Kinh nghiệm chống thất thu thuế tại một số địa phương trong cả nước 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÁT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ ĂN UỐNG TẠI CHI
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Biện pháp tăng cường chống thất thu thuếđối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuếQuận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêngtôi
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trungthực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chépcủa bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứcông trình nghiên cứu nào khác trước đây
Hải Phòng, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đào Thị Thanh Hòa
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các Thầy côViện sau đào tạo Đại học - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, đã truyền đạtkiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những câu trả lời giúp tôi hoànthành bài luận văn này
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS.Vũ Trụ Phi - Viện sau đàotạo Đại học - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, người đã tận tình hướngdẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học này
Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đãgiúp đỡ tôi trong thời gian qua
Ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THUẾ, CHỐNG THẤT THU THUẾ 7
1.1 Thuế và thất thu thuế 7 1.1.1 Khái quát chung về thuế 7 1.1.2 Thất thu thuế 8 1.2 Cơ sở pháp lý về thuế và chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống 16 1.2.1 Quy định về nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống 16 1.2.2 Quy định về chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống trên địa bàn Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 21 1.3 Kinh nghiệm chống thất thu thuế tại một số địa phương trong cả nước 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÁT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ ĂN UỐNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 23
Trang 42.1 Khái quát chung về Chi cục thuế Quận Hồng bàng, thành phố Hải
2.1.1 Giới thiệu chung 23
2.1.2 Đánh giá chung kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế quận HồngBàng, thành phố Hải Phòng 26
2.2 Tình hình thực hiện công tác thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống trong thời gian qua tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng 29
2.2.1 Thực trạng công tác chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinhdoanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng 33
2.3 Đánh giá chung về công tác chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng
49
2.3.1 Những kết quả đạt được 49
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ ĂN UỐNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HỒNG BÀNG 53 3.1 Định hướng hoạt động của Chi cục thuế quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 53
3.2 Một số biện pháp chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 56
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GTGT Giá trị gia tăng
WTO Tổ chức nhân đạo thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống các văn bản pháp lý 17 Bảng 1.2 Cơ Cấu Tổ Chức Tại Chi Cục Thuế Quận Hồng Bàng 26 Bảng 2.1 Tình hình thu ngân sách tại chi cục thuế quận Hồng Bàng từ năm 2011 đến năm 2015 27 Bảng 2.2 Số thu theo cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng từ năm 2011 đến năm 2015 30 Bảng 2.3 Bảng phân loại nợ thuế 36 Bảng 2.4 Kết quả kiểm tra vi phạm đối với ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng 43 Bảng 2.5 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp 44 Bảng 2.6 Kết quả thu thuế của các doanh nghiệp Kinh doanh ngành nghề ăn uống 48
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 2.1 Cơ cấu ngành nghề và đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận 32 Biểu 2.2 Phân loại nợ thuế 37 Biểu 2.3 Kết quả thu thuế qua công tác kiểm tra 44
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi bắt đầu có hìnhthái Nhà nước, dù trong hình thái xã hội, vai trò, phương diện nào, đều phátsinh một hay nhiều khoản đóng góp bắt buộc mang tính một chiều, đó làThuế Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc của các tổ chức, cánhân cho Nhà nước, tuỳ theo mức độ và thời hạn được quy định, Thuế khôngmang tính hoàn trả trực tiếp, mà chủ yếu nhằm sử dụng cho mục đích công ỞViệt Nam, các Luật thuế được ban hành và đảm bảo tính thực thi thông quacác biện pháp mệnh lệnh hành chính, mang tính thuyết phục, giáo dục vàcưỡng chế bằng hệ thống công vụ của Nhà nước, tuy nhiên, để thực sự khẳngđịnh vai trò của Thuế vào hệ thống các Văn bản pháp lý có hiệu quả, hiệu lực,đưa công tác Quản lý Thuế trên phạm vi cả nước với tầm ảnh hưởng cụ thể vàquy định rõ, xâu chuỗi các hệ thống quy phạm về Thuế đối với quyền và tráchnhiệm của các cơ quan hữu quan, các cá nhân và toàn xã hội một cách khoahọc là một vấn đề đòi hỏi cả về mặt thời gian, công sức và trí tuệ của toàncộng đồng xã hội, chính vì vậy Luật Quản lý thuế hiện nay đã được ban hành
và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007 đã góp phần làm minh bạch thêm côngtác quản lý thuế tại Việt Nam, tạo hành lang pháp lý “sâu, rộng” cho hoạtđộng quản lý thuế Nhìn chung, pháp luật thuế của nước ta luôn nhận được sựđồng thuận của đa số quần chúng nhân dân và được đông đảo người dânnghiêm chỉnh thực hiện
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người nộp thuế (NNT) chưachấp hành tốt pháp luật về thuế như: Kinh doanh (KD) nhưng không tiến hànhthủ tục đăng ký thuế; không nộp hoặc nộp không đúng hạn hồ sơ khai thuế,nộp không đủ các thông tin cần thiết liên quan đến thuế; Báo cáo các thôngtin không đầy đủ và chính xác; không nộp hoặc nộp không đúng hạn tiền thuếvào Ngân sách Nhà nước (NSNN); Cố tình trốn, gian lận thuế Tình trạngtrên hiện còn đang diễn ra, không nhiều nhưng khá phổ biến
Trang 9Thuế là một khoản đóng góp băt buộc của các tổ chức, cá nhân choNhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tínhchất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội Vìvậy, quản lý thuế đang và luôn là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
Tuy nhiên, quản lý thuế đối với doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam hiệnnay đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép ngày càng tăngđối với nhiệm vụ thu thuế của Nhà nước Nhất là đối với những doanh nghiệpkinh doanh ngành nghề dịch vụ, ăn uống, nhà hàng, khách sạn Một trongnhững thách thức lớn đó là sự đa dạng hành vi khi tuân thủ pháp luật thuế của
DN Phức tạp hơn khi hành vi tuân thủ về thuế ra bài toán lớn đối với cơ quanthuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế của DN
Trong khi nguồn lực cho quản lý thuế ở các nước đang phát triển hiệnnay là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các DN ngày một tăng lên dẫn đến nhiềukhó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép phải tăng thu NSNN hàngnăm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển Đây là khókhăn lớn mà ngành thuế cần phải vượt qua
Từ những thách thức nói trên, cơ quan quản lý thuế (QLT) ở nhiềuquốc gia đang có những nỗ lực đổi mới hệ thống quản lý thuế của mình dựatrên chính những điểm mạnh họ sẵn có, xây dựng chiến lược quản lý thuế đốivới DN dựa trên quan điểm DN hay phạm vi rộng hơn là đối tượng nộp thuế(ĐTNT) chính là khách hàng của cơ quan thuế Chiến lược quản lý thuế đốivới DN ở nhiều quốc gia vì vậy hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuânthủ của các nhóm DN khác nhau Lợi ích kỳ vọng rất nhiều từ chiến lược này
là tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của DN và làm thay đổi hành vi tuânthủ pháp luật thuế của những DN phản kháng với nghĩa vụ thuế theo hướngtích cực hơn Chiến lược quản lý thuế dựa trên sự tuân thủ của DN giảm gánhnặng quản lý hành chính thuế, đặc biệt ở những thành phố lớn có số lượng
DN tăng trưởng nhanh Những chiến lược hướng về “khách hàng” bắt đầuđược xây dựng và thực thi ở các nước phát triển từ thập niên những năm 70
Trang 10của Thế kỷ trước và hiện nay đang thực hiện ở nhiều nước đang phát triển.Cùng với chiến lược hướng tới khách hàng, nhiều quốc gia đã và đang xâydựng cơ chế tự khai tự nộp (TKTN) thuế Lợi ích của cơ chế này đã đượckhẳng định, đó là làm tăng tính tự nguyện, chủ động của NNT, đồng thời sẽgiảm chi phí quản lý hành chính thuế và nâng cao hiệu lực quản lý thông qua
tự nguyện, đầy đủ của hầu hết các DN, đảm bảo nguồn thu kỳ vọng choNSNN Trong bối cảnh hành vi và đặc điểm của DN ngày càng phức tạp, tạicác thành phố lớn, “đầu tầu” như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,hoạt động quản lý thuế cần đạt được mục tiêu tuân thủ cao nhất, đặc biệt là tới
sự tự nguyện của DN Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi cách quản lý thuế
ở Hải Phòng nói riêng và toàn quốc nói chung có sự đổi mới gần như hoàntoàn về quan điểm, chiến lược, chính sách quản lý thuế đối với DN so vớitrước đây
Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thứcnhưng kinh tế của quận Hồng Bàng vẫn giữ được ổn định với mức tăngtrưởng trên địa bàn Sự phát triển đồng bộ trên địa bàn, khi tăng trưởng kinh
tế, cùng với ý thức chấp hành pháp luật thuế của DN ngày càng cao, số đónggóp vào NSNN ngày càng lớn, năm sau có tốc độ tăng cao hơn năm trước.Nhờ phát triển trên địa bàn, tăng trưởng về thu ngân sách mà địa phương cóthêm nguồn để chi cho đầu tư phát triển và giải quyết nhiều vấn đề trọng tâmcủa xã hội như giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, dịchbệnh Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận DN, cá nhân kinh doanhchưa chấp hành tốt các quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế, chây ỳ, trốn
Trang 11tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước Đặc biệt có trường hợp cố tình viphạm pháp luật để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, trốn thuế, thể hiện tínhtuân thủ pháp luật Thuế thấp Nhất là đối với doanh nghiệp kinh danh ngànhnghề ăn uống dịch vụ nhà hàng, khách sạn
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước
và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu
tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006 Đốivới mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sảnxuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia Sau 20 năm thực hiện đường lối đổimới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế
và chính trị Là thành viên của WTO, nước ta có được vị thế bình đẳng trongviệc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội thiết lập một trật
tự kinh tế mới công bằng, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đấtnước, của doanh nghiệp Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất
cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm Đồngnghĩa với đó là Ngân sách Nhà nước sẽ mất đi một khoản thu đáng kể do vậy
mà việc chống thất thu thuế ngày càng cấp thiết Sự biến động trên thị trườngcác nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải
có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tìnhhình, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trườngthế giới Ngành dịch vụ ăn uống cũng là ngành thất thu thuế lớn Tình trạngnày đã gây ra nhiều tác động tiêu cực như làm mất kỷ cương; gây thất thu choNSNN; làm mất bình đẳng trong cạnh tranh và hoạt động kinh doanh; tácđộng xấu tới thông tin trên địa bàn, ảnh hưởng tới vai trò điều tiết vĩ mô củaNhà nước, Vậy mức độ tuân thủ pháp luật của DN ra sao? Những nguyênnhân nào liên quan đến hành vi không tuân thủ pháp luật thuế của họ? Cầnthực hiện những giải pháp gì để chống thất thu đối với doanh nghiệp kinh
Trang 12doanh ngành nghề này ? Đó là những câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu và
đề ra các Giải pháp trong công tác quản lý thuế trên địa bàn Quận Hồng Bànghiện nay
“Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuếGTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uốngtại Chi cục thuế quận Hồng Bàng" để tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đềchung nhất về thuế và quản lý thuế, tìm hiểu thực trạng quản lý thuế ở ViệtNam trong giai đoạn gần đay và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơncông tác quản lý thuế ở Việt Nam”
Để góp phần trả lời những câu hỏi trên đây, Tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Các biện pháp chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật về thuế củacác doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống trong thời gian vừa qua, đềxuất giải pháp nhằm tăng cường sự chống thất thu thuế đối với các doanhnghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính tuân thủ chấp hành pháp luật
Trang 13thuế của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh ngành nghề ăn uống, dịch vụ trênđịa bàn quận Hồng Bàng
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016-2020
1.4 Kết cấu nội dung luận văn
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về thuế, chống thất thu thuếChương 2: Thực trạng thất thu và chống thất thu thuế đối với các doanhnghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng,thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp chống thất thu thuế đối với các doanhnghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng,thành phố Hải Phòng
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THUẾ,
CHỐNG THẤT THU THUẾ
1.1 Thuế và thất thu thuế
1.1.1 Khái quát chung về thuế
“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp quiđịnh đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đápứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Thuế là hình thức phân phối lại bộ phậnnguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp
Do đó, tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ mộtlợi ích nào mà xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước Nhưvậy , thuế mang tính cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định”
Trang 15“Thuế luôn gắn với quyền lực nhà nước, là hai phạm trù không thể táchrời: Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế làphương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước” [1].
Như vậy, việc nộp thuế của DN đảm bảo cho Nhà nước có thể thựchiện được các mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thông qua đó để thống kê,kiểm soát, hướng dẫn, khuyến khích, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinhdoanh (SXKD), các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo
sự cân đối trong nền kinh tế và thực hiện các định hướng phát triển của đất nước
“Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN ở hầu hết các nước trên thếgiới Thuế tài trợ cho các hoạt động cơ bản của chính phủ Vì vậy, quản lýthuế phải hướng đến việc khai thác tối đa nguồn thu này Tuy nhiên, để tăngtrưởng và ổn định số thu của NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuếcũng cần chú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế Khôngnên thu thuế với thuế suất quá cao, thu thuế bằng mọi giá Xây dựng mộtchính sách thuế phải phối hợp với việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ
mô khác Các chính sách thuế của nhà nước, dù trực tiếp hay gián tiếp đều cótác động đến thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tác động đến cáchoạt động kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tương lai”
1.1.2 Thất thu thuế
1.1.2.1 Khái niệm và các dạng thất thu thuế
Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng khách quan vốn có của bất
kỳ hệ thống thuế khóa nào “Trong đó nó phản ánh hai mặt vấn đề là lợi íchcủa Nhà nước và lợi ích của NNT Những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức
có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sởvật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN,song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà nhữngkhoản tiền đó không được nộp vào NSNN”
Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộptheo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà họ đang kinh doanh Các
Trang 16doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thấp hơnnhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanhthu thậm chí khai sai thuế suất.
Thất thu từ hoạt động ăn uống, cho thuê nhà nghỉ còn lớn do nhà nướcchưa có các biện pháp quản lý các hoạt động này có hiệu quả.Các cá nhân,các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thường không khai báo, không đăng kýnộp thuế nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước
Vì lợi ích cá nhân cán bộ thuế móc ngoặc với người nộp thuế để làmgiảm số thuế phải nộp vào NSNN để chia chác
Bất kỳ doanh nghiệp nào sinh ra, hoạt động sản xuất kinh doanh đề đặtmục tiêu hàng đầu của mình là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinhdoanh càng lớn, bên cạnh những lợi ích của doanh nghiệp thi cũng phải cónghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước mà chủ yếu là nộp thuế cho Nhà nước Tuynhiên, một số doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, làm lợi cho đơn vị mình,cho bản thân cá nhân của chủ doanh nghiệp nên đã có nhiều hành vi, hoạtđộng kinh doanh trái với pháp luật quy định, đặc biệt là khối doanh nghiệp tưnhân, các công ty kinh doanh mặt hàng ăn uống, nghiêm trọng là hành vi trốnthuế thường xuyên xảy ra
- Về thất thu thuế GTGT: Hiện nay Luật thuế GTGT thay thế thuếdoanh thu và lợi tức trước với nhiều tính ưu việt hơn, khắc phục được việcthuế chồng lên thuế như trước đây và có hai phương pháp tính thuế: thứ nhất
là tính trực tiếp trên GTGT, thứ hai là phương pháp khấu trừ Nếu kết quả sốdương thì đó là số thuế GTGT phải nộp trong tháng, ngược lại nếu kết quả âmthì được khấu trừ tiếp vào kỳ sau hoặc được hoàn thuế Lợi dụng điểm này đểkhấu trừ thế đầu vào căn cứ vào số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGTđơn vị mua hóa đơn, viêt hóa đơn trên nhỏ, dưới to nhằm chiếm đoạt tiền thuếcủa Nhà nước
- Về thất thu doanh thu: Các doanh nghiệp không khai báo doanh thuhoặc bán hàng không ghi nhận doanh thu, không xuất hóa đơn để trốn thuế
Trang 17doanh thu và thuế GTGT.
- Về thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tìm mọicách đưa chi phí vào nhiều hơn so với thực tế, khấu hao tài sản không đúngquy định, không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để cơ quan chứcnăng khó phát hiện việc tính tăng chi phí nguyên vật liệu… khai báo khôngtrung thực số lãi trước thuế để nộp không đúng, thậm chí không nộp khoảnthuế này
1.1.2.2 Các nguyên nhân gây ra thất thu thuế
a Nguyên nhân chủ quan
Số thuế thực thu hàng năm, hàng quý, thậm chí hàng tháng đều đượcquản lý và công bố rõ ràng, công khai trong hệ thống thuế nói riêng và hệthống tài chính công nói chung, song xác định tốt số thu thuế dự tính hay dựbáo chính xác số thuế có thể thu được lại không hề đơn giản
“Trong thực tế, việc quản lý thuế và đánh giá mức độ tuân thủ thuếcũng như mức độ thất thoát nguồn thu thuế ở Việt Nam đều dựa trên so sánhvới dự toán thu thuế hàng năm Một trong những hạn chế lớn nhất trong quản
lý thuế ở Việt Nam hiện nay là khả năng dự báo chính xác số thu thuế tiềmnăng, từ đó có căn cứ đánh giá mức độ tuân thủ và thất thoát nguồn thu thuế,trên cơ sở đó hoạch định cơ chế chính sách chống thất thoát nguồn thu thuế”.{2}
Tuy đã cải cách thuế nhưng đến nay hệ thống thuế vẫn chưa thật sựhoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở chưa thật sự hợp lý Sự thông thoáng của Phápluật trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho người nộp thuế, người nộp thuếđược tự chủ trong việc tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật;người nộp thuế được tự in, tự đặt in, quản lý và sử dụng hóa đơn, chính sáchcải cách thủ tục hành chính đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người nộp thuếtrong hoạt động kinh doanh Bên cạnh những doanh nghiệp tự giác chấp hànhnghiêm túc thì còn rất nhiều đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của cơ chéchính sách để cố tình vi phạm, cố tình trốn thuế gây thất thoát lớn cho Ngân
Trang 18sách Nhà nước Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽphải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà họ đang kinhdoanh Các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khaithấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí,giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất.
b Nguyên nhân khách quan
- Do xuất phát từ người nộp thuế: “Để có thể đảm bảo quyền lợi củagiai cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chitiêu của mình Trong lịch sử phát triển của xã hội nhà nước ra đời là tất yếukhách quan trong xã hội có giai cấp Với quyền lực của mình nhà nước đặt racác loại thuế buộc mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội phải tuân theo.Nhucầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều thì mức động viên của thuế càng cao.Mặt khác đây là lĩnh vực khó, có tính đặc thù, chủ yếu dựa vào sự tự giác củachủ doanh nghiệp và hộ kinh doanh lĩnh vực nhà hàng Nguyên nhân chủquan phía doanh nghiệp và hộ kinh doanh là một số người ý thức tự giác chấphành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước chưa cao, đã kê khai không đúnggiảm doanh số hoặc khai khống chi phí làm giảm thu nhập tính thuế Đối vớikhách hàng là những người sử dụng các dịch vụ thì chỉ có các tổ chức, cánhân có nhu cầu thanh, quyết toán mới yêu cầu người quản lý nhà hàng xuấthóa đơn, còn hộ gia đình hoặc cá nhân đi ăn uống thì không cần hóa đơn, dovậy doanh nghiệp cũng không xuất hóa đơn, không kê khai, nộp thuế Nhưvậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích củangười kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi”
Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quanthuế làm việc Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽtrong công tác quản lý thuế
- Nguyên nhân từ cơ quan thuế: “Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lýNhà nước là công tác tuyên truyền pháp luật thuế đối với doanh nghiệp, cánhân kinh doanh nhà hàng chưa thường xuyên; sự phối hợp giữa cơ quan thuế
Trang 19với các ngành, các cấp, các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, nhất làviệc kiểm tra, giám sát Nhận thức và trình độ quản lý của một bộ phận cán
bộ, công, viên chức có liên quan đến quản lý kinh doanh nhà hàng, khách sạncòn hạn chế gây thất thu ngân sách Nhà nước Có thể do bộ máy tổ chức kémhiệu quả, trình độ quản lý còn yếu, hay có thể do chính sách thuế thay đổi liêntục, diễn giải không rõ ràng hoặc có thể do trình độ chuyên môn của cán bộquản lý chưa cao, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luậtthuế do đó sẽ dẫn đến thực hiện sai Lực lượng cán bộ thuế không đủ để giámsát tất cả các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Vấn đề quan trọng nhất hiệnnay là làm sao để các chủ kinh doanh hiểu được việc chấp hành nghĩa vụ thuế
là trách nhiệm của người kinh doanh; đồng thời người dân cũng phải lấy hóađơn khi đi ăn uống, không nên có tâm lý ngại ngùng”
Công tác kiểm tra, thanh tra thuế mặc dù đã được cải thiện nhưng hiệuquả chưa cao Tình trạng chưa nắm bắt đủ thông tin, đánh giá đúng đối tượng
mà vẫn tiến hành kiểm tra, thanh tra do vậy không phát hiện được vi phạmcủa các cơ sở Bên cạnh đó việc xử lý các hành vi trốn thuế, lậu thuế còn chưanghiêm, mức xử phạt còn quá nhẹ không có tính răn đe khiến cho tình trạngtrốn thuế, buôn lậu vẫn tái phạm
Hệ thống thuế ngày càng tăng cả về số lượng và thể loại, nhiều loạithuế lại có mức thuế suất lại quá thấp nhưng nhiều loại thuế có mức thuế suấtcòn quá cao, do vậy chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanhnghiệp và người lao động chính vì vậy mà việc thực hiện thuế còn gặp nhiềukhó khăn
- Trốn thuế GTGT: “Doanh nghiệp cố tình kê khai thiếu doanh thu của
một số hoạt động, không kê khai doanh thu, chi tiền ăn ca, tiền phụ cấp khônghợp lý, viết hóa đơn GTGT ghi giá bán trên hóa đơn không đúng với thực tếthu tiền, áp dụng thuế suất 0% không đủ các điều kiện quy định”
Thuế GTGT đầu vào: “để tăng thuế khấu trừ các doanh nghiệp kê khaihóa đơn GTGT đầu vào trùng lắp, kê khai hoàn thuế, khấu trừ thuế các loại
Trang 20hóa đơn bất hợp pháp, chưa kể các hóa đơn không mang tên công ty hoặckhông phục vụ mục đích kinh doanh”.
- Trốn thuế TNDN: “Lợi dụng cơ chế tạm nộp, nhiều cơ sở đã sử dụngbằng hình thức cố ý khai tăng chi phí, thậm chí có lãi nhưng kê khai lỗ để trốnthuế Luật thuế TNDN quy định về thời hạn nộp thuế đối với cơ sở sản xuấtkinh doanh tạm nộp hàng quý và quyết toán số thuế phải nộp cả năm vào thờiđiểm đầu năm sau” Một số dạng vi phạm về thuế TNDN như sau:
- Bán hàng không ghi nhận doanh thu: khai thiếu doanh thu bán hàng
ăn uống cho khách lẻ…
- “Khấu hao tài sản không đúng thời gian quy định, tài sản không cóhóa đơn chứng từ hợp pháp, tài sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụngcủa doanh nghiệp”
- Doanh nghiệp thường khai khống làm tăng chi phí phải trả cho ngườilao động nhằm giảm thuế TNDN phải nộp do tiền lương, tiền công, trợ cấpcho người lao động đa số bằng tiền mặt
- Một số doanh nghiệp không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vậtliệu để cơ quan chức năng khó phát hiện việc tính tăng chi phí nguyên vật liệu
- Xác định sai hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi về thuế vàkhông được ưu đãi về thuế làm giảm số thuế TNDN phải nộp
“Bên cạnh đó thì hiện tượng thông đồng giữa các doanh nghiệp trongviệc hợp thức hóa chứng từ bằng hợp đồng kinh tế khống, xuất hóa đơn trên ítdưới nhiều để cùng nhau chiếm đoạt số tiền chênh lệch thuộc về ngân sáchNhà nước Một số đơn vị có sử dụng hóa đơn không ghi đủ các tiêu thức hoặcghi chép không trung thực mã số thuế cũng như địa chỉ của bên mua hàng gâykhó khăn trong công tác thanh tra đối chiếu của cơ quan thuế Tình hình thấtthu thuế, trốn lậu thuế vẫn đang là yếu tố quan trọng trong lối sống và cách xửthế của một số nhà kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của nhà kinhdoanh hầu như ai cũng muốn nộp thuế một cách thấp nhất, thậm chí có không
ít trường hợp trốn lậu thuế lại được khen là người kinh doanh giỏi”
Trang 211.1.2.3 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế
a Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế
- Năm 2015 là năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng vì là năm cuối thựchiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
- Thị trường toàn cầu có những bất ổn Kinh tế thế giới chưa lấy lạiđược đà tăng trưởng và phục hồi chậm
- Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu
- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị quyết số 19/NQ-CP vềnhững nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015 - 2016
Ở Việt Nam, thuế GTGT và TNDN là hai sắc thuế có đóng góp lớnnhất cho NSNN hàng năm
Từ khi nước ta đã gia nhập WTO với xu hướng hội nhập của kinh thếthế giới, theo cam kết nhiều loại thuế nhập khẩu đã được miễn, giảm đồngnghĩa với đó là một nguồn ngân sách lớn của nhà nước đã bị mất Để đảm bảochi tiêu của mình bên cạnh việc hoàn thiện, nghiên cứu và đưa ra sắc thuếmới, nhà nước cần phải tăng cường các biện pháp quản lý các loại thuế hiện
có nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế nhất làđối với các sắc thuế
Mặt khác hai sắc thuế GTGT và thuế TNDN còn là hai sắc thuế quantrọng, là công cụ đắc lực của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh
tế, thông qua việc ưu đãi về miễn, giảm thuế nhà nước có thể khuyến khíchđầu tư vào một ngành, một lĩnh vực hay một địa bàn nào đó
Nhà nước tuy có thể có nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu xãhội của mình Nhưng ngoài ra việc quản lý tốt hai sắc thuế này cũng góp phầnđảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụthuế đối với nhà nước
Trang 22b Thực trạng quản lý thuế ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước
Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh ở nước tatăng nhanh trong những năm gần đây.”Tuy nhiên trên thực tế không phải cácdoanh nghiệp nào cũng đăng ký kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanhnhưng không đăng ký thuế ngay do vậy đã gây ra không ít khó khăn cho cơquan thuế trong việc quản lý đối với các doanh nghiệp này”
“Mặc dù đã được sửa đổi, bổ xung nhiều lần nhưng luật thuế ở nước tavẫn còn hạn chế, bất cập do vậy đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp lợidụng để lách luật nhằm mưu lợi cho riêng mình không những làm mất nguồnthu cho NSNN mà còn gây mất ổn định cho nền kinh tế Hiện nay cùng với sựphát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các thủ đoạn trốn lậu thuế các giao dịchtrên thị trường ngày càng phức tạp, do vậy cũng diễn ra ngày càng tinh vi vàphức tạp rất khó phát hiện”
* Trong luật thuế GTGT: “Đặc điểm nổi bật của thuế GTGT là việckhấu trừ đầu vào được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào do đó tạo điềukiện cho việc thu thuế ở khâu sau, có tác dụng kiểm tra thuế ở khâu trước.Tuy nhiên để thực hiện được phải quản lý được công tác ghi chép hóa đơn, sổsách phải rõ ràng, minh bạch Nhưng các doanh với mục tiêu tối đa hóa lợinhuận, các doanh nghiệp này thường tìm cách trốn thuế, tránh thuế và mộttrong những cách để trốn thuế là tăng số tiền thuế khấu trừ đầu vào nhưngkhông có thật, do vậy các doanh nghiệp này thường sử dụng hóa đơn giả, muahóa đơn ở các công ty ma, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp có thôngbáo bỏ trốn để hợp lý các khoản thuế đầu vào Hiện nay với cơ chế tự khai, tựtính và tự nộp thuế các doanh nghiệp cũng lợi dụng triệt để nhằm chiếm dụngtiền thuế của nhà nước bằng cách kê khai thuế đầu ra giảm, thuế đầu vào tănglên so với thực tế hay nộp chậm tiền thuế Ngoài ra lợi dụng chính sách hoànthuế nhiều doanh nghiệp đã lập hồ sơ khống xin hoàn thuế với số thuế lên tới
Trang 23hàng chục tỷ đồng, số tiền này rất khó có thể thu hồi lại được vì các doanhnghiệp sau khi đã được hoàn thuế thường biến mất”
* Đối với thuế TNDN: “Với ý thức chấp hành luật thuế chưa cao cácdoanh nghiệp thường tìm cách trốn, tránh thuế Các hình thức chủ yếu màdoanh nghiệp thường áp dụng như: các doanh nghiệp còn tìm cách làm giảmdoanh thu (ví dụ như bỏ sót doanh thu, bán hàng không xuất hóa đơn…), khaităng các khoản chi phí được trừ”
Ngoài ra tần suất thanh tra còn thấp, các chế tài xử lý các hành vi trốnthuế còn quá nhẹ không có tính răn đe
1.2 Cơ sở pháp lý về thuế và chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống
1.2.1 Quy định về nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống
Thực hiện sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống chính sách thuế đã đảmbảo mục tiêu góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khíchđầu tư, khuyến khích đổi mới, thể hiện tốt vai trò là công cụ quan trọng quản
lý và điều tiết vĩ mô có hiệu quả của Nhà nước đối với nền kinh tế
Hệ thống chính sách thuế đã bao quát được cơ bản các nguồn thu cầnđiều tiết phát sinh trong nền kinh tế, tiếp tục khẳng định thuế là nguồn thu chủyếu của ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý về thuế, phí và lệphí vào ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và đảmbảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển xã hội, đảm bảo an ninh quốcphòng của đất nước
Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2015, công tácquản lý thuế bước đầu đã được hiện đại hóa cả về phương pháp quản lý, thủtục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, ứng dụng côngnghệ thôn tin, một bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế,bao quát các nguồn thu, giảm thất thu thuế, góp phần bảo đảm thu đúng, thu
đủ và kịch thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời từng bước
Trang 24kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh,qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môitrường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng Ý thức chấp hành pháp luật củangười nộp thuế cũng được nâng cao hơn qua thực hiện cơ chế cơ sở sản xuấtkinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước phápluật Cụ thể hệ thống thuế giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 như sau:
Bảng 1.1 Hệ thống các văn bản pháp lý
TT Số hiệu
văn bản
Ngày ban hành Tên văn bản Luật thuế
1 26/2012/QH13 22/11/2012
Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuếThu nhập cá nhân
2 31/2013/QH13 19/06/2013
Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giátrị gia tăng
3 71/2014/QH13 26/11/2014
Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các Luật về thuế
cá nhân
3
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều Luật thuế giá trị giatăng
Trang 25TT Số hiệu
văn bản
Ngày ban hành Tên văn bản
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Nghị định về thuế
gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân
6
Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày8/02/2013 hướng dẫn thực hiện việc giahạn, giảm một số khoản thu NSNN theoNghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡkhó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, giảiquyết nợ xấu
7
Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày15/5/2013 v/v hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010của Chính phủ quy định về hoá đơn bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ
Trang 26TT Số hiệu
văn bản
Ngày ban hành Tên văn bản
9
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuếgiá trị gia tăng và Nghị định số209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều Luật Thuế giá trị giatăng
10
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày18/06/2014 của Bộ Tài chính về việc hướngdẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CPngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhậpdoanh nghiệp
11
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thihành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việcsửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghịđịnh quy định về thuế
12
26/2015/TT-BTC
27/02/2015 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày
27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn vềthuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghịđịnh số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Nghị định về thuế vàsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
Trang 27TT Số hiệu
văn bản
Ngày ban hành Tên văn bản
và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhậpdoanh nghiệp
14
Thông tư số 193/2015/TT-BTC ngày24/11/2015 sửa đổi, bổ sung Thông tư số219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BộTài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giátrị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CPngày 18/12/2013 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều Luật Thuế giá trị gia tăng
1.2.2 Quy định về chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống trên địa bàn Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Áp dụng đồng thời các quy định văn bản về áp dụng nghĩa vụ thuế đốivới các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ăn uống Chi cục thuế quậnHồng Bàng tập trung hoàn thiện các thể chế, thủ tục hành chính thuế theohướng đơn giản, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trongthực hiện pháp luật thuế như: giảm tuần suất khai, nộp thuế; thay đổiphương pháp tính thuế, ngưỡng tính thuế giá trị gia tăng Cùng với đó Chicục thuế quận Hồng Bàng thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính thuế,đồng thời niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuế tại trụ sở cơ quan
Trang 28thuế, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản
cơ chế chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và ngân hàng theo phương thứcđiện tử Việc này sẽ cho phép sau khi ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế,
cơ quan thuế sẽ kết nối được với ngân hàng để kiểm soát ngay dòng tiền và tựđộng trích số tiền DN nợ để nộp vào NSNN
- Cục Thuế Tỉnh Đăk Nông
Cục Thuế đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm trachống thất thu, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế.Theo hướng này, Cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung rà soátthay thế các DN trong kế hoạch kiểm tra có dấu hiệu rủi ro thấp bằng các DN
có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; đôn đốc các trường hợp bị xử lý qua thanh tra,kiểm tra nộp tiền thuế vào NSNN theo quy định Cục Thuế cũng tăng cường
rà soát, phân loại nợ; giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từngcán bộ để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý, thu nợ hiệuquả; đồng thời chủ động phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các ngân hàngthương mại, các tổ chức tín dụng cung cấp, trao đổi thông tin để thu hồi kịpthời tiền nợ thuế thông qua tài khoản hoặc tài sản thế chấp của DN Bên cạnhviệc tham mưu với UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo chính quyền các huyện, thị
xã và các sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp tốt với cơ quan thuế tăng
Trang 29cường quản lý thu ngân sách, chống thất thu và xử lý nợ thuế, Cục Thuế đãhợp tác chặt chẽ với Phòng PC 46 Công an tỉnh Đắk Nông để kịp thời pháthiện, xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật thuế, góp phần tạo môi trường cạnhtranh bình đẳng giữa các DN.
- Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai
Thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đượcgiao, những tháng đầu năm Cục Thuế Đồng Nai đã triển khai đồng bộ nhiềugiải pháp Căn cơ nhất là việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế, quy trìnhquản lý và đẩy mạnh ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro để lựa chọn đúngđối tượng cần thanh tra, kiểm tra Tiếp đến là đối chiếu, đánh giá để phân loạicác lĩnh vực, đối tượng có nguy cơ gian lận, thất thu thuế cao Dựa trên cáccăn cứ của công tác quản lý, Cục Thuế đã chủ động phối hợp với các cơ quanliên quan triển khai các biện pháp quản lý để phát hiện hành vi, yếu tố bấtthường trong hoạt động của DN để kịp thời can thiệp
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THÁT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH NGÀNH NGHỀ ĂN UỐNG TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát chung về Chi cục thuế Quận Hồng bàng, thành phố Hải Phòng
2.1.1 Giới thiệu chung
Đối với Chi cục Thuế quận Hồng Bàng ”Việc thực hiện phương phápNNT tự tính, tự kê khai thuế đã phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan thuế vàNNT NNT chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộpthuế của mình, cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý việc thu nộp thuế, pháthiện những hành vi vi phạm các luật thuế và xử lý theo đúng quy định Do bỏchế độ thuế chuyên quản, ngành Thuế đã tập trung nguồn lực để tăng cườngcông tác thanh tra việc thu nộp thuế Cơ quan thuế đã ban hành quy trìnhnghiệp vụ thanh tra thuế; đồng thời, tiến hành sắp xếp bố trí cán bộ thuế theohướng tăng số lượng cán bộ thuế làm công tác thanh tra thuế, trình độ cán bộcũng được nâng cao để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới Có thể nói kết quảđạt được thông qua công tác thanh tra thuế là rất lớn”
Chi cục Thuế quận Hồng Bàng là Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuếthành phố Hải Phòng
Căn cứ quyết định số 729 QD-TCT ngày 18 tháng 06 năm 2007 củatổng cục trưởng tổng cục thuế về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củaChi cục thuế trực thuộc cục thuế, Chi cục thuế quận Hồng Bàng có cơ cấu tổchức và nhiện vụ của từng bộ phận tại Chi cục thuế như sau:
Chi cục trưởng
Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của Chi cục, căn cứ vào tìnhhình phát triển kinh tế của huyện để lên kế hoạch, tổ chức quản lý mọi mặt vềhoạt động của Chi cục Chi cục trưởng Chi cục thuế quận Hồng Bàng chịu
Trang 31trách nhiệm trước cục trưởng Cục thuế thành phố Hải Phòng về toàn bộ hoạtđộng của Chi cục mình quản lý.
Phó Chi cục trưởng:
Chi cục thuế quận Hồng Bàng có ba Chi cục phó và chịu trách nhiệmtrước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công trong đó:
Một Chi cục phó phụ trách đội kiểm tra thuế số 1 và đội tuyên truyền
và hỗ trợ người nộp thuế, đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Một Chi cục phó phụ trách vấn đề hành chính, đội kiểm tra thuế số 2 vàđội dự toán - kê khai kế toán thuế và tin học
Một Chi cục phó phụ trách vấn đề trước bạvà một số đội thuế trên địa bàn
Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợngười nộp thuế về chính sách pháp luật thuế trong phạm vi Chi cục quản lý
Đội dự toán - kê khai kế toán thuế và tin học
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử
lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; Hướngdẫn về nghiệp vụ quản lý, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chứcthuế trong Chi cục thuế; Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sáchnhà nước được giao của Chi cục thuế Quản lý và vận hành trang thiết bị tinhọc, triển khai cài đặt, hướng đẫn các phần mềm ứng dụng tin học phục vụcông tác quản lý thuế
Đội Kiểm tra thuế
Chi cục thuế Hồng Bàng có 2 Đội Kiểm tra thuế giúp Chi cục trưởngChi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải quyết tốcáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thuthuộc thẩm quyền của Chi cục thuế
Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế,cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi
Trang 32quản lý của Chi cục thuế.
Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, vănthư, lưu trữ; Công tác quản lý nhân sự: Quản lý tài chính, quản trị; Quản lý ấnchỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý
Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý quản lý thu lệ phí trước bạ,thuế chuyển quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuếđất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản phát sinh trên địa bàn thuộc Chi cụcquản lý
Đội thuế liên phường
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhânnộp thuế trên địa bàn xã, thị trấn được phân công
Chi cục có 5 đội thuế liên phường thực hiện thu thuế trên 11 phường, 2chợthuộc địa bàn quận Hồng Bàng
Đội thuế liên phường số 1 gồm phường Phạm Hồng Thái và Chợ SắtĐội thuế liên phường số 2 gồm phường Phan Bội Châu và Chợ Tam BạcĐội thuế liên phường số 3 gồm phường Quang Trung, phường HoàngVăn Thụ, phường Minh Khai
Đội thuế liên phường số 4 gồm phường Hạ Lý, phường Thượng Lý,phường Trại Chuối
Đội thuế liên phường số 5 gồm phường Sở Dầu, phường Hùng Vương,phường Quán Toan
Có thể khái quát bộ máy của Chi cục thuế quận Hồng Bàng qua sơ
đồ sau:
Trang 33Bảng 1.2 Cơ Cấu Tổ Chức Tại Chi Cục Thuế Quận Hồng Bàng
Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Đội kiểm tra thuế số 1
Đội quản lý
nợ và cưỡng chế thuế
Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
Các Đội thuế liên phường
2.1.2 Đánh giá chung kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Số thu Ngân sách là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thuthuế Công tác quản lý có tốt thì triển khai công tác thu thuế mới tiến hànhđược tốt Thông qua công tác quản lý doanh nghiệp và các hộ kinh doanh sẽgiúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng hộ kinh doanh đăng ký, kê khainộp thuế, tình hình kinh doanh đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, tư
đó có thể đưa ra các giải pháp quản lý thu thuế phù hợp
Trang 34Bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách tại chi cục thuế quận Hồng Bàng
Tỷ lệ thực thu so với dự toán % 105,25 109,36 102,26 112,69 131 107
II Chi tiết các loại thuế
Tỷ lệ thực thu so với dự toán % 100,96 101,43 111,31 115,67 120,19 107
3 Thuế môn bài
Tỷ lệ thực thu so với dự toán % 100,18 100,24 100,32 100,33 100,42 100
4 Thuế Tài nguyên
Trang 35STT Chỉ tiêu Tỷ lệ 2011 2012 2013 2014 2015 Bình
quân
( Số liệu tại Chi cục thuế quận Hồng Bàng)