Hệ thống dây chuyền SX niêm bình gas

Một phần của tài liệu td923 (Trang 45 - 51)

- Phòng Công nghệ đầu tư: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng

8 Hệ thống dây chuyền SX niêm bình gas

SX niêm bình gas

Italia, Đài Loan 2003 942

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính (2007), “Báo cáo tài chính năm 2007”)

Công ty đã đầu tư hầu hết máy móc thiết bị mới khi bước sang cổ phần hóa, thông thường là gần 6 năm đưa vào sử dụng nên có thể nói mức độ hiện đại của máy móc thiết bị của Công ty tại khu vực thị trường phía Bắc là tương

đối hiện đại. Các hệ thống, dây chuyền được đầu tư chủ yếu là bán tự động hoặc tự động, giảm thiểu được một số công đoạn thủ công trước đây, rút ngắn được chu kỳ sản xuất của sản phẩm, đảm bảo hoàn thành thời gian giao hàng tới các đại lý.

2.1.5.2. Đặc điểm lao động  Lao động

Tại thời điểm ngày 31/12/2007, Công ty có 723 lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ khác nhau. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (81%) là yếu tố quyết định nhất đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu về lao động được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Đơn vị: Người Phân loại 2005 2006 2007 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 643 100 695 100 723 100 1. Theo giới - Nam 446 69 459 66 492 68 - Nữ 197 31 236 34 231 32 2. Theo trình độ - Trên đại học 8 9 9 - Đại học 286 44 299 43 304 42 - Cao đẳng và trung cấp 75 12 90 13 101 14 - Tốt nghiệp PTTH 274 43 297 43 309 43 3. Theo tính chất - Lao động trực tiếp 494 77 549 79 586 81 - Lao động gián tiếp 149 23 146 21 137 19

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Tổ chức – Hành chính, “Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007”)

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, quy mô của Công ty không ngừng tăng trưởng thì lực lượng lao động của Công ty cũng được thường xuyên bổ sung, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Điều này được thể hiện qua số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, 81% trong tổng số lao động của Công ty. Trong đó, số lao động qua đào tạo hiện tại chiếm khoảng 57% tổng số lao động.

Do yêu cầu mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, số lượng lao động được tuyển đều qua các năm. Số người có trình độ đại học năm 2005 là 286 người, năm 2007 là 304 người. Đặc biệt số người có trình độ trên đại học năm 2004 là 1 người thì đến năm 2007 là 9 người.

Đối với lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, Công ty đã trực tiếp mở các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn về ngành hàng khí hóa lỏng.

Tiền lương

Hiện tại, công tác trả lương của Công ty được xem là khuyến khích được các đối tượng lao động. Hình thức trả lương chủ yếu là theo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ đóng góp vào hiệu quả chung của Công ty của từng lao động, phần nào tránh được tâm lý đánh đồng, ỉ lại của lao động.

+ Đối với khối lao động trực tiếp: Công ty khoán theo số lượng công việc hoàn thành.

Tại các Kho đóng nạp, xưởng bảo dưỡng, kiểm định vỏ bình …, người lao động sẽ được hưởng lương theo sản lượng mà họ trực tiếp làm ra trong kỳ.

Trên cơ sở sản lượng kế hoạch và định mức tiêu hao, Công ty sẽ khoán đến từng đơn vị.

Tại các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp của Công ty, người lao động sẽ được hưởng lương theo hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng. Công ty sẽ giao giá giao cho các Cửa hàng, quy định giá trần, sàn. Cửa hàng tự quyết định giá bán cũng như chương trình bán hàng của mình (đảm bảo đúng quy định chung của Công ty và không xâm hại đến các đơn vị trong ngành), đảm bảo có lợi nhuận. Như vậy, hầu như các Cửa hàng của Công ty có thể chủ động hoàn toàn trong việc bán hàng của mình, kể cả việc thuê thêm lao động làm bán thời gian, cũng như đưa ra các chương trình chiêu thị.

+ Đối với khối lao động gián tiếp: Công ty trả lương theo hiệu quả kinh doanh của từng tháng. Trong tổng nguồn lương thực hiện sẽ trích 15% trả cho người lao động dựa trên thâm niên công tác, hệ số lương cơ bản của Nhà nước (lương vòng 1). 85% quỹ lương còn lại sẽ trả cho người lao động dựa trên mức độ đóng góp của từng người, trên cơ sở bình chọn của các phòng ban và hội đồng xét lương của Công ty (lương vòng 2). Bên cạnh đó, các cá nhân xuất sắc sẽ được trích thưởng kịp thời với mức độ từ 1,5 đến 5 triệu đồng/tháng (ngoài lương).

Với chính sách khoán lương như trên sẽ tạo động lực cho người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên, nhanh chóng hoàn thành được đơn đặt hàng, thời gian giao hàng cho các đại lý. Tuy nhiên đôi khi cũng tạo ra áp lực trong công việc, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa một số lao động trong Công ty. Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch xây dựng chương trình khoán lương tới tất cả các bộ phận trực tiếp, như các phòng Kinh doanh.

2.1.5.3. Đặc điểm nguyên vật liệu

Là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, do vậy, nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng gần tương tự như sản phẩm đầu ra. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một đơn vị sản xuất được khí đốt hóa lỏng (LPG) đó là Nhà máy tách khí Dinh Cố (Vũng Tầu), đi vào hoạt động từ tháng 6/1999. Sản lượng LPG của Nhà máy Dinh Cố đáp ứng được khoảng 30% đến 35% tổng nhu cầu tiêu thụ của thị trường Việt Nam. Do vậy, nguồn sản phẩm đầu vào chủ yếu của Công ty là nhập khẩu nên nguồn sản phẩm đầu vào của Công ty có nguồn gốc cả trong nước và nhập khẩu. Thị trường Công ty nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là từ Trung Quốc (30% - 60%), Singapore (1% - 10%), Thái Lan (9%-16%).

Bên cạnh đó, yêu cầu về trình độ công nghệ đối với sản phẩm này khá khắt khe trong quá trình lưu trữ, sang chiết, xử lý các sản phẩm cũng như cung cấp cho khách hàng các thiết bị theo công nghệ tiên tiến để đảm bảo độ an toàn cao. Bởi vì sản phẩm Gas tồn tại trong điều kiện tự nhiên ở dạng khí và ở dạng lỏng dưới áp suất cao và rất nguy hiểm nếu để phát tán trong không khí. Vì vậy Công ty đã lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị có uy tín trên thế giới như Comap - pháp, Cavagn - Italy, SRG - Đức, Rego - Mỹ, Fisher - Mỹ. Cũng như đầu tư các dây chuyền bảo dưỡng vỏ bình gas (sơn sửa, kiểm định) tại các khu vực miền Bắc và miền Nam nhằm nâng cao tính chất an toàn cũng như thương hiệu của sản phẩm Gas Petrolimex.

Thị trường đầu vào chủ yếu của Công ty là thị trường nước ngoài một mặt tạo được uy tín vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo, nhưng bên cạnh đó cũng là những khó khăn đối với Công ty. Nhất là trong thời điểm thị trường khan hiếm hoặc các chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ của các quốc gia tại từng thời kỳ khác nhau. Bên cạnh đó, là các yếu tố rủi ro

về vận chuyển, tỷ giá … Dưới đây sản lượng nhập khẩu từ các quốc gia của Công ty trong thời gian qua.

Bảng 2.5: SẢN LƯỢNG LPG NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC

Đơn vị: Tấn

Quốc gia Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Trung Quốc 37.871 49.823 79.246 Nhà máy Dinh Cố (PetroVietnam) 35.363 37.516 38.997 Thái Lan 15.219 18.311 11.422 Singapore 9.975 9.517 725 Tổng 98.428 115.167 130.390

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính, “Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007”)

Trong thời gian gần đây, Công ty chủ yếu nhập sản phẩm từ Trung Quốc (chiếm tới 60-70% tổng sản lượng của toàn Công ty). Nguồn hàng này mặc dù Công ty mua lại từ Trung Quốc nhưng xuất xứ chính là từ các nước thuộc vùng Bắc Á. Sở dĩ Công ty phải mua lại của Trung Quốc vì các quốc gia này chỉ bán với số lượng lớn (khoảng 20.000 đến 50.000 tấn/tầu), chuyên chở dưới nhiệt độ rất thấp (từ -40 oC đến -60oC). Hiện tại, cầu cảng ở Việt Nam chưa có đủ điều kiện để tiếp nhận những chuyến tàu có số lượng như trên. Việc phải mua qua một đơn vị khác sẽ làm cho chi phí cao hơn là mua trực tiếp từ nhà sản xuất, tuy nhiên hiện tại các hãng kinh doanh LPG trên thị trường Việt Nam đều đang chịu chung tình cảnh như thế này.

2.1.5.4. Đặc điểm nguồn vốn

Khi thành lập Công ty Cổ phần Gas Petrolimex có số vốn điều lệ là 250 tỷ đồng, trong đó:

Một phần của tài liệu td923 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w