DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNDT Chủ nghĩa dân tộc CNQT Chủ nghĩa quốc tế CNKV Chủ nghĩa khu vực EEC European Eco
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHẠM QUANG MINH
HÀ NỘI – 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận được sự
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Phạm Quang Minh Em xin
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quốc tế học,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt
tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời
gian học Cao học
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân,
bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất trong suốt
thời gian qua
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016
Học viên
Lê Thị Bích Phương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc nội dung luận văn 6
7 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận Văn 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU
Error! Bookmark not defined
1.1 Khái quát về Chủ nghĩa dân tộc Error! Bookmark not defined
1.1.1 CNDT – khái niệm và quá trình hình thànhError! Bookmark not defined
1.1.2 Những mặt tích cực và tiêu cực của CNDTError! Bookmark not defined
1.1.3 CNDT trong tương quan với Chủ nghĩa khu vực; Chủ nghĩa toàn cầu Error!
Bookmark not defined
1.2 Khái quát về Liên minh Châu Âu – EU và vấn đề CNDT Error! Bookmark not defined
1.2.1 CNDT ở Châu Âu từ thế kỷ XVII đến trước Chiến tranh thế giới II
Error! Bookmark not defined
1.2.2 CNDT Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến trước 2004 Error!
Bookmark not defined
Tiểu kết Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2004 Error! Bookmark not defined
Trang 52.1 Khái quát bối cảnh Châu Âu từ 2004 đến nayError! Bookmark not defined
2.2 Những yếu tố làm nổi lên CNDT ở Liên minh Châu Âu từ năm 2004
Error! Bookmark not defined
2.3 Đặc điểm CNDT ở một số nước châu Âu trong quá trình hội nhập vào Liên minh châu Âu Error! Bookmark not defined 2.4 Tác động tích cực Error! Bookmark not defined
2.4.1 Chính trị Error! Bookmark not defined 2.4.2 Kinh tế Error! Bookmark not defined 2.4.3 Văn hóa Error! Bookmark not defined
2.5 Tác động tiêu cực Error! Bookmark not defined
2.5.1 Chính trị: Ly khai và bất ổn Error! Bookmark not defined 2.5.2 Kinh tế: Suy thoái và phân rẽ Error! Bookmark not defined
Tiểu kết Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY VÀ BÀI HỌC CHO ĐÔNG NAM Á Error! Bookmark not defined 3.1 Triển vọng cho mối quan hệ này Error! Bookmark not defined 3.2 Bài học cho Đông Nam Á trong xử lý mối quan hệ giữa CNDT và CNKV Error! Bookmark not defined Tiểu kết Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNDT Chủ nghĩa dân tộc
CNQT Chủ nghĩa quốc tế
CNKV Chủ nghĩa khu vực
EEC European Economic Community
Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EFSF European Financial Stability Facility
Quỹ bình ổn định tài chính châu Âu
Liên minh Châu Âu
GDP Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nội
Trang 7(CNDT) đang nảy nòi và phát triển ở EU và các khu vực khác Vậy đâu là mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Quốc gia dân tộc và Chủ nghĩa khu vực; và làm sao để đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực đang là vấn đề mà không chỉ các nhà học giả, các chính trị gia mà các nhà quyết sách đứng đầu các
chính phủ cũng đang rất quan tâm
Một cách tổng quát, EU đã giải quyết tốt những thách thức của CNDT trong quá trình liên kết khu vực và vực dậy nền kinh tế khu vực trong giai đoạn khó khăn nhất đầu thế kỷ XXI sau cuộc khủng hoảng kép Nhiều ý kiến cho rằng EU đang suy yếu và các xu hướng cổ xúy CNDT cực đoan đang trỗi dậy; vậy hình thái của chúng là gì, mức độ biểu hiện ra sao và đang gây ra những thách thức gì đối với sự tồn tại và phát triển của khối liên minh khu vực này? Ngược lại, lần mở rộng mới nhất năm 2013 cũng như những thành tựu cân bằng kinh tế mới đây phải chăng vẫn chứng tỏ EU với những giá trị của mình vẫn rất hấp dẫn với quốc gia khác và có thể trở thành mẫu hình phát triển và hội nhập khu vực cho các quốc gia và khu vực khác Vậy đâu là những bài học và kinh nghiệm quý cho quá trình hội nhập và liên kết khu vực trên thế giới nói chung và với Việt Nam cũng như hội nhập khu vực Đông Nam Á nói riêng? Bài nghiên cứu sẽ đi sâu để giải quyết những vấn đề này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở ngoài nước
- Trong sách “International Politics on the world stage” (Chính trị học thế
giới trong bối cảnh quốc tế), cuốn sách được Tiến sĩ John T.Rourke, chủ nhiệm
1
Thuật ngữ Chủ nghĩa dân tộc trong bài nghiên cứu được sử dụng để chỉ Chủ nghĩa Quốc gia dân tộc Việc
so sánh nội hàm các khái niệm sẽ được đề cập đến trong các phần sau của bài nghiên cứu
Trang 82
khoa Chính trị học tại Đại học Connecticut biên soạn (tái bản lần thứ 8 năm 2001
do nhà xuất bản McGraw-Hill/Dushkin ấn hành) phân tích rõ ràng, sắc sảo, soi chiếu nền chính trị thế giới từ cấp độ hệ thống quốc tế, cấp độ quốc gia đến cấp độ
cá nhân, ông luôn cố gắng đối chiếu những chiều hướng phát triển khác biệt trong nền chính trị thế giới về các vấn đề cơ bản như cấu trúc các thể chế, an ninh toàn cầu và an ninh quốc gia, kinh tế quốc tế trên cả hai phương diện cạnh tranh và hợp tác, vấn đề bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, phẩm giá con người và các giá trị toàn cầu chung Về CNDT, cuốn sách dành một phần riêng để đánh giá hai phương hướng chính trị cơ bản của các chủ thể quan hệ quốc tế trong thời kỳ hiện đại, một
là phương hướng chính trị truyền thống lấy nền tảng là CNDT, coi CNDT là động lực phát triển; định hướng chính trị thứ hai là các quốc gia lựa chọn con đường phát triển đất nước được dựa trên chủ nghĩa xuyên quốc gia, nhấn mạnh vào hợp tác và liên kết quốc tế Cũng trong phần này, John T Rourke giới thiệu những khái niệm
cơ bản về dân tộc, quốc gia dân tộc và CNDT, trình bày sự phát triển của CNDT, những mặt tích cực và tiêu cực CNDT mang lại cho mỗi quốc gia cũng như dự đoán
về vai trò của CNDT trong tương lai
- Cuốn “Imagined Communities: reflections on the Origin and Spread of Nationalism” (Các cộng đồng được tưởng tượng ra: những ý nghĩ về nguồn gốc và
sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc) của Benedict Anderson đã đưa ra một cách nhìn mới về dân tộc và chủ nghĩa dân tộc với tư cách là những “cộng đồng được tưởng tượng ra” Ông đi vào phân tích nguồn gốc và sự bành trướng của Chủ nghĩa quốc gia/dân tộc và khẳng định nó là tác nhân chi phối đến lịch sử nhân loại trong thế giới cận hiện đại Với mục đích ban đầu là những nghiên cứu phục vụ cho chính trị học, xã hội học nhưng tác phẩm đã vượt qua những mục tiêu ban đầu đó của mình và nắm giữ vai trò to lớn trong công cuộc nghiên cứu về CNDT trên thế giới Cũng như John T Rourke, Benedict Anderson cho rằng CNDT không có tính cố hữu mà là một sản phẩm do sự phát triển của con người và tạo vật văn hóa (cultural artifacts) mà ra, theo ông, CNDT không phải cái có sẵn mà là cộng đồng được tưởng tượng ra Tác phẩm của Anderson đã dấy lên những tranh luận gay gắt về cộng đồng tưởng tượng, lòng yêu nước, chủ nghĩa thực dân Đây thực sự là cuốn sách cần có để xác định thế nào là CNDT
Trang 93
Học giả Hans Kohn ngay từ giữa thế kỷ XX đã có những nghiên cứu nghiêm
túc về vấn đề CNDT và đã biên soạn thành công cuốn “The idea of nationalism: a study in its origins and background” (Quan điểm về CNDT: nghiên cứu về nguồn
gốc và nền tảng của CNDT) Trong cuốn sách của mình Kohn trình bày cội nguồn của CNDT, những tác động của CNDT đối với các giá trị truyền thống, các cuộc cách mạng cũng như phân tích sự lan tỏa mạnh mẽ của nó trên toàn thế giới Cũng đồng ý rằng CNDT là một hiện tượng lịch sử và được quyết định vởi các tư tưởng chính trị cũng như cấu trúc xã hội nơi mà nó ra đời, Hans Kohn kết luận CNDT sẽ mang hình thái khác nhau ở những quốc gia, khu vực khác nhau Qua phân tích quá trình phát triển và nghiên cứu so sánh những dạng thức khác nhau của CNDT, Hans Kohn muốn dự đoán hình thái cũng như tác động của CNDT trong tương lai
Viết về châu Âu, cuốn “Nền tảng văn minh phương Tây” của nhóm tác giả
Mark Kishlansky, Patrick Geary và Patricia O’ Brien là công trình đáng chú ý Bằng ngòi bút chân xác, cuốn sách đưa người đọc đi dọc hành trình phát triển của châu Âu lục địa từ quá khứ đến hiện tại Dù cuốn sách đã được dịch giả Lê Thành dịch sang tiếng việt, nhưng vì trình bày diễn tiến lịch sử đồ sộ của cả một lục địa nên tác phẩm không tránh khỏi làm người đọc choáng ngợp trước khối lượng kiến thức khổng lồ về những điều có thể coi đã làm nên bản sắc Châu Âu và là nguồn gốc để xây dựng Chủ nghĩa khu vực và cố kết các dân tộc khác nhau trên Châu lục này
Ở trong nước
Thế giới đa chiều”, một tài liệu chuyên khảo về lý thuyết và kinh nghiệm nghiên
cứu khu vực học do TSKH Lương Văn Kế biên soạn và được Nxb Thế giới, Hà Nội xuất bản năm 2007 Có thể coi cuốn sách là tài liệu bắt buộc phải đọc cho những ai muốn nghiên cứu nghiêm túc về địa chính trị Tài liệu chuyên khảo này cung cấp những khái niệm cơ bản về quốc gia, dân tộc, sức mạnh tổng hợp quốc gia, bản sắc văn hóa, tiếp xúc văn hóa trong toàn cầu hóa… cũng như cung cấp những kinh nghiệm trong quá trình Hội nhập Châu Âu, đặc biệt là xem xét Liên minh châu Âu đã giải quyết hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực như thế
nào từ đó đưa ra bài học xương máu cho Việt Nam và cho khu vực Đông Nam Á
Trang 104
Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đề cập đến vấn đề Chủ nghĩa dân tộc châu Âu một cách đầy đủ Trong các công trình và bài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu Châu Âu, tạp chí Kinh tế chính trị thế giới, tạp chí Nghiên cứu lịch sử có những bài nghiên cứu tiêu biểu nhưng các học giả chủ yếu đi vào mô tả quá trình hình thành dân tộc và tiến trình
hội nhập EU của các quốc gia châu Âu như “Từ Cộng đông Than-thép Châu Âu đến EU 27: Quá trình hợp nhất Châu Âu nhìn từ lịch sử” của PGS.TS Trần Thị
Vinh, hay phân tích những động thái xây dựng chính sách đối ngoại của các nước
EU như bài nghiên cứu “Cuộc ganh đua dành quyền chủ đạo an ninh châu Âu”
của học giả Trần Bá Khoa, hoặc đi vào nêu những lý luận nền tảng của xung đột và
hợp tác, của chủ nghĩa khu vực như bài viết “Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử” và
“Khái niệm và cơ sở của xung đột trong quan hệ quốc tế” của PGS Hoàng Khắc Nam bên cạnh một số bài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề dân tộc như “Hài hòa lợi ích dân tộc và khu vực: Những kinh nghiệm hội nhập của châu Âu cho Đông Á” được viết bởi TSKH Lương Văn Kế, “Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới ” của
PGS.TS Phạm Hồng Tung Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi vào phân tích tác động của CNDT lên tiến trình hội nhập châu Âu
Việt Nam cũng đã xuất bản một số cuốn sách được các nhà tư tưởng Mark –
xít viết về CNDT Tiêu biểu trong đó có cuốn “Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc” được viết bởi Lưu Thiếu Kỳ Từ góc nhìn giai cấp, tác phẩm thể
hiện quan điểm khá gay gắt của Lưu Thiếu Kỳ về cái mà ông gọi là “Chủ nghĩa dân tộc tư sản”, ông cho rằng, giai cấp tư sản cầm quyền đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc,
hô hào mình là đại diện của dân tộc, hành động nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc để lừa gạt nhân dân, lấy cái cớ để tiến hành bóc lột hoặc xâm chiếm các dân tộc nhỏ yếu hơn Ngược lại, ông ủng hộ chủ nghĩa quốc tế vô sản, hệ tư tưởng nhằm vào lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân trong nước và các dân tộc trên thế giới, đấu tranh
vì một xã hội không có người bóc lột người
Trang 115
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Mục đích chính của luận văn là phân tích những tác động đa
chiều bao gồm cả tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của Liên minh châu Âu
từ năm 2004 đến nay, trên cơ sở đó rút ra những những bài học kinh nghiệm cho quá trình hội nhập của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng
Nhiệm vụ nghiên cứu:
1 Làm rõ khái niệm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa khu vực và mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khu vực, đánh giá vai trò của nhân tố quốc gia-dân tộc trong hội nhập và giải quyết các vấn đề nội khối EU ở Châu
Âu từ năm 2004
2 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của yếu tố dân tộc đối với quá trình hội nhập của EU từ 2004 khi liên minh tiến hành lần mở rộng lớn nhất
3 Đánh giá mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khu vực, rút ra một số bài học kinh nghiệm giải quyết hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích khu vực trong quá trình hội nhập và liên kết khu vực khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tác động của yếu tố chủ nghĩa dân tộc đối với quá trình phát
triển và hội nhập của EU
Phạm vi: Bài nghiên cứu chú trọng khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay,
thời điểm ở Châu Âu diễn ra lần mở rộng lớn nhất của tổ chức khu vực Liên minh Châu Âu về phía Đông Đây được coi là một bước tiến táo bạo để không những làm mạnh mẽ sức mạnh chính trị và kinh tế của EU trên trường quốc tế mà còn thể hiện
ý chí quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất Châu Âu và xây dựng bản sắc châu
Âu vì một cộng đồng chung phát triển bền vững Tuy nhiên, thực tế sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai miền Đông và Tây của Châu Âu cũng như sự biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới sau cuộc Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công, Châu Âu chìm vào vấn nạn suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nguy cơ tan rã liên minh khu vực cận kề khi CNDT trỗi dậy rõ ràng nhất kể từ thời điểm liên minh khu vực này thành lập