LỜI MỞ ĐẦU Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định, trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên lý: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa. Rõ ràng văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô vô giá của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ cao và bền vững nếu như được xây dựng trên nền tảng văn hóa. Điều đó được chứng thực tại Mỹ ( nước đầu tiên khởi xướng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp). Các nhà nghiên cứu Mỹ khi tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động , thành tựu và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đã kết luận rằng, mỗi doanh nghiệp đều có nền tảng riêng. Và, hầu hết các doanh nghiệp thành công đều duy trì, giữ gìn nền văn hóa doanh nghiệp riêng của mình. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Với hầu hết những lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới “Văn hóa doanh nghiệp”, vì vậy họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa nơi mà họ thường gắn bó và làm việc. Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện đại. Phân tích Văn hóa kinh doanh của Việt Tiến để thấy được tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Việt Tiến như thế nào. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 3 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3 2. HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN. 3 2.1. Tên thương hiệu. 3 2.2. Các thương hiệu con của May Việt Tiến. 4 CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1. VĂN HÓA KINH DOANH 5 1.1. Các khái niệm 5 1.2. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh 5 1.3. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh 6 1.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh 7 1.5. Văn hóa kinh doanh Việt Nam 7 2. VĂN HÓA DOANH NHÂN 9 2.1. Khái niệm văn hóa doanh nhân 9 2.2. Những nhân tố tác động tới văn hóa doanh nhân 9 2.3. Các bộ phận cấu thành của văn hóa doanh nhân 10 2.4. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân 11 2.5. Văn hóa doanh nhân của công ty cổ phần may Việt Tiến 11 3. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 13 4 . XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 16 4.1. Tình hình triển khai văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Việt Tiến. 25 4.2 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của công ty Việt 26 KẾT LUẬN 27 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” tên giao dịch là Pasific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bảo Tàimột doanh nhân người Hoa làm giám đốc. Tháng 51977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là doanh nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13111979 Xí nghiệp gặp hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy vậy, Việt Tiến nhanh chóng đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường, xí nghiệp được Bộ Công Thương chấp nhận nâng lên thành Công ty may Việt Tiến. Ngày 3082007 Tổng công ty may Việt Tiến được thành lập trên cơ sở tổ chức lại công ty may Việt Tiến thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹcông ty con. Hiện nay Việt Tiến bao gồm 12 xí nghệp, 17 công ty con và công ty liên kết. Bên cạnh lĩnh vực hoạt động đa dạng khác như : Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ nghàng may công nghiệp; đầu tư kinh doanh tài chính…Thì những sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển, mở rộng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng. 2. HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN. 2.1. Tên thương hiệu. Tên Tiếng Việt là Công ty cổ phần May Việt Tiến. Tên giao dịch quốc tế là VIETTIEN GARMENT CORPORATION. Tên viết tắt la VTEC.Thương hiệu Việt Tiến được xây dựng ngay từ khi công ty được thành lập với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên, công ty sẽ cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thương hiệu Việt Tiến được biết đến như một nhãn hiệu thời trang dành cho công sở như áo sơ mi, quần âu, quần kaki. Với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, bên cạnh còn có thêm các ngành kinh doanh khác như: Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng, sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp, thiết bị điện âm thanh và ánh sáng. Kinh doanh máy in, chuyển giao công nghệ, điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn, hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng.... Logo của May Việt Tiến : 2.2. Các thương hiệu con của May Việt Tiến. Việt Long : một số mang phong cách công sở, một số mang phong cách thời trang thoải mái tiện dụng. TT up: dòng thờ trang mang phong cách sành điệu. San Sciaro : dòng thời trang cao cấp mang phong cách Ý. Manhattan: dòng thời trang cao cấp mang phong cách Mỹ. Vee Sandy: thời trang thông dụng giành cho giớ trẻ, năng động. CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. VĂN HÓA KINH DOANH 1.1. Các khái niệm Khái niệm văn hóa Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa. Đó là do bản thân các vấn đề văn hóa rất phức tạp, đa dạng, do vậy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau nên dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm văn hóa. Cho đến nay đã có khoảng 400 500 khái niệm về văn hóa. Một con số rất lớn đủ để hiểu sự phong phú của khái niệm văn hóa. Ta có thể tiếp cận theo khái niệm sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình Khái niệm văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách cư xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. 1.2. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, là một bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy nó cũng mang những đặc điểm chung của văn hóa như: Tính tập quán: hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ thể. Tính cộng đồng: văn hóa kinh doanh bao gồm những giá trị những tập tục, những lề thói… mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Nếu một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc đó không trái pháp luật. Tính chủ quan: tính chủ quan của văn hóa kinh doanh được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh. Tính khách quan: mặc dù văn hóa kinh doanh là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập… nên văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay cả với chính chỉ thể kinh doanh. Tính kế thừa: văn hóa kinh doanh là sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh. Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ nhưng sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian sẽ làm cho các giá trị của văn hóa kinh doanh trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn. Tính học hỏi: có những giá trị của văn hóa kinh doanh không thuộc về văn hóa dân tộc hay văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra. Những giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiệm hoặc được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác… tất cả các giá trị đó được tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hóa kinh doanh. Tính tiến hóa: kinh doanh rất sôi động và luôn thay đổi, do đó văn hóa kinh doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanhcũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới. 1.3. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc Thể chế xã hội Quá trình toàn cầu hóa Khách hàng Sự khác biệt và giao lưu văn hóa Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 1.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh Triết lý kinh doanh Đạo đức kinh doanh Văn hóa doanh nhân Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa ứng xử trong kinh doanh 1.5. Văn hóa kinh doanh Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, văn hóa kinh doanh ở Việt Nam cũng bước đầu định hình và đạt được những thành tựu nhất định, biểu hiện ở triết lý kinh doanh, chiến lược, cách thức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Doanh nhân Việt Nam dần dần được tôn trọng và được coi như những chiến sĩ tiên phong cho công cuộc chấn hưng đất nước. Vể văn hoá doanh nhân, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay xây dựng thương hiệu theo hướng những cá nhân có tác phong chuyên nghiệp, có trình độ quản lý và năng lực; tầm nhìn. Trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, triết lý kinh doanh cũng được xác định rõ thông qua sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình thành mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi ích của cả dân tộc. Họ đã hướng đến việc tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, hình thức đẹp và giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, được xã hội và người tiêu dùng chấp nhận; thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, tạo được uy tín đối với khách hàng; tích cực đổi mới trong nắm bắt thông tin, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo ra được nhiều việc làm, quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công, chú ý bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân, mà còn vì sự phát triển của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh; động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân vươn lên.Mục đích ấy đang được thể hiện ngày càng rõ nét trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp; cũng đã được thể hiện trong các doanh nghiệp có hàng hóa được người tiêu dùng bình chọn đạt chất lượng cao trong những năm gần đây. Những danh hiệu “Sao đỏ”, Sao vàng đất Việt … là sự ghi nhận và tôn vinh rõ ràng nhất của xã hội đối với các doanh nghiệp, doanh nhân văn hoá điển hình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, trình độ văn hoá kinh doanh ở nước ta còn thấp và thiếu tính đồng bộ, thiếu những yếu tố và điều kiện đủ cho một nền văn hoá kinh doanh hiện đại, tiên tiến mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Xuất thân từ nền văn hoá tiểu nông, nên đa phần các doanh nghiệp trong nước vẫn giữ cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tuỳ tiện, thiếu chuyên nghiệp, thiếu sáng tạo; theo đó tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam vẫn còn khá hạn hẹp với lối tư duy ngắn hạn; các doanh nghiệp còn thiếu tính liên kết; xem nhẹ chữ tín; dẫn tới không ít doanh nghiệp lúng túng, thậm chí đi sai đường trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp dẫn tới khả năng cạnh tranh yếu. Trong quá trình vươn mình ra biển lớn, hội nhập cùng những nền văn hoá kinh doanh đặc trưng khác, doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị lay chuyển khi xây dựng văn hoá kinh doanh riêng. Những cách kinh doanh bất chấp xâm phạm đạo đức, pháp luật vẫn còn xảy ra.. Nhìn chung, văn hoá kinh doanh tại Việt Nam đã chuyển mình cùng thời đại nhưng chưa thực sự có những bước đi đột phá để tạo nên một nét bản sắc riêng của Việt Nam. Một trong những ví dụ thành công trong xây dựng văn hoá kinh doanh tại Việt Nam có thể kể tới Công ty cổ phần may Việt Tiến. Ngay từ đầu, Việt Tiến đã chú trọng phát triển nhân sự, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đó là kim chỉ nam để phát triển văn hoá kinh doanh riêng của công ty. Ban Giám đốc cho biết: “Chúng tôi ý thức được rằng tính nhân văn là yếu tố thiết yếu tạo nên nền văn hoá cũng như hành vi giao tiếp của người Việt. Việt Tiến đã đặc biệt tạo cho mình một nét nhân văn riêng trong công ty.Tính nhân văn mà Việt Tiến đang hướng tới là một nét riêng trong cách sống của người dân Việt nam vốn là một dân tộc luôn quan tâm hàng đầu đến hạnh phúc gia đình, phụ nữ và trẻ em.Trên tinh thần đó, công ty đã xây dựng chính sách sử dụng nguồn nhân lực lao động riêng cho mình với sự quan tâm tỷ mỷ đến từng người lao động”. Mọi sáng kiến đưa ra đều nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và gia tăng giá trị cho sản phẩm khi đưa ra thị trường. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của kinh tế xã hội nước nhà, công ty may Việt Tiến đã nhanh chóng tiếp thu những điểm tích cực trong văn hoá kinh doanh chung của Việt Nam đồng thời nhận thức được những điểm hạn chế của nó để kịp thời rút kinh nghiệm, đổi mới văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định, trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng côngnghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên lý: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa
Rõ ràng văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô vô giá của mỗi doanh nghiệp Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ cao và bền vững nếu như được xây dựng trên nền tảng văn hóa Điều đó được chứng thực tại Mỹ ( nước đầu tiên khởi xướng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp) Các nhà nghiên cứu Mỹ khi tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động , thành tựu và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đã kết luận rằng, mỗi doanh nghiệp đều có nền tảng riêng Và, hầu hết các doanh nghiệp thành công đều duytrì, giữ gìn nền văn hóa doanh nghiệp riêng của mình
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Với hầu hết những lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới “Văn hóa doanh nghiệp”, vì vậy họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa nơi
mà họ thường gắn bó và làm việc Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện đại
Phân tích Văn hóa kinh doanh của Việt Tiến để thấy được tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Việt Tiến như thế nào
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pasific Enterprise Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bảo Tài-một doanh nhân người Hoa làm giám đốc
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là doanh nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến
Ngày 13/11/1979 Xí nghiệp gặp hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn Tuy vậy, Việt Tiến nhanh chóng đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường, xí nghiệp được Bộ Công Thương chấp nhận nâng lên thành Công ty may Việt Tiến
Ngày 30/8/2007 Tổng công ty may Việt Tiến được thành lập trên cơ sở tổ chức lại công ty may Việt Tiến thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con
Hiện nay Việt Tiến bao gồm 12 xí nghệp, 17 công ty con và công ty liên kết Bên cạnh lĩnh vực hoạt động đa dạng khác như : Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ nghàng may công nghiệp; đầu tư kinh doanh tài chính…Thì những sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển, mở rộng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng
2 HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 2.1 Tên thương hiệu.
Tên Tiếng Việt là Công ty cổ phần May Việt Tiến
Tên giao dịch quốc tế là VIETTIEN GARMENT CORPORATION
Tên viết tắt la VTEC.Thương hiệu Việt Tiến được xây dựng ngay từ khi công ty được thành lập với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên, công ty sẽ cùng đất
Trang 4nước Việt Nam tiến lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thương hiệu Việt Tiến được biết đến như một nhãn hiệu thời trang dành cho công sở như áo sơ
mi, quần âu, quần kaki Với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc,bên cạnh còn có thêm các ngành kinh doanh khác như: Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng, sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp, thiết bị điện âm thanh và ánhsáng Kinh doanh máy in, chuyển giao công nghệ, điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn, hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng
Logo của May Việt Tiến :
2.2 Các thương hiệu con của May Việt Tiến.
- Việt Long : một số mang phong cách công sở, một số mang phong cách thời trang thoải mái tiện dụng
- TT- up: dòng thờ trang mang phong cách sành điệu
- San Sciaro : dòng thời trang cao cấp mang phong cách Ý
- Manhattan: dòng thời trang cao cấp mang phong cách Mỹ
- Vee Sandy: thời trang thông dụng giành cho giớ trẻ, năng động
Trang 5CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 VĂN HÓA KINH DOANH
1.1 Các khái niệm
- Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa Đó là do bản thân các vấn đề văn hóa rất phức tạp, đa dạng, do vậy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau nên dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm văn hóa Cho đến nay đã có khoảng 400
- 500 khái niệm về văn hóa Một con số rất lớn đủ để hiểu sự phong phú của khái niệmvăn hóa Ta có thể tiếp cận theo khái niệm sau:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo
ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
- Khái niệm văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách cư xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực
1.2 Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, là một bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Vì vậy nó cũng mang những đặc điểmchung của văn hóa như:
- Tính tập quán: hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ thể
- Tính cộng đồng: văn hóa kinh doanh bao gồm những giá trị những tập tục, những
lề thói… mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc Nếu một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc đó không trái pháp luật
Trang 6- Tính chủ quan: tính chủ quan của văn hóa kinh doanh được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh.
- Tính khách quan: mặc dù văn hóa kinh doanh là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập… nên văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay cả với chính chỉ thể kinh doanh
- Tính kế thừa: văn hóa kinh doanh là sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh Trong quátrình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa trước khi truyền lại cho thế hệ sau Thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại trừ nhưng sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian sẽ làm cho các giá trị của văn hóa kinh doanh trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn
- Tính học hỏi: có những giá trị của văn hóa kinh doanh không thuộc về văn hóa dân tộc hay văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng lập ra Những giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiệm hoặc được tiếp nhận trong quátrình giao lưu với nền văn hóa khác… tất cả các giá trị đó được tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hóa kinh doanh
- Tính tiến hóa: kinh doanh rất sôi động và luôn thay đổi, do đó văn hóa kinh doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanhcũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới
1.3 Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh
- Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc
- Thể chế xã hội
- Quá trình toàn cầu hóa
- Khách hàng
- Sự khác biệt và giao lưu văn hóa
- Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp
Trang 71.4 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh
- Triết lý kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh
- Văn hóa doanh nhân
- Văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa ứng xử trong kinh doanh
1.5 Văn hóa kinh doanh Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, văn hóa kinh doanh ở Việt Nam cũng bước đầu định hình và đạt được những thành tựu nhất định, biểu hiện ở triết lý kinh doanh, chiến lược, cách thức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh Doanh nhânViệt Nam dần dần được tôn trọng và được coi như những chiến sĩ tiên phong cho côngcuộc chấn hưng đất nước
Vể văn hoá doanh nhân, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay xây dựng thương hiệu theo hướng những cá nhân có tác phong chuyên nghiệp, có trình độ quản
lý và năng lực; tầm nhìn Trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, triết lý kinh doanh cũng được xác định rõ thông qua sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó
Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình thành mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi ích của cả dân tộc Họ đã hướng đến việc tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, hình thức đẹp và giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, được xã hội và người tiêu dùng chấp nhận; thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, tạo được uy tín đối với khách hàng; tích cực đổi mới trong nắm bắt thông tin, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo ra được nhiều việc làm, quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công, chú ý bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân, mà còn vì sự phát triển của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh; động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân vươn lên.Mục đích
Trang 8ấy đang được thể hiện ngày càng rõ nét trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp; cũng đã được thể hiện trong các doanh nghiệp có hàng hóa được người tiêu dùng bình chọn đạt chất lượng cao trong những năm gần đây Những danh hiệu “Sao đỏ”, "Sao vàng đất Việt" … là sự ghi nhận và tôn vinh rõ ràng nhất của xã hội đối với các doanh nghiệp, doanh nhân văn hoá điển hình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, trình độ văn hoá kinh doanh ở nước ta còn thấp và thiếu tính đồng bộ, thiếu những yếu tố và điều kiện đủ cho một nền văn hoá kinh doanh hiện đại, tiên tiến mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc Xuất thân từ nền văn hoá tiểu nông, nên đa phần các doanh nghiệp trong nướcvẫn giữ cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tuỳ tiện, thiếu chuyên nghiệp, thiếu sáng tạo; theo đó tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam vẫn còn khá hạn hẹp với lối tư duy ngắn hạn; các doanh nghiệp còn thiếu tính liên kết; xem nhẹ chữ tín; dẫn tới không ít doanh nghiệp lúng túng, thậm chí đi sai đường trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp dẫn tới khả năng cạnh tranh yếu Trong quá trình vươn mình ra biển lớn, hội nhập cùng những nền văn hoá kinh doanh đặc trưng khác, doanh nghiệp Việt Nam rất
dễ bị lay chuyển khi xây dựng văn hoá kinh doanh riêng Những cách kinh doanh bất chấp xâm phạm đạo đức, pháp luật vẫn còn xảy ra Nhìn chung, văn hoá kinh doanh tại Việt Nam đã chuyển mình cùng thời đại nhưng chưa thực sự có những bước đi đột phá để tạo nên một nét bản sắc riêng của Việt Nam
Một trong những ví dụ thành công trong xây dựng văn hoá kinh doanh tại Việt Nam
có thể kể tới Công ty cổ phần may Việt Tiến Ngay từ đầu, Việt Tiến đã chú trọng pháttriển nhân sự, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đó là kim chỉ nam để phát triển văn hoá kinh doanh riêng của công ty Ban Giám đốc cho biết: “Chúng tôi ý thức được rằng tính nhân văn là yếu tố thiết yếu tạo nên nền văn hoá cũng như hành vi giao tiếp của người Việt Việt Tiến đã đặc biệt tạo cho mình một nét nhân văn riêng trong công ty.Tính nhân văn mà Việt Tiến đang hướng tới là một nét riêng trong cách sống của người dân Việt nam vốn là một dân tộc luôn quan tâm hàng đầu đến hạnh phúc gia đình, phụ nữ và trẻ em.Trên tinh thần đó, công ty đã xây dựng chính sách sử dụng nguồn nhân lực lao động riêng cho mình với sự quan tâm tỷ mỷ đến từng người lao động” Mọi sáng kiến đưa ra đều nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ
Trang 9giá thành sản xuất và gia tăng giá trị cho sản phẩm khi đưa ra thị trường Trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của kinh tế - xã hội nước nhà, công ty may Việt Tiến đã nhanh chóng tiếp thu những điểm tích cực trong văn hoá kinh doanh chung của Việt Nam đồng thời nhận thức được những điểm hạn chế của nó để kịp thời rút kinh nghiệm, đổi mới văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2 VĂN HÓA DOANH NHÂN
2.1 Khái niệm văn hóa doanh nhân
Theo Trung tâm văn hóa doanh nhân cho rằng: Văn hóa doanh nhân là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố “ Tâm, Tài, Trí, Đức”
Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị các chuẩn mực, các quan điểm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp
2.2 Những nhân tố tác động tới văn hóa doanh nhân
- Nhân tố văn hóa
Doanh nhân với tư cách là một cá thể trong xã hội thì văn hóa của doanh nhân không có sẵn mà chỉ hình thành khi doanh nhân được nuôi dưỡng trong một môi trường văn hóa xã hội và lĩnh hội được các nhân tố văn hóa xã hội ấy trong hoạt động kinh doanh
- Nhân tố kinh tế
Nền kinh tế càng phát triển, việc trao đổi hàng hóa càng tang, tầng lớp doanh nhân càng nhiều dẫn đến sự hình thành các giá trị văn hóa, tạo sự giao thoa, học hỏi văn hóalẫn nhau trong quá trình kinh doanh Ngược lại nền kinh tế kém phát triển thì sự cạnh tranh, sáng tạo, giao thoa về văn hóa là rất ít dẫn tới văn hóa của doanh nhân phát triển
ở trình độ thấp
- Nhân tố chính trị, pháp luật
Hoạt động kinh doanh của doanh nhân phải tuân theo hệ thống thể chế chinh trị, pháp luật, bên cạnh đó có thể chế hành chính trong đó có thể chế quản lý nhà nước về
Trang 10kinh tế, tức là nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính Do đó các thể chế này cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào.
2.3 Các bộ phận cấu thành của văn hóa doanh nhân
- Năng lực của doanh nhân
+ Trình độ chuyên môn
+ Năng lực lãnh đạo
+ Trình độ quản lý kinh doanh
-Tố chất của doanh nhân
+ Tầm nhìn chiến lược
+ Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạy, sáng tạo
+ Tính độc lập, quyết đoán và tự tin
+ Năng lực quan hệ xã hội
+ Có nhu cầu về sự thành đạt
+ Sẵn sàng mạo hiểm
-Đạo đức của doanh nhân
+ Đạo đức của một con người
+ Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động
+ Nỗ lực vì sự nghiệp chung
+ Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội
-Phong cách doanh nhân: 7 phong cách điển hình
+ Con sói đơn độc
+ Nhà sản xuất
Trang 11+ Người quan liêu
+ Người quản lý hành chính
+ Người vô chính phủ
+ Người mộng tưởng
+ Người tập hợp
2.4 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân
- Tiêu chuẩn về sức khỏe
- Tiêu chuẩn về đạo đức
- Tiêu chuẩn về phong cách
- Tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội
2.5 Văn hóa doanh nhân của công ty cổ phần may Việt Tiến
Về văn hóa doanh nhân, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay xây dựng thương hiệu theo hướng những cá nhân có tác phong chuyên nghiệp, có trình độ quản
lý và năng lực, tầm nhìn
Một số doanh nhân tiêu biểu:
+ Ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc công ty may Việt Tiến - Doanh nghiệpdệt may tiêu biểu Việt Nam năm 2004: “Chúng tôi có khát vọng xây dựng thương hiệumạnh” Ông Nguyễn Đình Trường, Giám đốc Công ty May Việt Tiến tỏ ra khá lạc quan về tương lai của doanh nghiệp hậu WTO Theo ông Trường, lạc quan bởi Việt Tiến đã chuẩn bị 10 năm để đón đầu sự kiện này Mới đây, Việt Tiến đã triển khai những công việc phải làm khi hội nhập Đó là xây dựng nguồn nhân lực, giảm chi phí, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Tư duy của ViệtTiến là tập trung vào con người, vì theo ông Trường, con người là yếu tố quan trọng, trước cả nguồn vốn, thiết bị, công nghệ Cách làm của Việt Tiến là đi tìm người giỏi, chứ không để người giỏi tìm đến mình.Bộ phận nhân sự của Việt Tiến đã tìm đến các trường đại học, trung tâm dạy nghề để tuyển chọn rồi tài trợ trực tiếp cho sinh viên giỏi Cách làm này đã giúp Việt Tiến có được đội ngũ nhân sự giỏi Chỉ trong 5 năm
Trang 12qua, Việt Tiến đầu tư 10 triệu USD để mua sắm trang, thiết bị chuyên dùng hiện đại Điều ông Trường muốn nhấn mạnh ở đây, đó chính là doanh nghiệp Việt Nam dám đầu tư lớn.
+ Ông Vũ Đức Giang - CT HĐQT Tổng Công ty CP May Việt Tiến
Vũ Đức Giang gần 40 năm công tác gắn bó với ngành Dệt May Việt Nam với nhiềucương vị khác nhau, trong đó có hơn 9 năm trên những cương vị lãnh đạo cao nhất củaTập đoàn Đồng chí đã cùng HĐTV (trước kia là HĐQT), CQĐH các thời kỳ chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất lãnh đạo Tập đoàn vượt qua những khó khăn thách thức và hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu mà Chính phủ và Bộ Công thương giaophó Kết quả sản xuất – kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, 11 năm liên tục Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đề xuất cần xây dựng giải pháp chiến lược đào tạo đủ mạnh để tận dụng chất xám làm khoa học và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành thời gian tới Cùng với đó, ông Vũ Đức Giang cho rằng phải xây dựng trung tâm thiết kế thời trang, đặt trọng tâm chiến lược là 2 trung tâm thiết kế cũng như xây dựng các thương hiệu chuẩn quốc gia để xâm nhập vào thị trường thế giới
Nói tóm lại:
Điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam hiện nay là tất cả đều có niềm tự hào dân tộc
và ý chí làm giàu chính đáng Một đặc điểm nữa của doanh nhân Việt Nam là phần lớnđều có khát vọng làm sao để xây dựng được thương hiệu sản phẩm của mình trở thành một thương hiệu mạnh, có tính cạnh tranh cao không chỉ trong nước, trong khu vực ASEAN, mà bắt đầu vươn xa hơn nữa Một điểm nữa cũng cần ghi nhận là đã xuất hiện một lớp doanh nhân trẻ được đào tạo chuyên môn chuyên nghiệp ở nước ngoài, rất năng động và bản lĩnh
Nhưng doanh nhân ta cũng còn điều hạn chế.Ít có doanh nhân Việt Nam nào có được kinh nghiệm mang tính “cha truyền con nối” như các tập đoàn lớn của nước ngoài
Trang 13Và quan trọng hơn cả, tích lũy tri thức, kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường, những va chạm thường nhật trong kinh doanh, mức độ chịu đựng các sự rủi ro của doanh nhân Việt Nam thì thường kém xa doanh nhân nước ngoài do doanh nhân của mình thiếu sự tự tin, lẫn cơ chế hoạt động đôi khi còn bị bó buộc Xu hướng hiện nay của ngành dệt may là giá giảm và ngày một rẻ hơn do yếu tố tự động hóa và chuyên môn hóa tác động vào rất mạnh.
Muốn vậy, việc tổ chức sản xuất như thế nào để ra được một sản phẩm hoàn chỉnh
về mặt chất lượng, nhưng giá thành lại cực kỳ cạnh tranh hiện đang làm các nhà quản trị rất đau đầu
3 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị , các chuẩn mực, quan niệm và hành
vi của doanh nghiệp chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạonên bản sắc kinh doanh riêng cho doanh nghiệp
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với quy mô lớn, có số lượng công nhân đông nhất
và là doanh nghiệp may có bề dày truyền thống sản xuất kinh doanh hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động luôn được cải thiện năm sau cao hơn năm trước Tổng Công ty duy trì thành tích 7 lần nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ - đặc biệt Đảng và Nhà nước đã tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty trong thời kỳ đổi mới
Trang 143.1 cấp độ 1
Trang 15- Cơ cấu tổ chức