Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu td923 (Trang 89 - 93)

III Phân bổ chi phí đ/tấn.km = (II.13)/(I.3) 1

01 Văn phòng Công ty

3.4. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

 Hiện nay, việc sang chiết nạp gas bình trái phép đang diễn ra rất phổ biến và ngày một gia tăng với các thủ đoạn tinh vi hơn. Sang chiết gas trái phép một mặt gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, mặt khác gây mất an toàn đối với người tiêu dùng. Thời gian vừa qua đã xảy ra hàng loạt các vụ nổ Gas do các cơ sở chiết nạp không đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng này, hoặc do chất lượng (bình gas, gas, thiết bị sử dụng ...) không đảm bảo an toàn. Vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng có các biện pháp chế tài mạnh, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động sang nạp Gas bình trái phép trên.

 Hỗ trợ Công ty trong việc đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng mới của LPG, như Gas chung cư, Autogas (Gas cho phương tiện giao thông). Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là đơn vị đầu tiên ứng dụng Autogas vào Việt Nam, cũng như mô hình Gas cung cấp cho các chung cư cao tầng. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao, thị trường còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Về vấn đề an toàn, môi trường, hay tính hiện đại của các thành phố thì Autogas hay Gas trung tâm sẽ rất cần thiết trong tương lai. Vì vậy, Chính phủ nên có những chương trình hỗ trợ Công ty Cổ phần Gas Petrolimex trong việc đầu tư vào các lĩnh vực mới này; như giảm thuế, trợ giá ...

 Trong những năm gần đây, giá Gas thế giới liên tục tăng và ở mức rất cao. Do đó, nhiều đơn vị sản xuất đã chuyển đổi từ sử dụng Gas sang các nhiên

liệu thay thế khác (chủ yếu là than). Do than vẫn được Nhà nước trợ giá nên sử dụng than chi phí sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đặt ra cho chúng ta nhiều bất cập như ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không tiết kiệm, ...

Vì vậy, đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách tăng cường quản lý đối với các cơ sở sản xuất sử dụng than trong vấn đề xử lý chất thải, khí thải, nước thải ...

KẾT LUẬN

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức. Thị trường Gas hóa lỏng Việt Nam được đánh giá là đang ở giai đoạn phát triển với quy mô tăng trưởng đều qua các năm. Tuy vậy, mức độ cạnh tranh của thị trường này ngày một khốc liệt hơn, thể hiện ở số lượng các hãng tham gia kinh doanh trên thị trường không ngừng tăng lên. Trước tình hình đó, duy trì và tăng thị phần là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Gas Petrolimex nói riêng.

Việc áp dụng cách tiếp cận quản trị chuỗi cung ứng vào trong doanh nghiệp đem lại những lợi ích và tác động tích cực to lớn. Trước hết, nó cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng thực hiện tốt chiến lược cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện để dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ luận văn với đề tài: “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex”, bám sát vào mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:

Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng. Các nội dung chủ yếu được nghiên cứu bao gồm: Khái niệm, quá trình phát triển, nội dung cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa.

Về mặt thực tiễn, luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex đến thời điểm năm 2007. Trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung của việc ứng dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng, luận văn đưa ra một số nhận xét về ưu, khuyết điểm của mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex.

Ở phần cuối của luận văn, vận dụng hệ thống lý luận kết hợp với phân tích thông tin từ thực tiễn, khả năng điều kiện của doanh nghiệp, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng hàng hóa của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex. Ngoài ra, luận văn còn đề xuất một số kiến nghị đối với Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước về các vấn đề liên quan đến thị trường LPG, đảm bảo thị trường hoạt động công bằng mang lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội.

Do điều kiện trình độ cũng như thời gian còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhận xét, góp ý của các Thầy, Cô cùng tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu td923 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w