bản ký kết, các báo cáo của chính phủ và các cơ quan nhà nước, tổ chức của Na Uy và EU Một số tài liệu mà luận văn
có sử dụng có thể kể tới như:
Council of The European Union, Council conclusions on EU relations with EFTA countries, 3213th TRANSPORT, TELECOMMUNICATION and ENERGY Council meeting Brussels, 20 December 2012
Norwegian Ministry of Foreign Affairs, Interests, Responsibilities and Opportunities – The main features of Norwegian foreign policy, Report No.15 (2008 – 2009) to the Storting
Official Norwegian Reports NOU 2012, Outside and Inside – Norway’s agreements with the European Union
Former Minister of Foreign Affairs Jonas Gahr Store, Foreign Policy
in a Time Change – Challenges for Norway and the EU, Europe Conference, Oslo, 8 March 20122
- Nhóm thứ hai là các bài nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về mối quan hệ giữa Na Uy và EU cũng như chính sách đối ngoại của hai chủ thể này Một số tài liêu như vậy đã được luận văn sử dụng như:
Trang 13
- Nhóm thứ ba là các bài báo trên các trang báo điện tử, chẳng hạn như:
Norway’s financial contribution3
Norwegians say no to EU membership ahead of general election4
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn được xác định là mối quan hệ giữa Na Uy và EU (với tư cách là chủ thể quan hệ quốc tế) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh,… dựa trên nội dung chính sách đối ngoại, các hiệp định, hiệp ước được ký kết giữa hai bên cùng với những hoạt động thực tiễn; từ đó giải thích lý do vì sao cho tới nay Na Uy vẫn chưa gia nhập
EU và dự báo tương lai mối quan hệ này
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào mối quan hệ giữa Na
Uy và EU giai đoạn từ năm 1992 tới nay (năm 2015) Năm 1992 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của EU, từ đây EU chính thức ra đời, có tư cách đầy đủ và hoàn thiện của một chủ thể trong quan
hệ quốc tế Cùng với đó, luận văn sẽ nghiên cứu mối quan hệ này trên nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, môi trường,…Tất cả sẽ tạo nên một bức tranh khái quát, tổng thể mối quan hệ giữa hai chủ thể đặc biệt này
Cùng với đó mục đích chính của khóa luận là khái quát được tình hình quan hệ giữa Na Uy và EU trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh – đối
Trang 14
12
ngoại, môi trường,… thông qua việc phân tích chính sách đối ngoại của Na
Uy đối với EU cũng như các hiệp định song phương, đa phương và tình hình hợp tác thực tiễn giữa hai chủ thể Trên cơ sở phân tích đó, bước đầu sẽ đưa ra những lý giải cho những vấn đề đã nêu ra cho vấn đề như ở bên trên
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích của bài nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích quan
hệ giữa Na Uy và EU từ năm 1992 tới nay (năm 2015), luận văn dựa chủ yếu trên hai phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp nghiên cứu lịch sử
và phương pháp nghiên cứu so sánh, phân tích
Phương pháp nghiên cứu đầu tiên được sử dụng trong bài nghiên cứu
này đó chính là phương pháp nghiên cứu lịch sử Phương pháp này được sử
dụng để tiến hành lý giải quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa Na Uy và EU cũng như những thay đổi trong chính sách đối ngoại của quốc gia này thông qua tài liệu về tình hình của Na Uy cũng như của thế giới
và khu vực
Phương pháp nghiên cứu thứ hai đó là phương pháp nghiên cứu so
sánh, phân tích Dựa trên sự phát triển trong mối quan hệ giữa Na Uy và EU
trong từng lĩnh vực qua các thời kỳ khác nhau từ năm 1992 tới nay (năm 2015) cũng như so sánh mối quan hệ với các quốc gia khác xung quanh trong cùng vấn đề đó; từ đó thấy được những đặc trưng trong quan hệ của hai chủ thể này
Các phương pháp này sẽ được đồng thời sử dụng và phân tích trên cơ
sở các học thuyết khác nhau về quan hệ đối ngoại và chính sách quốc tế mà chủ yếu trong đó là quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực với Lý thuyết trò chơi được áp dụng và thể hiện như thế nào trong mối quan hệ giữa Na Uy và
EU hiện nay
Từ những phương pháp và cơ sở lý luận trên, luận văn đang đặt ra giải thuyết hiện tại đó là: mối quan hệ giữa Na Uy và EU là một mối quan hệ đặc
Trang 1513
biệt Hai chủ thể này có quan hệ mật thiết với nhau bởi nhiều yếu tố như lịch
sử, lợi ích kinh tế và chính trị Nhưng do sự phát triển của mỗi bên và những ràng buộc về mặt lợi ích, cho nên rất khó để có những thay đổi lớn trong quan
hệ này trong tương lai Na Uy vẫn sẽ luôn là một đối tác quan trọng và là người bạn thân bên cạnh EU lớn mạnh Sẽ rất khó để có thể xảy ra việc Na
Uy sẽ ra nhập EU ít nhất là trong tương lai gần và ngược lại cũng sẽ khó thấy được những động thái từ EU muốn hối thúc anh bạn hàng xóm trở thành một thành viên chính thức trong ngôi nhà chung của mình
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌN THÀNH QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU Ở chương đầu tiên này, luận văn sẽ đề cập tới các
cơ sở lịch sử và thực tiễn hình thành nên mối quan hệ giữa Na Uy và EU Trong đó cơ sở lịch sử sẽ khái quát mối quan hệ giữa hai chủ thể trên một số yếu tố như lịch sự, chính trị, văn hóa, xã hội,…Từ đó dẫn tới các các chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU được xây dựng và ngược lại Đây chính
là những yếu tố cơ bản tác động và xây dựng nên những nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa Na Uy – EU cho tới ngày nay
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN CÁC LĨNH VỰC (TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY) Đây sẽ là chương
chính, tập trung phân tích mối quan hệ giữa Na Uy và EU trên các lĩnh vực khác nhau như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế và mối quan hệ trong các lĩnh vực khác như môi trường và y tế cùng với đó là những cơ chế điều chỉnh các mối quan hệ này Thông qua những ví dụ và con số cụ thể, mối quan hệ giữa Na Uy và EU từ giai đoạn 1992 tới nay sẽ được miêu tả một cách rõ ràng
và chi tiết hơn Việc phân tích mối quan hệ giữa hai bên sẽ được đi theo từng lĩnh vực thay vì theo dòng thời gian của lịch sử nhằm có được những cái nhìn
Trang 1715
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ GIỮA NA UY VÀ
LIÊN MINH CHÂU ÂU 1.1 Các thông tin cơ bản về Na Uy và Liên minh châu Âu
1.1.1 Thông tin cơ bản về Na Uy
- Tên nước: Vương quốc Na Uy (The Kingdom of Norway)
- Thủ đô: Oslo
- Ngày quốc khánh: 17/5 (ngày ban hành Hiến pháp)
- Vị trí địa lý: Na Uy nằm trên bán đảo Scandinavia ở phía Tây Bắc châu
Âu Phía Tây và Nam giáp Biển Bắc, Đông giáp Thụy Điển và Bắc giáp Phần Lan và Nga
- Diện tích: 322.802 km2 (đất liền 304.282 km2, nước 19.520 km2)
- Khí hậu: ôn hòa nhờ có dòng hải lưu nóng dọc bờ biển, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 15°C, mùa đông là -5°C
- Dân số: 5.207.689 (tháng 7/ 2015)5
- Ngôn ngữ: tiếng Na Uy (gần giống tiếng Thụy Điển và Đan Mạch)
- Đơn vị tiền tệ: NOK (cuaron Na Uy); 1 USD = 7.88 (tỷ giá năm 2015)6
- Tôn giáo: Đạo Tin lành dòng Luther chiếm khoảng 96% dân số7
- Thể chế: Na Uy theo chế độ quân chủ lập hiến đứng đầu nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối Hiện nay vua chỉ mang tính chất lễ nghi, quyền lực chính trị chủ yếu thuộc về hai cơ quan lập pháp và hành pháp
+ Cơ quan lập pháp: trước đây, Quốc hội Na Uy (Storting) gồm 2 viện: Lagting (tương đương Thượng viện) và Odelsting (tương đương Hạ viện) Kể
onId=233&diplomacyZoneId=3&vietnam=0
Trang 1816
từ năm 2009, Quốc hội Na Uy bỏ việc phân chia Quốc hội thành Thượng viện
và Hạ viện và theo chế độ một viện
+ Cơ quan hành pháp: là Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng
+ Tòa án: hệ thống tòa án của Na Uy chia thành 3 cấp
* Cấp quận, huyện, thành phố Na Uy có 18 hạt (county), mỗi hạt có 96 tòa án cấp quận, huyện và thành phố
* Tòa án cấp cao (Highcourt) Mỗi hạt có 5 tòa án cấp cao
* Tòa án Tối cao (Supereme Court) có trụ sở ở Oslo và có 18 thẩm phán.8
- GDP: 397.6 tỷ USD (số liệu năm 2015)9
- GDP/ đầu người: 68,400 USD (số liệu năm 2015)10
- Tỷ lệ thất nghiệp: 4,4% (số liệu năm 2015)11
- Giá trị xuất khẩu: đạt 106.2 tỷ USD năm 2015 và 141.4 tỷ USD năm 2014; trong đó xuất khẩu chủ yếu là dầu khí, máy móc, kim loại, hóa chất, tàu, hải sản Các đối tác xuất khẩu chính là Anh (22,9%), Đức (16,9%), Hà Lan (12,9%), Pháp (6%), Thụy Điển (5,7%), Bỉ (4,8%) (số liệu năm 2014).12
- Giá trị nhập khẩu: đật 71.95 tỷ USD năm 2015 và 91.13 tỷ USD năm 2014; trong đó nhập khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị, hóa chất, kim loại, thực phẩm Các đối tác nhập khẩu chính là: Thụy Điển (12,3%), Đức (11,9%), Trung Quốc (9,4%), Anh (6.5%), Mỹ (6,2%), Đan Mạch (6,1%) (số liệu năm 2014).13
Trang 1917
1.1.2 Thông tin cơ bản về Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu (The European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm
28 nước thành viên: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Ét-xtô-ni-a, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Crô-a-ti-a
Ai Tôn chỉ: Đoàn kết trong đa dạng (Unity in diversity)
- Trụ sở: tại Brúc – xen (Bỉ)
- Số ngôn ngữ chính thức: 24
- Ngày châu Âu: 9/5
- Diện tích: 4.381.376 km2 (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với khoảng 554.000 km2 và nước có diện tích nhỏ nhất là Man – ta với khoảng
300 km2)14
- Dân số: 513.949.445 (số liệu tháng 7/ 2015)15
- GDP: 16,27 nghìn tỷ USD (số liệu năm 2015)16
- GDP/ đầu người: 37.800 USD (năm 2015), 36.900 USD (năm 2014) và 35.900 (năm 2013)17
- Tỷ lệ thất nghiệp: 9,5% (năm 2015) và 9,8% (năm 2014)18
- Giá trị xuất khẩu: đạt 2,259 nghìn tỷ USD năm 2012 và đạt 2,306 nghìn
tỷ USD năm 2011; trong đó xuất khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, dược phẩm và hóa chất khác, nhiên liệu, máy bay, nhựa, sắt và thép,
Trang 2018
bột gỗ và sản phẩm từ giấy, đồ uống có cồn, đồ nội thất Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là: Mỹ (17,1%), Trung Quốc (8,5%), Thụy Sỹ (7,8%), Nga (7,2%), Thổ Nhĩ Kỳ (4,4%) (số liệu năm 2013).19
- Giá trị nhập khẩu: đạt 2,238 nghìn tỷ năm 2011 và 2,244 nghìn tỷ năm 2012; trong đó nhập khẩu chủ yếu là nhiên liệu và dầu thô, máy móc, xe cộ, dược phẩm và hóa chất khác, các loại đá quý, hàng dệt may, máy bay, nhựa, kim loại, tàu Các đối tác nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc (16,1%), Mỹ (11,4%), Nga (11%), Thụy Sĩ (5,9%) và Na Uy (4,3%) (số liệu năm 2013).20
- Cơ cấu tổ chức: EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mực
độ liên kết sâu sắc Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu
Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viên châu Âu, Ủy ban châu Âu và Tòa án châu
Trang 2119
1.2.1 Yếu tố địa lý
Yếu tố địa lý là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng tác động tới mối quan hệ của Na Uy và EU Từ vị trí đặc biệt của mình, Na Uy đã có sức hấp dẫn đặc biệt mà EU mong muốn thông qua mối quan hệ với Na Uy có thể giúp mình thực hiện nhiều dự định đang ấp ủ Vậy sự đặc biệt trong vị trí địa lý của Na Uy ở đây là gì?
Na Uy nằm ở phía tây của bán đảo Scandinavia và là quốc gia cực bắc của châu Âu Địa hình ở Na Uy có nhiều nơi đóng băng, chủ yếu là cao nguyên và núi non hiểm trở xen kẽ vào đó là nhiều thung lung màu mở, đồng bằng nhỏ hẹp và nằm rải rác vì thế gần 70% diện tích đất của Na Uy là không thể ở được Đường bờ biển dài hơn 19.312 km23, bị cắt xẻ nhiều tạo nên hàng trăm vịnh hẹp và lõm sâu24
Về mặt khí hậu, Na Uy là quốc gia ôn đới dọc theo bờ biển, dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương có ảnh hưởng tới khí hậu của quốc gia này; càng vào trong đất liền khí hậu càng lạnh; mưa nhiều và lạnh vào mùa hè; mùa mưa kéo dài quanh năm trên bờ biển phía tây25
Về mặt vị trí địa lý có thể thấy Na Uy là quốc gia cửa ngõ của châu Âu tại khu vực Đại Tây Dương, có đường biên giới đất liền với Thụy Điển, Phần Lan và Nga Vì thế trong lịch sử nhất là vào thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, vị trí chiến lược đặc biệt này đã chi phối tới chính sách đối ngoại của Na Uy trong mối quan hệ với các quốc gia lớn lúc bấy giờ như Hoa Kỳ, Anh, các nước châu Âu lục địa và tất nhiên là không thể thiếu Liên Xô Hiện nay vị trí địa lý của Na Uy là một trong những yếu tố tạo cho chính sách đối ngoại của Na Uy một phong cách linh hoạt và hướng ngoại Chính bởi vị trí cửa ngõ và có
Trang 2220
những đặc trưng như vậy nên EU rất muốn thông qua quan hệ mật thiết với
Na Uy có thể phát triển tầm ảnh hưởng của mình lên cửa ngõ phía bắc châu
Âu nơi tiếp giáp với Nga cũng như là một trong những cửa ngõ gần nhất tiếp giáp với Mỹ; đây là hai đối tác vô cùng quan trọng và có nhiều ảnh hưởng tới
sự phát triển của EU nói riêng và châu Âu nói chung
1.2.2 Yếu tố lịch sử
Bên cạnh những đặc biệt về yếu tố địa lý, lịch sử hình thành của Na Uy cũng vô cùng đặc biệt và có nhiều tác động với việc hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia này hiện nay Để hiểu rõ hơn những quan hệ giữa Na
Uy và EU từ trước năm 1992, nền tảng cho quan hệ trong giai đoạn sau này, chúng ta cần nhìn lại một quãng thời gian lịch sử dài từ trước đó
Những người đầu tiên định cư ở Na Uy xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước đây Khi đó họ sống bằng cách săn bắn và đánh bắt cá, rồi dần dần
đã biết làm ruộng và chăn nuôi Lúc này lãnh thổ của Na Uy vẫn chưa được thống nhất như ngày nay
Thời kỳ Viking kéo dài từ năm 800 tới năm 1030 sau công nguyên là thời kỳ có nhiều sự kiện, biến cố trong lịch sử của Na Uy Thời đại Viking được xây dựng và phát triển nhanh, với sự phát triển của hàng hải, người Viking đã sử dụng những con tàu của mình đi khắp thế giới nhằm đánh phá và cướp bóc nguồn tài nguyên từ các quốc gia khác Tuy nhiên chính sách đối ngoại của Na Uy lúc này không chỉ sử dụng chiến tranh và vũ lực mà còn được thiết lập bằng con đường hòa bình thông qua việc nhiều người Viking đã định cư ở nước ngoài, đó là các thủy thủ lành nghề, các nhà thám hiểm và họ
đã trở thành những người đầu tiên sáng lập nên cộng động người Na Uy ở nước ngoài
Trang 23Bản đồ 1: Bản đồ châu Âu (Nguồn: http://www.travelkey.vn)
Thời kỳ này Na Uy được coi như một đế quốc và kéo dài cho đến khoảng năm 1350 khi căn bệnh dịch hạch đã xóa sổ hơn một nửa dân số của quốc gia này Như vậy thời kỳ thống nhất Vương quốc Na Uy được tiến hành
Trang 2422
thông qua các cuộc đánh chiếm giữa các thủ lĩnh của các khu vực, hay nói cách khác đây là giai đoạn Na Uy tiến hành chính sách đối ngoại trên cơ sở các cuộc chiến tranh
Từ thập niên 30 của thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển kinh tế nổi bật của Na Uy, điều này đã dẫn tới nhu cầu về tự do thương mại và xây dựng các quy định hải quan Đây cũng chính là giai đoạn Na Uy nằm trong liên minh với Đan Mạch (từ năm 1380 tới năm 1814), khi chấm dứt mối quan hệ liên minh này, Na Uy đã có bản hiến pháp cho quốc gia mình Một năm sau đó,
Na Uy tham gia vào liên minh với Thụy Điển và kéo dài cho tới năm 190526
Giai đoạn này kinh tế của Na Uy có phát triển tuy nhiên do liên tục nằm trong liên minh với Đan Mạch và Thụy Điển cho nên đây là khoảng thời gian Na
Uy không có chính sách đối ngoại độc lập của riêng mình Các mối quan hệ cũng như chính sách đối ngoại của Na Uy hầu hết đều phải phụ thuộc vào các quốc gia thống trị
Từ sau năm 1905, khi giành được độc lập hoàn toàn, thoát khỏi sự thống trị của Đan Mạch cũng như Thụy Điển, Na Uy đã xây dựng nhà nước của riêng mình Bên cạnh các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thì công việc xây dựng văn phòng đại diện tại nước ngoài và mạng lưới các đại sứ quán, lãnh sự quán là một trong những công việc quan trọng đầu tiên của nền chính trị Na Uy Cơ sở để tiến hành những công việc này còn rất hạn chế Những hướng dẫn về việc xây dựng chính sách đối ngoại của chính phủ Christian Michelse vào năm 1905 đã nhấn mạnh rằng Na Uy nên hạn chế tham gia vào các liên minh vì điều này có thể sẽ lại cuốn đất nước này vào các cuộc chiến tranh Chính sách trung lập này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân và từ đây bắt đầu giai đoạn trung lập trong chính sách đối ngoại của Na
http://www.norway.org.uk/studywork/study/learning-norwegian/Norway-For-Young-People/History/Historical-Figures/
Trang 25dù vậy cuộc chiến này cũng mang lại những lợi ích tài chính nhất định, trong
đó có việc cho phép người Na Uy mua lại các công ty thuộc sở hữu nước ngoài (Borregaard, các vùng than mỏ của Spitsbergen (Svalbard) v.v…) Năm
1920, trong việc phân chia giải quyết sau chiến tranh, Na Uy đã giữ lại được chủ quyền của mình đối với đảo Svalbard
Năm 1920, Na Uy cũng đã trở thành thành viên của Hội Quốc Liên Cùng với các quốc gia Bắc Âu, Na Uy tham gia vào Hội Quốc Liên với cam kết ủng hộ các biện pháp gìn giữ hòa bình bằng cách không sử dụng tới biện pháp quân sự Đây có thể được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Na Uy đã bắt đầu manh nha tiến hành việc hình thành các chính sách đối ngoại mang đặc trưng của mô hình “Bắc Âu” đó là tích cực xây dựng xã hội hòa bình, ổn định và phát triển
Vào khoảng thời gian giữa hai cuộc Chiến Tranh Thế Giới, Na Uy rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị trong nước; vì vậy việc quan trọng đối với Na Uy lúc này là tập trung vào củng cố nội bộ và duy trì chính sách đối ngoại trung lập Vào cuối những năm 1930, khi nguy cơ chiến tranh gia tăng đã nổ ra một cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề quốc phòng của Na Uy Các đảng phái nghiêng về phía không ủng hộ đầu tư cho lực lượng quân sự Đến năm 1936, khi Đảng Lao động lên nắm chính quyền đã quyết định tăng chi phí quân sự, tuy nhiên đã quá muộn để Na Uy có thể sẵn sàng tham gia vào Thế Chiến thứ hai Do đó, khi Thế Chiến thứ hai bùng nổ vào năm 1939,
Na Uy vẫn tiếp tục tuyên bố chính sách trung lập Tuy nhiên chính sách này không giúp được gì bởi lẽ vào ngày 9 tháng 4 năm 1940, quân Đức đã tấn
Trang 2624
công vào Na Uy, và sau khoảng hai tháng chống cự Na Uy đã bị đánh bại mặc
dù đã có sự viện trợ từ Anh và Pháp Hoàng gia cùng bộ máy chính phủ đã dời sang Anh và tiến hành quản lý đất nước bằng chính phủ lưu vong của mình Đóng góp to lớn nhất của Na Uy đối với quân đội Anh đó là một hạm đội với hơn 1000 tàu thuyền Vào năm 1944 sau khi bị châu Âu lục địa xâm lược, lực lượng quân đội của Na Uy dưới sự chỉ huy của quân đội Anh đã tham gia vào chiến dịch hải quân ở Đại Tây Dương và cuộc không chiến trên nước Anh cũng như trên lục địa Sau khi bị lực lượng quân Liên Xô tấn công
và giải phóng một khu vực nhỏ ở Finnmark ở phía đông bắc Na Uy, Thụy Điển và Na Uy đã hợp tác xây dựng liên minh quân sự với nhau nhằm kết thúc cuộc chiến tranh Một phần của lực lượng này đã tham gia vào cuộc chiến chống lại phát xít Đức Trong thời gian bị quân Đức chiếm đóng, phong trào kháng chiến của nhân dân Na Uy ngày càng lên cao Lực lượng quân đội
bí mật cũng đã được thành lập và tạo thành mối đe dọa đối với quân Đức tuy nhiên Na Uy vẫn bị chiếm đóng cho tới tận khi quân Đức đầu hàng vào năm
194527 Như vậy trong giai đoạn này, quan hệ giữa Na Uy và khu vực châu
Âu lục địa trên cơ bản là quan hệ đối đầu, Na Uy vẫn duy trì sự hợp tác của mình với các quốc gia trong khu vực Bắc Âu và thêm vào đó là xuất hiện liên minh giữa Na Uy và Vương quốc Anh và Pháp nhằm chống lại sự xâm lược của châu Âu lục địa mà điển hình là quân Phát xít Đức
Sau chiến thắng của Liên Xô chống phát xít Đức trong những năm
1941 – 1945 và sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít (Đức, Ý, Nhật), chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, bước đầu hình thành một
hệ thống gồm nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới Và cũng từ sau đại chiến thế giới thứ hai, theo thỏa thuận tại Hội nghị Yalta (tháng 2 năm 1945) giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh một trật tự thế giới mới đã
Trang 2725
được thành lập mà lịch sử thường gọi là “trật tự hai cực Yalta” Đó là sự phân chia ảnh hưởng giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, mỗi siêu cường đứng đầu
“một cực” với các khu vực ảnh hưởng của mình…
Tại châu Âu – một trong những chiến trường chính trong cuộc chiến tranh trong đó rõ nét nhất là việc phân chia thành Đông Âu và Tây Âu – Hoa
Kỳ ra sức ngăn chặn sức mạnh của Liên Xô tại khu vực này Những nỗ lực này của Hoa Kỳ có thể được chia thành hai giai đoạn như sau: giai đoạn đầu tiên, Hoa Kỳ nỗ lực tái thiết Tây Âu về mặt kinh tế và chính trị, do đó tăng cường khả năng và sự hăng hái của châu Âu trong việc chống lại những thành tựu của Liên Xô Giai đoạn tiếp theo là duy trì kỷ nguyên hạt nhân và sự tin cậy của những lời hứa bảo vệ các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ Những nỗ lực này đã biến thành những hành động cụ thể đó là việc Mỹ tiến hành kế hoạch Marshall và dành 13 tỷ USD trợ giúp kinh tế cho các nước Tây Âu Năm 1949, thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – tổ chức này đã chính thức ràng buộc nước Mỹ vào việc bảo vệ Tây Âu thông qua “liên minh ràng buộc”
Trong những năm sau cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ hai, Na Uy duy trì một chính sách đối ngoại hạn chế với mục đích tránh xa các cuộc xung đột tiềm tàng giữa các nước lớn cũng như giữa hai khối với nhau Na Uy hy vọng rằng Liên Hợp Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký đầu tiên ông Trygve
là người Na Uy, sẽ là một sự đảm bảo an toàn cho quốc gia này
Tuy nhiên khi căng thẳng Đông – Tây dần tăng lên, chính sách đối ngoại của Na Uy cũng phải điều chỉnh lại Có ba nguyên nhân chính dẫn đền
sự thay đổi quan trọng này:
Thứ nhất, quan điểm về chính sách trung lập của Na Uy đã thay đổi ngay trước khi Thế Chiến thứ hai bùng nổ, khi chính phủ của Đảng Tự do chủ trương tăng cường quân sự Trên thực tế, chính sách trung lập không giúp Na
Uy tránh được tổn thất trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ nhất, còn ở Thế
Trang 28Thứ ba là khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu nhanh chóng mở rộng Năm 1948 phe xã hội chủ nghĩa tiếp quản tại Tiệp Khắc và cùng với đó là việc Liên Xô đề nghị một liên minh phòng thủ với Phần Lan đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong Na Uy, khiến Na Uy vô cùng lo lắng Sau một thời gian khi những nỗ lực thành lập một liên minh phòng thủ Bắc Âu thất bại, Na Uy
đã gia nhập NATO vào năm 1949 cùng với Đan Mạch Thông qua một số cuộc thăm dò ý kiến người ta có thể xác định được rằng phần lớn người Na
Uy ủng hộ việc trở thành thành viên của NATO28
Với vị trí chiến lược của mình do có biên giới giáp với Liên Xô, Na Uy
đã trở thành nền tảng trong hệ thống phòng thủ của NATO vì vậy dẫn tới sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Na Uy Phía bắc Na Uy được phát triển thành tuyến phòng thủ phương Tây đầu tiên trong trường hợp có chiến tranh xảy ra với Liên Xô
Đằng sau sự phát triển này là những hỗ trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ cho việc xây dựng các căn cứ không quân, bến cảng, kho dự trữ vũ khí, công
sự, hệ thống giám sát và cảnh báo, cũng như hỗ trợ cho việc hiện đại hóa các lực lượng quân sự của Na Uy29
Trái ngược lại với việc gia nhập vào NATO thì vấn đề gây tranh cãi và chia rẽ Na Uy nhất trong giai đoạn này chính là việc xem xét liệu Na Uy có
http://coldwarsites.net/country/norway
Trang 2927
nên tham gia vào Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), sau này là Liên minh châu Âu (EU) hay không
Sau khi Chiến Tranh Thế Giới thứ hai kết thúc, các nước Tây Âu và Na
Uy đều nhận viện trợ từ kế hoạch Marshall và đều gia nhập NATO Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Na Uy lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nước Anh Anh và Na Uy vốn có quan hệ lịch sử mật thiết Vị vua đầu tiên của nhà nước quân chủ lập hiến Na Uy đã kết hôn với Công chúa Maud con gái vua Edward VII của Anh Trong thời kỳ bị Đức chiếm đóng, Na Uy đã nhận rất nhiều hỗ trợ từ Anh Năm 1960, Na Uy nhanh chóng tham gia Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), một sáng kiến của Anh nhằm cân bằng với sự ra đời của Cộng đồng châu ÂU (EC)
Thêm vào đó, trong giai đoạn từ năm 1962 tới năm 1967, cùng với Anh, Ireland và Đan Mạch, Na Uy cũng đã hai lần đệ đơn xin gia nhập EC Tuy nhiên việc Pháp bỏ phiếu chống Anh kéo theo đàm phán gia nhập của Na
Uy và các nước còn lại bị đình trệ
Vì thế mà vấn đề liệu Na Uy có nên gia nhập EC hay không đã gây ra nhiều tranh cãi, chia rẽ, bất đồng lớn trong nội bộ Năm 1967, Quốc hội Na
Uy bỏ phiếu cho việc trở thành thành viên của EEC, vấn đề đã được đệ trình
từ năm 1962 Sự kiện này đã gây ra một phản ứng dữ dội trong xã hội và khiến cho chính phủ phải giải tán vào năm 1971 Năm 1972, Chính phủ mới của Đảng Lao động tiếp tục đệ trình vấn đề này để các thành viên đàm phán nhưng kết quả thu lại vẫn là thất bại Sau thất bại này một chính phủ ôn hòa đươc bầu ra và đã xây dựng nên một hiệp định thương mại giữa Na Uy và EC trong những năm tiếp theo của cuộc chiến tranh lạnh30
Mặc dù cử tri Na Uy từ chối việc trở thành thành viên trong EC (nay là EU) năm 1972 nhưng bởi vì Na Uy đã gia nhập Hiệp hội Mậu dịch tự do châu
Trang 3028
Âu năm 1960, nên Hiệp định thương mại với thị trường này vẫn được thực hiện vào năm sau đó31
Với những hướng đi như vậy ta có thể thấy được mục tiêu chính của Na
Uy giai đoạn này là đảm bảo an ninh quốc gia bằng cách tạo cho mình một chỗ đứng cũng như chỗ dựa an toàn Na Uy đã từng bước xóa bỏ hình ảnh của một quốc gia đi theo chính sách đối ngoại trung lập và xóa bỏ thế cô lập của mình bằng việc tích cực tham gia vào các tổ chức của khu vực và thế giới
Bên cạnh đó mối quan hệ giữa Na Uy và Liên Xô cũng là một vấn đề quan trọng trong lịch sử hình thành chính sách quan hệ đối ngoại của Na Uy Ngay khi trở thành quốc gia độc lập năm 1905, Na Uy và nước Nga đã thiết lập quan hệ Tuy nhiên mối quan hệ giữa Na Uy và nước Nga luôn tồn tại những mâu thuẫn và căng thẳng do các vấn đề tranh chấp lãnh hải trên biển Barents, đảo Svalbard …
Sau Thế Chiến thứ hai, bán đảo Kola của Nga đã được phát triển thành một trong những trung tâm quân sự toàn diện và kiên cố trên thế giới Bán đảo này nằm trên biên giới với Na Uy Hạm đội Bắc Xô Viết đóng căn cứ tại vùng cảng quân sự không bị đóng băng này, bao gồm có 7 căn cứ hải quân, một số nhà máy đóng tàu, căn cứ không quân và các nhà máy sản xuất thiết bị quân sự Khu vực này có tới hơn 200 tàu ngầm, hầu hết những tàu này đều được trang bị các tên lửa hạt nhân và khoảng 2/3 lực lượng hạt nhân của hải quân Liên Xô đều được tập trung tại đây
Các tuyến đường chính từ bán đảo Kola đến biển Đại Tây Dương đều nằm dọc theo bờ biển Na Uy, những tuyến đường này có thể tiến vào các khu vực ven biển của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, cũng như là các đường dây liên lạc, hỗ trợ của Hoa Kỳ sang châu Âu khi có chiến tranh xảy ra32
Trang 3129
Với vị trí chiến lược như vậy cùng với nỗi lo sợ về lực lượng quân sự lớn mạnh của Liên Xô, Na Uy đã chọn cho mình giải pháp đó là đứng vào hàng ngũ của NATO để có sự hỗ trợ, đảm bảo về mặt quân sự của Hoa Kỳ cũng như một số nước châu Âu khác
Chính phủ Na Uy đã xây dựng kế hoạch quốc phòng tại Finnmark nhằm chống lại quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh chủ yếu dựa trên chiến thuật tiêu thổ trong trường hợp nếu như Liên Xô vượt biên giới đánh vào Na Uy Toàn bộ tỉnh Finnmark được coi là vùng đệm của NATO Tuy nhiên các nhà lãnh đạo quân sự của Na Uy cho rằng người dân trong khu vực này không đáng tin cậy, chính phủ không tin người dân ở đây sẽ sẵn sàng chống lại kẻ thù để bảo vệ đất nước của mình bởi lẽ trong bản kê khai về các thành phần dân tộc và chính trị đặc biệt của tỉnh này, tiêu biểu là người Sami
và phần lớn người dân có cảm tình với Đảng Cộng Sản hơn là với các chính đảng khác Trong khi đó, vấn đề biên giới bao giờ cũng là một trong những vấn đề nhạy cảm của quan hệ quốc tế Đối với những người dân sống ở khu vực biên giới giữa các quốc gia thì việc phân chia lãnh thổ đối với họ là cái gì
đó rất mong manh Chính vì lẽ đó khu vực giáp ranh này đã trở thành mối lo ngại của chính quyền Na Uy
Từ năm 1948 khu vực biên giới luôn luôn được tuần tra và canh gác bởi các lực lượng quân đội khác nhau của Na Uy Trong giai đoạn này, những trao đổi giữa Na Uy và Liên Xô được tiến hành qua khu vực Storskog – Boris Gleb Ban đầu việc liên lạc này được báo hiệu thông qua việc treo cờ hoặc đèn đỏ tại khu vực biên giới và cuộc họp bàn sẽ được tiến hành trong hai tiếng Sau đó cách thức liên lạc đã được thay bằng việc trao đổi qua đường dây điện thoại hai lần mỗi tuần vào một ngày hẹn trước Đây có thể được coi
là một trong những cách thức để đảm bảo an toàn cho biên giới phía bắc của
Na Uy với Liên Xô
Như vậy có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh đối
Trang 3230
với Na Uy, Liên Xô luôn được xem là mối đe dọa nguy hiểm đối với an toàn,
an ninh của quốc gia Bất kỳ một động thái nào của Liên Xô đặc biệt là tại khu vực biên giới luôn được Na Uy cảnh giác và quan sát bởi lực lượng quân
sự quốc gia Hay nói cách khác là Na Uy luôn có thái độ đề phòng và cảnh giác với khu vực phía đông này
Tóm lại ta có thể thấy rằng, từ khi giành được độc lập, tách khỏi liên minh với Đan Mạch và Thụy Điển, cũng giống như các quốc gia ở khu vực Bắc Âu, Na Uy đã tiến hành chính sách ngoại giao trung lập với mục đích không dính líu hay bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh trên thế giới Tuy nhiên đường lối đối ngoại trung lập của Na Uy chỉ tồn tại trong khoảng 35 năm – một khoảng thời gian không dài trong lịch sử phát triển của Na Uy – rồi phải chấm dứt do cả lý do khách quan (sự xâm chiếm của quân Đức) cũng như lý
do chủ quan (Na Uy kết hợp với quân đội Anh và xây dựng liên minh với Thụy Điển)
Sau thất bại trong đường lối chính sách trung lập, Na Uy quyết định thực hiện đường lối chính sách đối ngoại mới mang tính độc lập rõ rệt Nhưng
dù thế nào đi chăng nữa, tới lúc này chúng ta vẫn thấy mối quan hệ giữa Na
Uy và khu vực châu Âu lục địa ngày càng có nhiều ràng buộc và lợi ích chung giống nhau Đây sẽ là nền tảng cần thiết cho sự phát triển của mối quan hệ Na
Uy – EU trong các giai đoạn tiếp theo sau này
1.2.3 Yếu tố kinh tế - chính trị
Bên cạnh hai yếu tố vừa đươc phân tích ở trên thì yếu tố kinh tế - chính trị được xem là nền tảng quan trọng cho sự phát triển quan hệ và là cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia Vậy yếu tố kinh tế - chính trị đang có những tác động gì tới chính sách đối ngoại và quan hệ giữa Na Uy –
EU hiện nay?
Trang 3331
Na Uy có dân số ít nên nội thương nhỏ, ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tới 46,6% GDP33 Hiện nay kinh tế Na Uy có tốc độ tăng trưởng cao vào loại bậc nhất ở châu Âu Nền kinh tế của Na Uy là sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động của thị trường tự do
và sự can thiệp của chính phủ Chính phủ kiểm soát các lĩnh vực chủ chốt như khu vực dầu mỏ (thông qua các xí nghiệp nhà nước có quy mô lớn) và trợ cấp nhiều cho nông nghiệp, nghề cá và các vùng có nguồn lực hạn chế Na Uy duy trì hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi với các chi phí cho khu vực công cộng lớn hơn 50% GDP vì vậy đây là một trong những nước có mức thuế trung bình vào loại cao nhất thế giới Na Uy xuất khẩu nguyên liệu thô và bán thành phẩm vì thế Na Uy trở thành quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế Na Uy nhập khẩu hơn một nửa các nhu cầu về thực phẩm34
Về vấn đề xuất khẩu dầu khí của Na Uy chiếm tới hơn 50% giá trị xuất khẩu và đóng góp trên 10% vào thu nhập của nước này Na Uy đứng thứ ba thế giới về cung cấp các dịch vụ cho khai thác dầu khí ở ngoài khơi; đứng thứ hai sau Mỹ về đội tàu phục vụ cho khai thác dầu Ngành thủy sản đã trở thành một lĩnh vực trong chương trình viện trợ phát triển của Na Uy cho các nước đang phát triển35…
Cơ cấu nền kinh tế của Na Uy theo hướng dịch vụ (57,8%) – công nghiệp (40,1%) – nông nghiệp (2,1%); theo đó cũng định hình cơ cấu lao động ở quốc gia này với phần lớn nhân lực tập trung trong ngành dịch vụ và công nghiệp36
Với nền kinh tế trong đó xuất khẩu dầu khí chiếm phần lớn thu nhập
Thông tin cơ bản về Na Uy và quan hệ Việt Nam – Na Uy, website Bộ Ngoại Giao Việt Nam
http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111625/ns130131213543 cập nhật ngày 31 tháng 1 năm 2013
Trang 3432
của quốc gia thì chính sách đối ngoại của Na Uy sẽ phải có những đối sách cần thiết trong việc khai thác và buôn bán mặt hàng này với các quốc gia khác Cùng với đó do ngoại thương chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Na Uy cho nên việc thiết lập mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Anh, EU và Hoa Kỳ – những đồng minh thân cận nhất – là điều thiết yếu và cũng chính điều này đã có tác động không nhỏ tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Na Uy với các chủ thể trên
Về mô hình nhà nước, ta có thể thấy Na Uy là quốc gia theo chính thể Quân chủ lập hiến, trong đó đứng đầu Nhà nước là Vua còn Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ - cơ quan hành pháp Na Uy theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; sau khi bầu cử Quốc hội, thủ lĩnh của đảng chiếm đa số hay thủ lĩnh của liên minh chiếm đa số thường được Quốc vương bổ nhiệm là Thủ tướng với sự phê duyệt của Quốc hội Quốc hội là cơ quan lập pháp với
165 ghế, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu theo tỷ lệ đại diện với nhiệm kỳ 4 năm Một số đảng phái chính tại Na Uy hiện nay là: Đảng Lao động, Đảng Bảo thủ, Đảng trung tâm, Đảng Nhân dân Thiên chúa giáo, Đảng
Xã hội chủ nghĩa cánh tả, Đảng Cộng sản Na Uy, Đảng Tiến bộ, Đảng Tự do,
…37
Với đặc trưng của một nhà nước dân chủ như vậy đã có những tác động không nhỏ tới đặc điểm chính sách đối ngoại của Na Uy Các đảng phải đối lập sẽ là cơ chế tốt để kiềm chế lẫn nhau, không để xảy ra tình trạng độc tài cũng như là động lực thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các đảng phái từ đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước Khi các đảng đối lập có sự kiềm chế lẫn nhau thì việc đưa ra một chính sách đối ngoại không còn đơn giản và theo cơ chế
áp đặt; một chính sách chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của các bên khác nhau
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30686&cn_id=258079
Trang 3533
Nói tới xã hội Na Uy, người ta không thể không nhắc tới mô hình Bắc
Âu – mô hình đặc trưng cho các quốc gia tại khu vực này Đó là mô hình nhấn mạnh đến sự tham gia tối đa của lực lượng lao động trong nền kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới, coi trọng việc thực hiện các chính sách trợ cấp, áp dụng các chính sách tài chính mở rộng38
Việc tham gia và theo đuổi mô hình xã hội này đã trở thành một nét đặc trưng riêng không chỉ của Na Uy mà của các nước Bắc Âu, và chính cái “chất Bắc Âu” đó đã ảnh hưởng ngay tới chính sách đối ngoại của quốc gia này
1.3 Chính sách đối ngoại của Na Uy đối với Liên minh châu Âu
Ta có thể thấy, chính sách đối ngoại của Na Uy với EU từ trước tới nay vẫn luôn nhất quán và theo quan điểm hợp tác cùng có lợi Mọi chính sách đưa ra đều phải đảm bảo lợi ích quốc gia trên hết
Từ khi thiết lâp quan hệ với EU vào năm 1992 cho tới nay, Na Uy đã
và đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực với tổ chức siêu quốc gia này Đặc biệt kể
từ sau thời điểm hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Âu là Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên chính thức của EU (ngày 1 tháng 1 năm 1993), mối quan hệ giữa Na Uy và EU ngày càng chặt chẽ và sâu rộng hơn Trong đó phải kể tới việc 80% hàng hóa và dịch vụ của Na Uy là xuất khẩu sang thị trường các quốc gia EU
Na Uy và EU cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng trong quan
hệ đối ngoại như chính sách đối ngoại và an ninh, kinh tế, thương mại, năng lượng,… Kể từ khi EU mở rộng về phía đông cùng sự phát triển và lớn mạnh của EU trong nền kinh tế và chính trị thế giới, những chính sách đối ngoại của
Na Uy có nhiều thay đổi nhất định, những thay đổi này sẽ được làm rõ trong chương 2 của luân văn
38
Đinh Công Tuấn, “Mô hình phát triển Bắc Âu”, (2011), Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, tr 9 -10
Trang 3634
Trong khả năng nghiên cứu có hạn của khóa luận, tác giả muốn thống
kê một số văn bản thể hiện của thể đường lối và chính sách đối ngoại của Na
Uy đối với EU như sau:
- Trước hết có thể kể tới đó là văn bản “Norway in Europe – The Norwegian Gorvernment’s Strategy for Cooperation with the EU 2014 – 2017”39
nhằm thể hiện “Chiến lược của Chính phủ Na Uy trong hợp tác với
EU giai đoạn 2014 – 2017” Trong đó Na Uy có đề cập tới một số vấn đề chính trong quan hệ với EU như vấn đề tăng cường an ninh, di cư, chính sách năng lượng và môi trường,… và đây cũng là những hợp tác chính từ trước tới nay trong quan hệ Na Uy – EU
- Tiếp đó ta có thể kể tới văn bản “Norway in Europe – The Government’s work programme for cooperation with the EU 2015” nhằm thể hiện “Chương trình hoạt động của Chính phủ Na Uy đối với việc hợp tác với
Để rõ hơn về chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU, tác giả xin được dẫn lời phát biểu sau đây của Bộ trường, Tham mưu trường Văn phòng Thủ tưởng Vidar Helgesen, người chịu trách nhiệm về vấn đề EEA và đối ngoại với EU của Bộ Ngoại giao Na Uy như sau: Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với EU và tham gia tích cực vào các quá trình chính trị đang diễn ra ở châu
40
https://www.regjeringen.no/globalassets/departementene/ud/dokumenter/planer/eu_programme_2015.pdf
Trang 37Na Uy và đóng góp vào sự phát triển tích của của Na Uy ở cả trong và ngoài nước Hợp tác với EU là điều rất quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích của
Na Uy trong các lĩnh vực ưu tiên của quốc gia này41
Như vậy có thể thấy trong quan hệ với EU, Na Uy luôn coi trọng đối tác đặc biệt này của mình và chính sách đối ngoại của Na Uy luôn dành vị trí quan trọng cho EU nhất là trong các lĩnh vực mũi nhọn và then chốt nhất
1.4 Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với Na Uy
Đã hơn hai thập kỉ trôi qua, mối quan hệ giữa Na Uy và EU vẫn luôn được duy trì bền chặt và thân thiết, hai “quốc gia” tiếp tục có những củng cố vững chắc làm sâu sắc và bền vững hơn những cam kết và hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với cương vị là hai chủ thể quan hệ quốc tế vào năm 1992, cho tới nay EU luôn coi Na Uy là một trong những đối tác quan trọng, là người láng giềng kề vai sát cánh cùng mình trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và quốc tế Cả hai bên không thể thiếu nhau nếu muốn phát triển một cách vững chắc và ổn định
Những lĩnh vực hợp tác chủ yếu giữa EU và Na Uy được hai bên thúc đẩy đó là: thương mại, năng lượng, môi trường, thủy sản, an ninh,… Những lĩnh vực đó được EU cụ thể hóa với các đường hướng chiến lược cụ thể
Trong giới hạn của luận văn, tác giả chủ yếu tìm được chính sách đối ngoại của EU đối với Na Uy thông qua các văn bản của EU đối với các quốc
http://www.eu-norway.org/news1/The-Governments-strategy-for-cooperation-with-the-EU-/#.VqmDKJqLTDc
Trang 3836
gia EFTA Bởi lẽ Na Uy là một trong các quốc gia thành viên của EFTA và hơn nữa đây là một trong những cơ chế hợp tác lâu đời và khá hiệu quả giữa
EU với Na Uy Cụ thể ta có thể thấy trong các văn bản như:
- Council of The European Union, Draft Council conclusions on EU
relations with EFTA countries, Brussels, 5 December 2008 Đây là văn bản
kết luận của Hội đồng châu Âu về mối quan hệ với các quốc gia EFTA ra đời tại Brussels vào ngày 5/ 12/ 200842
- Council of The European Union, Council Conclusion on EU relations
December 2010 Đây là văn bản kết luận của Hội đồng châu Âu về mối quan
hệ với các quốc gia EFTA ra đời tại Brussels vào ngày 14/ 12/ 201043
- Council of The European Union, Council Conclusion on EU relations
Council meeting, Brussels, 20 December 2012 Đây là văn bản kết luận của Hội đồng châu Âu về mối quan hệ với các quốc gia EFTA ra đời tại Brussels vào ngày 20/ 12/ 201244
Trong các văn bản này, EU đều nhấn mạnh mối quan hệ lâu năm và bền chặt với Na Uy EU đánh giá cao những đóng góp của Na Uy đối với khu vực này đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn như khủng hoảng kinh tế vừa qua EU muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với Na Uy lên các bước tiến cao hơn nữa đặc biệt là thông qua Hiệp định EEA và các lĩnh vực như: Schengen, Chính sách đối ngoại và an ninh chung (CSDP), thương mại, môi trường, thủy sản,…
Brussels, 5 December 2008
Affairs Council meeting Brussels, 14 December 2010
Transport, Telecommunications and Energy Council meeting, Brussels, 20 December 2012
Trang 3937
Như vậy có thể thấy những điểm chung trong chính sách đối ngoại của
Na Uy đối với EU và ngược lại đó là cả hai bên đều muốn thúc đẩy và phát triển mối quan hệ đặc biệt này ngày càng bền chặt và sâu sắc Đặc biệt các bên luôn chú trọng vào các lĩnh vực thế mạnh của từng phía nhằm tạo hiệu quả hơn nữa cho quan hệ hợp tác lâu bền cũng như duy trì và phát triển giá trị lợi ích mà mỗi bên đang hướng tới
Với những cơ sở thực tế trên, khi xem xét vào các học thuyết nổi tiếng
ta có thể thấy nếu xét riêng trong trường hợp của Na Uy, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU từ năm 1992 cho tới nay, ta có thể nhận thấy về cơ bản chính sách đối ngoại của Na Uy được xây dựng và vận dụng trên cơ sở lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực Chính xác hơn ta có thể áp
dụng lý thuyết trò chơi (win – win) để tìm hiểu và phân tích lý do vì sao tới
nay Na Uy vẫn đang tiếp tục duy trì hiện trạng mối quan hệ với EU như hiện nay
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực, quốc gia là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế Đây là chủ thể có lý trí Các chủ thể này tồn tại và quan hệ với nhau trong môi trường vô chính phủ Trong môi trường
“hỗn loạn” đó để tồn tại và bảo vệ quyền lợi cho quốc gia thì quyền lực được coi là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề Các chủ thể quan hệ quốc tế theo quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng, sống trong môi trường thường xuyên phải cạnh tranh với nhau và chiến tranh là điều tất yếu có thể xảy ra cho nên không ai và không cái gì có thể bảo vệ quốc gia của họ tốt hơn chính bản thân
họ Từ đây chúng ta sẽ thấy Chủ nghĩa Dân tộc có điều kiện phát triển và chi phối mọi hoạt động của quốc gia trong đó có việc hoạch định chính sách đối ngoại Chủ nghĩa dân tộc phát triển đồng nghĩa với các chính sách bảo đảm chủ quyền, an ninh và lợi ích của quốc gia ngày càng được chí trọng và tăng cường Cùng với đó quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về vấn đề quyền lực
Trang 4038
trong quan hệ quốc tế sẽ chi phối cách thức thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia
Dựa vào cách phân tích và sơ đồ hình cây dưới đây, ta sẽ nhận thấy lý
do vì sao giữa những lựa chọn: đồng ý hay từ chối trở thành một thành viên trong gia đình châu Âu, cho tới nay Na Uy vẫn lựa chọn con đường đi riêng của mình
Ảnh 2: Sơ đồ: Lý thuyết trò chơi đươc sử dụng để cân bằng mối quan
hệ giữa Na Uy và EU Nguồn: “Can game theory be used to evaluate Norway’s relationship with the EU”, trang 15
Nhìn vào sơ đồ trên ta dễ dàng nhận thấy những con đường khác nhau dành cho Na Uy lựa chọn trong mối quan hệ với EU Trước hết là việc lựa chọn có đệ đơn trở thành thành viên của EU, ở đây sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Nếu Na Uy đệ đơn gia nhập vào EU, sẽ tiếp tục xảy ra 2 trường hợp là đơn của Na Uy được các thành viên chấp nhận, khi này điểm số được tính có lợi cho Na Uy là 5,5; trường hợp thứ hai là đơn gia nhập EU của Na Uy bị các thành viên bác bỏ và điểm lợi ích của Na Uy lúc này chỉ còn là -2,0
- Nếu Na Uy không nộp đơn gia nhập EU nhưng vẫn duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khu vực này thì điểm lợi ích của Na Uy khi này