MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 7 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8 3.Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu. 9 4.Phương pháp nghiên cứu. 9 5.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 12 1.1, Một số khái niệm cơ bản. 12 1.1.1, Hoạt động bán hàng. 12 1.1.2, Kết quả bán hàng. 13 1.1.3, Doanh thu bán hàng. 13 1.1.4, Giá vốn. 14 1.2, Sự cần thiết của tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 14 1.2.1, Khái niệm và đặc điểm hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 14 1.2.1.1, Khái niệm. 14 1.2.1.2, Đặc điểm. 15 1.2.2, Vai trò, yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 16 1.2.3, Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 17 1.3, Phương thức bán hàng. 18 1.3.1, Khái niệm. 18 1.3.2, Các phương thức bán hàng chủ yếu hiện nay. 19 1.4, Phương thức thanh toán. 23 1.5, Phương pháp xác định giá vốn và giá bán. 25 1.5.1, Các phương thức tính giá vốn. 25 1.5.2, Phương pháp xác định giá bán. 30 1.6, Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 30 1.6.1, Kế toán giá vốn hàng bán. 30 1.6.2, Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. 36 1.6.2.1, Kế toán doanh thu. 38 1.6.2.2, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 46 1.7, Kế toán xác định kết quả bán hàng trong donh nghiệp thương mại. 51 1.7.1, Kế toán chi phí bán hàng. 51 1.7.2, Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 55 1.7.3, Kế toán xác định kết quả bán hàng. 58 1.8, Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 63 1.8.1, Hình thức nhật ký chung. 63 1.8.2, Nhật ký Sổ cái. 65 1.8.3, Hình thức chứng từ ghi sổ. 68 1.8.4, Hình thức kế toán máy. 70 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 73 2.1, Tổng quan về công ty TNHH thương mại Thành Công. 73 2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại Thành Công. 73 2.1.2, Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH thương mại Thành Công. 76 2.1.2.1, Sơ đồ khối về cơ cấu quản lý, tổ chức. 76 2.1.2.2, Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. 76 2.1.3, Đặc điểm tổ chức kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. 83 2.1.4, Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại Thành Công. 85 2.1.4.1, Các chính sách kế toán chung. 85 2.1.4.2, Hệ thống chứng từ kế toán. 85 2.1.4.3, Hệ thống tài khoản kế toán 87 2.1.4.4, Hệ thống sổ sách kế toán. 88 2.1.4.5, Hệ thống báo cáo kế toán. 90 2.1.4.6, Bộ máy kế toán 90 2.2, Thực trạng về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại Thành Công. 93 2.2.1, Đặc điểm hoạt động bán hàng tại công ty. 93 2.2.2, Kế toán giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp. 95 2.2.3, Kế toán doanh thu bán hàng 106 2.2.4, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 117 2.2.4, Kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp. 119 2.2.4.1, Kế toán chi phí bán hàng. 119 2.2.4.2, Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 123 2.2.4.3, Kế toán xác định kết quả bán hàng. 126 2.3, Đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại Thành Công. 128 2.3.1, Kết quả đạt được. 128 2.3.2, Hạn chế, tồn tại. 129 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BAN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG. 132 3.1, Yêu cầu và nguyên tắc đề xuất giải pháp cho công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại Thành Công. 132 3.2, Phương hướng đề xuất giải pháp. 133 3.3, Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 134 3.4, Điều kiện thực hiện giải pháp. 139 KẾT LUẬN 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 LỜI CÁM ƠN 143
Trang 1MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 12
1.1, Một số khái niệm cơ bản 12
1.1.1, Hoạt động bán hàng 12
1.5.2, Phương pháp xác định giá bán 30
Sơ đồ 1.6.1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK 36
1.6.2, Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 36
Sơ đồ 1.6.2.1: Quy trình hạch toán DTBH và CCDV 46
1.6.2.2, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 46
Sơ đồ 1.6.2.2: Sơ đồ hạch toán khoản giảm trừ doanh thu 50
Sơ đồ 1.7.1: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 55
1.7.2, Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 55
Sơ đồ 1.7.2: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .59 1.7.3, Kế toán xác định kết quả bán hàng 59
Sơ đồ 1.7.3: Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả bán hàng 61
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký
Trang 2Sơ đồ 1.8.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái 66
1.8.3, Hình thức chứng từ ghi sổ 68
Sơ đồ 1.8.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 69
1.8.4, Hình thức kế toán máy 70
Sơ đồ 1.8.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy 71
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 73
2.1, Tổng quan về công ty TNHH thương mại Thành Công 73
2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại Thành Công 73
2.1.2, Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH thương mại Thành Công 76
2.1.2.1, Sơ đồ khối về cơ cấu quản lý, tổ chức 76
Sơ đồ 2.1.2.1: Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức 76
2.1.2.2, Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 76
2.1.3, Đặc điểm tổ chức kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp 85
85
Sơ đồ 2.1.3: Sơ đồ tổ chức kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp 85 2.1.4, Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại Thành Công 87
2.1.4.1, Các chính sách kế toán chung 87
2.1.4.4, Hệ thống sổ sách kế toán 90
Trang 3Sơ đồ 2.1.4.3: Trình tự ghi sổ nhật ký chung 91
2.2.3, Kế toán doanh thu bán hàng 108
Sơ đồ 2.2.3: Quy trình ghi sổ kế toán doanh thu bán hàng 109
2.2.4, Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 119
2.2.4, Kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp 121
2.2.4.1, Kế toán chi phí bán hàng 121
Sơ đồ 2.2.4.1: Quy trình hạch toán chi phí bán hàng 122
2.2.4.2, Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 125
Sơ đồ 2.2.4.2: Quy trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 126
2.2.4.3, Kế toán xác định kết quả bán hàng 129
2.3, Đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại Thành Công 131
2.3.1, Kết quả đạt được 131
2.3.2, Hạn chế, tồn tại 133
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BAN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 135
3.1, Yêu cầu và nguyên tắc đề xuất giải pháp cho công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại Thành Công 135
3.2, Phương hướng đề xuất giải pháp 136
3.3, Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu 137
3.4, Điều kiện thực hiện giải pháp 142
KẾT LUẬN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
LỜI CÁM ƠN 146
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
Trang 5Sơ đồ 1.6.2.1: Quy trình hạch toán DTBH và CCDV Error:
Reference source not found
Sơ đồ 1.6.2.2: Sơ đồ hạch toán khoản giảm trừ doanh thu Error:Reference source not found
Sơ đồ 1.7.1: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng Error: Referencesource not found
Sơ đồ 1.7.2: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.7.3: Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả bán hàng
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.8.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.8.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.8.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.8.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy
Error: Reference source not found
Trang 6Sơ đồ 2.1.2.1: Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức Error: Reference sourcenot found
Sơ đồ 2.1.3: Sơ đồ tổ chức kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1.4.3: Trình tự ghi sổ nhật ký chungError: Reference sourcenot found
Sơ đồ 2.2.2: Quy trình ghi sổ giá vốn hàng bán. Error: Referencesource not found
Sơ đồ 2.2.3: Quy trình ghi sổ kế toán doanh thu bán hàng. Error:Reference source not found
Sơ đồ 2.2.4.1: Quy trình hạch toán chi phí bán hàng Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.2.4.2: Quy trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Error: Reference source not found
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển với nhịp độ
“chóng mặt”, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước bắt nhịp với
sự phát triển đó Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước bắt nhịpvới sự phát triển đó Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thịtrường cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh khách quancủa thế giới, của đất nước và bản thân doanh nghiệp Trong một nền kinh tế,các doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối, lưu thông hàng hóa, thúcđẩy tái sản xuất hàng hóa Hoạt động của doanh nghiệp thương mại diễn ratheo chu kỳ T-H-T’ hay nói cách khác nó bao gồm hai giai đoạn mua hàng vàbán hàng
Bán hàng là khâu quan trọng và là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, kinhdoanh, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt vớidoanh nghiệp thương mại thì đó là hoạt động chính yếu để tạo ra lợi nhuậncho doanh nghiệp, giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác, chu kỳ kinh doanhchỉ có thể diễn ra liên tục và nhịp nhàng khi khâu bán hàng được tổ chứcnhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu suất sinh lời Muốn như vậy, các doanhnghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ, phải bán được nhiều hàng,thu được nhiều tiền, bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra, thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách Nhà nước và hình thành lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đódoanh nghiệp có điều kiện để thực hiện các mục tiêu, chiến lược doanhnghiệp đã đề ra, thúc đẩy quá trình kinh doanh mở rộng
Với cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpđang diễn ra gay gắt, vì vậy, phương thức bán hàng của các doanh nghiệp cần
Trang 8doanh nghiệp còn phải có phương thức thanh toán hợp lý mang lại nhiều lợiích cho khách hàng Kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kếtquả bán hàng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanhnghiệp, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình kinhdoanh, bán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp một cáchchính xác, kịp thời, đầy đủ để từ đó đưa ra các biện pháp kinh doanh đúng đắn
và phù hợp
Tóm lại, đối với mỗi doanh nghiệp, bán hàng là vấn đề đầu tiên cần giảiquyết, là khâu then chốt trong mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến
sự tồn tại của doanh nghiệp
Cũng như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công tyTNHH thương mại Thành Công luôn quan tâm tới việc tổ chức bán hàngnhằm thu lợi nhuận lớn nhất Xuất phát từ cách nhìn như vậy, kế toán bánhàng phải được tổ chức một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với đặc điểmkinh doanh của công ty Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toánbán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại ThànhCông” làm đè tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty TNHH thương mại Thành Công
-Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty TNHH thương mại Thành Công
=> Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng dựa trên cơ sở số liệu, chứng từ, sổ sách kế toán về
tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trang 93.Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu.
- Mục đích: - Tìm hiểu công tác kế toán tổ chức bán hàng xác định kết quả
bán hàng tại công ty Từ đó, nắm rõ phương pháp, cách thức cũng như quátrình hạch toán các nghiệp vụ liên quan
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
- Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng,nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng vàxác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại Thành Công
4.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu về kế toán bán hàng và
xác định kết quả bá hàng
- Phương pháp thống kê: thu thập tài liệu nghiên cứu phục vụ cho khóa luận.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các anh/chị phòng kế toán.
Trang 10- Phương pháp phân tích, đánh giá: Từ tài liệu thu thập được, tiến hành phân
5.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Nội dung khóa luận gồm 3 chương:
-Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp thương mại.
-Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Thành Công.
-Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Thành Công.
Hoàn thành bài luận văn này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tớicác anh (chị) phòng kế toán công ty TNHH thương mại Thành Công đã tạođiều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Ths Nguyễn Thị Ngọc Hiền, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài này
Trang 11Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ và thời gian không nhiều nên bài viếtcủa em chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, em rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiệnhơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hà Thị Mai
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI 1.1, Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1, Hoạt động bán hàng.
Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóacho người mua và thu tiền về hoặc được quyền thu tiền
Xét về góc độ kinh tế, bán hàng là quá trình sản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp chuyển từ hình thái vật chất sang tiền tệ Chỉ có thông qua bán hàng,tính hữu ích của hàng hóa mới được thực hiện, tạo điều kiện để tiến hành táisản xuất xã hội
Xét về phương diện xã hội, bán hàng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng với từngsản phẩm hàng hóa, từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinhdoanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất Chính qua đó, doanh nghiệp đãgóp phần điều hòa giữa cung và cầu trong nền kinh tế
Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thươngmại nói riêng có những đặc diểm chính sau:
- Có sự trao đổi giữa người mua và người bán, người bán đồng ý bán, ngườimua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
Trang 13- Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa: người bán mất quyền sở hữu,người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã bán Trong quá trình tiêu thụhàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hànghóa và nhận lại một khoản gọi là doanh thu bán hàng.
* Mối quan hệ giữa bán hàng và kết quả bán hàng: Bán hàng là khâu cuối
cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, còn xác định kết quả kinh doanh làcăn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hàng hóa nữa hay không Do
đó, có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả bán hàng có mối quan hệmật thiết , kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bánhàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó
1.1.3, Doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu về hoặc sẽ
Trang 14giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác địnhbằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ cáckhoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
1.1.4, Giá vốn.
Giá vốn hàng bán là giá trị phản ánh lượng hàng hóa đã bán được của mộtdoanh nghiệp trong một khoảng thời gian, nó phản ánh được mức tiêu thụhàng hóa cũng như tham gia xác định được lợi nhuận của DN trong một chu
Bán hàng là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của đơn vị nhằm đáp ứng những sản phẩm, hàng hóa hữu ích cho nhucầu xã hội Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa hữu
Trang 15ích gắn liền với lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàngthanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
1.2.1.2, Đặc điểm.
Hoạt động thương mại không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất, nó là giai đoạncuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là quá trình chuyển hóa vốn từhình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc hình tháivốn trong thanh toán
Quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm sau:
- Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp thương mại bao gồm người tiêudùng, các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan tổ chức xã hội
- Các phương thức bán hàng rất đa dạng như bán trực tiếp, gửi bán
- Có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất lượng, giá
cả, phương thức thanh toán
- Có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa từ người bán sangngười mua
- Người bán giao cho người mua một lượng hàng hóa và nhân được tiền hoặcđược chấp nhận thanh toán
Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp thương mại phải chi ra những khoảntiền phục vụ cho việc bán hàng gọi là chi phí bán hàng và các chi phí liênquan tới việc quản lý hành chính, quản trị kinh doanh của toàn doanh nghiệpgọi là chi phí quản lý doanh nghiệp Tiền bán hàng thu được tính theo giá bánchưa có thuế GTGT gọi là doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thugồm: CKTM, GGHB, HBBTL, các khoản thuế không được bồi hoàn như:
Trang 16GTGT phương pháp trực tiếp, TTĐB, thuế xuất khẩu Khoản chênh lệch giữadoanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu gọi là doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ Chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt độngbán hàng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được gọi là kếtquả hoạt động bán hàng (chiếm phần chủ yếu trong kết quả hoạt động kinhdoanh = Kết quả hoạt động bán hàng + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quảhoạt động khác)
1.2.2, Vai trò, yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Bán hàng chính là tiền đề quan trọng cho việc giữ vững quan hệ cân đối sảnxuất giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân Thứ nhất, thông qua doanhnghiệp thương mại, nhà sản xuất thu lại được các chi phí bỏ ra cho quá trìnhhoạt động sản xuất và thu thêm lợi nhuận, đồng thời, cũng qua doanh nghiệpthương mại, nhà sản xuất nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường để cóchính sách sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn Quá trình bán hàng tốt
sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, từ đó tăng vòng quay của vốn lưuđộng, bổ sung Thứ hai, thông qua doanh nghiệp thương mại, hàng hóa, dịch
vụ đến tay con người, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội Chỉ có thôngqua bán hàng thì tính hữu ích của hàng hóa mới được thực hiện, và được xácđịnh về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, sự phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng mới được khẳng định
Do đó, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng là rất cần thiết Kế toán bán hàng cung cấp thông tin cho nhà quản trịdoanh nghiệp về tình hình kinh doanh của công ty Từ đó có kế hoạch và biệnpháp quản lý công tác bán hàng hiệu quả, nâng cao lợi nhuận cho doanhnghiệp
Trang 17Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của công tác kế toán bán hàng và xác định kếtquả bán hàng, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các yêu cầu quản lý bánhàng Quản lý công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng là quản lý theođúng kế hoạch tiêu thụ, thể hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng Do đó,việc quản lý công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần bám sát cácyêu cầu cơ bản sau:
- Quản lý sự vận động và số hiện có của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu sốlượng, chất lượng và chủng lợi, giá trị
- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm làmục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
- Tìm hiểu, khai thác mở rộng thị trường, áp dụng chính sách bán hàng đểtăng doanh thu, giảm ci phí cho các hoạt động
- Quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chiphí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận
1.2.3, Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sựbiến động của từng lợi sản phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng,chủng loại và giá trị
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu, chi phí của từng hoạt động trong doanh thu, và chiphí của từng hoạt động trong doanh nghiệp Đồng thời theo dõi và đôn đốccác khoản phải thu của khách hàng
Trang 18- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả từng hoạt động, giám sát tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạtđộng.
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính vàđịnh kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng
- Phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu để xác định kết quả đảm bảo thu đủ
và kịp thời tiền bán hàng, tránh sự chiếm dụng vốn
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng cần chú ý một số điểm sau:
- Xác định đúng thời điểm tiêu thụ (bán hàng) để kịp thời lập báo cáo bánhàng và phản ánh doanh thu Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bánhàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế nhằmgiám sát chặt chẽ hàng hóa bán ra, đôn đốc thanh toán, nộp tiền bán hàng vàoquỹ
- Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ Tổ chức hệ thốngchứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học, tránh sựtrùng lặp, bỏ sót, chậm trễ
- Xác định đúng và tập hợp đúng, đầy đủ giá vốn chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Phân bổ chính xác các chi phí đócho hàng tiêu thụ
1.3, Phương thức bán hàng.
1.3.1, Khái niệm.
Trang 19Phương thức bán hàng là cách thức doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu chokhách hàng và thu được tiền hoặc được chuyển quyền thu tiền về số sảnphẩm, hàng hóa đã tiêu thụ.
1.3.2, Các phương thức bán hàng chủ yếu hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ thành phẩm được thực hiện bằngnhiều phương thức khác nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ các doanhnghiệp đến tận tay người tiêu dùng Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt cácphương thức tiêu thụ đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện kế hoạch tiêuthụ của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng một sốphương thức tiêu thụ chủ yếu sau:
- Phương thức bán buôn:
Bán buôn là việc tiêu thụ hàng hóa cho các đơn vị để tiếp tục chuyển bán Bêncạnh đó, cung cấp hàng hóa cho các tổ chức xã hội khác nhằm thỏa mãn nhucầu kinh tế
+ Bán buôn qua kho: Đây là phương thức bán buôn mà hàng hóa xuất từ khocủa doanh nghiệp để bán cho người mua Đối với phương thức bán buôn quakho thường sử dụng hai hình thức sau:
Bán buôn qua kho theo phương thức chuyển hàng: Doanh nghiệp thương mạicăn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký với người mua để gửi hàng cho người muabằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuế ngoài Trong trường hợp này,hàng hóa gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Chi phí vậnchuyển do DN chịu hoặc bên mua chịu, tùy thuộc vào điều kiện ghi trong hợpđồng mà hai bên đã thỏa thuận, ký kết Chứng từ bán hàng ở đây là hóa đơnhoặc PXK kiêm hóa đơn do DN lập Thời điểm hàng hóa được coi là bán theo
Trang 20thanh toán, lúc đó hàng hóa mới được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệpsang người mua Hàng chưa được tiêu thụ nên được theo dõi ở tài khoản hànggửi bán Khi giao hàng tại kho của người mua, được người mua thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán cho số hàng đó thì lập Hóa đơn bán hàng thành 3liên Tại thời điểm này, hàng hóa được coi là tiêu thụ.
Bán buôn giao hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp: Bên mua căn cứ vàohợp đồng kinh tế đã ký sẽ ủy nhiệm cho người của mình đến kho của ngườibán và chịu trách nhiệm áp tải hàng hóa về bằng phương tiện tự có hoặc thuêngoài Khi hàng hóa xuất giao cho người mua được gọi là tiêu thụ
+ Bán buôn vận chuyển thẳng: Hàng hóa bán cho bên mua được giao thẳng từbên cung cấp không qua kho của doanh nghiệp Theo phương thức này có 2hình thức:
Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: DN thương mại mua hàng của bên nhàcung cấp giao bán thẳng cho người mua DN chỉ đóng vai trò trung gian môigiới trong quan hệ mua bán với người mua, ủy nhiệm cho người mua đếnnhận hàng và thanh toán cho người bán theo hợp đồng, tùy theo hợp đồng mà
DN thương mại được hưởng một khoản hoa hồng nhất định, đây chính làdoanh thu kinh doanh của DN Trong trường hợp này, DN thương mại khônglập chứng từ kế toán bán hàng mà chỉ lập “Phiếu thu” về số hoa hồng đượchưởng
Bán buôn chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: DN vừa phải thanh toántiền mua hàng với người bán, vừa phải thanh toán tiền vơi người mua, nghĩa
là phát sinh đồng thời mua hàng và bán hàng DN có thể vận chuyển hàng đếncho người mua, giao hàng xong được coi là tiêu thụ.Nếu bên mua tự vậnchuyển thì thực hiện giao tay ba tại kho của người bán Sau đó, hàng hóa
Trang 21được coi là tiêu thụ Chứng từ kế toán bán hàng trong trường hợp này là hóađơn bán hàng giao thẳng, đây là hóa đơn kiêm phiếu vận chuyển.
- Phương thức bán hàng chuyển hàng chờ chấp nhận:
Theo phương thức này, bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ ghitrong hợp đồng, số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán Khiđược bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao(một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận mới được coi làtiêu thụ và bên bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó
- Phương thức bán hàng đại lý:
Bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàngcho bên nhận đại lý (bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại
lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá
Đây là phương thức được các doanh nghiệp quan tâm, giúp doanh nghiệp mởrộng thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh, tận dụng được cơ sở vật chất (quầyhàng, cửa hàng, kinh nghiệm kinh doanh ) đang sẵn có và tiềm tàng ở cácvùng lãnh thổ
- Phương thức bán hàng trả góp:
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Người mua sẽthanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấpnhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo sẽ bằng nhau, trong đó bao gồmmột phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm
Trang 22Đây là phương thức bán hàng quen thuộc trong xã hội tiêu dùng, lấy đốitượng phục vụ chính là các “thượng đế” có thói quen và lòng ham mê tiêudùng, thích mua sắm nhưng khả năng tài chính có hạn.
- Phương thức tiêu dùng nội bộ:
Tiêu thụ nội bộ là việc mua bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ giữa đơn
vị chính với các đơ vị trực thuộc hay giữa các đơn vị với nhau trong cùng mộtcông ty
Ngoài ra, được coi là tiêu thụ nội bộ còn bao gồm các khoản về sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu tặng, xuất trả lương, thưởng; sử dụng sảnphẩm, hàng hóa của DN để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN, quảngcáo
+ Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng hoàn toàn chịu trách nhiệmvật chất về số lượng đã nhận ở quầy, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý tiềnbán hàng trong ngày Nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện việc thu tiền và
Trang 23giao cho người mua Cuối ca, nhân viên bán hàng lập giấy nộp tiền bán hàng,đồng thời kiểm kê hàng còn lại, xác định lượng hàng bán ra trong ngày Quaphương thức này, nghiệp vụ bán hàng hoàn thành trực diện với người mua vàkhông cần lập chứng từ cho nghiệp vụ bán lẻ Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý
mà cuối ca hoặc định kỳ ngắn, nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hóa và quan
hệ cân đối luân chuyển hàng hóa để xác định lượng hàng hóa tiêu thụ Sau đó,nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng trong ca để nộp cho phòng kế toán.Hàng ngày, khi nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ, nhân viên bán hàng phải lậpgiấy nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ, đây là một loại chứng từ bán hàng donhân viên bán hàng lập
Để thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa bán ra trong ca, nhân viên bán hàngphải mở thẻ hàng cho từng mặt hàng để ghi chép, tập hợp nghiệp vụ bán hàngtheo mẫu Về hình thức chứng từ, đối với phương thức bán lẻ thường khôngcần lập chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng mà mỗi ca, tiến hành lập Báo cáobán hàng, đối chiếu doanh thu trên báo cáo với thực tế để xác định số chênhlệch
1.4, Phương thức thanh toán.
* Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt:
Là hình thức dùng tiền mặt, ngân phiếu trực tiếp để giao dịch mua bán Khibên bán chuyển giao hàng hóa, dịch vụ thì bên mua xuất tiền mặt để trả trựctiếp tương ứng với giá cả mà hai bên đã thỏa thuận thanh toán, theo hình thứcnày đảm bảo thu tiền nhanh, tránh rủi ro trong thanh toán
* Thanh toán qua ngân hàng :
Việc thanh toán qua ngân hàng có nhiều ưu điểm tiết kiệm được thời gian
Trang 24hàng cũng rất đa dạng, lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào điều kiện mỗibên và sự thỏa thuận giữa hai bên.
*Thanh toán bằng hối phiếu:
Đây là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác,yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể hoặcngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người cầmphiếu
* Thanh toán bằng ủy nhiệm chi:
Thực tế đây là lệnh chi tiền mà chủ tài khoản (người mua) phát hành yêu cầungân hàng phục vụ mình trích tiền gửi tài khoản của mình để trả cho ngườihưởng thụ (người bán) Nếu người mua chậm trả sẽ gây thiệt hại cho ngườibán vì hàng hóa đã giao cho người mua
* Thanh toán bằng ủy nhiệm thu:
Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng hàng hóa,dịch vụ cho người mua, sẽ lập giấy ủy nhiệm thu để ủy thác cho ngân hàngphục vụ mình thu hộ số tiền từ người mua về giá trị hàng hóa đã giao chongười mua
Trang 25Thường áp dụng với các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch thường xuyên tínnhiệm lẫn nhau hoặc trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.
* Thanh toán bằng thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán do ngân hàng cho các đơn vị tổchức kinh tế, các cá nhân để có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toántiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ
* Thanh toán bằng thẻ tín dụng (L/C):
Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng bên bán, yêu cầu ngân hàng bên bán trảtiền cho đơn vị bán căn cứ vào các bộ chứng từ thanh toán mà đơn vị bán xuấttrình phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng Người mua căn cứ vàođơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã ký kết với bên bán là giấy đề nghị mở thư tíndụng gửi tới ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụngcho người bán hưởng Để mở thư tín dụng, người mua phải ký quỹ trước vàotài khoản tín dụng cho ngân hàng phục vụ mình
*Thanh toán bằng hàng đổi hàng:
Hình thức này áp dụng trong trường hợp người mua và người bán có quan hệtín nhiệm lẫn nhau Theo định kỳ, các bên tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cho nhau và thông qua cho ngân hàng về số dư nợ trên tài khoản của mình
Trang 26mua của hàng hóa xuất kho cho phù hợp nhằm tình đúng giá trị mua của hànghóa xuất kho.
Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng hóa bao gồm giá trị hàngmua vào của hàng hóa và chi phí thu mua phân bổ cho từng hàng hóa bán ra
Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán:
*Phương pháp giá bình quân:
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giátrị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồnkho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân có thể đượctính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hìnhcủa doanh nghiệp
+ Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng):
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất khotrong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồnkho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tínhgiá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàngtồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Sốlượng hàng nhập trong kỳ)
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vàocuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra,
Trang 27phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngaytại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm):Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trịthực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân đượctính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật
tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) / (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phươngpháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Dođặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ítchủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít
* Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước):
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sảnxuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của
lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khichúng được xuất ra hết
Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho thực tế trong tháng = (Đơn giá mua thực
tế của hàng hóa theo từng lần nhập kho trước) x (Số lượng hàng hóa xuất khotrong tháng thuộc số lượng từng lần nhập trong tháng)
Trang 28Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàngxuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kếtoán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàngtồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêuhàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này,doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã cóđược từ cách đó rất lâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều,phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũngnhư khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều
* Phương pháp nhập sau – xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nhập sau sẽ được xuất trước, lấyđơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá mua thực tế hàng xuất kho tính theođơn giá mua hàng nhập sau Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơngiá của những lần nhập đầu tiên
Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong tháng = (Đơn giá mua thực tế củahàng hóa theo từng lần nhập kho sau) x (Số lượng hàng hóa xuất kho trongtháng thuộc số lượng từng lần nhập)
* Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàngnhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương ántốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợpvới doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh
Trang 29thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giátrị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe,chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giátrị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể
áp dụng được phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiềuloại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này
*Phương pháp hệ số giá:
Theo phương pháp này, cuối tháng căn cứ giá trị hạch toán và giá trị thực tếcủa toàn bộ hàng hóa trong kỳ xác định hệ số giá giữa giá nhập thực tế với giátrị hạch toán theo công thức:
H = (Trị giá thực tế của HH đầu kỳ + Trị giá thực tế của HH nhập trong kỳ)/ (Trị giá hạch toán của HH đầu kỳ + Trị giá hạch toán của HH nhập trong kỳ).
Sau đó tính trị giá xuất kho thực tế của hàng hóa xuất bán theo công thức:
Trị giá thực tế của HH xuất kho = Trị giá hạch toán của HH xuất bán x H
*Chi phí thu mua hàng hóa là một bộ phận quan trọng cấu thành giá trị hàng
hóa nhập kho Cuối kỳ phân bổ chi phí bán hàng cho hàng bán ra trong kỳtheo công thức:
Trang 30
= x
1.5.2, Phương pháp xác định giá bán.
Về nguyên tắc: Giá cả HH là giá thỏa thuận giữa DN và người mua được ghitrên hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán HH Nó phải thỏa mãn 3 điều kiện: bìđắp được giá vốn, chi phí kinh doanh và phải đảm bảo cho DN có được khoảnlợi nhuận định mức
Hiện nay, nhà nước chỉ quy định giá ở một số mặt hàng thiết yếu, quan trọngcòn đa số các hàng hóa khác, giá cả được xác định theo quy luật cung cầu.Tùy thuộc vào thị trường, chu kỳ sống của mỗi sản phẩm mà DN sẽ xác địnhgiá bán phù hợp
1.6, Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
1.6.1, Kế toán giá vốn hàng bán.
Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
+ Nội dung: Tài khoản này dùng để xác định giá trị vốn của hàng hoá, dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán baogồm giá trị mua của hàng và chi phí mua hàng
Trang 31Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ giá vốn của sản xuất hàng hóa, dịch vụ,bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của dịch vụ xây dựng, xây lắp đã hoànthành.
Ngoài ra, TK này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan tới hoạt độngkinh doanh bất động sản như khấu hao, sửa chữa mà liên quan tới cho thuêhoạt động, chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư
+ Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Phản ánh giá vốn hàng hoá , sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bìnhthường và chi phí sản xuất chung cố định không thể phân bổ không được tínhvào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán
- Phản ánh khoản hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tạo TSCĐ vượt trên mức bình thườngkhông được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoànchỉnh
- Phản ánh chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lậpnăm nay lớn hơn khoản trích lập năm trước
- Phản ánh phí thu phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
Bên Có:
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm nămdương lịch (31/12) (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ
Trang 32- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳsang TK 911”xác định kết quả kinh doanh ”.
- Phản ánh trị giá mua của hàng hoá đã bị người mua trả lại TK 632 “giá vốnhàng bán” không có số dư cuối kỳ
-Phiếu xuất kho (mẫu số 02-VT)
-Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
-Câc chứng từ liên quan khác
-Sổ cái TK 632
-Bảng cân đối số phát sinh
-Sổ chi tiêt giá vốn hàng bán
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 33Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Đối với doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Trang 34+ Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị hàng tồn cuối kỳ trước vào TK 611 –Mua hàng.
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 156, 157 – Hàng hóa hoặc hàng gửi bán
Cuối kỳ, kiểm kê, đánh giá hàng tồn kho để xác định giá xuất kho theo côngthức:
Trị giá hàng xuất bán = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong
*Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX:
Trang 35Sơ đồ 1.6.1.1: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX
Kế toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho, gửi bán đầu kỳ + Giá trị hàng mua vào trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho, gửi bán cuối kỳ
Đối với các DN áp dụng phương pháp KKĐK, hạch toán nghiệp vụ về tiêuthụ chỉ khác với các DN áp dụng phương pháp KKTX trong việc xác định giávốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ còn việc phản ánh doanh thu và cáckhoản liên quan đến doanh thu hoàn toàn giống nhau
Trang 36Sơ đồ 1.6.1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK
1.6.2, Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh ngiệp thuđượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thườngcủa DN, góp phần tăng vốn chủ sở hữu
Theo mục 10 Chuẩn mực kế toán số 14 ban hành theo QĐ149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính thì doanh thu tiêu thụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
-DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hànghóa hoặc sản phẩm cho người mua
Giá trị hàng hóa nhập kho Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn
hàng hóa tiêu thụ
Trang 37-DN không còn nắm giữ quyền quản lý HH như người sở hữu HH hoặc quyềnkiểm soát HH.
-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
-DN đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch tiêu thụ
-Xác định được chi phí liên quan tới giao dịch tiêu thụ
Theo mục 11 Chuẩn mực kế toán số 14 ban hành theo QĐ149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính thì:
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợiích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp
cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi rotrùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháphoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền vớiquyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng vàdoanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liềnvới quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản đượchoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảohành thông thường;
+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộcvào người mua hàng hóa đó;
+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phầnquan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
Trang 38+ Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đóđược nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khảnăng hàng bán có bị trả lại hay không.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
-Chiết khấu thương mại: Là số tiền thưởng (giảm trừ) cho khách hàng theo
một tỷ lệ nào đó khi khách hàng mua với một số lượng lớn
CKTM bao gồm bớt giá và hồi khấu Bớt giá là khoản giảm trừ trên giá bánthông thường cho người mua với khối lượng hàng lớn trong một đợt (đượcthực hiện ngay sau từng lần mua) Hồi khấu là số tiền thưởng cho khách hàng
do trong một thời gian nhất định đã mua một khối lượng hàng lớn
-Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng vì số hàng bán kém
phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểmtrong hợp đồng
-Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã bán cho khách hàng (đã chuyển giao
quyền sở hữu, đã thu tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán) nhưng
bị khách hàng trả lại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết(không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách, hàng kém phẩm chất,không đúng chủng loại
-Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB.
1.6.2.1, Kế toán doanh thu.
*Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Trang 39+ Nội dung: Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch vàcác nghiệp vụ sau: Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bánhàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư; Cung cấp dịch vụ: Thực hiệncông việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán,như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức chothuê hoạt động…
+ Kết cấu Tài khoản: 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Bên Nợ: + Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên
doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp chokhách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán
+ Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theophương pháp trực tiếp
+ Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinhdoanh”
Bên Có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Trang 40-TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện:
+ Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện (khoản
chênh lệch giữa giá bán và giá trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay, lãi trảtrước khi vay vốn )
+ Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang TK 511 hoặc TK 515,
TK 711
Bên Có: Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Doanh thu chưa thực hiện cuối kỳ kế toán.
*Chứng từ kế toán sử dụng:
-Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
-PXK, bảng kê bán hàng
-Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi
-Các chứng từ khác dùng trong thanh toán: phiếu thu, PC, séc chuyển khoản,séc thanh toán, giấy báo có
-Sổ chi tiết các TK 511
-Sổ chi tiết bán hàng
-Bảng cân đối số phát sinh
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
*Phương pháp hạch toán.