1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc

70 919 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 849,5 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánhdấu bước ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Sựkiện này sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực củađời sống kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khan đan xen Ngành BCVT& CNTT là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, động lực quan trọng cho phát triển;nhưng đó cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất của những cơhội và thách thức tới việc tham gia WTO.

Vai trò của BCVT & CNTT trong hội nhập được thể hiện rõ nét qua quátrình đàm phán kiên trì, gay go và phức tạp để tham gia hội nhập WTO Nhìnnhận một cách khách quan, việc mở rộng thị trường viễn thông, dịch vụ chuyểnphát nhanh và dịch vụ máy tính phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước Dotiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn lực còn hạn chế, nguy cơ các doanhnghiệp Việt Nam bị thua thiệt và bị mất mảng thị trường tiềm năng là không nhỏ.Do vậy chính phủ luôn cân nhắc và có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời, đưa ranhững quyết định mang tính chiến lược và thực tiễn.

Nằm trong số các công ty tham gia vào ngành BCVT, Bưu chính Viettelluôn sáng tạo không ngừng, luôn có những đột phá, tạo nên những cú hích cho sựtăng trưởng vượt bậc, cũng như những thay đổi mang tính cách mạng của thịtrường viễn thông, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO Bưu chính Viettel vẫncòn là một doanh nghiệp trẻ, song luôn có những quyết định táo bạo đầy đột phá.Công ty sẵn sàng đương đầu và vượt thách thức tạo động lực thúc đẩy cạnhtranh Điểm nổi bật trong thành công của Viettel không phải là những con số ấntượng về phát triển thuê bao, tăng doanh thu mà phải nói đến tính chiến lược vàsáng tạo không ngừng trong các quyết định kinh doanh Điều này được thể hiệnrõ trong việc táo bạo mở rộng thêm các loại hình kinh doanh và thị trường kinhdoanh, đầu tư ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông Từ đó xóa độcquyền doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong thị trường Việt Nam.

Trang 2

Trong thời gian thực tập tại Công ty Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng,em đã được tiếp xúc và làm quen với môi trường hoạt động kinh doanh tại đây.Nhận thấy đây là doanh nghiệp trẻ tham gia vào thị trường nhiều đối thủ cạnhtranh trong thời đại toàn cầu hiện nay, Viettel đã có những thành công và hạn chế

nhất định Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Doanh nghiệp “ với mục đích thấy được những thành

công cũng như những phần yếu kém mà công ty đã có được trong thời gian qua.Từ đó đưa ra một số biện pháp với hy vọng giúp doanh nghiệp nhìn nhận đượchạn chế của mình và có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cơ cấu bài viết được chia thành ba phần:

- Phần I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh

- Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ

phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng

- Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

Do trình độ lý luận và thực tế của em còn nhiều hạn chế nên bản báo cáonày không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp củathầy cô và ban lãnh đạo Công ty Bưu chính Viettel, đặc biệt là Cô giáo Thạc sĩNguyễn Thị Lụa để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

- CPN: Chuyển phát nhanh- PHB: Phát hành báo- VT: Viễn thông

- CBCNV: Cán bộ công nhân viên- TSCĐ: Tài sản cố định

- BCVT: bưu chính viễn thông- CNTT: Công nghệ thông tin- đ: đồng

- ng: người- ĐH: Đại học

- CĐ- TC: Cao đẳng- trung cấp.- LĐ: Lao động

- CP: chi phí

Trang 4

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1 Khái niệm, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của phân tích hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp là một hạt nhân kinh tế, là một hệ thống sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ Hoạt động của doanh nghiệp có thể chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn phục vụ sản xuất tức là: sáng tạo của cải vật chất và dịch vụ+ Giai đoạn hoạt động tiêu thụ tức là: phân phối các hàng hóa dịch vụ chocác thành phần có nhu cầu trong xã hội

Để đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh người ta đưa ra các khái niệmsau:

1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh1.1.1.1 Khái niệm về phân tích:

Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cóthể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tươnglai gần cần phải đạt được

1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trìnhđộ sử dụng và năng lực quản lý các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạtđộng sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất.

Theo quan điểm mục đích cuối cùng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh vàhiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó Hiệu số này phảnánh trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

Theo quan điểm riêng lẻ từng yếu tố thì hiệu quả thể hiện khả năng, trình độsử dụng của các yếu tố đó.

Trang 5

Vậy phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là: quá trình nghiêncứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanhnghiệp, nhằm làm rõ chất lượng, hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năngcần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.

1.1.2 Vị trí, chức năng

- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiệnnhững khả năng tiềm năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cảitiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanhnghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chếtrong doanh nghiệp mình Chính trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ xác địnhđúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ cầnthiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đốitrọng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp Vìthông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầutư, cho vay với doanh nghiệp nữa hay không?

1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt độngkinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanhđúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêukinh tế đã xây dựng.

Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kếtquả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức đã đặt ra để

Trang 6

khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên cơ sở một sốmặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.

Ngoài quá trình đánh giá trên, phân tích cần xem xét, đánh giá tình hìnhchấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật củaNhà nước ban hành và luật kinh doanh Quốc tế.

Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, người ta có được cơ sở là cơ sở địnhhướng nghiên cứu sâu sắc hơn các bước sau, nhằm là rõ các vấn đề mà doanhnghiệp cần quan tâm.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gâynên các mức độ ảnh hưởng đó.

Sự biển động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gâynên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nên nguyên nhân gâynên biến động của nhân tố đó.

- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tạiyếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định

Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khíacạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, nhưmôi trường kinh doanh hiện tại và tương lai, để xác định vị trí của doanh nghiệpđang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án kinh doanh có còn thích hợphay không? Nếu không phù hợp phải điều chỉnh cho kịp thời.

Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét, dự báo,dự toán có thể đạt được trongtương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường.

1.1.4 Cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 7

Thông thường để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (gọi làH), ta so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được của đầu ra thì:

Hiệu quả tuyệt đối:H=K-CHiệu quả tương đối: H= K/C

Trong đó K: là kết quả đầu raC: là chi phí đầu vào

Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phươngán hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả tương đối phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một vốn bỏ ra thuđược kết quả cao hơn, tức là xuất hiện giá trị gia tăng ( điều kiện: H>1 )

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì H>1, H càng lớnhơn thì càng chứng tỏ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả.

Như vậy hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng củaquá trình kinh doanh Nội dung của nó là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏra Nhà kinh doanh cần biết với số vốn nhất định bỏ ra xem việc gì đem lại số lãibằng tiền lớn nhất trong thời gian ngắn nhất thì việc đó xem là hiệu quả kinhdoanh cao Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phân tích kỹ yếu tốđầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

* Phân tích kết quả đầu ra –K:

Để phân tích kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh, ta thường phântích các chỉ tiêu chính như sau: Tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận,

Việc phân tích kết quả đầu ra có nhiệm vụ sau: Giúp cho doanh nghiệp thuthập được các thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp, từ các bộ phận thống kê, kế toán và các phòngban nghiệp vụ khác trong doanh nghiệp.

Trang 8

+ Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đếntình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiêu, tìm ra các nguyên nhân sinh ra cácbiến động các chỉ tiêu kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh.

+ Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất - kinh doanh, các dự báo tìnhhình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnhđạo và các bộ phận quản lý doanh nghiệp.

* Phân tích các yếu tố đầu vào –C

Thường phân tích các chỉ tiêu chính như: lao động, vốn, chi phí, Nhiệm vụ của việc phân tích các yếu tố đầu vào:

+ Thu thập được các thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phảnánh các yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh từ các bộ phận liên quan.

+ Phân tích biến động của các yếu tố đầu vào, so sánh với các năm trước,với cùng kì của năm trước, tìm ra mối liên hệ trong quan hệ ấy với các chỉ tiêucủa kết quả đầu ra theo thời gian và theo kế hoạch được giao Xác định cácnguyên nhân tích cực và tiêu cực đến các chỉ tiêu yếu tố đầu vào của quá trìnhkinh doanh Đây cũng là quá trình sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị về việcsử dụng các yếu tố đầu vào và các dự báo trong tương lai đối với doanh nghiệp.

1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 9

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ thực tếvới kỳ gốc của các chỉ tiêu, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của cáchiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mốiquan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểmchung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tínhchất.

1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tùy theo mục đích và nội dungphân tích cụ thể, có thể lựa chọn chỉ tiêu phân tích thích hợp

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chỉ tiêu kinh tế:

+ Nhóm chỉ tiêu sinh lợi như: Suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của

vốn, suất sinh lời của lao động.

- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:

Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu màdoanh nghiệp đã bỏ ra tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.

- Suất sinh lời của lao động:

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE)

Lãi ròngVốn chủ sở hữu=

Suất sinh lời của lao động

Lãi ròngTổng lao động=

Trang 10

Hệ số này mang ý nghĩa: trong kỳ bình quân 1 lao động tạo ra bao nhiêu lợinhuận ròng cho doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận gộp:

Chỉ tiêu này cho biết: doanh thu bình quân do 1 lao động làm ra.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuếDoanh thu

Hiệu quả sử dụng TSCĐ

Tổng TSCĐDoanh thu=

Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp

Doanh thu=

Năng suất lao động theo doanh thu

Doanh thuTổng số lao động=

Trang 11

- Năng suất lao động theo chi phí:

Chỉ tiêu này cho biết: chi phí bình quân cho 1 lao động là bao nhiêu- Năng suất của tài sản theo doanh thu:

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu cho doanh nghiệp.

Năng suất lao động theo chi phí

Tổng chi phíTổng số lao động=

Năng suất của tài sản theo doanh thu

Doanh thuTSCĐ=

Trang 12

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL CHI NHÁNH HẢI PHÒNG2.1 Giới thiệu khái quát chung về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng- Tậpđoàn viễn thông quân đội.

Tên thường gọi: Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng

Trụ sở: Số 3G Lý Tự Trọng- Minh Khai- Hồng Bàng- Hải PhòngĐT: 0316.260.237

Giám đốc: Nguyễn Quốc Chiến

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Bưu chinh Viettel - Tập đoàn Viễn thông quân đội ( Viettel ) làcông ty chuyên kinh doanh vè dịch vụ viễn thông, có mạng lưới rộng khắp 64/64tỉnh, thành phố trên cả nước và không ngừng vươn rộng ra các thị trườngmới.Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Bưu chính Viettel được coi là doanhnghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát lớn thứ 2 của Việt Nam.

Từ một trung tâm chịu trách nhiệm phát hành báo chí cho các đơn vị Quânđội ,đến nay Bưu chính Viettel đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đadịch vụ với mức tăng doanh thu mỗi năm hàng chục tỉ đồng.

Ngày 01/7/1997, Công ty viễn thông quân đội ( nay là Tập đoàn viễn thôngQuân đội Viettel ) đã quyết định thành lập bộ phận phát hành báo chí, là tiền thâncủa Bưu chính hiện nay.Vào thời điểm đó, Bưu chính Viettel mới chỉ cung cấpdịch vụ phát hành báo tại các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc Phòng, nhân sự chỉ có5 người, doanh thu và lợi nhuận rất ít.Không lâu sau đó, từ năm 1998 đến năm2000, Bưu chính Viettel đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, từng bước mở rộng

Trang 13

mạng lưới ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong đó có Hải Phòng, mở thêm dịch vụchuyển phát nhanh trong nước và quốc tế.

Tới nay sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, công ty Bưu chínhViettel chi nhánh Hải Phòng phát triển nhanh chóng kinh doanh trong 3 lĩnh vực:chuyển phát nhanh, phát hành báo chí và làm đại lý dịch vụ viễn thông của Tậpđoàn viễn thông Viettel Đội ngũ cán bộ chỉ có 5 người, nay đã tăng lên trên 100người.

Hơn 10 năm hình thành và phát triển, công ty luôn cân bằng thu chi, có lãivà đạt mức tăng trưởng cao Năm 2007 Bưu chinh Viettel đạt doanh thu hơn 9,1tỷ đồng và tăng 15% so với năm 2000 Thu nhập của người lao động từ đó màcũng tăng lên đáng kể.Nếu như năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt trên1,7 triệu đồng/ người, thì đến năm 2008 thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người, tức là tăng lên 100% Bưu chính Viettel đã vươn lên trở thàn doanhnghiệp đứng thứ 2 ( chỉ sau dịch vụ EMS của Tập đoàn VNPT ) về thị phầnchuyển phát nhanh trong nước.

Năm 2008 Bưu chính Viettel coi dịch vụ chuyển phát nhanh là mũinhọn.Đồng thời sẽ bước vào cổ phần hóa công ty này, sau đó tìm kiếm đối tác đểliên doanh và ký kết các hợp đồng cung cấp các dịch vụ bưu chính chiều về Bêncạnh đó sẽ nghiên cứu để mở các trung tâm khai thác bưu chính ở nước ngoài,trước mắt mở tại Singapo và Thái Lan Bưu chính Viettel còn có kế hoạch tiếntới cung cấp dịch vụ bưu chính trên thị trường Campuchia cùng với các doanhnghiệp khác thuộc Viettel đang cung cấp các dịch vụ Viettel tại thị trườngnày.Đến năm 2009, Bưu chính đã hoàn thành xong việc cổ phần hóa công ty.

Năm 2008, Bưu chính Viettel đạt kế hoạch tăng trưởng ngoạn mục, cùng vớinhiều đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Từ việc khoán doanh thu,khoán sản phẩm, khoán lương để kích thích người lao động, tiến tới xây dựngchính sách giá rẻ, giảm 10-15% tại các thị trường chiến lược Chỉ tiêu toàn trình,

Trang 14

các cam kết về chỉ tiêu thời gian và đảm bảo an toàn bưu phẩm, bưu kiện cũngđược kiện toàn lại để nâng cấp chất lượng dịch vụ tại các khu vực đông dân cưnhư trường đại học, bệnh viện để kinh doanh thiết bị đâu cuối viễn thông và cácdịch vụ bưu chính Các kiốt này đạt doanh thu rất tốt, mô hình này tiếp tục đượcnhân rộng.

Trong quan điểm phát triển của công ty, lợi ích của khách hàng luôn đượcđặt lên hàng đầu, vì vậy công ty đã đưa ra những chiêu kinh doanh vừa độc đáo,vừa phù hợp với khách hàng như: chọn số điện thoại, mở các gói dịch vụ, khuyếnmại cho các thuê bao cũ song song với các thuê bao mới, phát triển thêm các đầusố…, tăng tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Bưu chính Viettel luôn chu trọng tới việc đầu tư xây dựng mạng lưới, tíchcực đầu tư phương tiện vận chuyển và tổ chức lại mạng lưới kinh doanh có hiệuquả hơn với phong cách làm việc “ Chuyên nghiệp – nhanh – hiệu quả “, đưaViettel ngày càng gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, cá nhân trong đời sống xãhội.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Bưu chính Viettel là công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông, có mặt trên cảnước với quy mô ngày càng mở rộng và chất lượng cung cấp dịch vụ ngày càngcao.Các loại hình kinh doanh dịch vụ bưu chính chủ yếu:

- Chuyển phát nhanh

- Dịch vụ phát hành báo chí

- Dịch vụ viễn thông 097, 098, 0167, 0168, 0169- Chuyển bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế

Trong thời gian tới Bưu chính Viettel không ngừng mở rộng các loại hìnhkinh doanh dịch vụ mới như:

- In ấn

Trang 15

- Kho vận

- Thương mại điện tử- Tài chính bưu điện

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy công ty

2.1.3.1 Mô hình tổ chức của bộ máy công ty

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, có đặc trưngcơ bản là duy trì hệ thống quản lý giữa giám đốc với phó giám đốc, đồng thời kếthợp được với các phòng ban chức năng hình thành nên bộ máy hoạt động đượcchuyên môn hóa,có sự thống nhất, đồng bộ.

Công ty Bưu chính Viettel là một thành viên của Tập đoàn viễn thông Quânđội, chịu sự quản lý của Tập đoàn Do đó giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệmbáo cáo tình hình, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh lên ban lãnh đạocấp cao hơn.

Các phó giám đốc có nhiệm vụ giám sát những công việc dưới sự quản lýcủa mình, báo cáo kịp thời lên giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động của côngty Do đặc thù của công ty là công ty thuộc khối quân sự nên có Phó giám đốcchính trị sẽ là người chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự trong công ty, quá trìnhgiáo dục các điều lệ về Đảng, chính trị theo đúng như quy định trong khối ngànhQuân sự

Trang 16

Bảng 01: Mô hình tổ chức quản lý công ty

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Nằm trong Tập đoàn viễn thông Quân đội ( Viettel ), có các công ty chịutrách nhiệm công việc riêng Do đó Công ty không có phòng kỹ thuật, vì mọi sựcố xảy ra do đường truyền sẽ do công ty truyền dẫn chịu trách nhiệm xử lý.

PGĐ.Chính trịPGĐ.Kinh

P.Côngtác Đảng

chính trịP Kế

Giám đốc

PGĐ.Chính trị

Trang 17

-b) Phòng kinh doanh

Bưu chính Viettel kinh doanh đa ngành nghề trong lĩnh vực bưu chính Dovậy phòng kinh doanh có nhiệm vụ quan trọng trong việc giám sát các hoạt độngkinh doanh của Công ty Trong đó có bổ nhiệm các chức vụ cho cán bộ riêng biệtphụ trách các mảng chính như: CPN, PHB và in ấn,dịch vụ VT…- Có nhiệm vụnghiên cứu, xây dựng phương pháp Marketing để phát triển thị trường nhằmchiếm được thị phần cao nhất.

- Tiến hành thực hiện các chương trình Marketing trực tiếp: như quản lýkhách hàng, thông qua việc quản lý nơi làm việc, công nợ, thuê bao…

- Nghiên cứu, mở rộng thị trường, tìm hiểu các đối tác mới, cải tổ các bưucục, bám sát thị trường…

c) Phòng kế toán

- Kiểm tra, thu hồi một cách chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phátsinh từ các phòng ban, kết quả kinh doanh, tập hợp toàn bộ số liệu Trên cơ sởđó, cung cấp thông tin kịp thời và đưa ra quyết định, phản ánh kinh doanh tối ưu,hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

- Tiến hành quyết toán công trình, kiểm kê tài sản, tiền vốn, việc thu chitheo đúng chế độ quy định của Nhà nước, báo cáo lên giám đốc Công ty cũngnhư Tập đoàn.

- Tổ chức hạch toán kế toán, đối chiếu thu hồi công nợ của khách hàngnhanh chóng.

- Phối kết hợp với các phòng ban khác để kiểm tra tình hình sản xuất, kinhdoanh trong công ty báo cáo kịp thời lên giám đốc.

d) Phòng công tác Đảng, chính trị

Trong phòng có một phó phòng phụ trách nhân sự và 1 phó phòng phụ tráchcông tác giáo dục tư tưởng.

Trang 18

- Chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động như hưu trí,thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác có liên quan đếnngười lao động.

- Hướng dẫn, giám sát nghiệp vụ tổ chức lao động tại các bưu cục, trungtâm trực thuộc công ty.

Phó phòng phụ trách công tác Đảng, chính trị có nhiệm vụ: định hướng giáodục tư tưởng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng vàNhà nước theo đúng quy định của lực lượng vũ trang.

- Tổ chức thực hiện các công tác đoàn thể được phát động trong Công tycũng như những kế hoạch được triển khai trong toàn quân.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty Bưu chính Viettel là Công ty hoạt động trên lĩnh vực Bưu chínhviễn thông, kinh doanh ở tất cả các ngành nghề nên địa bàn hoạt động của Côngty trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong đó có Hải Phòng Với đội ngũcán bộ có tính chuyên môn, được đào tạo chuyên nghiệp, công ty không chỉ làmtốt nhiệm vụ An ninh Quốc phòng mà còn luôn chủ động sáng tạo không ngừngtrong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nằm trong tốp những Doanh nghiệp đi đầu

Trang 19

trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Trong các năm qua công ty không ngừngmở rộng địa bàn hoạt động, thay đổi chính sách về giá và sản phẩm, đưa mứcdoanh thu ngày một tăng trưởng đảm bảo thu nhập cho người lao động, tạo thế vàlực cho công ty trên thị trường cạnh tranh gay gắt Những bước đột phá của Bưuchính Viettel trong thời gian qua được thể hiện rõ trong mức doanh thu và lợi

nhuận của Công ty, được chỉ rõ trong bảng 02.

Bảng 02: Một số kết quả đạt được của Công ty Bưu chính Viettel tronggiai đoạn 2007- 2009.

Như vậy, tổng quan về tình hình sản xuất, kinh doanh, Bưu chính Viettel đãcó kết quả thực hiện vượt mức kế hoạch đặt ra giữa các năm Năm 2009, Bưuchính Viettel đặt ra kế hoạch doanh thu tăng 84,25% so với năm 2008 thực tế đãtăng 92,07% Quá trình hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng pháttriển Điều này được thể hiện rõ thông qua số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuấtkinh doanh năm 2009 tăng gấp 5,7 lần so với năm 2007, tổng nộp ngân sách nhànước năm 2009 tăng 514.325.088 đồng so với năm 2007 Cũng do hoạt động sảnxuất kinh doanh ngày càng được mở rộng do vậy Công ty tuyển dụng thêm nhiềulao động, tăng lên trên 100 người Mức thu nhập của người lao động tăng cao, từchỗ chỉ có 1.332.869 đồng vào năm 2007 đã tăng mạnh và đạt mức 4.089.948

Trang 20

đồng vào năm 2009 Như vậy thu nhập bình quân đã tăng gấp đôi so với năm2008, điều này sẽ nâng cao đời sống của người lao động, tích cực làm việc đemlại lợi nhuận cao cho Công ty trong những năm tới đây Bưu chính Viettel đangtrên đà phát triển không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh trên lĩnh vực chuyển phátnhanh, phát hành báo chí, in ấn, thương mại điện tử, viễn thông, Công ty đangnghiên cứu thị trường với mục tiêu khai thác các dịch vụ mới nhằm thâu tóm thịtrường trong nước và quốc tế, đưa vị trí của Viettel lên tầm cao mới, mở rộng

quy mô, thị trường, giữ vững phong cách: “ Chuyên nghiệp - nhanh – hiệu

2.2.1.1 Những cơ hộia) Môi trường vĩ mô:*) Môi trường pháp lý:

- Việt Nam gia nhập WTO nên các chính sách quyết định về BCVT thay đổitheo hướng mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài.

- Hành lang pháp lý và các quyết định có nhiều thay đổi từng bước thôngthoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn.

- Giá cước các dịch vụ được Nhà nước cho các nhà cung cấp tự quyết địnhdựa trên giá thành và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Xu hướng chủ yếuđược điều chỉnh theo hướng giảm dần.

*) Môi trường kinh tế:

- Năm 2007 nền kinh tế tiếp tục bùng nổ đạt tốc độ tăng trưởng trên 8.5%cao nhất trong vòng 10 năm qua tạo bước đệm tiếp theo cho các năm tới Kinh tếtiếp tục tăng trưởng, GDP bình quân đầu người cũng tiếp tục tăng lên, tạo sựchuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, sức mạnh về chất lượng tăngtrưởng, sức mạnh cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế hướng đến sự phát triểnbền vững và ổn định chính trị - kinh tế.

Trang 21

- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và tổ chức thành cônghội nghị diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC đã nâng cao vị thế củaViệt Nam trên trường Quốc tế; đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của chínhphủ Việt Nam về mở cửa thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàncầu.

- Sự kiện Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Liên HợpQuốc có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư…Nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông tăng nhanh.

*) Môi trường công nghệ:

- Công nghệ điện tử viễn thông phát triển nhanh, nhiều công nghệ mới xuấthiện.

- Giá thiết bị viễn thông có xu thế giảm, cho phép giảm suất đầu tư.b) Môi trường vi mô:

Hiện đang có 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính bên cạnh Viettel, mỗimột doanh nghiệp có những nhược điểm riêng và đây chính là cơ hội để Bưuchính Viettel phát triển.

-VNPT: có bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả trong phối hợp và còn quản lýphân tán ở nhiều cấp,

- EVN Telecom: Nhân lực viễn thông thiếu và còn rất yếu kém.2.2.1.2 Những thách thức

Trang 22

- Nguy cơ mất khách hàng: mâu thuẫn của thị trường, xu hướng của kháchhàng muốn dung lượng lớn, chất lượng tốt nhưng giá rẻ, đòi hỏi phải giảm chophí đầu tư, giảm chi phí khai thác.

- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật để tư vấn và xử lý sự cố cho khách hàng cònhạn chế, đặc biệt là những sự cố xảy ra ở xa trung tâm.

*) Đối thủ cạnh tranh:

- Sự gia nhập thị trường viễn thông của nhiều đối tác nước ngoài có tiềm lựcmạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý sẽ thu hút lực lượng lao động cótrình độ cao vốn khan hiếm tại thị trường Việt Nam, dẫn đến nguy cơ chảy máuchất xám, thách thức cạnh tranh khốc liệt, giảm doanh thu và thị phần bị chia sẻ.

- Các đối thủ cạnh tranh có sự thay đổi về nhận thức, cơ chế nhằm mở rộngthị phần ( EVN, VNPT ) cạnh tranh sòng phẳng hơn.

Ngoài ra cũng phải thấy rõ ưu điểm nổi bật của các Công ty bưu chính khácnhư:

- VNPT: + là một thương hiệu từ lâu năm + cơ sở hạ tầng rộng khắp

+ có nhân lực dồi dào và giàu kinh nghiệm do đó khâu chăm sóc kháchhàng là rất tốt.

- EVN Telecom: + Có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Tập đoàn Điện lực+ Mạnh về tiềm lực tài chính và lợi thế hạ tầng cơ sở của ngành điện

+ Giá cước thấp, có các cơ chế chính sách linh hoạt cho khách hàng, chínhsách môi giới hoa hồng tốt.

- FPT: + Thương hiệu mạnh+ Tài chính mạnh

+ Con người tốt, quản lý tốt

+ Chính sách linh hoạt, thích ứng nhanh+ Cách làm chuyên nghiệp

Như vậy BCVT cần phải phân tích rõ những cơ hội và thách thức tronggiai đoạn tới để có biện pháp kinh doanh phù hợp Trong đó phải đặc biệt

Trang 23

quan tâm tới tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh, từ đó khác phục nhữngyếu kém chớp thời cơ phát triển.

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bưuchính Viettel chi nhánh Hải Phòng.

2.2.2.1 Phân tích doanh thu từng lĩnh vực kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọngxác định quy mô hoạt động, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.Doanh thu cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày được mở rộngphát triển hơn Phân tích chỉ tiêu doanh thu là một trong những chỉ tiêu rất cầnthiết để phân tích về hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp trong thời gian qua.

Bưu chính Viettel, là công ty kinh doanh đa ngành nghề thuộc ngành viễnthông, do vậy doanh thu của Công ty được thu từ nhiều hoạt động hoạt độngkhác nhau, với mức tăng trưởng đáng ngờ.

Trong giai đoạn vừa qua công ty đã đẩy mạnh việc mở rộng các loại hìnhkinh doanh, từ chỗ chỉ có 3 ngành nghề kinh doanh chính nay đã có thêm nhiềungành nghề mới đưa mức doanh thu của doanh nghiệp tăng lên mạnh So sánhgiữa năm 2009 và 2008, tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng lên192,07%.

Trong đó: Chuyển phát nhanh tăng lên 4.912.888.761 đồng với mức tăngtrưởng 163,17%; phát hành báo tăng 163.571.464 đồng tương ứng với mức tăngtrưởng là 113,48%; viễn thông là ngành có mức doanh thu tăng mạnh nhất vớimức doanh thu năm 2008 là 126.707.723 đồng, sang năm 2009 đã phát triển đạtmức 3.010.904.761 đồng, như vậy doanh thu ngành viễn thông năm 2009 so vớinăm 2008 tăng 2.884.197.038 đồng tương ứng với mức tăng trưởng 2.376,26%.Đây là mức tăng trưởng nhanh, mạnh thể hiện hiệu quả làm việc ngày càng tăngcủa loại hình dịch vụ này trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới đây.

Điều này được thể hiện qua bảng 03.

Trang 24

Bảng 03: Bảng phân tích doanh thu.

Năm 2008 so với 2007Năm 2009 so với 2007

Tuyệt đốiTương đốiTuyệt đốiTương đối

Trang 26

Theo bảng số liệu 02, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của công tytrong 3 năm qua có sự thay đổi lớn Tổng doanh thu năm 2008 so với năm 2007tăng 1.145.891.312 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng thêm 14,37% Năm 2009 doanhthu đạt 17.512.416.886 đồng so với năm 2007 thì đây là bước nhảy vọt lớn tăng lên9.540.444.462 đồng tương ứng tăng thêm 119,67% Đây là một kết quả đáng khíchlệ của công ty Có được thành tích này phải kể đến sự đóng góp về doanh thu củanhững lĩnh vực kinh doanh sau:

- Bưu chính Viettel vẫn lấy chuyển phát nhanh là loại hình kinh doanh củachính mình Do đó, nếu như doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng1.252.777.233 đồng tỉ lệ tăng thêm 19,20% thì đến năm 2009 mức doanh thu đã

tăng lên một cách bất ngờ 6.155.665.994 đồng tỉ lệ tăng lên 94,49% ( thể hiện qua

biểu đồ 01 )

Biểu đồ 01: Mức tăng trưởng dịch vụ chuyển phát nhanh trong giaiđoạn 2007- 2009

CPN

Trang 27

Chuyển phát nhanh là loại hình dịch vụ đòi hỏi có khả năng xử lý nhanh, dovậy để có được kết quả này công ty đã phải nỗ lực lớn trong việc tiếp cận thịtrường, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, thu hút được lượng khách hàng lớn,có sự đầu tư cao cho loại hình dịch vụ này Trên biểu đồ cho ta thấy rõ mức tăngtrưởng cao trong giai đoạn 2008-2009 so với giai đoạn trước Với mức tăng trưởngnhư vậy, doanh thu của nó sẽ nhanh chóng đạt tới mức và có thể vượt qua mứcdoanh thu mà Công ty đã đặt ra tới năm 2010 Đây cũng chính là ưu điểm nổi bậtcủa Bưu chính Viettel đã đưa Công ty đứng thứ 2 của Hải Phòng về thị phầnchuyển phát nhanh, chỉ sau VNPT ( một doanh nghiệp lâu năm ) Tuy nhiên,khoảng cách về thị phần chuyển phát nhanh giữa VNPT và Bưu chính Viettel cònkhá lớn đòi hỏi Công ty không ngừng phấn đấu để phát triển hơn nữa.

- Phát hành báo chí là loại hình kinh doanh xuất hiện từ những ngày đầu hoạtđộng của công ty, và chủ yếu phục vụ cho khối ngành quân sự Trong 3 năm qualoại hình kinh doanh này phát triển với tốc độ đều đều, không nổi trội hẳn nhưnhững ngành khác Năm 2008 doanh thu tăng 132.719.519 đồng tỷ lệ tăng 12%,đến năm 2009 đã tăng lên 296.290.983 đồng tỷ lệ tăng 27,41% so với năm 2007.Như vậy với kết quả này cũng là một kết quả tốt Nhưng cũng phải xét lại tình hìnhkinh doanh của loại hình này: PHB xuất hiện từ những ngày đầu thành lập từ khicòn là một trung tâm nhỏ, cho tới nay mức doanh thu giữa năm không tăng trưởngmạnh điều này chứng tỏ thị phần khách hàng của nó còn ít Công ty cần xét lại hoạtđộng kinh doanh của nó để có biện pháp khắc phục, nâng cao số lượng khách hàngtham gia sử dụng, đồng thời cần mở rộng quy mô kinh doanh để trong những nămsau doanh thu của PHB sẽ tăng trưởng vượt bậc.

Trang 28

- Nếu như chuyển phát nhanh là loại hình kinh doanh chính của công ty thìviễn thông trong tương lai sẽ là ngành có tiềm năng phát triển cao Điều này đượcthể hiện rõ qua bảng số liệu 03 và biểu đồ 02.

Biểu đồ 02: Mức tăng trưởng dịch vụ viễn thông trong giai đoạn 2007- 2009

Nếu như năm 2008 doanh thu chỉ đạt 126.707.723 đồng tức là giảm239.605.440 đồng so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã nhảy vọt lên với mứcdoanh thu 3.010.904.761 đồng tức là tăng 821,95% so với năm 2007 Nhìn vàobiểu đồ nhận thấy độ dốc của đường doanh thu giữa năm 2008-2009 tăng mạnh,mức tăng trưởng tăng lên 2.884.197.038 đồng tương ứng với tỷ lệ 2.376,26%; đâylà một kết quả bất ngờ mà không phải công ty nào cũng có được Có được điều nàychứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượngphục vụ, có biện pháp khắc phục những yếu kém của năm trước để đạt được thànhtích cao như năm qua Công ty lựa chọn những loại hình kinh doanh mới như: chọn

Trang 29

số điện thoại, mở các gói dịch vụ: tomato, ciao, family…; khuyến mại cho các thuêbao cũ song song với các thuê bao mới như nhân đôi giá trị thẻ nạp vào những đợtcó ngày lễ lớn, khuyến mại hòa mạng cho thuê bao trả sau Do vậy thu hút đượclượng khách hàng ngày càng tăng Đây cũng là điểm mạnh để Bưu chính Viettelphát triển nhanh hơn nữa, cần lấy đây là trọng điểm để phân tích khả năng và cơhội phát triển.

- Một trong những điểm nổi bật của Công ty là luôn đi tiên phong trong hoạtđộng kinh doanh không ngừng xâm chiếm thị trường, chủ động nghiên cứu, cónhững loại hình kinh doanh mới mang lại doanh thu cao Lĩnh vực hoạt động tàichính và các lĩnh vực khác ( in ấn, kho vận, thương mại điện tử, tài chính bưuđiện ) là hai loại hình kinh doanh mới đã mang lại kết quả không ngờ Tổng doanhthu của hai lĩnh vực này đạt 433.895.887 đồng trong đó doanh thu từ thu nhập khácchiếm 411.055.063 đồng Có thể nói đây là một bước đột phá của Bưu chínhViettel, mạnh dạn tiếp cận thị trường, song cũng phải nói rằng có được kết quả nàychứng tỏ dịch vụ kinh doanh có chất lượng tốt, tạo được niềm tin cho khách hàng,vừa giữ được khách hàng tiềm năng vừa không ngừng thu hút được lượng kháchhàng mới Công ty cần không ngừng củng cố tạo được niềm tin cho khách hànghơn nữa.

Tổng quan mà nói, doanh thu của Công ty trong các năm qua không ngừnggia tăng thể hiện rõ sự phấn đấu không ngừng trong việc tiếp cận thị trường, sựlãnh đạo của đội ngũ cán bộ Công ty đưa Bưu chính Viettel từ một trung tâm pháthành báo chí thành một Công ty trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel,ngày một phát triển hơn nữa.

2.2.2.2 Phân tích lao động và tiền lương

Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp gắn liền với việc sửdụng lao động trong đó cùng với các chế độ chính sách về tiền lương thưởng Từ

Trang 30

một Công ty ngày thành lập chỉ có 5 người đến nay Bưu chính Viettel chi nhánhHải Phòng đã đưa số nhân viên của mình lên trên 100 người

Bưu chính Viettel là Công ty trực thuộc Tập đoàn viễn thông Quân đội, nằm trong khối quân sự dovậy việc quản lý lao động là điều hết sức cần thiết Hầu hết lao động trong công ty hiện nay đều thuộclực lượng vũ trang, ngoài ra có một phần lao động thuê ngoài.

Trang 31

Bảng 04: Bảng phân tích lao động và tiền lương.

Năm 2008 so với 2007Năm 2009 so với 2007Tuyệt đốiTươngđốiTuyệt đốiTươngđối1Lao động

1.1 LĐ bình quân trong danh sách 898683(3)96,52%(6)93,03%1.2 LĐ thuê ngoài bình quân 7510(2)77,14%3151,43%1.3 Tổng LĐ có

2.2 Lương LĐ thuê ngoài 127768290102485149257069995(25283141)80,21%129301705201,20%2.3 Tổng quỹ lương 1778197322 1959217810 3687243382181020487110,18%1909046060207,36%2.4

Tiền lương bìnhquân cho người LĐ

2.5 Thu nhập bình quân cho người

Trang 32

Trang 33

Nhìn chung trong các năm qua lượng lao động chủ chốt trong Công ty là quânnhân chiếm tỉ trọng lớn trên 80 người, tuy nhiên lượng lao động đang có xu hướnggiảm Nếu như năm 2008 lao động giảm 3,84% thì đến năm 2009 giảm 6,97% sovới năm 2007 Việc giảm lao động bình quân này phải tìm hiểu rõ nguyên nhân.Quỹ lương cho đối tượng lao động này tăng nhanh 12,5% năm 2008 và 107,84 %vào năm 2009 so với năm 2007 là một kết quả khả quan Như vậy sẽ không xét tớikhả năng luân chuyển công tác để tăng thu nhập Việc giảm lao động trong danhsách sẽ xuất phát từ phía công ty, có thể do cắt giảm biên chế những người khôngcó khả năng làm việc cao Điều này thể hiện rõ trong quá trình hoạt động công tyluôn kiểm tra trình độ tay nghề, ngay trong năm 2009 Công ty đã tổ chức thi tuyểncông chức vào 5 chức danh lãnh đạo của Công ty Việc thi tuyển này thu hút 39người tham gia vào các vị trí chủ chốt kể cả ban giám đốc Công ty diễn ra minhbạch Như vậy giảm lao động trong danh sách tức là có sự sàng lọc để có lao độngtốt, chất lượng ngày càng tăng Bên cạnh đó thì lượng lao động thuê ngoài ngàycàng tăng, năm 2009 tăng 51,43% so với năm 2007 Điều này thể hiện rõ công tycó nhiều chính sách lớn để thu hút người lao động, nhất là về chế độ tiền lương.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển sẽ thu hút lượnglao động lớn có trình độ, tay nghề Mức tăng trưởng về từng loại lao động giữa cácnăm sẽ được mô tả trong biểu đồ sau ( biểu đồ 03 )

Biểu đồ 03 biểu hiện rõ, độ chênh lệch về từng loại lao động giữa các năm.Lao động trogn danh sách có xu hướng giảm dần và thu nhập ngoài danh sách giảmnhẹ trong năm 2008 và tăng trưởng mạnh trong năm 2009.

Trang 34

Biểu đồ 03: Mức tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2007-2009

Lao động thuêngoài

Lao động trongdanh sách

Do tổng lao động trong Công ty thay đổi mạnh do đó thu nhập của người laođộng cũng chịu ảnh hưởng theo chế độ tiền lương.

Trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty, chế độ tiềnlương không ngừng tăng ( biểu đồ 04 )

Quỹ lương lao động trong danh sách tăng 206.303.629 đồng với tỷ lệ tăngthêm 12,5% vào năm 2007 Quỹ lương tăng, mà lao động trong danh sách lại giảm,điều này làm cho lương bình quân cho nguồn nhân lực này tăng 573.045 đồngtương ứng với tỷ lệ 146,7% Sang năm 2009 tổng quỹ lương này tăng lên1.779.744.355 đồng tương ứng với tỷ lệ 207,84% so với năm 2007, mức tăngtrưởng này tác động tới tiền lương bình quân cho người lao động làm cho tiềnlương bình quân tăng 2.224.419 đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 281,16% Sovới mức tăng trưởng của năm 2008 với năm 2007 tăng lên gấp 4 lần Điều nàychứng tỏ việc thực hiện chế độ tiền lương cho CBCNV trong Công ty được thựchiện rất tốt.

Trang 35

Biểu đồ 04: Mức tăng trưởng tiền lương và thu nhập bình quân cho ngườilao động trong danh sách.

Lương bìnhquân

Thu nhập bìnhquân

Tiền lương tăng thể hiện quá trình kinh doanh của Công ty không ngừng tăng,làm cho tiền lương cho người lao động cũng tăng theo Ngoài ra Công ty cũng thựchiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động:chế độ BHXH, BHYT cho ngườilao động Ví dụ như trong năm 2009, Công ty trích nộp đầy đủ các khoản phúc lợicho người lao động đạt 185.706.743 đồng tăng 55.366.376 đồng tương đương142,43% Việc tăng chi phí các khoản phúc lợi thể hiện sự quan tâm tới người laođộng Bên cạnh đó các khoản thưởng và các thu nhập phụ cho đối tượng này cũngtăng, điều này làm cho thu nhập bình quân cho người lao động ngày càng tăng Thunhập bình quân cho người lao động hàng tháng giữa các năm nhìn chung tăng lêngấp 2 lần, làm cho đời sống người lao động ngày càng tăng cao, tăng uy tín củaCông ty trên thị trường, làm cho người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyểnmộ và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao.

Ngày đăng: 04/10/2012, 11:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: Mô hình tổ chức quản lý công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
Bảng 01 Mô hình tổ chức quản lý công ty (Trang 16)
nhuận của Công ty, được chỉ rõ trong bảng 02. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
nhu ận của Công ty, được chỉ rõ trong bảng 02 (Trang 19)
2007 Năm 2009 so với 2007 Tuyệt đốiTương  đốiTuyệt đối Tương đối - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
2007 Năm 2009 so với 2007 Tuyệt đốiTương đốiTuyệt đối Tương đối (Trang 26)
Theo bảng số liệu 02, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi lớn - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
heo bảng số liệu 02, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi lớn (Trang 26)
- Bưu chính Viettel vẫn lấy chuyển phát nhanh là loại hình kinh doanh của chính   mình - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
u chính Viettel vẫn lấy chuyển phát nhanh là loại hình kinh doanh của chính mình (Trang 27)
Bảng 04: Bảng phân tích lao động và tiền lương. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
Bảng 04 Bảng phân tích lao động và tiền lương (Trang 31)
Theo như bảng tổng hợp chi phí ta thấy rõ trong giai đoạn 2007- 2009, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
heo như bảng tổng hợp chi phí ta thấy rõ trong giai đoạn 2007- 2009, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng (Trang 36)
Qua bảng trên ta thấy nhóm chỉ tiêu sinh lợi thực hiện chưa tốt, trong khi tổng doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng mà sức sinh lời lại giảm, đây là  một trong những trọng điểm cần phân tích - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
ua bảng trên ta thấy nhóm chỉ tiêu sinh lợi thực hiện chưa tốt, trong khi tổng doanh thu của doanh nghiệp ngày một tăng mà sức sinh lời lại giảm, đây là một trong những trọng điểm cần phân tích (Trang 41)
Bảng 07: Tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện năm 2009 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
Bảng 07 Tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện năm 2009 (Trang 47)
2.3. Đánh giá chung - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
2.3. Đánh giá chung (Trang 47)
Bảng 08: Chiến lược phát triển doanh thu đến năm 2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel chi nhánh Hải Phòng).doc
Bảng 08 Chiến lược phát triển doanh thu đến năm 2012 (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w