1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngoại giao văn hóa của việt nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm

135 1,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam hiện nay, tăng cường ngoại giao văn hóa là một trong những việc làm thiết thực để góp phần thực hiện thắng lợi “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THÁI GIAO THUỶ

NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYỀN LỰC MỀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THÁI GIAO THUỶ

NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYỀN LỰC MỀM

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Nam Tiến

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015

Trang 3

Đầu tiên, tôi xin gửi đến PGS.TS Trần Nam Tiến, khoa Quan hệ quốc tế,

Trường ĐHKHXH&NV TPHCM lòng biết ơn chân thành nhất vì Thầy đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến cô TS Đào Minh Hồng, Trưởng khoa

Quan hệ quốc tế, Trường ĐHKHXH&NV TPHCM và thầy PGS.TS Hoàng

Khắc Nam, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội

đã định hướng, động viên và khuyến khích tôi chọn đề tài này

Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các Thầy, Cô

giảng viên đã giảng dạy khoá Cao học 3 - Quốc tế học của khoa Quan hệ

quốc tế, những người đã truyền cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và niềm say

mê về ngành Quan hệ quốc tế

Cuối cùng, tôi không thể nào quên được tình cảm yêu thương từ gia đình,

bạn bè là những người đã luôn kề cận, động viên, chia sẻ mọi khó khăn và

tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

để hoàn thành luận văn trong khóa học này

TP HCM, tháng 12 năm 2015 Nguyễn Thái Giao Thuỷ

Trang 4

MỞ ĐẦU………1

1 Tính cấp thiết của đề tài ……… 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ……….6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… ……6

5 Phương pháp nghiên cứu ……….………7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ………7

7 Bố cục của luận văn ………8

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM VÀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA 1.1 Lý luận về Sức mạnh mềm (Soft Power)………9

1.1.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của Sức mạnh mềm….…9 1.1.2 Khái niệm Sức mạnh mềm trong Quan hệ quốc tế……….12

1.1.3 Biểu hiện của Sức mạnh mềm trong Quan hệ quốc tế 15

1.1.4 Vai trò của Sức mạnh mềm ……….……… …20

1.2 Ngoại giao văn hóa với tư cách là công cụ của Sức mạnh mềm ở thế kỷ XXI……….…23

1.2.1 Khái niệm về Ngoại giao văn hóa……….… 23

1.2.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa……….…26

1.2.3 Ngoại giao văn hóa với tư cách là công cụ của Sức mạnh mềm……… 30

Chương 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1 Những nhân tố tác động đến Ngoại giao văn hóa của Việt

Trang 5

2.1.1 Bối cảnh quốc tế ………37 2.1.2 Bối cảnh khu vực………42 2.1.3 Tình hình của Việt Nam………43

2.2 Ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại của Việt

Nam……….48

2.2.1 Đường lối đối ngoại của Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011)………48 2.2.2 Vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước……….….…52 2.2.3 Nhân tố văn hóa trong đường lối đối ngoại Việt Nam thời

Chương 3: KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HOÁ TẠI VIỆT NAM

Trang 6

3.2.2 Với các nước lớn ………91

3.2.3 Phần còn lại của thế giới………94

3.3 Triển vọng ……….……… 96

3.3.1 Dự báo ……….………96

3.3.2 Tình hình thế giới từ nay cho đến năm 2020………… 97

3.3.3 Ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới .…… 102

KẾT LUẬN ……… 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 111

Trang 7

ACMECS Ayeyawady-Chao

Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy

Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược Ba Giòng Sông

Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á

Nam

Myanmar, and Vietnam

Hợp tác giữa 4 nước chia, Lào, Myanmar và Việt Nam

Economic and Social Council

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc

FRANCOPHONIE Organisation

internationale de la Francophonie

Tổ chứcc các nước nói tiếng Pháp

Trang 8

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Development Programme

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

Educational, Scientific and Cultural

Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc

Trang 9

Organization

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, ngoại giao văn hóa (Cultural Diplomacy) có vai trò

và ý nghĩa lớn lao cho sự phát triển xã hội bền vững Văn hóa ngày càng thể hiện

rõ là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển lâu bền, vì mục tiêu nhân văn, vì con người với cuộc sống đích thực và trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau Thực tiễn cho thấy giao lưu văn hóa đã trở thành nhịp cầu nối liền các quốc gia và có vai trò to lớn trong việc hòa giải dân tộc, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo; đồng thời thúc đẩy các nước tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa là “thời cơ vàng” để Việt Nam học hỏi được nhiều điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt, chọn lọc được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu và phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, thực hiện đúng phương châm “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam” Đối với Việt Nam hiện nay, tăng cường ngoại giao văn hóa là một trong những việc làm thiết thực để

góp phần thực hiện thắng lợi “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp

tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên

có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”1 Mặt khác, thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao văn hóa còn tạo ra chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị

và ngoại giao kinh tế không ngừng phát triển, hướng đến quảng bá mạnh mẽ nền

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2011, tr 83-84

Trang 11

văn hóa Việt Nam, nhất là quảng bá các giá trị di sản văn hóa của dân tộc ta đến với bạn bè quốc tế

“Ngoại giao văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này, việc nâng cao nhận thức, tư tưởng cho toàn

xã hội về vai trò to lớn của ngoại giao văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Song song đó, cần phải làm cho mọi người, mọi ngành, mọi

cấp có nhận thức đúng là: “Ngoại giao chính trị giữ vai trò định hướng, ngoại

giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa chính là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại”2 Đây là “thế chân kiềng” mà thiếu một trong ba yếu tố đó sẽ trở thành lực cản cho công tác ngoại giao nói chung, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước nói riêng

Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Ngoại giao văn

hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm” làm đề tài Luận văn Cao học

chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài của luận văn, về cơ bản có thể chia thành một số mảng lớn như sau:

Về Cơ sở lý luận về những yếu tố dẫn đến sự hình thành và phát triển của ngoại giao văn hóa trong đời sống chính trị, trong quan hệ quốc tế, đã có một

số công trình nghiên cứu của học giả trong nước và trên thế giới đề cập đến vấn

đề này Cuốn Soft Power: The Means to Success in World Politics (Quyền lực

mềm: Phương tiện để đạt được thành công trong chính trị quốc tế, PublicAffairs, 2004) của Joseph S Nye (nguyên Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ từ 1977-1979) nêu rõ những yếu tố cấu thành của quyền lực mềm, trong đó có văn hóa,

2 Quyết định số 208/2011/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành vào ngày 14/2/2011

Trang 12

các giá trị chính trị và chính sách của quốc gia, qua đó luận giải vai trò và tầm

quan trọng của ngoại giao văn hóa Cuốn Culture in World Politics (MacMillan

Press, UK, 1998) do hai tác giả Dominique Jacquin-Berdal, Andrew Oros và Marco Verweij đồng chủ biên đề cập đến vai trò của văn hóa, quyền lực của văn hóa trong đời sống chính trị quốc tế, đặc biệt là trong giải quyết xung đột, mâu

thuẫn sắc tộc, gìn giữ hòa bình Cuốn Đợt sóng thứ ba (Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1996) của học giả Alvin Toffler đề cập đến nền văn minh của thế giới hậu công nghiệp, khi quyền lực thực sự của các quốc gia nằm trong khả năng sáng

tạo, sử dụng tri thức và công nghệ thông tin Cuốn Quyền lực trong quan hệ quốc

tế-lịch sử và vấn đề (Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2011) của tác giả Hòang

Khắc Nam đề cập sâu đến quyền lực và sử dụng quyền lực - vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế, trong đó có quyền lực mềm, liên quan trực tiếp đến ngoại giao văn hóa

Đặc biệt, cuốn Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và

ứng dụng (Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2012) do tác giả Phạm Thái Việt

chủ biên đã đi sâu nghiên cứu làm rõ vai trò và chức năng của truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng trong ngoại giao văn hóa, nhất là phân tích thực trạng của việc sử dụng truyền thông cho ngoại giao văn hóa ở Việt Nam trên cơ

sở những phân tích thực tiễn ngoại giao văn hóa của một số quốc gia, lý thuyết truyền thông và lý thuyết về văn hóa đại chúng và việc sử dụng các lý thuyết này trong hoạt động ngoại giao văn hóa

Về ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại Việt Nam đã có một số

công trình nghiên cứu như cuốn Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam (Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) do tác giả Phạm Bình Minh chủ biên phân tích

rõ các yếu tố cấu thành trường phái ngoại giao Việt Nam, trong đó có yếu tố văn

hóa Cuốn Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp Đổi mới (1975-2002) (Học

viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2002) do Vũ Dương Huân chủ biên đã nêu một

Trang 13

cách đầy đủ, toàn diện về ngoại giao Việt Nam hiện đại, trong đó có những yếu tố

làm cơ sở cho việc hình thành ngoại giao văn hóa Việt Nam Cuốn Chính sách

đối ngoại đổi mới của Việt Nam: 1986-2010 (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012) của

tác giả Phạm Quang Minh nêu những đổi mới về nhận thức, phương châm, hình thức và cách tiếp cận trong 8 quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cơ sở hình thành

ngoại giao văn hóa Việt Nam Cuốn Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao

văn hóa Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) do Lê Thanh Bình chủ

biên phân tích tương đối kỹ về giao thoa văn hóa và ý nghĩa của nó trong xây

dựng chính sách ngoại giao văn hóa Cuốn Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa

các nền văn hóa - một góc nhìn từ Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

2008), nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa; phân tích những đặc trưng, cơ hội và thách thức, dự báo những chiều hướng phát triển của văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Về dự báo triển vọng của ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời gian tiếp theo, có thể kể đến các cuốn sách như: Cuốn Cục diện thế giới đến 2020

(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) do Phạm Bình Minh chủ biên phân tích, đánh giá cục diện khu vực, thế giới và dự báo sự vận động của nó trong thời gian

tới, trong đó có những yếu tố tác động đến ngoại giao văn hóa Cuốn Trật tự thế

giới sau Chiến tranh Lạnh: Phân tích và dự báo do Viện Thông tin Khoa học xã

hội xuất bản năm 2001 tập hợp những 9 nghiên cứu về trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh, những vấn đề được dư luận quan tâm, trong đó có sức mạnh mềm Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu có liên quan có giá trị như cuốn

Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay (Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1993) do Vũ Khiêu chủ biên, cuốn Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Trang 14

2001) của Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý, cuốn Giá trị truyền

thống trước thách thức của toàn cầu hóa (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002)

của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên nêu và phân tích những vấn đề đặt ra giữa phát triển và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; về sự lựa chọn con đường phát triển, những vấn đề đặt ra giữa văn hóa và kinh tế, giữa văn hóa và chính trị, mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với sự phát triển, vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và mở cửa hội nhập, tiếp thu văn hóa

nhân loại Cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa: Những bài học kinh nghiệm trong

lịch sử Việt Nam (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2012) của học giả Hòang

Tuấn Anh và các nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú đã phân tích những đặc trưng giá trị văn hóa tinh thần, nhân cách con người Việt Nam, những yêu cầu đặt ra cho thời kỳ mới, xây dựng cơ sở nền tảng để phát huy ngoại giao văn hóa Ngoài ra, còn một số nghiên cứu, bài viết về ngoại giao văn hóa cũng như là ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại Việt Nam trên các báo, tạp chí chuyên ngành

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên khá

đa dạng, là các tài liệu rất hữu ích để tham khảo về lý luận và thực tiễn, đồng thời cũng là nguồn tham khảo rất có giá trị về phương pháp nghiên cứu cũng như cách thức xử lý vấn đề đặt ra trong nội dung luận văn Nhiều công trình nghiên cứu và phân tích sâu về chính sách và thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam, qua đó cũng làm rõ những nhân tố tác động, những mục tiêu chiến lược mà chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam hướng tới Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm, vị trí, vai trò, hoạt động,

xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa trong đời sống chính trị của các quốc gia trong quan hệ quốc tế đương đại nói chung, đối với Việt Nam nói riêng Trên

cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu đi trước, luận văn “Ngoại giao văn

hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm” sẽ góp phần bổ khuyết cho

Trang 15

những thiếu hụt nêu trên

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu vai trò của ngoại giao văn hóa - sức mạnh mềm trong thế kỷ XXI trong nền kinh tế thị trường, đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Một là, nghiên cứu về những cơ sở lý luận và cách tiếp cận về ngoại giao

văn hóa - sức mạnh mềm ở thế kỷ XXI

- Hai là, phân tích những chính sách và hoạt động của nhà nước Việt Nam

về ngoại giao văn hóa

- Ba là, đưa ra những kết quả, tác động và triển vọng của ngoại giao văn hóa

với quan hệ quốc tế của Việt Nam từ nay cho đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận

văn nghiên cứu chính sách và hoạt động của ngoại giao văn hóa Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực đối ngoại, hội nhập quốc tế

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Ngoại giao văn hóa, là một đề tài rộng và là một

khái niệm tương đối mới với các nước trên thế giới, dù Ngoại giao giao văn hóa

đã được nhiều nước sử dụng như Sức mạnh mềm trong các hoạt động đối ngoại Trong những năm gần đây, mặc dù khái niệm về Ngoại giao văn hóa mới được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nhưng thực tế thì Ngoại giao văn hóa đã tồn tại cách đây hàng nghìn năm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta Tuy nhiên, các tài liệu hiện có chỉ mới giới thiệu một cách khái quát

Trang 16

về Ngoại giao văn hóa Vì vậy, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về mối liên hệ giữa Ngoại giao văn hóa và Sức mạnh mềm của Việt Nam từ thập niên đầu thế kỷ XXI, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần IX (2001) đến nay Đề tài cũng đưa ra sự tác động của thế giới và khu vực đến quá trình hội nhập của Việt Nam như thế nào

và triển vọng phát triển của Việt Nam ra sao trong tương lai?

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng phương pháp quan hệ quốc tế kết hợp với các phương pháp nghiên cứu truyền thống và liên ngành để luận giải và phân tích một số cơ

sở khoa học của các nguồn tài liệu nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu tác giả luận văn đã đề ra

- Phương pháp phân tích: Căn cứ vào các cấp độ để phân tích ngoại giao

văn hóa trong quan hệ quốc tế ở thời kỳ Toàn cầu hóa

- Phương pháp lịch sử: Thông qua việc xem xét sự vận động của lịch sử để

rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam

- Phương pháp phân tích lợi ích: Phương pháp này sẽ làm rõ hơn về lợi ích

chính sách của nhà nước về ngoại giao

- Phương pháp phân tích chính sách: Từ các chính sách đối nội, đối ngoại

của các nước sẽ giúp Việt Nam có các chiến lược để nâng cao vị thế của mình trong các mối quan hệ quốc tế

- Phương pháp xử lý thông tin: thu nhập và xử lý thông tin để nêu ra những

chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam với các nước

- Phương pháp quan sát: phương pháp này giúp cho người nghiên cứu thông

qua các phương tiện truyền tải thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp để đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Góp phần nhận thức về những cơ sở lý luận, khái niệm của sức mạnh mềm gắn quá trình Toàn cầu hóa và đặc biệt là gắn với quá trình hội nhập quốc tế của

Trang 17

Việt Nam thông qua việc tìm hiểu chính sách và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam

- Góp phần cung cấp những khuyến nghị về chính sách, hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế thời gian tới

- Nội dung của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương chính sau:

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM VÀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA Trong xu thế Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, vì thế, đối thoại, giao lưu và hợp tác là những phương tiện hữu hiệu để phát triển và bảo vệ nền văn hóa dân tộc Ngoại giao văn hóa ngày nay được xem như là sức mạnh mềm không thể thiếu được trong chính sách đối ngoại của mọi quốc gia

Chương 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 Ngoại giao văn hóa đã góp phần quan trọng để Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ ngoại giao một cách thuyết phục và hiệu quả nhất Cùng ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa đã tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần thiết thực vào công cuộc bảo vệ tổ quốc, xây dựng và bảo vệ kinh tế đất nước

Chương 3: KẾT QUẢ, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM Với sự ra đời của Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, nhân tố văn hóa cũng như ngoại giao văn hóa sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao

một cách nhân văn, thuyết phục, hiệu quả

Trang 18

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM VÀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA

1.1 Lý luận về Sức mạnh mềm (Soft Power)

Sức mạnh mềm (Soft Power - còn gọi là Quyền lực mềm, Thực lực mềm) là khả năng tác động đến người khác để đạt được kết quả mong muốn thông qua cách cuốn hút, hấp dẫn họ thay vì ép buộc hay mua chuộc Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm tồn tại ngay trong văn hóa, các giá trị và chính sách của quốc gia

đó Một chính sách khôn khéo phải biết kết hợp cả hai nguồn sức mạnh cứng và sức mạnh mềm như một công cụ quảng bá sức mạnh của một quốc gia và cũng là

1.1.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của Sức mạnh mềm

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX tình hình thế giới đã có những thay đổi quan trọng, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp

đổ, Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới dần có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, cùng phát triển trong một thế giới Toàn cầu hóa… do đó mọi ứng xử quốc tế cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 làm cho kinh tế thế giới bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, kéo theo sự suy sụp của các nền kinh tế “bong bóng” ở một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc… buộc những nước này cũng phải đi tìm con đường mới để phát triển Đây cũng chính là thời kỳ công nghệ thông tin và văn hóa đại chúng phát triển mạnh, mở ra một thị trường sản xuất và tiêu thụ văn hóa rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới (ca nhạc, điện ảnh, truyền thông…)

Trong thời đại đối thoại thay cho đối đầu thì vai trò của sức mạnh quân sự cũng dần thay đổi, vũ khí hạt nhân với sức mạnh huỷ diệt vô cùng tàn bạo có vai trò răn đe đối phương nhưng không phải lúc nào cũng có thể được sử dụng trong

3 Joseph S Nye Jr, Soft power: The Means to Success in World Politics, NY: Public Affairs, Perseus Book Group,

2004, tr.x

Trang 19

chiến tranh, bởi các nước lớn buộc phải tính đến sự tàn phá khủng khiếp mà nhân loại phải trả một khi chúng được một trong hai phe đem ra sử dụng Hơn nữa, việc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng trở nên tốn kém hơn, vì vậy những nước tư bản công nghiệp phát triển hay thường tập trung vào tăng cường cho sự phồn vinh của đất nước Các quốc gia ở lục địa châu Âu vốn đã bị tàn phá bởi ba cuộc chiến tranh Pháp - Đức trong vòng một thế kỷ nên họ có khuynh hướng đi tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột

Trước bối cảnh thế giới mới, các nước đều đang có sự tìm tòi những phương thức ứng xử quốc tế mới, không phải đối đầu mà là đối thoại, cùng với sử dụng quyền lực cứng (quân sự, kinh tế…) còn phải tìm cách phát huy quyền lực mềm, tức là phát huy sức mạnh của hệ giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về chính sách quốc gia (đối nội lẫn đối ngoại) để cạnh tranh với các quốc gia khác

Thực tế, khái niệm Sức mạnh mềm xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với ý nghĩa ban đầu là việc một quốc gia sử dụng các nguồn lực như văn hóa, nghệ thuật, giáo dục… để hấp dẫn đối phương khi quốc gia đó không muốn, hoặc không thể sử dụng các sức mạnh truyền thống khác như sử dụng ưu thế sức mạnh quân sự để đe doạ hoặc tấn công một quốc gia khác nhằm đạt được các mục đích của mình Một số học giả sau khi nghiên cứu đã cho rằng ở một mức độ nhất định thì sức mạnh mềm giống như một diễn biến hòa bình, đó là đều có sự xâm lược

về văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai lên văn hóa, con người, tư tưởng, ý thức bản địa

Vươn lên trở thành siêu cường duy nhất từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Mỹ đã từng bước thiết lập và củng cố một trật tự thế giới mới do Mỹ chi phối Đặc biệt, từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, với sự sụp đổ của Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mỹ càng mạnh hơn và gần như không còn đối thủ cạnh tranh xứng tầm trong một thời gian dài Sức mạnh toàn diện và vượt trội của Mỹ đã tạo cho họ một vị thế bá chủ có ảnh hưởng sâu rộng

Trang 20

đến trật tự quốc tế và nhiều nước trên thế giới Nhìn ở góc độ sức mạnh mềm, Mỹ

đã tạo dựng khá thành công sức mạnh này trong thực hiện mục tiêu duy trì vị thế siêu cường trên thế giới của mình và đặc biệt là trong quan hệ với các nước Điển hình như các giá trị, văn hóa, giáo dục Mỹ được các nước đón nhận thì chính sách ngoại giao của Mỹ cũng sẽ tự nhiên được các nước này tiếp nhận Những năm 1990 của thế kỷ XIX, Hollywood, Coca Cola, Mc’Donald… ra đời và dần giữ vai trò quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa Có thể nói, ngày nay, văn hóa

Mỹ đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới, trở thành một phần tất yếu, không thể thiếu trong cuộc sống của các nước này

Sau Mỹ, với vai trò là nước Châu Á duy nhất trong G7 và sức mạnh kinh tế vững mạnh Nhật Bản là một ví dụ sống động nhất với việc cố gắng gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình theo hai phương thức là phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia này ra thế giới, tiếp thu thành tựu văn hóa từ bên ngoài

để xây dựng các giá trị mới và phát triển nền văn hóa của chính quốc gia đó Ví

dụ như: hòa giải xung đột quốc tế ở Campuchia năm 1991, tham gia vào các

Mặc dù, sức mạnh mềm đã được các nước sử dụng nhiều trong quan hệ quốc

tế, nhưng trước đó chưa có nhà nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về nó để có thể đưa ra khái niệm về sức mạnh mềm Phải đến năm 1990, Giáo sư Đại học Harvard (Mỹ) là Joseph S Nye lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Sức mạnh mềm”

(Soft Power) trong cuốn sách Bound to Lead: The Changing Nature of American

Power (Nhất định lãnh đạo: diễn biến của bản chất sức mạnh nước Mỹ) và trong

bài viết Soft Power (Sức mạnh mềm) đăng trên Tạp chí Foreign Policy (Chính

sách đối ngoại) Tháng 4/2004, một tác phẩm mới của Joseph Nye ra đời với tựa

đề Soft Power: The Means to Success in the World Politics (Sức mạnh mềm: Con

đường giành thắng lợi trong chính trị thế giới) càng làm cho thế giới bàn luận sôi

4

Hòang Khắc Nam, “Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề”, Nxb VHTT, HN 2012, tr.66

Trang 21

nổi Kể từ đó, trào lưu nghiên cứu và ứng dụng sức mạnh mềm ngày càng được phát triển rộng rãi trên thế giới

1.1.2 Khái niệm Sức mạnh mềm trong Quan hệ quốc tế

Từ xa xưa, trong quan hệ quốc tế, bên cạnh việc sử dụng “Sức mạnh cứng” được xem là biện pháp chính yếu và truyền thống, các nước cũng đã biết sử dụng

“Sức mạnh mềm” Đặc biệt, các cường quốc thường sử dụng “sức mạnh mềm” để thực hiện mục tiêu nô dịch, trói buộc các nước khác trong vòng ảnh hưởng của mình Ngày nay, trong bối cảnh xu thế hòa bình hợp tác và xu thế toàn cầu hóa trở thành dòng chảy chính của quan hệ quốc tế, việc sử dụng “sức mạnh cứng” không còn là chọn lựa tối ưu của các quốc gia, “sức mạnh mềm” được quan tâm

và nhấn mạnh nhiều hơn, không những bởi nó phù hợp với xu thế thời đại, mà còn bởi tính chất “lạt mềm buộc chặt”, ít tốn kém hơn nhằm đạt đến mục đích của mình

Trước hết, đây là một khái niệm trong chính trị học, được nhắc đến lần đầu

tiên vào năm 1973 trong cuốn Quyền lực và thịnh vượng: Kinh tế chính trị của

quyền lực quốc tế (Power and Wealth: The Political Economy of International

Power) của học giả Klaus Knorr Sau đó, "Sức mạnh mềm" (Soft Power) là một

khái niệm mới do Giáo sư Joseph S Nye thuộc Đại học Harvard của Mỹ đề ra

vào năm 1990 trong cuốn sách Bound to Lead: The Changing Nature of

American Power: “Sức mạnh mềm là khả năng khiến người khác muốn cái bạn

muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải bị ép buộc hoặc mua

kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hóa và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tin theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình Ở mức độ rất lớn, sức mạnh

5

Joseph S.Nye Jr, “Soft Power”, Foreign Policy, No 80, Twentieth Anniversary (Autumn, 1990), pp 153-171

Trang 22

mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin.”6

Sau đó, khái niệm sức mạnh mềm được nhiều người đón nhận và bàn luận

sôi nổi hơn trong quyển sách Soft Power: The Means to Success in World Politics

của Joseph S Nye xuất bản năm 2004 tại New York Trong tác phẩm này, ông đã chia sức mạnh tổng hợp quốc gia thành hai loại hình: Sức mạnh cứng và Sức mạnh mềm Sức mạnh cứng được hiểu là tổng hòa các yếu tố chiếm vị trí chi phối, bao gồm tài nguyên cơ bản (như diện tích đất đai, dân số, tài nguyên tự nhiên), sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sức mạnh khoa học-kỹ thuật, còn sức mạnh mềm là sức mạnh hội tụ quốc gia, mức chấp nhận văn hóa và trình độ tham dự tổ chức quốc tế, là sức mạnh để người khác làm theo ý muốn của mình một cách tự nguyện, nó bắt nguồn từ sức thu hút của văn hóa và hình thái ý thức Ông khẳng định: “Sức mạnh mềm là khả năng đạt những điều mong muốn bằng sức hấp dẫn hơn là sự ép buộc hay bằng các khoản mua chuộc, sức mạnh mềm được tạo nên từ sức hấp dẫn của một quốc gia thông qua văn hóa, các tư tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia đó Khi các chính sách của một quốc gia được các quốc gia khác thừa nhận là hợp lý thì sức mạnh mềm của quốc gia đó

Sau Joseph S Nye, nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm khác về sức mạnh mềm Theo tác giả Kurlantzich: “Sức mạnh mềm là khả năng một quốc gia thuyết phục và gây ảnh hưởng đối với nước khác không phải bằng đe dọa hay cưỡng ép mà bằng sức hấp dẫn của xã hội, giá trị, văn hóa

và thể chế của chính quốc gia đó Sức hấp dẫn này có thể được truyền đạt bằng nhiều phương tiện, bao gồm văn hóa đại chúng, ngoại giao nhân dân và cá nhân, cách nhà lãnh đạo quốc gia tham gia vào các tổ chức đa quốc gia và các diễn đàn

6 Joseph S.Nye Jr, “Redefining The National Interest”, Foreign Affair, 7-8/1999, p 35

7 Joseph S Nye Jr, Soft Power: The Means to Success in World Politics, NY: Public Affairs, Persues Book Group,

2004, p 10

Trang 23

quốc tế, hoạt động kinh tế quốc ngoại và lực hấp dẫn của nền kinh tế mạnh.”8Một định nghĩa khác cho rằng: “Sức mạnh mềm là khả năng khuyến khích người khác thực hiện những gì mình muốn họ làm thông qua sự lựa chọn của riêng

Như vậy, định nghĩa một cách đơn giản thì sức mạnh mềm là sức mạnh dựa trên những ảnh hưởng vô hình và gián tiếp như văn hóa, giá trị và ý thức hệ Cốt lõi của sức mạnh mềm chính là sức hấp dẫn, bất cứ điều gì tạo được sự lôi cuốn đối với người khác khiến người khác tin và làm theo thì điều đó đã tạo nên sức

Thứ nhất, sức mạnh mềm có tính truyền thống vì văn hóa có nguồn gốc sâu

xa trong lịch sử, nó bao gồm lối tư duy, hệ tư tưởng, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, chế độ xã hội, kinh tế, lối sống… là kết quả của phương thức sản xuất của các xã hội

Thứ hai, sức mạnh mềm có khả năng lan toả nhanh và cạnh tranh mạnh mẽ

nhờ công nghệ thông tin và internet vượt qua biên giới quốc gia, chủng tộc, không gian, thời gian thúc đẩy tiến bộ xã hội tác động đến lối sống, chuẩn mực hành vi của con người Trong quan hệ quốc tế hiện đại, nhiều loại sức mạnh mềm tương tác lẫn nhau dẫn đến cạnh tranh Tuy nhiên, sức mạnh mềm đồng thời hấp dẫn và thúc đẩy lẫn nhau, học tập, mô phỏng lẫn nhau và tự điều chỉnh, đây chính

là một yếu tố tích cực của sức mạnh mềm

Thứ ba, sức mạnh mềm có tính khả biến Sức mạnh mềm mang tính động

chứ không tĩnh, là hệ thống thường xuyên thay đổi khác với tính dân tộc Chẳng hạn như: chiến lược quốc gia, ngoại giao, giáo dục, chiến lược chính phủ hay quản lý nhà nước thường chỉ cần thời gian ngắn để hình thành và phát triển

Thứ tư, là tính tương thuộc của sức mạnh mềm Sức mạnh mềm có thể bổ

Trang 24

sung và phát triển cùng với các đặc tính khác của một quốc gia Vì vậy, các nước

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy sức mạnh mềm chỉ là một phần của sức ảnh hưởng bởi vì sức ảnh hưởng còn có thể được tạo ra bằng sức mạnh cứng Sức mạnh mềm rộng hơn văn hóa vì văn hóa chỉ là một trong những nguồn quan trọng tạo nên sức mạnh mềm Sức mạnh mềm không chỉ là sức thuyết phục, mà sức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn và hấp dẫn khiến người khác tự nguyện quy thuận và noi gương Có thể khái quát một định nghĩa chung cho sức mạnh mềm như sau: “Sức mạnh mềm là khả năng bằng sự hấp dẫn của mình thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ và hành vi một cách tự nguyện”

1.1.3 Biểu hiện của Sức mạnh mềm trong Quan hệ quốc tế

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Sức mạnh mềm được sử dụng khá phổ biến và ngày càng được nhiều người quan tâm, bởi nó thể hiện một tư tưởng mới không dựa vào sức mạnh quân sự, chính trị mà dựa vào quan niệm giá trị văn hóa

để triển khai mức độ ảnh hưởng, tham dự sự vụ quốc tế Sức mạnh mềm của một quốc gia được xây dựng trên nền tảng văn hóa, các giá trị và chính sách quốc gia

Nó được thể hiện thông qua các yếu tố như hình ảnh, uy tín của đất nước và lãnh đạo, năng lực giao tiếp, nhất là khả năng thuyết phục của những người thực thi quyền lực, mức độ cởi mở của xã hội, sức hấp dẫn, quyến rũ, đặc biệt là của nền văn hóa Với một quốc gia có hai kênh chủ yếu triển khai quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế Kênh thứ nhất là trực tiếp thông qua hoạt động ngoại giao của chính phủ Kênh thứ hai là thông qua các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (bao gồm cả các doanh nghiệp) và sự giao lưu giữa các cộng đồng dân cư của các quốc gia, Hiện nay, sức mạnh mềm đã trở thành chủ đề nóng trong việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và quản lý khu vực trong phạm vi quốc tế, là khái niệm không thể thiếu trong phân tích thời sự chính trị quốc tế, cạnh tranh

11 Võ Thị Mai Thuận, Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quốc

tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012

Trang 25

sức mạnh mềm trở thành một hình thái cơ bản của cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế của một quốc gia dựa trên ba

nguồn lực chính: nền văn hóa (ở những điểm thu hút), giá trị về chính trị (áp dụng trong và ngoài nước), và chính sách đối ngoại (khi được cho là hợp pháp

Văn hóa là tài nguyên quan trọng hàng đầu và sức cạnh tranh văn hóa là nội dung cốt lõi của sức mạnh mềm Vì vậy, việc nhận diện sức mạnh mềm với văn hóa, văn hóa bao gồm các giá trị và tập tục vốn đem lại ý nghĩa trong một xã hội, văn hóa có nhiều biểu hiện khác nhau là vô cùng quan trọng Thường văn hóa được phân biệt thành văn hóa cao cấp như văn chương, nghệ thuật và giáo dục, vốn rất thu hút giới trí thức, và văn hóa đại chúng vốn nhằm giải trí đại đa số quần chúng

Khi văn hóa của một quốc gia bao gồm những giá trị phổ quát và các chính sách của họ quảng bá các giá trị và quyền lợi mà các quốc gia khác đồng chia sẻ, nền văn hóa sẽ giúp gia tăng khả năng quốc gia đó có thể đạt được ước muốn của mình thông qua các mối quan hệ mang tính thu hút và nghĩa vụ mà nó hình thành, những giá trị hẹp hòi và các nền văn hóa cục bộ hiếm khi tạo ra được sức mạnh mềm Hoa Kỳ có lợi thế từ một nền văn hóa phổ quát, Josef Joffe nhà biên tập người Đức đã từng đưa ra luận điểm là sức mạnh mềm của Hoa Kỳ còn rộng lớn hơn cả các tài sản quân sự và kinh tế gộp lại “Văn hóa Mỹ cho dù là bình dân hay cao cấp, đều tỏa sáng mãnh liệt; điều này chỉ xảy ra trước đây dưới thời Đế chế La Mã - nhưng ở đây có một khuynh hướng mới mẻ, thế lực về văn hóa của

La Mã và Liên Xô trước đây dừng lại tại biên giới quân sự của họ Trong khi đó, sức mạnh mềm của Hoa Kỳ thống trị trên một đế chế rộng lớn mà nơi đó mặt trời

12 Joseph S Nye (2004), “The Changing Nature of Power” (Chapter 1) in J.S Nye, Soft Power: The Means to

Success in World Politics, New York: Public Affairs, pp 1-32

13

Joseph Joffe (2001), “Who’s Afraid of Mr Big?”, The National Interest, Summer 2001, p 43

Trang 26

Một số nhà phân tích cho rằng sức mạnh mềm chỉ đơn thuần là sức mạnh văn hóa đại chúng Sai lầm của quan điểm này là đồng hóa sức mạnh mềm với các nguồn lực văn hóa được dùng để tạo ra quyền lực này Họ nhầm lẫn nguồn lực văn hóa với hành vi thu hút Ví dụ, nhà sử học Niall Ferguson mô tả quyền lực mềm là “những sức mạnh phi truyền thống như các sản phẩm văn hóa và

Dĩ nhiên, nước ngọt của hãng Coke và bánh mì Big Macs không nhất thiết cuốn hút nhân dân các nước đạo Hồi khiến họ yêu mến nước Mỹ Có thông tin cho rằng nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Il rất thích pizza và điện ảnh Mỹ, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến chương trình vũ khí hạt nhân của ông Rượu ngon, phô mai chua, không bảo đảm nước Pháp sẽ được yêu mến; tính phổ biến của trò chơi Pokemon không hề đảm bảo nước Nhật sẽ đạt được những kết quả mong muốn từ các chính sách của họ

Điều này không có nghĩa phủ nhận văn hóa đại chúng vốn thường là nguồn lực tạo ra sức mạnh mềm nhưng như Việt Nam đã thấy ở trên, hiệu quả của bất

kỳ nguồn lực sức mạnh nào cũng phụ thuộc vào bối cảnh như: xe tăng không còn

là sức mạnh quân sự khi dùng nó trong vùng đầm lầy hay rừng rú, than và sắt không thể là nguồn lực lớn khi một quốc gia không có cơ sở hạ tầng công nghiệp

Có những người Serb đi ăn tại nhà hàng McDonald’s nhưng vẫn ủng hộ Milosevic, nhiều người dân ở Rwanda phạm những tội ác tày trời trong khi mặc

áo thun có những biểu trưng của Hoa Kỳ Phim ảnh Mỹ vốn tạo sự thu hút cho nước Mỹ tại Trung Hoa hay Nam Mỹ lại cũng có thể gây ra phản cảm và làm suy giảm sức mạnh mềm của họ tại Saudi Arabia hay Pakistan Nhưng nhìn chung, các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy nền văn hóa đại chúng của Hoa Kỳ gây ra những ấn tượng như “hứng thú, kỳ lạ, phong phú, tiên phong về hiện đại hóa lẫn

14

Niall Ferguson (2003), “Think Again: Power”, Foreign Policy, March/April, 2003, pp 18-24

Trang 27

sáng tạo.”15

Những hình ảnh này trở nên quyến rũ “trong một thời đại mà người ta muốn tham gia vào một cuộc sống tốt đẹp theo lối Mỹ, ngay cả khi trong quan điểm chính trị, họ ý thức được mặt trái của nước Mỹ về hệ sinh thái, cộng đồng hay sự

quyền lợi tại Trung Quốc, một nhà hoạt động xã hội trẻ đã nêu ra, “Chúng ta đã xem nhiều phim ảnh của Hoa Kỳ, trong đó đầy rẫy những cảnh đám cưới, đám

ma, và đi hầu toà Bởi vậy, chúng ta nghĩ rằng đâu có gì là lạ khi trong đời mình cũng ra hầu toà vài lần cho biết.” [Elizabeth Rosenthall, "Chinese Test New

Weapon from West: Lawsuits", New York Times, 16/6/2001, tr.3] Nếu mục đích

của Hoa Kỳ là củng cố luật pháp tại Trung Quốc, thì những bộ phim này có lẽ còn hiệu quả hơn của những bài diễn văn của ngài Đại sứ rao giảng về tầm quan quan trọng của vấn đề pháp trị

Như chúng ta đã thấy sự hấp dẫn của văn hóa đại chúng Mỹ tại các khu vực khác nhau và đối với các nhóm khác nhau tạo điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho các viên chức Hoa Kỳ quảng bá chính sách của họ Trong một số trường hợp, ví

dụ như Iran, cũng cùng thứ phim ảnh từ Hollywood trong khi gây khó chịu cho giới giáo sĩ Hồi giáo lãnh đạo nhưng lại rất thu hút giới trẻ Tại Trung Quốc, văn hóa Mỹ vừa cuốn hút lại vừa bị tẩy chay trong những nhóm người khác nhau Giá trị của Hoa Kỳ luôn tồn tại trong ký ức của hơn nữa triệu du học sinh hàng năm học tập tại các trường đại học Hoa Kỳ và sau này khi họ trở về quê hương, hay trong trí nhớ của những nhà kinh doanh Châu Á hồi hương sau khi họ thành đạt khi làm việc tại Thung lũng Silicon, chúng đều dễ dàng thẩm thấu trong tầng lớp ưu tú có quyền lực trong tay tại các quốc gia này Đa số các lãnh tụ Trung Quốc đều có con cái được đào tạo tại Hoa Kỳ Con cái họ sẽ có cái nhìn

Trang 28

thực tế về Hoa Kỳ; cái nhìn này thường mâu thuẫn với những hình ảnh biếm hoạ trong truyền thông chính thức tại Trung Quốc Cũng tương tự như khi Hoa Kỳ đang cố thuyết phục Tổng thống Pakistan Musharaf thay đổi chính sách của ông

và tăng cường hổ trợ các hoạt động của Hoa Kỳ tại Afghanistan, cuộc trò chuyện với người con trai của ông vốn đang làm việc tại Boston chắc chắn sẽ giúp ít nhiều cho quyết định của ông

Bên cạnh đó, chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ cũng là một nguồn lực khác, góp phần tạo nên sức mạnh mềm cho quốc gia Ví dụ: vào thập niên 1950, sự phân biệt chủng tộc trong nước làm suy giảm sức mạnh mềm của Hoa Kỳ tại châu Phi và ngày nay án tử hình cũng như luật lệ kiểm soát vũ khí lỏng lẻo làm suy giảm đi sức mạnh mềm của Hoa Kỳ tại châu Âu Tương tự, chính sách đối ngoại cũng ảnh hưởng mạnh đến sức mạnh mềm Điển hình là chính sách về nhân quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter cũng như các nỗ lực của Chính phủ nhằm quảng bá dân chủ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1980-1989) và Bill Clinton (1993-2001) Tại Argentina vào thập niên 1970, Chính phủ bác bỏ các chính sách nhân quyền của Mỹ thì hai mươi năm sau, những chính sách này đã đem lại cho Chính phủ Hoa Kỳ sức mạnh mềm đáng kể khi những người theo Tổng thống Peron vốn bị tù đày trước đây lên nắm quyền Ngoài ra, chính sách có thể có tác dụng dài hạn cũng như ngắn hạn và thay đổi tùy theo bối cảnh Mỹ được xem là quốc gia thân hữu với Argentina vào thập niên 1990, và nhờ vậy đã khiến cho Chính phủ Argentina ủng hộ chính sách Hoa

Kỳ tại Liên Hiệp Quốc và vùng bán đảo Balkan Dù sao chăng nữa, sức mạnh mềm của Mỹ đã bị xói mòn đáng kể khi bối cảnh thay đổi lần nữa vào thập kỷ sau này khi mà Mỹ thất bại trong việc cứu trợ nền kinh tế Argentina khi nó sụp

đổ

Chính sách nhà nước có thể tăng cường hoặc phí hoài quyền lực của một quốc gia, chính sách đối nội lẫn đối ngoại nào tỏ ra dửng dưng với công luận,

Trang 29

hoặc dựa trên quan điểm thiển cận phục vụ cho quyền lợi quốc gia đều có thể hủy hoại đi quyền lực mềm Ví dụ như khi trưng cầu ý kiến cho thấy sức hút của Hoa

Kỳ bị giảm mạnh sau cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003, những người tỏ ra thiếu thiện cảm với Hoa Kỳ nói rằng họ phản đối chính sách của Tổng thống Bush (con) và chính quyền của ông chứ không phải dân chúng Mỹ nói chung, cho tới nay họ tách biệt người Mỹ và văn hóa Mỹ với chính sách của Chính phủ

Mỹ Dân chúng tại phần lớn các quốc gia vẫn tiếp tục ngưỡng mộ Hoa Kỳ trong các lĩnh vực kỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh và truyền hình nhưng đại đa số cho hay

Tuy nhiên, ý nghĩa của “sức mạnh” trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ngụ ý

là khả năng các quốc gia này ảnh hưởng đến các quốc gia khác Khái niệm về sức mạnh được chia ra làm hai loại: sức mạnh cứng và sức mạnh mềm

Sức mạnh cứng bao gồm hai yếu tố: sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế Một quốc gia này có thể bảo vệ người dân và lãnh thổ trước các quốc gia khác bằng sức mạnh quân sự Đồng thời, một quốc gia nọ có thể cố ý mua hoặc bán tài sản của một quốc gia khác bằng cách sử dụng sức mạnh kinh tế của mình Trong lịch sử, quyền lực được sử dụng trong quan hệ quốc tế phần lớn là dạng sức mạnh cứng với rất nhiều cách thức khác nhau như chiến tranh, răn đe, ngăn chặn, đe doạ, sử dụng vũ lực, phong toả, bao vây, cấm vận… Trong thời đại hiện nay, sức mạnh cứng vẫn còn phổ biến, điển hình như Mỹ đã dùng lực lượng quân sự của

17 New Global Attitudes Project (2003), View of a Changing World June 2003, Washington D.C: Pew Research

Center for the People and the Press, pp 22-23

18 Joseph S Nye, Jr (2004), Soft Power: The Means, to Success in World Politics, NY: Public Affairs, a member

of the Perseus Books Group, p 5

Trang 30

mình để ép buộc Nam Tư trong cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999, Taliban ở

Trái lại, sức mạnh mềm của một quốc gia chủ yếu dựa trên ba nguồn lực:

Văn hóa của một quốc gia (khi văn hóa này tạo nên sức hấp dẫn với quốc gia

khác), Hệ giá trị (khi quốc gia tuân theo các giá trị này ở trong nước cũng như ngoài nước), Các chính sách đối ngoại (khi các chính sách này được xem là hợp

Joseph S Nye khẳng định rằng sức mạnh mềm

có sự ảnh hưởng, sức thuyết phục nhiều hơn sức mạnh cứng, có khả năng tác động đến con người bằng lập luận, chính vì điều đó sẽ dễ dàng hấp dẫn và thường dẫn đến sự phục tùng của đối phương

Ngoài ba yếu tố cơ bản nói trên, sức mạnh mềm còn có thể được tạo lập bởi một vài yếu tố khác nữa, ví như sự thành công về phát triển kinh tế của Trung Quốc mà rõ rệt nhất là Trung Quốc đã vươn lên trở thành nên kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (2010) và nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu như tính theo ngang bằng

tỷ giá sức mua (PPP) vào đầu năm 2015; như hải quân Mỹ tham gia cứu trợ nạn nhân sóng thần ở Ấn Độ Dương và động đất ở Đông Nam Á

Vai trò chiến lược của sức mạnh mềm càng rõ ràng hơn khi xem xét đến việc

sử dụng sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, sức mạnh mềm thường là sự lựa chọn đầu tiên của các nước trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc

tế thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh Hiện nay, các nước lớn trong khi tăng cường sức mạnh cứng vẫn đang rất chú trọng phát huy sức mạnh mềm của mình nhất là về văn hóa

Singapore là một nước nhỏ, dân ít lại là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, ít

tài nguyên nhưng đã trở thành một quốc gia có vị trí nổi bật ở châu Á và thế giới nhờ vào sức mạnh mềm của mình Quốc gia này thường được nhắc đến với 7 trụ

Trang 31

cột mềm: Đội ngũ lãnh đạo xuất chúng (Lý Quang Diệu, Ngô Khánh Thụy…);

Chế độ quản lý nhà nước ưu việt với các yếu tố: trọng đãi nhân tài, tính thực

dụng, sự chân thành Tính đa văn hóa: Singapore là sự kết hợp của 4 nền văn hóa lớn trên thế giới; Văn hóa ẩm thực: đa dạng; Môi trường: xanh, sạch, đẹp

Nhật Bản với đất đai chật hẹp, tài nguyên không có, thiên nhiên khắc

nghiệt (động đất, sóng thần) nhưng với ý chí mãnh liệt, tinh thần kỷ luật, tính cộng đồng cao, lòng trung thành, ý thức tôn trọng truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã vươn lên thành một trong những nước mạnh về kinh tế và có ảnh hưởng lớn trên thế giới nhờ biết sử dụng thành công sức mạnh mềm của mình Ngoài ra, Nhật Bản đã nỗ lực quảng bá sức mạnh mềm của mình với quốc

tế thông qua các hình thức sau:

Viện trợ kinh tế ODA cho các nước đang phát triển; Viện trợ cho Quỹ Tiền

tệ thế giới (IMF) để giúp các nước đang gặp khó khăn; Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc ở: Afghanistan, Iraq…, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: đầu tư giúp các nước châu Phi về vấn đề thay đổi khí hậu, đem tàu tuần dương hộ tống tàu buôn các nước chống lại hải tặc Somalie…

Thực hiện Chiến lược ngoại giao công chúng với các hoạt động truyền

thông, văn hóa đại chúng thông qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu Japanese

Phát huy Quyền lực mềm văn hóa: mở hàng trăm trung tâm dạy tiếng Nhật

cho người nước ngoài, tài trợ cho sinh viên các nước sang du học tại Nhật Bản, tăng số sinh viên Nhật ra nước ngoài học tập, đưa sản phẩm văn hóa Nhật Bản sang các nước (truyện tranh Doraemon, Búp bê Hello Kitty…)

Kết quả là Nhật Bản vốn là một quân phiệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai

đã lột xác trở thành một "nhà ngoại giao" với hình ảnh đẹp đẽ, hấp dẫn, in dấu ấn sâu đậm với các quốc gia khác trên thế giới

Trang 32

Hàn Quốc vào những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX là một nước có một

nền kinh tế lạc hậu nay đã vươn lên như một cường quốc châu Á thông qua xuất khẩu văn hóa và các sản phẩm công nghiệp văn hóa như:

Điện ảnh: sản xuất nhiều bộ phim có sức cạnh tranh với các phim châu Âu,

với nội dung gần gũi của đời sống gia đình và xã hội cùng dàn diễn viên trẻ đẹp, thời trang nên hiện nay phim ảnh Hàn Quốc hầu như đã len lõi vào tận ngóc ngách của các kênh truyền hình trên thế giới và Liên hoan phim Busan đã trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á

Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển như: âm nhạc, talk-show,

game-show nhờ công nghệ lăng xê đã tạo ra nhiều thần tượng góp phần Hàn hóa nhiều thanh thiếu niên ở các nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam

Thời trang, mỹ phẩm và du lịch do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc đã

Điều đó đã cho chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của sức mạnh mềm trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của các quốc gia trên thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Hiện nay, sức mạnh mềm đang là nhân tố

cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới

1.2 Ngoại giao văn hóa với tư cách là công cụ của Sức mạnh mềm ở thế kỷ XXI

1.2.1 Khái niệm về Ngoại giao văn hóa

"Ngoại giao văn hóa" là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với một loạt những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, trong đó nhân tố văn hóa chiếm vị trí chủ đạo Xét thực tế, ngoại giao và văn hóa là hai lĩnh vực tuy riêng biệt nhưng lại có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, trong

21 Các trường hợp dẫn dụ nêu trên học viên dẫn theo Song Thành (2014), ““Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia

tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, ngày 27/4/2014

http://www.vanhoanghean.com.vn/ [truy cập ngày 11/4/2015]

Trang 33

đó văn hóa vừa là nền tảng, vừa là công cụ, mục tiêu cho các hoạt động ngoại giao

Do đó, "Ngoại giao văn hóa" có thể hiểu là sự vận dụng, phát huy văn hóa để làm tốt công tác ngoại giao, cũng là sử dụng ngoại giao để tôn vinh và bảo vệ văn hóa Đối với các nước, ngoại giao văn hóa được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu (Anh) cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn

Cummings Jr (Mỹ) thì: “Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các

Theo Joseph S Nye (Mỹ, cha đẻ của thuyết Sức mạnh mềm), thì "Ngoại giao văn hóa

là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra một số khái niệm

về "ngoại giao văn hóa", trong đó đáng chú ý là khái niệm của lý trí Theo đó, ngoại giao văn hóa có thể bao gồm: “tất cả các hoạt động ngoại giao hòa bình của nhà nước có chủ quyền trong đó bao gồm cả văn hóa với mục tiêu bảo vệ lợi ích văn hóa và thực hiện mục tiêu chiến lược văn hóa đối ngoại của nước đó dưới sự

ngoại giao văn hóa là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, trong đó văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại quốc gia, hướng đến tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và

22 Simeon Adebolu (2007), "Cultural Diplomacy: Introduction to an Essential Part of Diplomatic Relations”, http://internationalaffairs.suite101.com/article.cfm/cultural_diplomacy [truy cập ngày 9/5/2010]

23

Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the US Government: A Survey, Washington, DC: Center for

Arts and Culture, p 1

24 Joseph S Nye Jr (1990), “ Soft Power”, Foreign Policy, No 80, Twentieth Anniversary (Autumn, 1990),

153-171

25 Bành Tân Lương (2008), Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc – Một góc nhìn văn hóa, Nxb

Truyền bá Ngũ châu – Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tr 76

Trang 34

ngôn ngữ quốc gia.26

Tại Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa vẫn chưa được tiếp cận nhiều,

do đó các học giả, các nhà hoạch định chính sách đều có những cách tiếp cận riêng của mình về ngoại giao văn hóa Mặc dù vậy, hầu hết các học giả đều công nhận rằng ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam trong quá trình xây dựng bản sắc và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao chứ không phải là bộ phận của văn hóa đối ngoại và là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị bằng công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa Trong đó, các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc

Trong quá trình Đổi mới đất nước, ngoại giao văn hóa gắn kết cùng ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế tạo nên một mặt trận chung, đưa lại kết quả chung của ngoại giao Việt Nam

Hiện tại, các quốc gia tham gia ngoại giao văn hóa được phân chia thành các

:

Nhóm các cường quốc (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…): sử dụng

ngoại giao văn hóa như một công cụ để mở rộng ảnh hưởng, tăng cường vị thế của mình trên thế giới Ngoài ra, phía sau đó còn có mục tiêu kinh tế như phát triển ngành công nghiệp văn hóa, du lịch hay tạo điều kiện hợp tác kinh tế thuận lợi với các quốc gia, lãnh thổ khác…

Nhóm các cường quốc tầm trung (Hàn Quốc, Mexico, Ấn Độ…): sử dụng

26 Xem thêm Культурная Дипломатия В Международных Отношениях (Ngoại giao văn hóa trong Quan hệ quốc tế) Александров А А Международное Сотрудничество В Сфере Культурного Наследия: учебное пособие / Отв ред проф В И Уколова М.: Проспект, 2009, 176 с

27 Nguyễn Khánh (2008), “Ngoại giao văn hóa và Văn hóa ngoại giao”, in trong Ngoại giao văn hóa vì một bản

sắc Việt Nam trên trường quốc tế, Nxb Thế giới, 2008

28 Xem Nguyễn Thị Thùy Yên (2010), “Ngoại giao văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Văn hóa

Nghệ thuật, số 311, 2010, tr 3-7

Trang 35

ngoại giao văn hóa làm công cụ vừa để tăng cường ảnh hưởng, vừa phục vụ cho mục đích phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia Về cơ bản, ảnh hưởng của nhóm quốc gia này thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia

Nhóm các nước vừa và nhỏ (Singapore, Thailand, Malaysia,…): sử dụng

ngoại giao văn hóa chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu phát triển do nguồn lực bị hạn chế Các quốc gia này có xu hướng gắn việc quảng bá văn hóa với phát triển

du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài hay tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời qua đó khẳng định và củng cố vị thế của mình trên trường khu vực và quốc

tế

1.2.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa

Về vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của quốc gia, trong bản báo cáo về ngoại giao văn hóa vào tháng 9/2005, Ủy ban Tư vấn Ngoại giao văn hóa, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đánh giá về vai trò ngoại giao văn hóa như sau “ngoại giao văn hóa là trụ cột của ngoại giao nhân dân” vì “trong những hoạt động văn hóa, quan điểm của một quốc gia được thể hiện tốt nhất”, “ngoại giao

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản lại cho rằng: “Giao lưu và tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa trong thời đại chúng ta đang sống là rất khó, các loại xung đột và đối lập làm cho khắp nơi trên toàn cầu đều cảnh giác và đề phòng lẫn nhau Bởi thế giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa ngày càng quan trọng”, còn người dân thì cho rằng “không có sự tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa thì không thể có vũ đài văn hóa quốc tế cũng không thể phát hiện lực ảnh hưởng quốc gia, nâng cao hình tượng văn hóa chỉ là một

Vì vậy, Nhật Bản đã nâng cao vị thế của mình bằng cách xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua hình tượng văn hóa để giành lấy sự tín

29 Advisory Committee on Cultural Diplomacy (2005), “Cultural Diplomacy – The Linchpin of Public

Diplomacy”, US Department Report http://www.state.gov/documents/organization/54374.pdf

30 Fullbright/Culcon Joint Symposium, “Japan and US Soft Power: Addressing Global Challenges”, 12.6.2009,

www.jpf.go.jp

Trang 36

nhiệm của nhân dân các nước khác trên thế giới, gần nhất là các nước Đông Nam

Á

Ở Việt Nam, vai trò của ngoại giao văn hoá tuy vẫn còn được bàn luận, nhưng về cơ bản vẫn nhận được sự đồng tình của đa số học giả cũng như các nhà hoạch định đường lối, chính sách với các chức năng và vai trò sau: (1) Mở đường cho các hoạt động đối ngoại của đất nước ra khu vực và thế giới (2) Tham mưu đồng hành giải quyết các khó khăn cho đất nước (3) Quảng bá và xây dựng hình ảnh đất nước ra thế giới (4) Vận động thế giới công nhận các giá trị văn hóa của đất nước (5) Tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới, làm giàu thêm cho văn hóa Việt Nam, đồng thời tạo cơ sở để hội nhập tốt với thế giới

Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam hiện đại, có thể phân chia sự phát triển ngoại giao văn hóa của Việt Nam thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1954-1975: Trước sự trưởng thành mạnh mẽ của ngoại giao Việt

Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoại giao văn hóa đã phát huy thành công bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè thế giới và đông đảo kiều bào ở các nước, qua đó hình thành một mặt trận thế giới giúp Việt Nam vừa xây dựng đất nước, vừa chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước Trên mặt trận đàm phán ở Paris, ngoại giao văn hóa

đã phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để từng bước đấu tranh có hiệu quả buộc đối phương phải ký kết Hiệp định Paris 1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng cho Đại thắng mùa xuân lịch sử năm 1975, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước

Giai đoạn 1975-1990: Trong thời kỳ đất nước bị bao vây, cấm vận chặt chẽ

về kinh tế, ngoại giao văn hóa cũng đã đóng góp tích cực vào việc củng cố quan

hệ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời để “phá băng”, “giữ cầu”, “mở đường” cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các đối

Trang 37

tác khác, đặc biệt là các quốc gia trong khối ASEAN Chính trong bối cảnh khó khăn này, ngoại giao văn hóa bắt đầu được thúc đẩy như một công cụ quan trọng trong đường lối chính sách ngoại giao “thêm bạn, bớt thù”, “đa phương hóa, đa dạng hóa” và bước đầu hội nhập khu vực và thế giới, mà trước mắt là hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Giai đoạn đầu năm 1990-nay: Đây là thời kỳ phát triển mạnh của ngoại giao

văn hóa, đặc biệt kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đầu những năm 1990 Sự ra đời nghị quyết TW 5 khóa VIII của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc năm 1998 được xem là một văn bản quan trọng, là chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ Đổi mới Trên

cơ sở đó, ngoại giao văn hóa lúc này được xem là một nội dung quan trọng gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế để phục vụ tốt mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam

Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa của Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển tăng tốc và đầy đủ do một số nhân tố

:

Một là, sau hơn 20 năm đổi mới và thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở,

đa phương hóa, đối ngoại hiện đang được phát triển từ chiều rộng sang việc đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, ổn định bền vững Định hướng này không chỉ là chính sách thuần tuý mà đòi hỏi phải chủ động bố trí và sử dụng mọi nguồn lực và công cụ ngoại giao phù hợp để triển khai thực hiện thắng lợi chính sách này Do đó, song song với ngoại giao chính trị, việc đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa là một bước đi logic tiếp theo

Hai là, môi trường quốc tế hiện nay tạo nên những cạnh tranh khốc liệt, nền

ngoại giao các nước nhất là các nước nhỏ, muốn phát huy hiệu quả phải huy động sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực, bao gồm cả sức mạnh vật chất và tinh thần

31 Dẫn theo Trần Thị Thu Hà (2012), “Ngoại giao văn hóa và vai trò của nó đối với chính trị Việt Nam từ năm

1986 đến nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 28 (2012), tr 185-193

Trang 38

trong đó có công cụ văn hóa

Ba là, trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao thoa văn hóa phát triển mạnh mẽ,

nền văn hóa Việt Nam có thể giành được chổ đứng nhất định trên thế giới dễ dàng hơn so với các lĩnh vực khác vì bản sắc văn hóa lâu đời và đặc sắc của dân tộc có thể tạo cho Việt Nam lợi thế so sánh về văn hóa kể cả so với các nước có trình độ phát triển hơn

Bốn là, dưới góc độ đối ngoại, có thể thấy chính sách của Đảng ta hiện nay

thể hiện qua Nghị quyết TW5 khóa VIII khá thuận lợi cho việc triển khai hoạt

động ngoại giao văn hóa, thể hiện ở 3 điểm: tính rộng mở: ủng hộ hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực văn hóa; tính cầu thị: chấp nhận sự tiếp biến văn hóa, cải biến

những khía cạnh lạc hậu của văn hóa Việt Nam và tiếp thu giao lưu văn hóa bên

ngoài trong quá trình giao thoa văn hóa; tính xây dựng: ủng hộ góp phần xây

dựng kho tàng văn hóa thế giới, coi văn hóa là một mặt trận hậu thuẫn cho các lĩnh vực khác

Nhìn chung, ngoại giao văn hóa được xem là con đường hai chiều, đang trở nên rộng mở và thông suốt trong bối cảnh Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin viễn thông Những cơ sở trên thực sự mở ra cơ hội chưa từng có để các quốc gia có tiềm năng sức mạnh mềm về văn hóa như Việt Nam, tranh thủ quảng

bá văn hóa, đất nước, con người, đồng thời tiếp biến những tinh hoa văn hóa từ nước ngoài vào trong nước một cách dễ dàng hơn trước, qua đó làm cho văn hóa của quốc gia thêm phong phú và đa dạng

Có thể nói, ngoại giao văn hóa là kênh tác động vào lòng người trực tiếp nhất, hiệu quả nhất vì chủ thể của các hoạt động này không chỉ đơn thuần là nhà nước mà còn cả nhân dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác Trong bối cảnh hiện nay, khi xu thế vận động của thế giới là hòa bình, hợp tác kinh tế và phát triển là chủ đạo thì ngoại giao văn hóa có điều kiện hết sức thuận lợi để phát huy vai trò,

Trang 39

đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hiện đại hóa đất nước, đồng thời bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới

1.2.3 Ngoại giao văn hóa với tư cách là công cụ của Sức mạnh mềm

Ngoại giao văn hóa đã có mặt lâu đời trong lịch sử ngoại giao trên thế giới

và cả Việt Nam, sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, ngoại giao văn hóa được quan tâm nhiều hơn, là một trong những nét đặc trưng của ngoại giao thế kỷ XXI, ngoại giao kỷ nguyên toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các nước trên thế giới vừa có cơ hội thuận lợi giao lưu, liên kết và hội nhập chặt chẽ với nhau nhằm đối phó với những nguy cơ và thách thức như đồng hóa về văn hóa, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc Ngoài ra, trong quan hệ quốc tế ngày nay, văn hóa ngày càng trở nên quan trọng vì văn hóa liên quan đến sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia và sức mạnh mềm là sức mạnh vô hình, ảnh hưởng đến ý thức công chúng và dư luận quốc tế Tại Hội nghị Văn hóa và Ngoại giao tổ chức ở

Mỹ năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhấn mạnh rằng: “Văn hóa có sức thâm nhập mạnh, có thể đạt được mục tiêu mà các biện pháp chính trị và quân sự

Bước vào thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, xu hướng chiến tranh, đối đầu giảm, ngoại giao văn hóa bắt đầu phát triển nhanh, trở thành xu hướng chủ đạo trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia Các phương tiện giao thông, liên lạc phát triển mạnh mẽ bởi tác động của cách mạng khoa học và công nghệ Kinh tế phát triển hỗ trợ do giao lưu văn hóa; ngoại giao đa phương bùng nổ Khoảng cách về sức mạnh chính trị, kinh tế trên thế giới ngày càng bị thu hẹp bởi toàn cầu hóa thì sự hội nhập ngày càng lan rộng một cách nhanh chóng Vì vậy, ngoại giao văn hóa đã trở thành xu hướng ngoại giao được ưa chuộng đối với các quốc gia, ngoại giao văn hóa là chìa khóa mở cánh cửa quan

32

Vũ Dương Huân, Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 317

Trang 40

hệ, là nhân tố đảm bảo các mục tiêu đối ngoại quốc gia hiệu quả nhất Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có quan điểm của riêng mình về lĩnh vực này, ngoại giao văn hóa có thể là công cụ để tạo ảnh hưởng (các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc ), là sự thúc đẩy kinh tế (các nước tầm trung như Hàn Quốc, Mexico, Australia ) hay vừa phát triển, vừa khẳng định sự tồn tại (các nước nhỏ như Thái Lan, Singapore, Malaysia )

Bước vào thế kỷ XXI, nhiều học giả cho rằng thế kỷ này sẽ là thế kỷ va chạm giữa các nền văn minh, đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001, nghĩa là chiến tranh có thể xảy ra do yếu tố văn hóa - văn minh Vì vậy, các quốc gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn hóa như đa dạng văn hóa, đối ngoại giữa các nền văn hóa - văn minh, văn hóa hòa bình Kênh văn hóa ngày càng được sử dụng như một phương tiện hiệu quả hỗ trợ thúc đẩy quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế… Điển hình như quá trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, bên cạnh Cộng đồng An ninh - Chính trị và Cộng đồng Kinh tế của ASEAN đều được hình thành vào cuối năm 2015

Ngoại giao văn hóa cũng như ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự đều là một phần quan trọng trong đường lối đối ngoại của một quốc gia Ngoại giao văn hóa thì sử dụng văn hóa như giáo dục đào tạo, nghệ thuật, điện ảnh làm công cụ kết nối quan hệ ngoại giao của quốc gia này với quốc gia khác Do đó, ngoại giao văn hóa thường được thể hiện trên phương diện hợp tác hòa bình và là một giải pháp hữu hiệu khi ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự không đạt được kết quả Một trong những đặc điểm quan trọng của ngoại giao văn hóa là phương thức thực hiện đa dạng bao gồm các hình thức giao lưu, trao đổi phong phú giữa các

cá nhân, tổ chức của các quốc gia Chính vì vậy, mà ngoại giao văn hóa được áp dụng dễ dàng, linh hoạt và kết quả đạt được cũng nhanh chóng mà không kém phần hiệu quả hơn so với các hình thức ngoại giao khác

Hiện nay, trong quan hệ quốc tế xu thế “đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hòa

Ngày đăng: 21/05/2016, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thanh Bình (Chủ biên) (2012), Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thoa văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Bình (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật
Năm: 2012
2. Trần Văn Bính, Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
4. Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2001), Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế
Tác giả: Nguyễn Văn Dân (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1991
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
76. Joseph Nye (2008), Barack Obama and future of American power, China Daily, ngày 11/11/2008. http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2008- Link
91. Theo Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. http://thuvienphapluat.vn/van- ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-208-QD-TTgphe-duyet-Chien-luoc-Ngoai-giao-Van-hoa-118694.aspx [truy cập ngày 14/5/2015] Link
92. Theo Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. http://thuvienphapluat.vn/van- ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-208-QD-TTgphe-duyet-Chien-luoc-Ngoai-giao-Van-hoa-118694.aspx [truy cập ngày 14/5/2015] Link
93. Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam-Châu Phi lần thứ II, Hà Nội ngày 17/8/2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam. http://www.vietnamembassy-cambodia.org/vi/ vnemb.at/nr070521165843/nr070521170351/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/tin_hddn/ns100817145603 [truy cập ngày 22/6/2015] Link
95. Đức Hải, Phát triển mạnh mẽ sau 5 năm gia nhập WTO, Báo điện tử Chính phủ, tại địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Phat-trien-manh-me-sau-5-nam-gia-nhap-WTO/129951.vgp, [truy cập 24/11/2015] Link
96. Võ Văn Hải, Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong hội nhập quốc tế, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Đà Nẵng. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1320-day-manh-ngoai-giao-van-hoa-trong-hoi-nhap-quoc-te.html [truy cập ngày 5/6/2015] Link
121. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn Tuần báo Quốc tế về quan hệ Việt Nam-Châu Phi. Bài trả lời đăng trên Đặc san về quan hệ Việt Nam-Châu Phi, tháng 5/2003, Bộ Ngoại giao Việt Nam.http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/pbld/ns04081814260714 [truy cập ngày 11/7/2015] Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w