Khái niệm KCN sinh thái KCNST bắt đầu được phát triển từ những năm 90 củathế kỷ XX trên cơ sở Sinh thái học công nghiệp STHCN KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch v
Trang 1MỤC LỤC
DANH M ỤC VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG , H ÌNH VẼ 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I:SINH THÁI CÔNG NGHIỆP 5
I.Khái niệm sinh thái công nghiệp 5
II.Trao đổi chất sinh thái công nghiệp 5
III.Hệ sinh thái công nghiệp 9
CHƯƠNGII:KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI 11
I.Các nguyên tắc xây dựng KCN sinh thái 12
II.Các tiêu chí của KCNST 13
III.Lợi ích của KCNST 13
III.1.Lợi ích cho công nghiệp 13
III.2.Lợi ích cho môi trường 14
III 3.Lợi ích cho xã hội 14
IV.Những rủi ro và thách thức 15
IV.1.Chi phí 15
IV.2.Phát triển và hoạt động 15
IV.3.Các chính sách 15
V.Một số khu công nghiệp sinh thái trên thế giới 15
V.1.Khu Công Nghiệp Kalundborg, Đan Mạch 16
V.2 KCNST Riverside (Burlington), Vermont, Mỹ 18
CHƯƠNG III: KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI VIỆT NAM 20
I.Thực trạng KCN ở Việt Nam 20
II.Áp dụng thuyết sinh thái học ở Việt Nam 21
Trang 2CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH KCNST YÊN PHONG – BẮC NINH 24
I Vị trí, ranh giới, quy mô, tính chất khu công nghiệp Yên Phong 25
I.1Vị trí, ranh giới, quy mô khu vực quy hoạch 25
I.2.Tính chất KCN Yên Phong 25
II Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Yên Phong 25
II.1.Phân khu chức năng 25
II.2 Bố cục không gian kiến trúc và cảnh quan khu công nghiệp 26
III Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật 27
III.1 Quy hoạch hệ thống giao thông 27
III.2 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và san nền 27
III.3 Quy hoạch hệ thống cấp nước 27
III.4 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và thu gom rác thải 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
DANH M ỤC VIẾT TẮT KCNST Khu công nghiệp sinh thái STCN Sinh thái công nghiệp HSTCN Hệ sinh thái công nghiệp KCN Khu công nghiệp
Trang 3DANH MỤC BẢNG , H ÌNH VẼ
Bảng 1: Sự khác nhau giữa sinh vật sống và cơ sở sản xuất 6
Bảng 2: Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện tại 7
Hình 1:Hình thức thứ nhất của hệ công nghiệp (Lowenthal and Kastenberg, 1998; Krrishnamohan and Heart, 2000) 9
Hình 2:Hình thức thứ hai của hệ công nghiệp (Lowenthal and Kastenberg, 1998; Hình 3: Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp (Manahan, 1999) 10
Krrishnamohan and Heart, 2000) 9
Hình 4:Mạng lưới công nghiệp sinh thái trên thế giới 16
Hình 5:Hệ STCN - KCN Kalundborg, Đan Mạch (Cohen-Rosenthal và cộng sự, 2003) 18
Hình 6: Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liêu, BP và chất thải trong KCNST Burlington, Vermont, Mỹ 19
Hình 7: Các bước cơ bản trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ thuật KCNST tại Việt Nam (tham khảo Dieu, 2003) 25
MỞ ĐẦU
Trang 4KCN đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình CNH ở hầu hết các quốcgia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á Các KCN phát triển nhanhchóng đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các quốc gia Tuy nhiên, sự tập trung côngnghiệp trong một khu vực nhất định càng ngày càng làm tăng các tác động xấu tới môitrường Vì vây người ta đã đặt ra câu hỏi : liệu có nên tiếp tục phát triển mô hình KCN
và nếu tiếp tục phát triển thì mô hình này sẽ phải thay đổi như thế nào?
Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ những năm 90 củathế kỷ XX trên cơ sở Sinh thái học công nghiệp (STHCN)
KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệmật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môitrường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường
và nguồn tài nguyên Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng”KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả màtừng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại
CHƯƠNG I:SINH THÁI CÔNG NGHIỆP
Trang 5I.Khái niệm sinh thái công nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất sạch hơn, người ta tìm ra hướngbảo vệ môi trường trên diện rộng (một nhóm cơ sở sản xuất, một KCN hoặc một quốcgia) Đó là sinh thái công nghiệp – "khoa học của sự phát triển bền vững" Khái niệmsinh thái công nghiệp (STCN) thể hiện ở hệ sinh thái công nghiệp – trong đó chất thải củaquá trình sản xuất này là nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác
STCN tập trung vào việc tối ưu hóa mức độ sử dụng năng lượng và nguyên liệu,giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất lên môi trường tự nhiên
và tạo ra sự hòa hợp giữa hệ công nghiệp với thiên nhiên Theo Lower (2001), mục tiêucủa STCN là:
Bảo vệ sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên;
Duy trì tính kinh tế cho sản xuất công nghiệp, kinh doanh và dịch vụthương mại
STCN mang lại cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh nhờ tiết kiệm năng lượng vàvật liệu, giảm chi phí xử lý chất thải… Hơn nữa, STCN giúp các cơ quan Chính phủhoạch định chính sách và quy định bảo vệ môi trường cùng với xây dựng tính cạnh tranhtrong kinh doanh
II.Trao đổi chất sinh thái công nghiệp
Quá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa của dòng vật chất vànăng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ côngnghiệp, đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ (Erkman, 1997; Manahan, 1999) Traođổi chất công nghiệp cung cấp cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệthống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững (Côté vàHall, 1995) Đây là cơ sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá cácnguồn phát thải cũng như các tác động của chúng đến môi trường (Anderberg, 1998)
Quá trình trao đổi chất đã có từ khi xuất hiện khoa học sinh học Khái niệm nàyđược sử dụng để mô tả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sinh vật sống Trao đổi chấtsinh học được sử dụng để mô tả các quá trình hóa sinh xảy ra luân phiên trong các phântử sinh học Sự giống nhay giữa quá trình trao đổi chất sinh học và trao đổi chất côngnghiệp là ‘các quá trình trao đổi chất có thể được chia thành 2 nhóm chính: quá trìnhđồng hóa và quá trình dị hóa Cũng như thế, một hệ STCN tổng hợp vật chất, hay thựchiện quá trình đồng hóa, và phân hủy vật chất, tức là thực hiện quá trình tương tự như quátrình dị hóa sinh học’ Trong một hệ sinh học, quá trình trao đổi chất xảy ra ở tế bào, ởcác cơ quan riêng biệt cũng như trong toàn bộ cơ thể sinh vật Tương tự như vậy, quá
Trang 6trình trao đổi chất công nghiệp cũng có thể xảy ra trong từng cơ sở sản xuất riêng biệt,trong từng ngành công nghiệp và ở mức toàn cầu Mặc dù có một số điểm khác biệt giữamột sinh vật sống và một cơ sở sản xuất Điểm cốt yếu là phải xác định rõ phạm vi màdòng vật chất và năng lượng tham gia vào quá trình chuyển hóa
Bảng 1: Sự khác nhau giữa sinh vật sống và cơ sở sản xuất
Sinh vật có khả năng tái sản sinh ra
chúng
Cơ sở sản xuất chỉ tạo ra sản phẩm hoặc dịch
vụ phục vụ
Sinh vật có tính đặc trưng và không thể
thay đổi đặc tính của chúng trừ khi trải
qua quá trình tiến hóa lâu dài
Cơ sở sản xuất có thể thay đổi mặt hàng sảnxuất cũng như dịch vụ thương mại từ dạngnày sang dạng khác Một cơ sở sản xuấtchuyển hóa nguyên liệu, bao gồm cả nhiênliệu và năng lượng, thành sản phẩm, phếphẩm và chất thải
Nguồn: Ayres, 1994
Trao đổi chất sinh học là quá trình tự điều chỉnh Đối với từng sinh vật, quá trìnhnày được thực hiện bởi những cơ chế sinh học chung Ở mức hệ sinh thái, quá trình nàyxảy ra thông qua sự đấu tranh sinh tồn giữa các sinh vật Một hệ sinh thái công nghiệpcũng là một hệ tự điều chỉnh Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ chế chính của quátrình là hệ kinh tế được vận hành theo quy luật cung – cầu” Một cách tổng quát, nhữngđiểm giống và khác nhau giữa quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ côngnghiệp được trình bày tóm tắt trong Bảng 2
Trang 7Bảng 2: Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công
nghiệp hiện tại
Đặc tính Hệ sinh thái tự nhiên Hệ công nghiệp hiện tại
Vật liệu
Có khuynh hướng cô đặc, chẳnghạn CO2 trong không khí đượcchuyển hóa thành sinh khối quaquá trình quang hợp
Hầu như được sử dụng một cáchphung phí để chế tạo ra vật liệukhác, vật liệu bị pha loãng quámức có thể tái sử dụng, nhưng lại
bị cô đặc đủ để gây ô nhiễm
Nguồn: Manahan, 1999.
Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu được duy trì bởi ba
nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy Nhóm sản xuất có thể là cây trồng và một
số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn nhờ quá trình quang hợp hoặc chuyểnhóa sinh hóa Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là động vật ăn cỏ hoặc động vật khác đểcung cấp năng lượng và protein cần thiết cho cơ thể chúng Nhóm phân hủy có thể là nấm
và vi khuẩn Nhóm này có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cầnthiết cho nhóm sản xuất Do đó, nhóm phân hủy cũng đóng vai trò của cơ sở tái chế Với
Trang 8nguồn năng lượng là ánh nắng mặt trời, thế giới tự nhiên có khả năng duy trì chu trìnhsản xuất-tiêu thụ-phân hủy một cách vô hạn Hay nói cách khác, một thực thể tồn tại độclập nhỏ nhất cũng là một hệ sinh thái
Trong các hệ công nghiệp, hoạt động sản xuất bao gồm tạo ra năng lượng vànhững sản phẩm khác Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà máy khác, con người(thị trường) và động vật Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và tái chế chất thải.Tuy nhiên, khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp không thể dựa vào nhóm phânhủy để tái sinh hoàn toàn vật liệu đã sử dụng trong quá trình sản xuất Hiện tại, hệ côngnghiệp vẫn thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả (Husar, 1994a) Đó là lý do tại saonhững vật liệu không mong muốn (cả chất thải và phế phẩm) được thải ra môi trườngxung quanh Xét theo khía cạnh này, hệ công nghiệp là một hệ thống không hoặc ít khépkín Để đạt tiêu chuẩn của một hệ sinh thái công nghiệp, các sản phẩm phụ và chất thảiphải được tái sử dụng và tái chế
Chu trình vật chất Dòng vật chất và năng lượng là hai yếu tố quan trọng trong quá
trình trao đổi chất công nghiệp (Manahan, 1999) Trong hệ công nghiệp hiện tại, có haihình thức sử dụng nguyên vật liệu Dạng thứ nhất gọi là hệ trao đổi chất một chiều Trong
hệ thống này không có sự liên hệ giữa nguyên vật liệu cung cấp cho hệ thống và sảnphẩm tạo thành (Hình 1) Quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ vật chất xảy ra không đikèm theo hoạt động tái sử dụng hoặc thu hồi năng lượng và nguyên liệu (Carr, 1998;Lowenthal and Kastenberg, 1998 Krrishnamohan and Heart, 2000) Dạng thứ hai có đặctính tái sử dụng tối đa dòng vật chất trong chu trình sản xuất nhưng vẫn cần cung cấpnguyên vật liệu và vẫn tạo ra chất thải cần thải bỏ (Hình 2) Theo Manahan (1999), trên
cơ sở hiểu biết quá trình trao đổi chất công nghiệp, chúng ta có thể tối ưu hóa hệ côngnghiệp để tăng đến mức tối đa hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chất thải và hạn chế đến mứcthấp nhất ô nhiễm môi trường bằng cách tự tạo chu trình vật chất khép kín Điều đó cónghĩa là chu trình vật chất có thể được khép kín càng nhiều càng tốt theo phương thức màvật liệu không cần thiết phải di chuyển quá xa đến nơi sử dụng/tái sử dụng Như vậy, thịtrường tiêu thụ phế phẩm/phế liệu/chất thải tại địa phương cần được phát triển để chuyểnhóa những vật liệu thải này thành sản phẩm có giá trị hơn
Trang 9Hình 1:Hình thức thứ nhất của hệ công nghiệp (Lowenthal and Kastenberg, 1998;
Krrishnamohan and Heart, 2000).
Hình 2:Hình thức thứ hai của hệ công nghiệp (Lowenthal and Kastenberg, 1998;
Krrishnamohan and Heart, 2000).
Hệ thống thích hợp nhất là mô hình cải tiến, tạo dòng vật chất khép kín trong hệcông nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất Điều này có thể đạt được bằng cácphương thức trao đổi, tái sinh, tái chế nguyên vật liệu và năng lượng giữa các cơ sở sảnxuất khác nhau trong hệ sinh thái công nghiệp
III.Hệ sinh thái công nghiệp
Năm 1989, Robert Frosch và Nicholas Gallopoulos đưa ra khái niệm hệ sinh tháicông nghiệp thể hiện ở “Sự chuyển hoá mô hình công nghiệp truyền thống (trong đó
Trang 10nguyên liệu đưa vào sau quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và chất thải, chất thải này bị
bỏ vào môi trường) sang mô hình tổng thể - hệ sinh thái công nghiệp Trong hệ sinh tháicông nghiệp, mức tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu được tối ưu hoá, chất thải sinh ragiảm thiểu tối đa, sản phẩm phụ và phế phẩm/phế liệu từ quá trình sản xuất này sẽ làmnguyên liệu cho quá trình sản xuất khác”
Hệ sinh thái công nghiệp áp dụng những nguyên lý tự nhiên để điều khiển hệ côngnghiệp tương tự như hệ sinh thái Hệ sinh thái công nghiệp được tạo thành từ tất cả cáckhâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp(Manahan, 1999) Thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp gồm:
Các dạng hệ sinh thái công nghiệp Một hệ sinh thái công nghiệp sẽ tận dụngnguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cảcác thành phần không phải là cơ sở sản xuất, ví dụ từ các hộ gia đình thuộc khu dân cư
Trang 11nằm trong khuôn viên của hệ thống đang xét Bằng cách này, lượng nguyên liệu và nănglượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sửdụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết Boons và Baas (1997)phân chia hệ sinh thái công nghiệp thành nhiều dạng khác nhau dựa trên ranh giới của hệthống: (1) theo chu trình vòng đời sản phẩm, (2) theo chu trình vòng đời nguyên liệu, (3)diện tích/vị trí địa lý, (4) theo loại hình công nghiệp và (5) loại hình hỗn hợp Các tác giảnày cho rằng tiêu chí để xác định ranh giới của hệ sinh thái công nghiệp là dựa trên vị tríđịa lý hoặc chuỗi sản phẩm/nguyên liệu Các loại hình hệ sinh thái công nghiệp này cóthể mô tả như sau:
- Hệ sinh thái công nghiệp theo chu trình vòng đời sản phẩm Trong trường hợpnày, ranh giới của hệ sinh thái công nghiệp được xác định theo các thành phần kinh tế (cảnhà sản xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể
- Hệ sinh thái công nghiệp theo chu trình vòng đời nguyên liệu Tương tự hệ sinhthái theo chu trình vòng đời sản phẩm, ranh giới của hệ sinh thái công nghiệp theo chutrình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thành phần liên quan đến một loạinguyên liệu cụ thể
- Hệ sinh thái công nghiệp theo diện tích/vị trí địa lý KCN Burnside ở Halifax(Canada), KCN Kalunborg (Đan Mạch) là những ví dụ điển hình về loại hình hệ sinh tháicông nghiệp này Trong trường hợp này, ranh giới địa lý không kể đến khu vực tiêu thụsản phẩm
- Hệ sinh thái công nghiệp theo loại hình công nghiệp Theo cách phân loại này,một nhóm các cơ sở sản xuất thuộc cùng loại hình công nghiệp hợp thành hệ sinh tháicông nghiệp Trong thực tế, loại hình hệ sinh thái công nghiệp này được xây dựng theođịnh hướng môi trường chung của từng loại hình công nghiệp
- Hệ sinh thái công nghiệp hỗn hợp Trong trường hợp này, khái niệm sinh tháicông nghiệp không đề cập đến một ranh giới cụ thể mà chỉ xem xét mối tương quan giữacác nhà máy có thể sử dụng phế phẩm/phế liệu của nhau Đây là loại hình thông dụngnhất
CHƯƠNGII:KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Khu công nghiệp sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch
vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xãhội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý cácvấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với
Trang 12nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổngcác hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.
Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máyhoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng
sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường (Salversen, 1996) Như vậy, các nhà
máy trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trườngchung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng(Fairfiel, 1996)
I.Các nguyên tắc xây dựng KCN sinh thái
Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên:
Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựachọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanhnghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…)
nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên
Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST
Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữadoanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bênngoài
Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước Tận dụng cácnguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất Sử dụng rộng rãi các nguồn nănglượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước v.v
Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể táitạo được Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh Hạn chế sử dụng các chấtgây độc hại
Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại
Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môitrường Tái sử dụng tối đa các chất thải
Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST:
Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như vớicác doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lýchất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện vớimôi trường
Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triểnmôi trường sinh thái trong và ngoài KCN
Trang 13Phát triển tổ hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở, ) và pháthuy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.
II.Các tiêu chí của KCNST
Theo Ernest A Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là cải thiện hiệu quả kinh
tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hoá các tác động môi trường của cáccông ty này Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ sở hạtầng và cây xanh (mới hoặc được trang bị thêm); sản xuất sạch hơn, phòng chống ônhiễm; sử dụng năng lượng hiệu quả; và hợp tác liên công ty Một KCNST cũng cố gắngmang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sựphát triển là tích cực
Một KCN sinh thái đúng nghĩa cần có nhiều hơn:
Một cụm doanh nghiệp tái chế;
(VD: một khu công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời);
trường;
Một khu vực phát triển hỗn hợp(công nghiệp, thương mại, và khu dân cư).Một khu công nghiệp sinh thái có thể có mặt bất cứ yếu tố nêu trên; tuy nhiên, để làmthành một khu công nghiệp sinh thái, nền tảng là sự phối hợp giữa các doanh nghiệpthành viên và giữa các doanh nghiệp với môi trường
Bên cạnh đó, khi xây dựng KCNST cần đạt (Carr, 1998):
Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu - năng lượng
Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy Giảm khoảng cách giữa các nhà
máy sẽ giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chiphí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt vàtrao đổi thông tin
III.Lợi ích của KCNST
III.1.Lợi ích cho công nghiệp
Trang 14a.Đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCNST
Giảm chi phí, tăng hiệu quả SX bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải.Điều này làm tăng tính cạnh tranhcủa sản phẩm
-Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lýchất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng cácdịch vụ hỗ trợ khác
Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản vàlợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST
b.Đối với nền công nghiệp nói chung:
KCNST là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: tăng giátrị SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm v.v…
Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương, làngnghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển
Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăngnhanh tốc độ triển khai công nghệ mới
Tóm lại, KCNST có thể mang lại các lợi thế cạnh tranh và lợi ích quan trọng trongthời điểm mà các KCN ở các nước châu Á không đáp ứng được nhu cầu phát triển côngnghiệp thời đại mới
III.2.Lợi ích cho môi trường.
Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảmnhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về SXS, baogồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và cácphương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác
Đảm bảo cân bằng sinh thái Trong suốt quá trình hình thành và phát triểnKCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống HTKH, lựa chọndoanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý, đều phù hợp với các điều kiện thực tế vàđặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh
Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lýriêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT
III 3.Lợi ích cho xã hội
KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân cận, thuhút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực côngnghiệp và dịch vụ
Trang 15Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống HTKT,
Tạo một bọ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làmthay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với SXCN lâu nay
KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập cácchính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập
Bên cạnh đó, một số các KCNST có thể có chi phí đầu tư không cao hơn các KCNthông thường, phụ thuộc vào các thiết kế trong dự án Ví dụ một số các công trình HTKTvới công nghệ mới có chi phí xây dựng và hoạt động thấp hơn
Các chi phí có thể phát sinh từ quá trình thiết kế, chuẩn bị địa điểm, đặc điểm hệthống HTKT, quá trình xây dựng và từ nhiều vấn đề khác Các nhà đầu tư cần lườngtrước vấn đề phát sinh này, đặc biệt là đối với các chủ đầu tư là nhà nước
IV.2.Phát triển và hoạt động
Là một “cộng đồng”, các DNTV trong KCNST cần phải liên hệ mật thiết với nhau
và không ngừng hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực Sự đình trệ, yếukém tại một mắt xích nào trong hệ thống cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của KCNST
IV.3.Các chính sách
Các yêu cầu mới trong việc phát triển KCNST có thê không được các cơ quanquản lý Nhà nước chấp thuận hay thông qua, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
có bộ máy hành chính phức tạp và tham nhũng cao
Rất nhiều chính sách môi trường của các nước đang phát triển tập trung vào việcxử lý đầu ra hơn là các giải pháp hạn chế của STHCN Các công ty cung cáp cũng gâythêm áp lực này với việc bán rẻ hay hỗ trợ các công nghệ và dịch vụ xử lý đầu ra Chủđầu tư KCNST cần vận động để thiết lập các chính sách và chiến lược mới theo phươnghướng sản xuất sạch và STHCN
V.Một số khu công nghiệp sinh thái trên thế giới.