Trong khi đó, Chi trả dịch vụ môi trường PES đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI 7: CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL
SERVICE PAYMENT)
GIẢNG VIÊN: TS Phạm Khánh Nam DANH SÁCH NHÓM:
1 Nguyễn Hoàng Phi
2 Mạc Ngọc Thanh
3 Trần Hữu Dụng
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5
3. Tóm lược nội dung đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 6
1.1. Dịch vụ môi trường 6
1.1.1. Khái niệm dịch vụ môi trường 6
1.1.2. Chức năng của dịch vụ môi trường 6
1.1.3. Phân loại dịch vụ môi trường 7
1.2. Chi trả dịch vụ môi trường 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường 8
1.2.3. Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường 8
1.2.4. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường 8
1.2.5. Mục tiêu của chi trả dịch vụ môi trường 8
1.2.6. Phân loại chi trả dịch vụ môi trường 9
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 9
2.1. Các hoạt động của PES ở Mỹ Latinh 9
2.1.1. Hoa Kỳ - quốc gia áp dụng PES sớm nhất và gặt hái được nhiều thành công 9
2.1.2. Ecuador 10
2.1.3. Costa Rica 10
2.2. Các hoạt động của PES ở châu Âu 11
2.2.1. Pháp 11
2.2.2. Đức 11
2.3. Các hoạt động của PES ở châu Á 11
2.3.1. Indonesia 11
2.3.2. Trung Quốc 11
2.3.3. Ấn Độ 12
2.4. Các hoạt động của PES ở châu Úc 12
CHƯƠNG III CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 13
3.1. Về chính sách 13
3.2. Áp dụng chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam 13
3.2.1. Bảo về đầu nguồn 13
3.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học 14
Trang 33.2.3. Vẻ đẹp cảnh quan 14
3.2.4. Hấp thụ cacbon 14
CHƯƠNG IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 15
4.1. Bài học kinh nghiệm 15
4.1.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước 15
4.1.1.1. Nhận thức về chi trả dịch vụ môi trường 15
4.1.1.2. Xây dựng cơ chế chi trả 15
4.1.1.3. Quan hệ quốc tế 15
4.1.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình áp dụng thí điểm PES tại Việt Nam 16
4.1.2.1. Nhận xét chung 16
4.1.2.2. Bài học kinh nghiệm 16
4.2. Một số giải pháp cho việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường trong tương lai 17
4.2.1. Khung pháp lý 17
4.2.2. Nghiên cứu – Triển khai 17
PHẦN KẾT LUẬN 19
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam có nhiều sông núi cao có độ dốc lớn Rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, nhân dân vùng đầu nguồn phần lớn là người nghèo Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt.Điều đặc biệt là, thiên tai xảy ra hàng năm ngày càng có tần suất nhiều hơn, quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn Tại Việt Nam, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra mỗi năm là 1,5% GDP với hơn 9.000 người bị ảnh hưởng, tổn hại nặng nề nhất là nông nghiệp và nông thôn Riêng năm 2009, sau 2 cơn bão và 2 đợt lụt lớn, hơn 300 người đã thiệt mạng (Dân trí) Hơn nữa, việc quản lý lưu vực sông nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh
Trong khi đó, Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội Vì vậy, việc nguyên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt nam là rất cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài nguyên và môi trường
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã
và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một diễn đàn cũng như sự thống nhất chung về cách hiểu PES tại Việt Nam PES còn khá mới và đang trong giai đoạn thí điểm, xây dựng cơ chế, mô hình chi trả, hoàn thiện khung pháp lý
Chính vì vậy, với việc tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ môi trường cũng như chi trả dịch vụ môi trường và việc áp dụng chi trả môi trường tại các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhóm chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu một cách
có hệ thống hơn về vấn đề mới mẻ này và góp một phần nhỏ nào đó vào công cuộc nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trang 5Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và triển khai các mô hình chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới
3. Tóm lược nội dung đề tài.
Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần Kết luận Trong phần Nội dung sẽ gồm 4 chương sau:
Chương I Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường
Chương II Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường tại một số nước trên thế giới Chương III Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam
Chương IV Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp cho chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG.
1.1. Dịch vụ môi trường.
1.1.1. Khái niệm dịch vụ môi trường.
Dịch vụ môi trường là các lợi ích (trực tiếp hay gián tiếp) mà con người hưởng thụ
từ các chức năng của hệ sinh thái (theo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ - 2005)
Trong đó, lợi ích trực tiếp là lợi ích do hệ sinh thái mang lại bao gồm các sản phẩm từ gỗ, các loại lâm sản khác Các sản phẩm này được trao đổi, buôn bán và có giá
cả trên thị trường
Lợi ích gián tiếp là những giá trị sử dụng do hệ sinh thái tạo ra, tồn tại và phát triển tỉ lệ thuận với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái Những giá trị sử dụng ấy bao gồm: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, ngăn chặn xói mòn, hấp thụ cacbon, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn sạt lở đất, chống cát bay, chống sa mạc hóa đất đai, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp cảnh quan vẻ đẹp tự nhiên,…
1.1.2. Chức năng của dịch vụ môi trường.
Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống và sức khỏe cho cộng đồng dân cư trên toàn thế giới Người ta chia chức năng của dịch vụ môi trường thành 5 loại:
Bảo về đầu nguồn: hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, sông suối; điều tiết dòng chảy; duy
trì chất lượng nước; ngăn chặn sạt lở đất
Phòng hộ ven biển: chống cát bay, chống sa mạc hóa đất ven biển, ngăn chặn sự xâm
nhập của nước mặn vào đất liền…
Duy trì đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn nguồn gen quý hiếm phục vụ cho nghiên
cứu và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hấp thụ cacbon, giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần ngăn chặn việc biến đổi khí hậu.
Tạo vẻ đẹp cảnh quan: du lịch sinh thái, giá trị du lịch, thẩm mỹ, nghiên cứu văn hóa –
lịch sử
1.1.3. Phân loại dịch vụ môi trường.
Theo chức năng và vai trò của dịch vụ môi trường trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, các nhà môi trường đã chia dịch vụ môi trường thành 4 loại, như sau:
Thứ nhất là dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu sản xuất, chất
đốt,
Trang 7Thứ hai là dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hòa không
khí, điều tiết nguồn nước, …
Thứ ba là dịch vụ văn hóa: giá trị thẩm mĩ, giá trị về du lịch sinh thái, vui chơi giải
trí, giá trị lịch sử khoa học – xã hội,…
Thứ tư là dịch vụ hỗ trợ: cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất; điều hòa
dinh dưỡng trong đất, …
1.2. Chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Ecosystem Services – PES)
1.2.1. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường.
Chi trả dịch vụ môi trường còn là khái niệm khá mới trên thế giới, được đưa vào
tư duy và thực tiễn số nước Hiện nay, khái niệm của PES được mô tả theo nhiều cách khác nhau Dưới đây là hai khái niệm được sử dụng khá phổ biến với nhiều nước trên thế giới
Thứ nhất, PES là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc về
mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hoặc nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra dịch vụ hệ sinh thái thỏa thuận
Thứ hai, PES là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được lợi từ dịch vụ
hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó
Ở Việt nam, thuật ngữ “dịch vụ hệ sinh thái” được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường vì dịch vụ môi trường còn đang được hiểu theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm Tuy nhiên theo tài liệu “Đánh giá hệ sinh thái thiên niên
kỷ năm 2003” thì dịch vụ sinh thái là các lợi ích mà con người được hưởng từ các hệ sinh thái và bao gồm các chức năng cung cấp (cung cấp hàng hóa) và chức năng điều tiết + văn hóa + hỗ trợ (hay dịch vụ môi trường)
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của chi trả dịch vụ môi trường.
Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường
Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường gián tiếp do Nhà nước quy định, được công
bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết
Trang 8 Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường cho người được chi trả dịch vụ và không thay thế thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật
Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
1.2.3. Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường.
Người bán là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) tạo ra các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái thông qua việc quản lý hệ sinh thái
Người mua là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) phải trả cho các lợi ích từ việc nhận được hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái
1.2.4. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường.
Hình thức chi trả dịch vụ môi trường phổ biến nhất là chi trả bằng tiền mặt, nhưng trong một số trường hợp cũng bao gồm các lợi ích trực tiếp và gián tiếp khác như đóng góp vật chất, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, việc làm, các đóng góp cho hoạt động phát triển tại địa phương, hoặc những đóng góp bằng hiện vật khác được trả cho người cung cấp dịch vụ và được huy động từ nguồn vốn do người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái chi trả
1.2.5. Mục tiêu của chi trả dịch vụ môi trường.
Tăng cường, tạo thị trường giá cả cho hàng hóa dịch vụ môi trường bằng cách lượng giá giá trị kinh tế của chúng Hiện nay, trên thế giới có hai cách lượng giá giá trị kinh tế của dịch vụ môi trường, đó là: Dựa vào sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với lợi ích không có giá trên thị trường tiền tệ mà họ nhận được; và dựa vào sự sẵn lòng chấp nhận
bỏ chi phí để đền bù cho dịch vụ môi trường bị mất
Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo tồn hệ sinh thái
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị dịch vụ môi trường
Cải thiện sinh kế cho người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn
xã hội
1.2.6. Phân loại chi trả dịch vụ môi trường.
Dựa vào tiềm năng của PES, các nhà môi trường đã chia PES thành 4 loại:
Bảo vệ đầu nguồn: Cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết nước, bảo vệ nơi cư trú
dưới nước, và kiểm soát ô nhiễm đất,…
Bảo tồn đa dạng sinh học: Phòng trừ dịch bệnh, giá trị hệ sinh thái, …
Hấp thụ cacbon: Ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, hấp thụ lưu giữ cacbon làm giảm khí
nhà kính
Trang 9 Vẻ đẹp cảnh quan, du lịch sinh thái: Giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ, vui chơi giải trí.
Kết luận 1: Qua những phân tích ở trên, ta thấy rằng Chi trả dịch vụ môi trường có tầm
quan trọng rất lớn trong việc duy trì, bảo vệ hệ sinh thái, và là công cụ hiệu quả nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đầu nguồn Việc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường là tất yếu với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Các hoạt động của PES ở Mỹ Latinh.
2.1.1. Hoa Kỳ - quốc gia áp dụng PES sớm nhất và gặt hái được nhiều thành công.
Điển hình là: Hawai, áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm phục vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, du lịch…
Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch
và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ các chủ đất áp dụng phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước thành phố Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước thành phố, kể cả du khách Chính quyền thành phố cũng đã lập
ra công ty phi lợi nhuận đẻ tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ rừng đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố
2.1.2. Ecuador.
Các chính sách đa dạng sinh học quốc gia giúp tạo các thị trường dịch vụ hệ sinh thái Năm 1999, những cải cách quy chế cho phép khu vực công cộng phân bổ nguồn lực cho cơ chế tài chính khu vực tư nhân Cũng năm đó, Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được thành lập để quản lý PES tại lưu vực Quito Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG Việc đóng góp này được thực hiện dưới hình thức áp phí sử dụng dịch vụ hệ sinh thái vào phí sử dụng nước Mỗi đơn vị đóng góp cho FONAG đều là một thành viên của Ban giám đốc và có quyền biểu quyết theo tỷ lệ mà họ đóng góp Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những người sở hữu rừng
2.1.3. Costa Rica.
Trang 10Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575, xác định các dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng gồm: giảm phát thải khí nhà kính; dịch vụ thủy văn bao gồm việc cung cấp nước cho người tiêu thụ; bảo tồn đa dạng sinh học, và cung cấp vẻ đẹp cảnh quan về giải trí và du lịch sinh thái Bắt đầu từ năm 1997, nước này đã tiến hành xây dựng cơ chế chi trả DVMT trên các văn bản luật Theo Luật Lâm nghiệp năm 1997, người chủ sử dụng đất có thể nhận được sự chi trả cho một số hình thức sử dụng đất bao gồm trồng rừng, khai thác gỗ bền vững, và bảo tồn rừng nguyên sinh Ngoài ra, Costa Rica còn tiến hành xây dựng chương trình chi trả dịch vụ môi trường (PSA) Chương trình này sau khi thực hiện, nó đã thu được rất nhiều thành công, như tỷ lệ phá rừng đã giảm nhanh chóng Theo tính toán, từ năm 1997, tỷ lệ phá rừng hàng năm đã giảm mạnh từ 50000 ha xuống dưới
20000 ha, và việc trồng rừng tại những nơi đã bị chặt phá đã làm giảm xuống mức tối thiểu suy giảm của rừng (Theo Ngân hàngThế giới năm 2000)
2.2. Các hoạt động của PES ở châu Âu.
2.2.1. Pháp.
Công ty đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài chính cho nông dân vừng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp và chuyển sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ
2.2.2. Đức.
Chính phủ đã đầu tư các chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân nhằm duy trì hệ sinh thái, ví dụ như, trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bong râm, quản lý rừng bền vững…
2.3. Các hoạt động của PES ở châu Á.
Từ năm 2002, trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Trung tâm Nông – Lâm Thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động gồm: Sumberjaya, Bungo, Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippin; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại khu vực châu Á Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp