1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM

33 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 333,63 KB

Nội dung

Với những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ những đốithủ đã khẳng định được vị thế , hay ngay cả những đối thủ mới như vậy,các nhà hoạch định chính sách Nông nghiệp Việt Nam đang cùng vớicác

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG 4

CỦA MICHAEL PORTER VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÚA GẠO THẾ GIỚI 4

1.1 Lý thuyết về mô hình kim cương của Michael Porter 4

1.1.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 4

1.1.2 Các điều kiện về Cầu 4

1.1.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan 5

1.1.4 Chiến lược cấu trúc Ngành và đối thủ cạnh tranh 5

1.2 Tổng quan về ngành lúa gạo trên thế giới 5

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới 5

1.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu gạo trên thế giới 6

1.2.3 Các đối thủ cạnh tranh 7

CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM 8

2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam trong thời gian qua 8 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam 8

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam và vấn đề thương hiệu 9 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành lúa Gạo Việt Nam qua mô hình kim cương 12

2.2.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 12

2.2.2 Điều kiện nhu cầu trong nước và thế giới 13

2.2.3 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ 14

Trang 2

2.2.4 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của ngành Gạo

Việt Nam 15

2.2.5 Vai trò của Chính phủ 15

2.2.6 Cơ hội và những thách thức của ngành gạo Việt Nam 17

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO 19

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO NGÀNH GẠO VIỆT NAM 19

3.1 Giải pháp về chính sách tín dụng và đầu tư cho sản xuất lúa gạo 19 3.2 Giải pháp cho phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, chế biến và lưu thông gạo 19

3.3 Giải pháp về thị trường 19

3.2 Xây dựng thương hiệu cho Gạo Việt Nam 20

KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, tính cạnh tranh của một quốc gia, một ngành kinh tế, haymột sản phẩm là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và cácngành công nghiệp khi bước vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thếgiới Vấn đề này đã được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, sơ khaitrong các lý thuyết cổ điển và dần hoàn thiện trong các lý thuyết mới.Một trong số đó phải kể tới Michael Porter – cha đẻ của lợi thế cạnhtranh, với lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (National CompetitiveAdvantage) Đây được xem là lý thuyết tiếp cận thương mại quốc tế toàndiện, đầy đủ nhất, kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các

lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệmkhá quan trọng : lợi thế cạnh tranh quốc gia Cũng chính vì điểm tiến bộ

đó, rất nhiều quốc gia, nhiều ngành kinh tế, nhiều sản phẩm đã vận dụng

lý thuyết này để tạo tính cạnh tranh cho mình

Việt Nam trên con đường hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu hoá,hầu hết các ngành kinh doanh, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều phảiđối mặt với bài toán về năng lực cạnh tranh, làm thế nào để có thể tạo ra

ưu thế vượt trội, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trênthương trường quốc tế Hiện nay những thương hiệu mang tầm quốc tếcủa Việt Nam có thể nói là đếm trên đầu ngón tay, chưa kể việc cácdoanh nghiệp Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của cácthương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ thâm nhập vào thịtrường nước ta Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn kémngay trên sân nhà chứ chưa kể đến môi trường quốc tế Ngành sản xuấtlúa gạo là một ví dụ điển hình Việt Namlà một nước hàng đầu thế giới

về xuất khẩu lúa gạo nhưng những thương hiệu nổi tiếng lại thuộc vềnhững quốc gia láng giềng ngay trong khu vực Đông Nam Á như TháiLan, Campuchia Với những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ những đốithủ đã khẳng định được vị thế , hay ngay cả những đối thủ mới như vậy,các nhà hoạch định chính sách Nông nghiệp Việt Nam đang cùng vớicác nhà khoa học trong và ngoài nước đề xuất các hướng đi trong tươnglai nhằm tạo dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam cạnh tranh trên thị

Trang 4

Với đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngành lúa gạo Việt Nam theo mô hình kim cương của Michael Porter” nhóm mong

muốn đưa ra phần nào những nhìn nhận rõ hơn về năng lực cạnh tranh

và các đề xuất chiến lược, giải pháp cho ngành lúa gạo Việt Nam trongthời gian tới nhằm đưa thương hiệu gạo Việt Nam lên tầm quốc tế

Nhóm tiểu luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn củaT.S Trương Đức Lực trong quá trình thực hiện bài tiểu luận Tuy nhiên

do kiến thức và tài liệu còn hạn chế nên nhóm khó tránh khỏi những saisót nên rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của Thầy

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÚA

GẠO THẾ GIỚI 1.1 Lý thuyết về mô hình kim cương của Michael Porter

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành,quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thươngtrường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với cácđối thủ cạnh tranh trực tiếp Mục đích của lý thuyết này là giải thích tạisao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một sốsản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnhtranh về một số sản phẩm Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sởlập luận rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ thuộcvào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó.Theo

lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của

4 nhóm yếu tố Mỗi liên kết của nhóm này tạo thành mô hình kimcương Các nhóm yếu tố đó bao gồm:

Biểu đồ 1.1: Mô hình kim cương của Michael Porter

1.1.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất

Điều kiện về các yếu tố sản xuất chính bao gồm sự phân cấp của cácyếu tố sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ các nguồn tàinguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và các yếu tốtiên tiến (ví dụ, hạ tầng truyền thông, lao động có kỹ năng và trình độ

Trang 6

giữa các yếu tố tiên tiến và cơ bản là mối quan hệ phức hợp Các nhân tố

cơ bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu mà sau đó sẽ được củng cố và mởrộng thông qua đầu tư vào các yếu tố tiên tiến Ngược lại, bất lợi về cácyếu tố cơ bản có thể tạo ra những áp lực phải đầu tư vào các yếu tố tiêntiến

1.1.2 Các điều kiện về Cầu

Porter nhấn mạnh tới vai trò của cầu trong nước trong việc giúpnâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia Thông thường, các công tythường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những khách hàng ởgần với họ nhất Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường trongnước đặc biệt quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của các sảnphẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự sángtạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm Porter lập luận rằng cáccông ty của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những ngườitiêu dùng trong nước của họ có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao Nhữngngười tiêu dùng như vậy sẽ tạo ra một sức ép lên các công ty trong nướcphải đáp ứng những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm cũng nhưphải sản xuất ra những mẫu mã sản phẩm mới

1.1.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Thuộc tính lớn thứ ba trong lợi thế cạnh tranh quốc gia về mộtngành là sự hiện diện của các ngành hỗ trợ và liên quan có sức cạnhtranh quốc tế Những lợi ích của việc đầu tư vào các yếu tố sản xuất tiêntiến bởi các ngành hỗ trợ và liên quan có thể sẽ lan tỏa sang một ngành,

từ đó giúp ngành này đạt được một vị trí cạnh tranh vững mạnh trên thếgiới Đây là một trong những kết quả có tính lan tỏa đáng chú ý nhấttrong nghiên cứu của M.Porter Tuy nhiên, trên phạm vị toàn thế giới, sựtập hợp này còn mang tính lẻ tẻ vả rời rạc

1.1.4 Chiến lược cấu trúc Ngành và đối thủ cạnh tranh

Thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong mô hình củaM.Porter đề cập về nội dung chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranhtrong phạm vi một quốc gia Ở đây, Porter chỉ ra hai điểm quan trọng.Thứ nhất, các quốc gia khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý quản lý

Trang 7

khác nhau giúp hoặc không giúp được gì cho họ trong việc tạo dựng lợithế cạnh tranh quốc gia.Điểm thứ hai mà Porter chỉ ra trong nội dungnày là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh mãnh liệt trong nước

và sự sáng tạo và trường tồn của lợi thế cạnh tranh trong một ngành.Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các công ty phải tìm kiếmcác cách cải tiến hiệu quả sản xuất, từ đó làm cho họ trở nên có sứcmạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới Đối thủ cạnh tranh trong nướctạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí

và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến

Ngoài ra còn có hai yếu tố khác có thể tác động tới bốn yếu tố cơbản trên, đó là : chính sách của Chính phủ và cơ hội Michael Porter chorằng thành công hay hay thất bại của một quốc gia trong một ngành côngnghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vicủa các nhân tố quyết định trong “mô hình kim cương” và một quốc giachỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nâng cấp đượclợi thế để vượt qua những bất lợi về các nhân tố Lợi thế cạnh tranh lâudài chỉ có thể đạtđược nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế cạnhtranh

1.2 Tổng quan về ngành lúa gạo trên thế giới

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới

Theo thống kê của Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giớiFAO, vào năm 2008- năm cuối khủng hoảng lương thực thế giới, toànthế giới đã sản xuất được 457 triệu tấn gạo, tổng tiêu thụ đạt 355 triệutấn, trong đó, xuất khẩu gạo đạt 31 triệu tấn và nhập khẩu gạo trên toànthế giới đạt 30 triệu tấn Tính trên đầu người, trung bình mỗi người dânđược cung cấp 53 kg gạo/năm, năng lượng cung cấp từ gạo đạt 544Kcal/ngày Sang đến năm 2011, toàn thế giới đã sản xuất được 482 triệutấn gạo (tăng 5,5% so với năm 2008), tổng tiêu thụ đạt 370 triệu tấn(tăng 4,2% so với năm 2008), trong đó, xuất khẩu gạo đạt 38 triệu tấn(tăng 22% so với năm 2008) và nhập khẩu gạo trên toàn thế giới đạt 33triệu tấn (tăng 10% so với năm 2008) Tính trên đầu người, trung bìnhmỗi người dân được cung cấp 54 kg gạo/năm, năng lượng cung cấp từ

Trang 8

3799 11053

Sản lượng xuất khẩu

Ấn Độ Việt Nam Thái Lan Pakistan Các nước khác

Biểu đồ 1.3: Sản lượng xuất khẩu gạo

Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới tập trung ở các nước ĐôngNam Á và Nam Á, nơi có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời Sảnlượng xuất khẩu gạo của 4 nước lớn bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, TháiLan, Pakistan đã chiếm đến 75% sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới

Sản lượng nhập khẩu gạo

Sản lượng nhập khẩu gạo

Biểu đồ 1.4: Sản lượng nhập khẩu các nước trên thế giới

Có thể nhận thấy, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo rất lớntrên thế giới do dân số đông, tiêu thụ lúa gạo lớn dù sản lượng sản xuất

Trang 9

của Trung Quốc rất lớn nhưng vẫn không đủ nhu cầu tiêu thụ trongnước Các thị trường nhập khẩu lúa gạo lớn còn tập trung ở các nướcChâu Phi, nơi tồn tại nhiều bất ổn về lương thực và các thị trường tiềmnăng tại Đông Nam Á và Châu Mỹ như Indonesia, Philippines, Brazilhay Mexico.

Biểu đồ 1.5: Giá lúa gạo một số nước trên thế giới

1.2.3 Các đối thủ cạnh tranh

Một trong những đối thủ lớn và truyền thống của Việt Nam là TháiLan Dự kiến nước này sẽ tiếp tục duy trì được thứ hạng cao nhất trongnăm 2015, với sản lượng gạo xuất khẩu sẽ vào khoảng gần 11 triệu tấn.Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Thái Lan, nước này đã xuấtkhẩu được 8,38 triệu tấn gạo và thu về 130,5 tỷ baht (1 USD = khoảng

32 baht) trong ba quý đầu năm 2014, tăng 70% về lượng và 29,8% vềgiá trị so với cùng kỳ năm ngoái Những con số này đã chính thức đưaThái Lan trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo số một thế giới Tiếp sau là Ấn

Độ với lượng xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn Đặc biệt,Chính phủ Ấn Độ

đã thực hiện chính sách tăng giá thu mua lúa gạo để đáp ứng nhu cầutrong nước cũng như xuất khẩu, thì đây sẽ trở thành đối thủ cạnh tranhrất mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế Thị trường xuất khẩu gạongày càng cạnh tranh quyết liệt Ngoài việc những đối thủ lớn truyềnthống vẫn rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn trước, đã xuất hiện nhữngnhà cung cấp mới, có tiềm năng lớn như Campuchia, Myanmar,Pakistan…Myanmar và Campuchia hiện đã qua mặt Việt Nam khi xuất

Trang 10

khẩu được nhiều loại gạo thơm với giá rất cao sang thị trường khó tínhnhư Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ…

Trang 11

CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA

GẠO VIỆT NAM 2.1Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam trong thời gian

qua

2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam

Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo của Việt Nam liên tục tăngtrưởng nhờ có các giống lúa mới, ngắn ngày, đáp ứng cho nhu cầu mởrộng diện tích canh tác hàng năm Các biện pháp kỹ thuật, canh tác tốtđược áp dụng trên phạm vi rộng, sản lượng và năng suất/đơn vị diện tích(ha) tăng lên đáng kể Tất cả những yếu tố trên đã đưa Việt Nam trởthành một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới Sảnlượng lúa ở nước ta đã có 19,23 triệu tấn (năm 1990) nhưng đến năm

2000 đã đạt được 32,51 triệu tấn Năng suất và diện tích canh tác lúatăng liên tục hàng năm đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt sản lượng ởmức là 42,31 triệu tấn vào năm 2011; 43,7 triệu tấn năm 2012 và 44,1triệu tấn năm 2013 Trong những năm ngần đây, thực hiện chủ trương tái

cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, diệntích trồng lúa có xu hướng giảm xuống nhưng tổng sản lượng vẫn tiếptục tăng là 44,84 triệu tấn năm 2014

tích (triệu ha)

Tổng sản lượng (triệu tấn)

Năng suất (tạ/ha)

Trang 12

Bảng 2.1: Tổng diện tích trồng lúa và tổng sản lượng lúa Việt Nam

từ 1990-2014

- Tại các tỉnh miền Bắc: Tính đến trung tuần tháng 10/2015, các tỉnh

miền Bắc đã thu hoạch 835,6 ngàn ha lúa mùa, bằng 71,8% diện tíchgieo cấy và bằng 95,6% so với cùng kỳ năm trước Riêng các tỉnh vùngĐồng bằng sông Hồng đã thu hoạch 426,5 ngàn ha, chiếm 76,3% diệntích gieo cấy và bằng 87,9% so với cùng kỳ năm trước Một số địaphương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đã thu hoạch khá nhanh gọn,gần như thu hoạch 100% diện tích gieo cấy như: Hà Nội, Vĩnh Phúc,Hưng Yên, Hà Nam và Ninh Bình Nhìn chung, thu hoạch lúa mùa nămnay trong điều kiện thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện giải phóng nhanhmặt bằng để tranh thủ gieo trồng cấy vụ đông Theo ước tính sơ bộ banđầu của các tỉnh, năng suất lúa mùa các địa phương miền Bắc ước đạttrên 50 tạ/ha, tăng nhẹ so cùng kỳ Sản lượng toàn miền ước đạt trên5,84 triệu tấn, giảm khoảng 1% so với vụ mùa 2014 do diện tích giảm1,3%

- Tại các tỉnh miền Nam: Lúa hè thu: Tính đến ngày 15/10/2015 các

tỉnh miền Nam đã thu hoạch được 1876,2 ngàn ha chiếm 97% so vớidiện tích gieo cấy Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã kết thúcthu hoạch, diện tích thu hoạch đạt 1644,8 ngàn ha, đạt 98,7% so với diệntích gieo cấy, sản lượng ước đạt 10,422 ngàn tấn, tăng khoảng 18,1 ngàntấn (+0,2%) Lúa thu đông: Tính đến trung tuần tháng 10 các tỉnh khuvực Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 666,9 ngàn ha, caohơn 0,4% so với cùng kỳ năm trước Diện tích lúa thu đông đã thu hoạchkhoảng 300 ngàn ha, bằng 45% so với diện tích gieo trồng, bà con nôngdân đang khẩn trương thu hoạch diện tích còn lại để đảm bảo đủ thờigian vệ sinh đồng ruộng, tránh dịch bệnh lây lan chuẩn bị cho vụ đôngxuân năm 2016 Lúa mùa: Nhìn chung tiến độ sản xuất lúa mùa năm naykhá nhanh so với cùng kỳ năm trước Tính đến ngày 15/10/2015 toànmiền cũng đã xuống 687,4 ngàn ha lúa mùa, tăng 12,3% so với cùng kỳnăm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu long đạt 313,7 ngàn ha,tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước Một số địa phương gieo cấy lúamùa sớm đã cho thu hoạch, diện tích thu hoạch đạt 92,7 ngàn ha, bằng12% diện tích xuống giống

Trang 13

vị tính

Thực hiện 15/10/201 4

Thực hiện 15/10/201 5

% so với Gieo

cấy

C.kỳ 2014

1 Thu hoạch lúa

mùa ở Miền Bắc

1000ha

3 Gieo cấy lúa

mùa ở miền Nam

1000ha

+ Đồng bằng sông

Cửu Long

Bảng2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất lúa gạo đến ngày 15/10/2015

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam và vấn đề thương hiệu

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong gần mộtphần tư thế kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới Nhờ Việt Nam cókhối lượng xuất khẩu gạo lớn, mà một số chuyên gia khi nói đến ViệtNam là nói đến một nước đã góp phần vào việc đảm bảo an ninh lươngthực thế giới Năm 1990, chúng ta đã có hơn một triệu tấn gạo xuất khẩu

ra thị trường thế giới và từ đó đến nay khối lượng và chất lượng gạo xuấtkhẩu đã không ngừng được tăng lên Không những thế, thị trường gạoxuất khẩu của ta cũng ngày càng được mở rộng từ châu Á, châu Phi,chúng ta đã vươn sang châu Âu, châu Mỹ Gạo của ta đã vào được cảnhững thị trường có khách hàng khó tính vào bậc nhất nhì thế giới nhưNhật Bản, Thủy Điển, các nước Trung Cận Đông… Hiện tại, gạo ViệtNam đã xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Trang 14

Biểu đồ 2.1: Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014

Trong rất nhiều năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn đứng trongtốp 3 quốc gia thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu Thành công trongxuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng tỷ USD, bên cạnh đó còn cóvai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lươngthực trên thế giới Việt Nam đã và đang chuyển dần từ việc mở rộngdiện tích canh tác sang sản xuất lúa theo hướng tăng chất lượng cũngnhư có giá trị cao Xu hướng này đang được hưởng ứng và ngày càngtăng lên nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa xuấtkhẩu Lượng gạo xuất khẩu 1,46 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng lên 2,05triệu tấn vào năm 1995 Sau 10 năm (2005) lần đầu tiên Việt Nam xuấtkhẩu 5,20 triệu tấn và đã mang về cho đất nước 1.3 tỷ USD Và lần đầutiên Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo đứngđầu thế giới vào năm 2011 với sản lượng xuất khẩu 7,1 triệu tấn đã đem

về cho đất nước 3,51 tỷ USD Đây là một kết quả cao nhất của Việt Namtrong nỗ lực đẩy mạnh cả ba mặt (số lượng, chất lượng và giá trị gạoxuất khẩu) kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường xuấtkhẩu gạo của thế giới Năm 2012 cũng là một năm thành công trong việcxuất khẩu gạo với lượng gạo xuất khẩu đạt 8,05 triệu tấn Tuy nhiên cácnăm tiếp theo, do thị trường diễn biến phức tạp, cạnh tranh trên thịtrường xuất khẩu lúa gạo diễn ra khốc liệt, cầu thị trường sụt giảm khiếngiá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh, đỉnh điểm là năm 2013chỉ đạt 6,61 triệu tấn và năm 2014 chỉ đạt 6,32 triệu tấn

0

1995

2000

2005 2010 2011 2012 2013 2014

Triệu

tấn

Trang 15

3.450

2.950

2.931

Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1990 đến 2014

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2010

2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,67% về khốilượng nhưng giảm 3,07% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014 So với 9tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trườngMalaysia tăng 18,58% về khối lượng và tăng 9,22% về giá trị, vươn lên

vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 9,11% thịphần; thị trường Gana tăng 12,29% về khối lượng và tăng 5,35% về giátrị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thịtrường Bờ Biển Ngà tăng 42,72% về khối lượng và tăng 35,51% về giátrị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam Các thịtrường có sự giảm đột biến trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳnăm 2014 là Phillipine (giảm 41,05% về khối lượng và giảm 45,27% vềgiá trị); Singapore (giảm 36,36% về khối lượng và giảm 33,58% về giátrị); và Hồng Kông (giảm 27,65% về khối lượng và giảm 34,56% vềgiáxtrị)

Trang 16

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2014

-2015

Tuy số lượng xuất khẩu hàng năm lớn, nhưng theo các doanhnghiệp (DN), thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đang gặp khó khăn dồndập, bởi sự cạnh tranh từ những đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan

Lý do cố hữu lâu nay khiến gạo Việt lép vế trên thị trường là do chưa cóthương hiệu, đặc biệt là thương hiệu gạo quốc gia Thực tế, điểm yếunhất của gạo Việt Nam là thiếu đồng đều về chất lượng, chủ yếu phânchia theo tỷ lệ tấm, thông dụng 5%, 15%, 25% Gạo Việt Nam có lợi thếtrên thị trường chủ yếu gạo trắng, hạt dài, nhưng không có tên giống.Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam lâu nay chủ yếutới các nước Nam Á và Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh - những thị trường nhu cầu gạo chất lượng thấp Theo các chuyêngia, tham gia các hiệp định thương mại như Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu(EU)… sẽ giúp gạo Việt Nam thâm nhập vào những thị trường khó tínhnhư Mỹ, Nhật Bản, EU Tuy nhiên, mối lo về chất lượng, an toàn thựcphẩm và mức độ định vị sản phẩm trên thị trường các nước, khiến gạoViệt Nam gặp nhiều thách thức Mặt khác, sự chủ động xây dựng cáckênh phân phối, tiếp cận thị trường quốc tế theo các kênh hàng riêng của

DN còn hạn chế, nên khả năng định vị gạo Việt Nam với người tiêudùng các nước còn yếu GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về lúagạo, cho rằng gạo xuất khẩu Việt Nam lâu nay được hệ thống thương láithu gom từ nhiều nơi, nhiều loại giống, sau đó DN chế biến, đấu trộnđem đi xuất khẩu Gạo trộn “năm cha bảy mẹ” như thế, không thể đăng

ký nhãn hiệu, thương hiệu, từ đó không có sản phẩm để đi xúc tiến

Ngày đăng: 21/05/2016, 19:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. “Cây lúa và chiến lược tăng trưởng” – Báo Đất Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa và chiến lược tăng trưởng
7. “Toàn cảnh thị trường lúa gạo tháng 08/2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh thị trường lúa gạo tháng 08/2015
8. “Hoạch định chiến lược dài hạn cho sản xuất lúa gạo xuất khẩu” – Báo kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định chiến lược dài hạn cho sản xuất lúa gạo xuất khẩu
1. Bài giảng TS. Trương Đức Lực về mô hình kim cương Khác
2. Số liệu Tổng cục Thống kê từ năm 1990 đến 2014 Khác
3. Số liệu thống kê của FOA Khác
4. Chiến lược cạnh tranh của M. Porter Khác
5. Lợi thế cạnh tranh của M. Porter Khác
9. Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w