Để giải quyết những khókhăn này cùng với vấn đề cấp bách khi đó là phải cải thiện đời sống của cư dân nôngthôn trong điều kiện khó khăn về kinh phí trợ cấp của chính quyền trung ương, đồ
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG NINH
BAN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Cơ quan chủ trì, thực hiện:
Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Hạ Long, tháng 10 năm 2013
Trang 2UBND TỈNH QUẢNG NINH
BAN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ ÁN
MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG NINH
One Commune One Product Quang Ninh (OCOP-QN)
I THÔNG TIN CHUNG
1 Tên đề án: Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh
2 Thời gian thực hiện: 39 tháng, từ 10/2013 – 12/2016
3 Địa bàn thực hiện: Toàn bộ tỉnh Quảng Ninh
4 Cơ quan chủ trì, thực hiện: Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 2, phường Hồng Hải – TP Hạ Long - Quảng Ninh
Điện thoại: 033 3533288 Fax: 033 3533288
5 Cơ quan tư vấn và phối hợp thực hiện dự án:
5.1 Tổ chức 1: Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) - Viện Chính
sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Địa chỉ: 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: ndatuan@cap.gov.vn
5.2 Tổ chức 2: Công ty TNHH MTV Dược khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội
(DKPharma)
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS TS Trần Văn Ơn
Địa chỉ: 13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội
Điện thoại: 0904040037 Fax.: 043.9332 607
Nội dung công việc tham gia
Thời gian làm việc
(Số thángquy đổi
2
)
2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng
Trang 31. ThS Trương Công Ngàn Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Chủ nhiệm Đề án 24
2. KS Vi Xuân Trọng Phó Ban Xây dựng Nông thôn
mới tỉnh Quảng Ninh
Phó chủ nhiệm 24
3. KS Hoàng Đình Sáu Phó Ban Xây dựng Nông thôn
mới tỉnh Quảng Ninh Phó chủ nhiệm
24
4. ThS Ngô Tất Thắng Trưởng phòng Công tác khu
vực miền Tây - Ban Xây dựngNông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
Thư ký dự án 24
5. ThS Nguyễn Văn Công Trưởng phòng KH-TH - Ban
Xây dựng Nông thôn mới tỉnhQuảng Ninh
Tổ chức - kế hoạch –hành chính
24
7. PGS TS Trần Văn Ơn Công ty TNHH MTV Dược
khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội (DK Pharma Co Ltd.)
Đồng trưởng nhóm
Tư vấn Tư vấn về
mô hình OCOP, quan hệ quốc tế, hình thành và tái cấutrúc doanh nghiệp, tập huấn, phát triển
và tiếp thị sản phẩm, quản trị doanh nghiệp
24
8. TS Nguyễn Anh Phong Trung tâm Chính sách Chiến
lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam (SCAP)
Tư vấn về tổ chức
mô hình sản xuất kinh doanh cộng đồng và các chính sách chiến lược PTNN-NT
Tư vấn về nghiên cứu phát triển và thiết kế sản phẩm hàng hoá
12
11. TS Nguyễn Trung Kiên Trung tâm Chính sách Chiến
lược Nông nghiệp Nông thôn (CAP)
Tư vấn về phát triển thị trường và
marketing nông sản
12
Trang 412. Nguyễn Trường Giang Công ty TNHH MTV Dược
khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội
Tư vấn về xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá
12
13. Nguyễn Thế Cường Công ty TNHH MTV Dược
khoa - Trường ĐH Dược HN Tư vấn về nâng cấp sản phẩm, thiết kế
sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá
24
14. Mai Thành Trung Công ty TNHH MTV Dược
khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội
Tư vấn thiết kế hệ thống nhà xưởng sảnxuất
7 Dự kiến các bên tham gia đề án OCOP-QN
7.1 Chủ thể chính thực hiện đề án: Các cộng đồng trong tỉnh Quảng Ninh tham gia Dự án
Các cộng đồng tham gia Dự án (gồm các tổ chức kinh tế tại cộng đồng (dưới dạngHTX, công ty, hộ gia đình, hoặc các nhóm thích hợp) vừa là chủ thể triển khai, vừa là đốitượng hưởng lợi của Dự án
7.2 Các cơ quan, tổ chức trực tiếp triển khai đề án
7.2.1 Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức chính: Ban Nông thôn mới tỉnh
Quảng Ninh: Trách nhiệm chính trong việc xây dựng Dự án, tìm kiếm chuyên gia tư
vấn, triển khai các hoạt động và huy động các nguồn kinh phí để thực hiện Dự án Đồngthời có trách nhiệm điều phối các hoạt động của các đơn vị tham gia Dự án
7.2.2 Chính quyền: UBND các cấp: Huyện, xã
Hệ thống chính qyền chịu trách nhiệm chính:
- Hình thành, quản lý hoạt động và chi lương, phụ cấp cho các bộ phận/cá nhânthuộc hệ thống tổ chức OCOP tỉnh Quảng Ninh
- Ban hành và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ OCOP-QN trong phạm vicủa mình
- Phân bổ/điều chỉnh các nguồn lực thực hiện OCOP-QN trong phạm vi của mình
- Tham gia tuyên truyền về OCOP Quảng Ninh qua hệ thống của mình
Trang 5- Tổ chức cuộc thi sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi cấp tỉnh.
7.2.3 Các ban ngành: Các sở, ban ngành chịu trách nhiệm:
- Sở Y tế: Hỗ trợ các cộng đồng xây dựng và bảo đảm các chỉ tiêu thuốc Y học cổtruyền, vệ sinh an toàn thực phẩm, đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chứcnăng, thuốc Y học cổ truyền
- Sở tài chính: Cân đối tài chính cho các hoạt động của Dự án; hỗ trợ các tổ chứckinh tế hình thành trong Dự án về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính
- Sở kế hoạch và Đầu tư: Lồng ghép các nội dung của Dự án vào Quy hoạch tổngthể, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hằng năm; phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngânsách và phân bổ ngân sách; hỗ trợ việc hình thành các tổ chức kinh tế do cộng đồng xâydựng trong Dự án
- Sở nông nghiệp và phát triển NT: Lồng ghép các hoạt động của Dự án vào cáchoạt động khuyến nông – lâm – ngư; hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tácxã; tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ để nâng cấp sản phẩm của Dự án
- Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức liên lạc và tìm kiếm các nhà khoa học,trường, viện,… tham gia giải quyết các công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản, nâng caotiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; lập kế hoạch ngân sách hằng năm cho các đề tài nghiêncứu khoa học - phát triển công nghệ và các dự án KHCN về các sản phẩm do cộng đồngđăng ký
- Sở Công - Thương: Chịu trách nhiệm: Lập kế hoạch ngân sách hằng năm chohoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Dự án; tổ chứchội chợ, hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm thi được giải; tạo điều kiện cho các sảnphẩm được lưu thông trên thị trường
- Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Nghiên cứu phát triển và triển khai các sảnphẩm du lịch nông thôn, quảng bá các hình ảnh về bản sắc văn hoá, sản phẩm của Dự ántrong các hoạt động văn hoá và du lịch trong tỉnh
- Sở Lao động – Thương binh và xã hội: Đào tạo nghề lao động nông thôn gắn vớicác sản phẩm OCOP
7.2.4 Các tổ chức chính trị - xã hội – ngành nghề
- Liên minh các HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Xây dựng và phát triển
tổ chức HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh: Tham gia vào các chuỗi giá trị hìnhthành trong Dự án.- Hội Đông y: Chịu trách nhiệm: Tuyên truyền và động viên các hộiviên tham gia Dự án
- Hội Nông dân: Chịu trách nhiệm: Tuyên truyền và động viên các hội viên thamgia Dự án
7.2.5 Các doanh nghiệp
- Sự tham gia của các doanh nghiệp (trong và ngoài tỉnh) sẽ được xác định cụ thểthông qua hoạt động điều tra tổng thể cũng như trong quá trình triển khai Dự án
7.2.6 Các trường dạy nghề trong tỉnh
Tham gia đào tao các ngành nghề liên quan đến dự án, quản trị kinh doanh, tiếpthị cho các cộng đồng tham gia dự án
Trang 67.3 Các cơ quan tư vấn triển khai đề án
7.3.1 Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP)
Tư vấn xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng các mô hìnhkinh tế, điều tra cơ bản, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút đầu tư, tổ chức môhình sản xuất kinh doanh cộng đồng và các chính sách chiến lược PTNN-NT
7.3.2 Công ty TNHH MTV Dược khoa- Trường ĐH Dược Hà Nội
Tư vấn xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch hoạt động, điều tra cơ bản, môhình OCOP, quan hệ quốc tế, hình thành và tái cấu trúc doanh nghiệp, tập huấn, pháttriển, nâng cấp và tiếp thị sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản trị doanhnghiệp
7.3.3 Hợp tác quốc tế
Tham gia phối hợp thực hiện Dự án còn có các chuyên gia có nhiều kinh nghiệmtrong việc xây dựng mô hình, triển khai mô hình, quản lý doanh nghiệp cộng đồng củatrường Đại học Chiang Mai (Thái Lan), Ban OTOP tỉnh Chiang Mai, doanh nghiệp cộngđồng ở tỉnh Chiang Mai Dự kiến cùng tham gia phối hợp thực hiện Dự án còn có cácchuyên gia có nhiều kinh nghiệm triển khai mô hình OVOP thuộc trường Đại học củaNhật Bản, Tổ chức JICA Nhật Bản tại Việt Nam
II TÍNH CẤP THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
2.1 Khái quát chung
Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” (“Isson, Ippin” Undo - theo tiếng Nhật và
“One village, One product” Movement - theo tiếng Anh) ngày nay đã trở thành một cụm
từ mang tính khu vực dùng để chỉ những hoạt động phát triển nông thôn với những nétđặc trưng riêng
- “Mỗi làng” (isson, one village) là một khái niệm mang tính ước lệ của Phongtrào “Mỗi làng, một sản phẩm”, chỉ một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó, không phânbiệt theo địa giới hành chính, cũng như về qui mô
- “Một sản phẩm” (ippin, one product) cũng là một khái niệm mang tính ước lệcủa Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”, dùng để chỉ sản phẩm đặc trưng của một cộngđồng dân cư nào đó tạo ra Sản phẩm này thường có những đặc điểm rất riêng biệt củanơi sản xuất ra nó, khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa nhữngsản phẩm cùng loại Một cộng đồng dân cư, “một làng” có thể sản xuất ra nhiều loại sảnphẩm khác, nhưng trong Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” người ta thường chútrọng vào việc nâng cao chất lượng của loại sản phẩm nào có nhiều nét đặc trưng của địaphương nhằm tạo ra sự khác biệt và làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng Mặc dùvậy, khái niệm “Một sản phẩm” được sử dụng ở đây hết sức mềm dẻo và khả thi Mộtlàng, một cộng đồng dân cư có thể phát triển một hoặc nhiều sản phẩm của mình, nhưng
có khi hai hay nhiều “làng” có thể kết hợp với nhau theo kiểu sản xuất dây chuyền (có
“làng” chỉ sản xuất bán thành phẩm, làm nguyên liệu cho “làng” khác hoàn chỉnh sảnphẩm) để tạo ra một loại sản phẩm, hàng hoá nào đó Khái niệm “sản phẩm” cũng rấtmềm dẻo, chúng có thể là các loại nông, lâm sản đặc trưng trong vùng, có thể đã qua chế
biến như nấm Shiitake, rượu Sochu, chanh Kabosu… nhưng cũng có thể là các dịch vụ
du lịch hay đơn thuần chỉ là những bài dân ca hoặc kỹ thuật canh tác nông nghiệp nhưdịch vụ du lịch xanh (home stay)
Trang 7- Phong trào (undo, movement) không chỉ có nghĩa thông thường ban đầu mà làkhái niệm chỉ các hoạt động mang ý nghĩa quần chúng, sự phát triển nội sinh của mỗicộng đồng cư dân nói chung và cư dân nông thôn nói riêng Ở Nhật Bản, chưa bao giờtồn tại các khái niệm như Chương trình “Mỗi làng, một sản phẩm” hay Dự án “Mỗi làng,một sản phẩm” mà chỉ có khái niệm Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” mà thôi
2.1.1 Xuất xứ của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
Cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản về cơ bản đã thực hiện xongcông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các ngành công nghiệp được hìnhthành và phát triển mạnh mẽ ở khu vực thành phố thu hút người lao động từ các vùngnông thôn Mặc dù các khu vực này chỉ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên nhưnglại tập trung đến trên 80% dân số của cả nước đến học tập và làm việc Thế hệ trẻ sau khitốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng hoặc dạy nghề đều không muốn trở về vùngnông thôn nơi mình đã sinh ra và lớn lên mà trụ lại tìm việc làm ở các thành phố và trungtâm công nghiệp lớn Một giáo sư trường Cao đẳng kỹ thuật Oita cho biết, ngay cả khihọc tập tại đây thì vẫn có 9 trong số 10 sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm ở cácthành phố lớn khác Điều này dẫn đến tình trạng hoang tàn của khu vực nông thôn nóichung và của tỉnh nói riêng Dân số sụt giảm, các căn nhà bị bỏ không do không cóngười ở, nông nghiệp bị đình đốn do thiếu người làm… Tốc độ tăng dân số trong giaiđoạn 1960-1072 luôn nhỏ hơn 0% Có những năm như năm 1965 tỷ lệ tăng dân số ở mức-4,2% (âm 4,2%) làm cho dân số trong tỉnh sụt giảm nghiêm trọng Nhiều vùng nôngthôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ Một số vùng quê đã tiến sát đến bờ vực của sự biếnmất Người nông dân bị mất phương hướng sản xuất phần vì nguồn lao động bị thiếu hụt,phần vì không nắm được nhu cầu tiêu dùng của “người thành phố” Cuộc sống của ngườidân nông thôn vì thế mà ngày càng trở lên nghèo khổ hơn, trong khi những cơ hội tìmkiếm việc làm ở khu vực thành phố cứ hẹp dần lại theo thời gian Hơn thế nữa, việc tậndụng những lợi thế và nguồn tài nguyên thiên nhiên của cả khu vực nông thôn rộng lớnphục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước cũng bị hạn chế do thiếu lao động Điềuquan trọng hơn là người ta đã dần đánh mất đi niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp, lâuđời, cũng như những cơ hội để phát triển mảnh đất quê hương
Đến trước năm 1979, năm khởi đầu của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” thunhập đầu người của tỉnh chỉ đứng hàng thứ 39 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản
Ngay sau khi đắc cử vào chức vụ người đứng đầu chính quyền tỉnh Oita, ngàiMorihiko Hiramatsu đã tìm cách để khôi phục nền kinh tế của “mảnh đất trù phú” này.Khi đó, ông đã cho thi hành “Kế hoạch chính sách công nghệ” (Technopolis Plan) và
“Kế hoạch chính sách biển” (Marinoplis Plan) Theo đó, kế hoạch thứ nhất nhằm vàoviệc mời các nhà đầu tư thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyên sâu đến đầu
tư vào một số khu vực ở địa phương để cải thiện cơ cấu kinh tế (vốn nặng về nôngnghiệp) của tỉnh; Kế hoạch thứ hai hướng đến việc khuyến khích xây dựng các ngành sảnxuất vốn có thế mạnh của địa phương này là đánh bắt, chế biến hải sản và du lịch Tuynhiên, việc thực hiện những kế hoạch này, ngay từ ban đầu đã gặp phải những khó khăn
ít người ngờ tới Chẳng ai muốn đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp ở vùng đất
mà việc tìm kiếm nguồn nhân công lại không mấy dễ dàng; cũng chẳng ai muốn đi nghỉnghơi, thư giãn ở những nơi đang dần trở thành phế tích… Để giải quyết những khókhăn này cùng với vấn đề cấp bách khi đó là phải cải thiện đời sống của cư dân nôngthôn trong điều kiện khó khăn về kinh phí trợ cấp của chính quyền trung ương, đồng thờitổng kết thực tiễn phát triển nông thôn ở một số địa bàn trong tỉnh như Thị trấn Oyama,thị trấn Yufuin… Ngài Morihiko Hiramatsu đã đề xuất thực hiện Phong trào “Mỗi làng,
Trang 8một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Mục tiêu ban đầu của Phong trào này là khuyến khíchngười dân nông thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quê hương mình, qua đó làmtăng thu nhập và cải thiện bộ mặt nông thôn Tuy nhiên, mục tiêu sâu xa hơn chính làthông qua các hoạt động này, tạo sức quyến rũ của khu vực nông thôn, hạn chế sự di dân
tự do ra các thành phố và khu công nghiệp lớn trong cả nước, xây dựng nguồn nhân lực
đủ mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực này trong tương lai,đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế cũng như về xã hộigiữa vùng nông thôn của địa phương với các thành phố lớn, giảm sự phụ thuộc về kinh tế
và ngân sách vào chính quyền trung ương
2.1.2 Nội dung của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
Mỗi địa phương (làng, xã, huyện), “mỗi làng” tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnhlịch sử của mình lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địaphương để phát triển Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm tiêu dùng cụ thể nhưrau, quả, đồ gỗ… nhưng cũng có thể là các sản phẩm văn hoá, dịch vụ du lịch… Điềuquan trọng đối với các sản phẩm được lựa chọn là mặc dù chúng phải mang nét đặctrưng, kết hợp được các yếu tố địa lý, văn hoá, truyền thống… của địa phương đó, nhưngphải được thị trường Nhật Bản và thế giới chấp nhận
Việc quảng bá rộng rãi các sản phẩm đã được lựa chọn trên thị trường trong nước
và thế giới sẽ làm tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ chúng, tạo ra nhiều việc làm mộtcách ổn định, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương Trên cơ sở đó, tái đầu
tư nâng cao chất lượng để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh sản phẩm Nhờ sự xuất hiệncác sản phẩm “của làng” trên thị trường trong nước và thế giới, hình ảnh của địa phươngtrong con mắt của những “người ngoài làng” được cải thiện Điều này làm cho việc thuhút khách du lịch đến địa phương trở nên dễ dàng hơn và quá trình công nghiệp hoá nôngthôn cũng được tiến hành một cách dần dần và vững chắc
Để thực hiện nội dung này, hàng loạt vấn đề được đề cập và giải quyết một cáchtriệt để như các việc xây dựng các nguyên tắc hoạt động của phong trào, vấn đề về tổchức sản xuất sản phẩm, tổ chức mạng lưới quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, phân phối lợiích… Song song với đó là việc tái tạo và làm sống lại các giá trị văn hoá, lịch sử, truyềnthống của địa phương Đưa các giá trị này vào giáo dục trong các trường học để nâng caolòng tự hào đối với quê hương của lớp trẻ
Điều quan trọng cần được nhấn mạnh ở đây là phải làm sao cho mỗi người dân ởđịa phương đều có thể tham gia một cách tự nguyện vào Phong trào này với tư cách làchủ nhân của các hoạt động Chính quyền địa phương chỉ đóng vai trò trợ giúp chonhững nỗ lực, cố gắng của người dân chứ không phải là hướng dẫn hoặc ra mệnh lệnhcho họ Đây chính là động lực làm nên những thành công vang dội của Phong trào này
2.1.3 Sự thành công của Phong trào
Trải qua hơn 20 năm phát triển, Phong trào OVOP đã đạt được những thành côngvang dội trong quá trình phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn vàthành thị cả về kinh tế, văn hoá và lối sống Thành công lớn nhất của Phong trào là tạo raniềm tin cho lớp trẻ - những người vốn đã có mặc cảm về sự yếu kém kinh tế của địaphương, về sự phát triển của kinh tế nông thôn nơi họ đã sinh ra và lớn lên Từ đó, chính
họ lại là người tìm ra những giải pháp khả thi để phát triển quê hương họ Tạo ra tinhthần thi đua trong khu vực nông thôn, làm đổi mới nền công nghiệp địa phương dựa trênchính nền kinh tế và nguồn nhân lực của địa phương đó Nâng tầm các hoạt động triểnlãm sản phẩm nông thôn của Phong trào tại Tokyo và các thành phố lớn khác của Nhật
Trang 9Bản thành những sự kiện phổ biến và có ảnh hưởng tốt trong cư dân các thành phố này.Làm sâu sắc thêm quá trình phát triển cộng đồng và mô hình “Phát triển nội sinh ở nôngthôn” cũng như các hoạt động sáng tạo ở các địa phương khác nhau trên toàn nước Nhật.
Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế biếnnông sản, tạo ra nhiều công ăn, việc làm, tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăngkhả năng cạnh tranh của chúng, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn Sốlượng sản phẩm thủ công được làm và bán ra tăng từ 143 loại sản phẩm, thu nhập 35,9 tỷyên khi phong trào mới bắt đầu lên 336 loại sản phẩm và cho thu nhập 141 tỷ yên vàonăm 2001 Nhiều nghề truyền thống tưởng như đã bị mai một được khôi phục lại, nhiềunghề mới được phát triển (hiện tại trong Quận có khoảng 200 nghề mới được tạo dựng).Nhiều hoạt động ở địa phương đã được tổ chức để tôn vinh “giá trị của làng” và tiêu thụsản phẩm như hoạt động “Mỗi làng, Một hội chợ”, “Mỗi cửa hàng, Một báu vật”… Cácmặt hàng nông sản phổ biến của địa phương từ chỗ ít được biết đến ngay trên thị trường
nội địa như nấm khô, rượu cất sochu từ lúa mạch, cam, chanh… đã trở lên phổ biến và có giá bán khá cao như nấm khô Shiitake từ 1% đã tăng lên 32%, rượu sochu từ 1% lên 30,7% thị phần của thị trường nội địa, chanh Kabosu từ Oita (vùng cực nam của Nhật) đã
có mặt hàng ngày ở Hockaido (Vùng cực Bắc của Nhật)… Người phụ nữ Nhật ở vùngnày từ chỗ chỉ quen với công việc nội trợ, sống phụ thuộc vào chồng, đến nay đã rất quenvới công việc chế biến nông sản Hiện tại đã có 339 nhóm phụ nữ tự quản làm công tácchế biến nông sản như Nhóm phụ nữ chế biến nước cà chua ở Ogi, chế biến bánh Karinto
ở Amagase… Doanh thu từ các loại sản phẩm của Phong trào OVOP của Quận Oita tăng
từ 330 triệu USD năm 1980 lên 1.300 triệu USD năm 2001 Thu nhập bình quân đầungười của Quận Oita từ 12.300 USD/người/năm (năm 1979), đứng thứ 39 trong số 47quận của Nhật, tăng lên 26.100 USD/người/năm (năm 2000) và hiện vươn lên đứng thứ
25 trong toàn quốc và là tỉnh có thu nhập tính theo đầu người đứng hàng đầu trong khuvực Kuyshu Thu nhập này tương đương với thu nhập tính theo đầu người của người dân
Mỹ Xã hội chuyển biến từ trạng thái sản xuất chung (Gross production), trạng thái muốntăng thu nhập cho mọi người sang trạng thái thoả mãn chung (Gross satisfaction), trạngthái xã hội mà mọi người dân đều cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình Khi sử dụng
bộ chỉ số về các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của Chính phủ Nhật Bản để đánh giáthì Oita là một trong những tỉnh có cuộc sống thuận lợi nhất (đứng thứ 11 trong 47 tỉnhcủa Nhật Bản và đứng hàng đầu ở khu vực Kyushu)
Điều quan trọng là nhờ sự phát triển của Phong trào OVOP mà nguồn nhân lựccủa Quận Oita đã được nâng cao, cơ sở hạ tầng và du lịch phát triển mạnh mẽ, tạo điềukiện thu hút đầu tư từ các công ty lớn như Toyota, Canon, Toshiba… tạo ra khu côngnghiệp rất phát triển ở địa phương Không những thế, nhờ sự nổi tiếng của Phong trào mànhiều sự kiện văn hoá, thể thao lớn của thế giới và nước Nhật như Vòng chung kết giảibóng đá thế giới năm 2002, Cuộc đua xe đạp quốc tế người tàn tật hàng năm… cũng đãđược tổ chức tại đây
Trong 20 năm từ năm 1979 đến năm 1999 Phong trào “Mỗi làng, Một sản phẩm”
đã đưa số loại sản phẩm trong tỉnh đã tăng từ 143 (năm 1980) lên 329 (năm 1990), trong
đó có 132 loại sản phẩm có doanh thu 100 triệu Yên/năm và 19 loại sản phẩm có doanhthu trên 1 tỷ Yên/năm Tổng doanh thu từ các sản phẩm của Phong trào trong giai đoạnnày đạt khoảng trên 141 tỷ yên/năm
Trang 102.1.4 Một số mô hình điển hình của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
2.1.4.1 Điểm dừng xe ven đường trong Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
Tiêu thụ sản phẩm, nhất là lượng sản phẩm làm ra từ sau khi phát động Phong tràoluôn là một trong những khó khăn của Phong trào này cũng như các cuộc vận động khác.Những người lãnh đạo Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” đã đưa ra ý tưởng xây dựng
ở ven đường giao thông liên tỉnh hoặc đường quốc lộ những điểm dừng xe để khách quađường vừa có thể dừng chân sau một chặng đường dài vừa có thể mua các sản phẩm đặctrưng của địa phương Địa điểm để xây dựng các điểm dừng xe lại được chọn sao chovừa thuận tiện cho hành trình của khách hàng vừa mang được những đặc trưng quantrọng nhất của địa phương Thông thường đó là những nơi có phong cảnh đẹp, có nhữngmặt hàng đặc sản hoặc là nơi mang đậm nét văn hoá của địa phương Điểm dừng chânven đường tại Thác nước Harariji (còn gọi là thác của phương Đông), một cảnh đẹp nổitiếng của vùng Oku-Bungolà một điển hình của sự kết hợp này
Các điểm dừng xe này thường có 3 khu vực chính: khu vực lưu giữ, trưng bày cácsản phẩm truyền thống cũng như sản phẩm đặc trưng của địa phương; khu vực bán cácsản phẩm của địa phương và khu vực dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí Khu vực lưu giữ,trưng bày sản phẩm thường còn hay được dùng để tổ chức các lễ hội, các cuộc vui chơicủa người dân trong vùng (vốn rất hay được tổ chức ở Nhật Bản hiện nay), giao lưu vănhoá với khách hàng và với cư dân các vùng khác, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyềnthống, dạy nghề thủ công cổ truyền cho lớp trẻ Khu vực bán sản phẩm thường chỉ nhằmmục đích tiêu thụ các sản phẩm được làm ra trong vùng, có tính độc đáo so với sản phẩmcủa các vùng, địa phương khác Khu vực dịch vụ du lịch cũng được tổ chức theo xuhướng tận dụng tối đa nét đẹp, nét văn hoá hay độc đáo của địa phương
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và hoạt động nhiều điểm dừng xe ven đường đãvượt qua những mục đích ban đầu của nó, trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịchcủa nhiều nơi trong nước và khách nước ngoài Rất nhiều gia đình trong vùng cũng như ởcác thành phố khác đã đến nghỉ cuối tuần tại điểm dừng xe ven đường tại Konohana-garten, hoặc ở Thác Harariji…
2.1.4.2 Xây dựng các nhóm phụ nữ chế biến nông sản
Trong hoàn cảnh dân số tụt giảm hàng năm, nguồn nhân công khan hiếm, cách tốtnhất để có thể sản xuất ra những sản phẩm của địa phương như Phong trào mong muốn,làm sống lại niềm tự hào của người dân trong vùng là tổ chức những nhóm phụ nữ (theotruyền thống thường không tham gia công việc xã hội) làm công tác chế biến nông sản.Các nhóm này, ban đầu được chính quyền trợ cấp một phần kinh phí để xây dựng cơ sởsản xuất, tư vấn công nghệ chế biến, nơi tiêu thụ sản phẩm, còn người sản xuất tiến hànhmua sắm thiết bị, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nhiều nơi như xưởng sản xuấtnước cà chua cô đặc tại Thị trấn Ogi, 2-3 nhóm phụ nữ chung nhau một khu nhà xưởng
do chính quyền trợ giúp để tiến hành sản xuất sản phẩm của mình Điều quan trọng làPhong trào đã thổi được lòng tin, niềm tự hào và ý nghĩa của công việc sản xuất vào cácnhóm này để họ ngày càng nâng cao chất lượng, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩmcủa mình
Trải qua hơn 20 năm tiến hành Phong trào, đã có 339 nhóm phụ nữ chế biến nôngsản được thành lập và đi vào hoạt động Những khẩu hiệu như “Nước ép cà chua Ogi đilên Hockaido” hay “Karinto (một loại bánh vùng Amagase) tiến vào Hoa Kỳ” … đã songhành cùng họ nhiều năm qua tạo ra một niềm kiêu hãnh và tự tin để vượt qua những khókhăn trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 112.1.4.3 Thị trấn Oyama: “Đưa cây mận (Ume) và hạt dẻ tiến vào
Thị trấn Oyama có hình chiếc lá mỏng mảnh, nằm ở độ cao 100-500 m so với mựcnước biển, có chiều dài 18 km từ Bắc xuống và chiều rộng 10 km từ Đông sang Tây.Diện tích canh tác chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên Phần còn lại được bảo phủ bởirừng thông liễu Hai ngành sản xuất chính của Thị trấn này là nông nghiệp và lâmnghiệp Vào những năm 1955, dân số của Thị trấn vào khoảng 6.400 người, sống chủ yếu
ở vùng nông thôn bằng những sản phẩm có tính tự sản, tự tiêu trong phạm vi trang trạicủa mình Sản phẩm chính của họ chỉ là gạo, lúa mạch lúa mì và chăn nuôi Chính quyềntỉnh đã nỗ lực khuyến khích nông dân tăng sản lượng gạo bằng chính sách "mỗi nôngdân, một gói” (one bag per farmer) Tuy nhiên, do địa hình rừng núi, bị chia cắt, ruộngđất hẹp nên việc sử dụng máy móc cho canh tác lúa gặp nhiều khó khăn nên nhiều nôngdân ở đây đã từ bỏ ý định tiếp tục trồng lúa để chuyển sang các loại cây trồng khác cónhiều thuận lợi hơn
Thay cho lúa, họ đã chọn cây mận và cây hạt dẻ Đó là những loại cây trồng kháphù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu nơi đây, cũng như rất phù hợp với điều kiện ítlao động Hơn thế nữa, ngoài việc cho thu nhập cao hơn cây lúa, mận và hạt dẻ còn cóthể chế biến được nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các thành phố
và khu đô thị lớn Với với khẩu hiệu dễ nhận thấy “Đưa cây mận và hạt dẻ tiến vào ”người dân Thị trấn này đã mạnh dạn từ bỏ cây lúa truyền thống để chuyển mạnh sangtriển khai các chiến dịch trồng mận và hạt dẻ Đó chính là khởi nguồn của Phong tràoNPC (Phong trào trồng mận và hạt dẻ mới- New Plums and Chestnuts Movement) Chiếndịch này nhắm tới mục tiêu giảm thời gian lao động nhưng vẫn tăng thu nhập hơn là việctạo ra một quá trình sản xuất ở trình độ cao hơn và được giới trẻ ủng hộ rất nhiệt tình.Vào thời gian đó, chuyện đi ra nước ngoài còn quá xa vời đối với người dân một huyệnmiền núi như Oyama, nên cơ hội “tiến vào Hawaii” đã đem lại cho những thiếu niên ởvùng quê này sự hy vọng và tự tin một cách thầm kín Không khí trong thị trấn đã trở nênsáng sủa hơn và mặc dù còn có một số khó khăn nhưng việc tiêu thụ nông sản đã tănglên
Pha đầu của Phong trào NPC đã kết thúc thành công, pha 2 đã được bắt đầu vàonăm 1964 với mục tiêu phát triển rộng rãi loại cây trồng này hơn và nâng cao kiến thứccủa người dân Hiện tại, thành phố đang phát triển pha thứ 3 với mục tiêu nâng cao chấtlượng môi trường sống lên ngang bằng hoặc cao hơn so với các thành phố và đưa thị trấntrở thành một trung tâm văn hoá của khu vực
Năm 1966, nhóm người đầu tiên của thị trấn Oyama đã tiến vào Cho đến nay đã
có rất nhiều người đã và đang làm những cuộc hành trình tiến vào Hawaii, cũng như tiếnvào nhiều vùng đất khác như Trung Quốc, Israel… bởi thu nhập từ nông nghiệp củangười nông dân ở đây đã cao hơn khá nhiều so với thu nhập của cơ dân thành phó trongvùng
Nền nông nghiệp công nghệ cao Oyama bắt đầu với việc trồng mận và hạt dẻ,ngày nay đã phát triển với nhiều loại cây trồng khác nhau như rau xanh, nấm enokitake
và nameko… Thị trấn hiện nay có đến hơn 50 loại sản phẩm thực phẩm chế biến từ cácloại rau, quả, hoa phong lan và các loại cỏ làm thuốc trong vùng Hầu hết các loại sảnphẩm này đều được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô Đây là một trong hai điểmkhởi đầu của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
Konohana - Garten là một điểm đỗ xe bên đường, là nơi tiêu thụ sản phẩm, đồngthời là trung tâm văn hoá, du lịch và giao lưu giữa cộng đồng cư dân Thị trấn Oyama với
Trang 12mọi người Trong khu vực này, ngoài cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, còn có phòng trưngbày sản phẩm của Thị trấn và khu vực dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đến thamquan, mua sản phẩm Mọi người dân trong vùng đều có thể đem sản phẩm của mình đếncửa hàng này để tiêu thụ Các sản phẩm có số lượng lớn, có thị trường tiêu thụ ngoàivùng đều được tập trung về đây trước 6 giờ sáng hàng ngày để bộ phận tiêu thụ sản phẩmchuyên trách bố trí biện pháp đóng gói, phương tiện chuyên chở…
Các sản phẩm trong cửa hàng tại đây rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nhưngphần lớn là các sản phẩm được sản xuất từ nền nông nghiệp trong vùng như các loại rau,quả, cây thuốc đặc sản, các sản phẩm nông, lâm nghiệp chế biến như bánh, kẹo, mứtmận, đồ gốm, sản phẩm thủ công… Điểm đặc biệt là các gian hàng đều ghi rõ đơn vị(hợp tác xã, cá nhân…) sản xuất ra sản phẩm được bán trong đó Bên cạnh đó mỗi sảnphẩm đều có nhãn ghi rõ số đăng ký của đơn vị sản xuất, tên người sản xuất, tên sảnphẩm, giá sản phẩm, ngày đưa sản phẩm đến bán… thậm chí, nhiều sản phẩm còn để cảảnh của người sản xuất ra sản phẩm đó nhằm nâng cao uy tín của sản phẩm và lòng tự tincủa người sản xuất Các sản phẩm thủ công truyền thống như đồ mây tre đan, đồ gỗ mỹnghệ, đồ gốm, sản phẩm nông sản chế biến theo phương pháp cổ truyền… chiếm phầnlớn các sản phẩm được tiêu thụ ở đây Ngoài ra, ở đây còn có rất nhiều sản phẩm truyềnthống được sản xuất theo thiết kế mới, các sản phẩm mới mang đậm phong cách củaPhong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” Người dân nơi đây đã phát huy tối đa tính sángtạo của mình để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo Cây ớt đỏ, cây đại mạch… ở đây đượctrồng không chỉ dùng để ăn quả, để chế biến rượu sochu mà còn dùng để tạo ra những
"bó hoa" cực kỳ hấp dẫn, đem lại sự thích thú của cả người dân địa phương và du kháchdến thăm quan
Hàng năm, vào mùa xuân, người ta thường tổ chức các cuộc hoà nhạc cổ điển tạiphòng trưng bày sản phẩm truyền thống nhằm giới thiệu sản phẩm, cách chế biến chúng
và những nét văn hoá truyền thống được lưu giữ trong các sản phẩm địa phương… chongười tiêu thụ biết Thêm vào đó, các số liệu về thời tiết, khí hậu và những thông tin khác
về Thị trấn Oyama được giới thiệu rộng rãi và đều đặn trên các phương tiện thông tin đạichúng khiến cho ngày càng có nhiều người từ các địa phương khác nhau đến đây thamquan, nghỉ ngơi, thưởng thức và mua sản phẩm Ngày nay, người nông dân của Thị trấnvẫn đang hết sức cố gắng, nỗ lực để thực hiện mục tiêu có được một nền nông nghiệptuần làm 4 ngày và một cuộc sống nhàn hạ, tươi vui
2.1.4.4 Himeshima: Nơi sản xuất tôm lớn nhất Nhật Bản
Himeshima là một hòn đảo nhỏ thuộc địa phận tỉnh, dân số khoảng 3.000 người.
Nhìn chung cuộc sống nơi đây khó khăn hơn các địa phương trong đất liền rất nhiều.Người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối Năm 1959,hưởng ứng chính sách của Chính phủ Nhật bản, người ta đã xây dựng một số trang trạinuôi tôm trên những cánh đồng muối cũ song các trang trại này nhanh chóng bị thất bại.Năm 1975, Chính quyền đảo thành lập hợp tác xã nuôi tôm với mục tiêu cải thiện đờisống, hạn chế sự di dân từ đảo đến các thành phố lớn trên đất liền Những năm đầu thànhlập, do thiếu kỹ thuật, Hợp tác xã gặp không ít khó khăn, thất bại Nợ nần chồng chất.Tham gia vào Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”, được sự tư vấn và khuyến khíchcủa chính quyền, kỹ thuật nuôi tôm dần dần được cải thiện, khả năng tiêu thụ sản phẩmđược nâng cao Chẳng bao lâu, Himeshima trở thành địa phương nuôi tôm lớn nhất NhậtBản với giá trị sản lượng đạt trên 1,7 tỷ yên/năm Điều quan trọng nhất là sự thành côngnày đã lôi kéo được những thanh niên của đảo trước đây đã đến những thành phố lớn tìmkiếm công ăn, việc làm trở về quê hương tham gia vào Hợp tác xã nuôi tôm Đây là một
Trang 13trong những địa phương hạn chế được sự sụt giảm dân số nhờ vào những thành công vềphát triển kinh tế.
2.1.4.5 Kitsuki: Trồng quít bằng nền nông nghiệp công nghệ cao
Bán đảo Kunisaki nằm ở phần phía Đông của tỉnh Nơi đây có khí hậu ôn hoà, rấtthích hợp cho việc phát triển cây quít Tuy nhiên, vào những năm 70 của Thế kỷ 20 do sựbùng nổ của sản xuất, giá quít giảm thê thảm làm cho những người trồng quít ở khu vựcnày bị lao đao
Vào năm 1975, một số nông dân của thành phố Kitsuki - một thành phố nhỏ ởphía bán đảo Kunisaki đã thành lập nhóm trồng quít trong nhà kính trực thuộc Hợp tác xãnông nghiệp của thành phố với mục tiêu là nâng cao giá trị của cây quít và tăng thu nhậpcủa nông dân Ban đầu, nhóm nông dân này đầu tư vào giống quít Satsuma, một giốngquít có thể cho thu hoạch sớm hơn các giống khác đến 6 tháng Mặc dù gặp phải nhiềukhó khăn như giá dầu cao, chi phí sản xuất do đó cũng rất cao nhưng họ vẫn vững tin vàocông việc của mình vì giá quít của họ cao hơn giá quít trồng ngoài đồng rất nhiều Đếnnăm 1979, khi tham gia vào Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” họ đã được hỗ trợtrong việc nâng cao năng lực tổ chức, mở rộng sản xuất Những kỹ năng như điều khiểnnhiệt độ, kỹ thuật canh tác cũng được hỗ trợ để hoàn thiện Đặc biệt, họ đã được hỗ trợrất nhiều trong việc tiếp cận công nghệ cao (hệ thống điều khiển từ xa để kiểm soát nhiệt
độ trong nhà kính) và giới thiệu, tiếp thị trong việc tiêu thụ sản phẩm Chính vì vậy, sảnxuất ngày càng ổn định Cho đến nay đã có trên 100 hộ của Thành phố tham gia vào môhình này Sản phẩm của họ làm ra thường đứng trong tốp đầu của Nhật Bản cả về chấtlượng và giá cả Doanh thu từ quít trồng trong nhà kính đạt 3 tỷ yên/năm và là một trong
3 huyện có diện tích quít trồng trong nhà kính lớn nhất nhật Bản Giá bán trung bình củaquít nhà kính của thành phố Kitsuki là 300 Yên/100g Người ta đã so sánh và thấy rằngkhi chỉ bán với giá 200 Yên/100g thì giá trị gia tăng từ việc trồng quít nhà kính của khuvực này cũng đã cao hơn giá trị gia tăng trong việc sản xuất xe hơi của hãng Toyota.Điều này cho thấy nếu người nông dân tự tin và sáng tạo, có thể sản xuất ra được nhữngsản phẩm có giá trị, có giá bán cao và hiệu quả lao động của họ có thể sánh ngang vớihiệu quả của những hãng công nghiệp lớn như
2.1.4.6 Yufuin: Phát triển quê hương bằng du lịch phong cảnh
Tỉnh Oita có rất nhiều suối nước nóng và Yufuin là một trong những địa phương
sở hữu nguồn tài nguyên này, Tuy nhiên, Thị trấn lại không thể khai thác được lợi thếnày Một phần, do Yufuin nằm rất gần Thành phố Beppu - Một thành phố nổi tiếng toànthế giới về du lịch ở khu vực suối nước nóng nên bị lép vế Phần khác, do sự bùng nổ củaviệc khai thác nguồn nước nóng cho du lịch những năm 1965 nên đã có rất nhiều ngườiphản đối việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này cho du lịch Những người phảnđối đã thành lập ra Uỷ ban bảo vệ thiên nhiên Yufuin Uỷ ban này đã xây dựng mộtphong trào chống lại sự phát triển du lịch đến các vùng suối nước nóng Nhưng cái Uỷban này ngoài việc kêu la “bảo vệ thiên nhiên” ra họ lại chẳng có một hành động nàothiết thực ngoài việc ngăn cấm khách du lịch Do vậy, các suối nước nóng của thị trấnYufuin cứ lặng lẽ chảy trong lòng đất Từ thực tế đó, người dân địa phương đã thực hiệnmột chiến lược độc đáo nhằm bảo vệ thiên nhiên của mình Đó là dự án “Ưu tiên pháttriển chăn nuôi” Hơn ai hết, người dân ở đây hiểu rằng chỉ có phát triển đàn gia súc mới
có thể tận dụng được lợi thế của địa phương và thiên nhiên do vậy sẽ được bảo vệ
Tuy nhiên, do mức thu nhập thấp nên ban đầu nông dân ở đây không có khả năngmua nổi con giống gia súc để phát triển kế hoạch của mình Do vậy, họ đã kêu gọi những
Trang 14cư dân thành phố đầu tư vào kế hoạch này với số vốn khoảng 200.000 Yên Thực tế đãchứng tỏ kế hoạch của họ mang tính khả thi cao Người thành phố rất thích thú với kếhoạch này vì họ có thể được sở hữu một số lượng gia súc nhất định trong khi vẫn ổn địnhcuộc sống ở thành phố Số lượng gia súc tăng nhanh trong khi thiên nhiên được bảo vệmột cách bền vững Mối quan hệ giữa “người nhà quê” và “người thành phố” được cảithiện và nguồn suối nước nóng của Yufuin trở thành nổi tiếng khắp vùng.
Thêm vào đó người dân Yufuin còn tổ chức nhiều dự án khác như dự án khác đểthu hút sự chú ý của khách du lịch như Dự án “Buổi hoà nhạc dưới bầu trời đầy sao” năm
1974 hay Dự án “Liên hoan phim ngoài trời” năm 1975 (do trong thời điểm này Thị trấnkhông có bất cứ một rạp chiếu phim nào) Dự án này rất thành công và sau đó trở thànhmột sự kiện diễn ra hàng năm, thu hút nhiều người yêu thích điện ảnh từ khắp mọi miềncủa Nhật Bản Từ những dự án phát triển quê hương rất độc đáo của mình, những ngườidân thường của Thị trấn Yufuin đã làm cho địa phương này trở thành nổi tiếng trong cảnước Hàng năm có khoảng 3,8 triệu khách du lịch, chủ yếu là thanh niên đến tham quanYufuin Sự nổi tiếng của Thị trấn còn hấp dẫn cả những đại diện của giới văn nghệ và laođộng trí óc của nước Nhật Bản cũng như nhiều vị khách quan trọng đến từ nước ngoàinhư các Phó thủ tướng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tian Jiyun, Wu Xueqian và
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh- Ngài Geoffrey How… Cũng từ thành công của thị trấnnày mà Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” có cơ sở thực tiễn để hình thành và pháttriển
2.1.4.7 Nakatsue: Mang mỏ vàng vào cuộc sống
Nakasue là một làng miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Dân số trong làng khoảng1.600 người, sống chủ yếu bằng nghề rừng Trước đây, làng này có một mỏ vàng Khicòn hoạt động, mỏ vàng này đã đem lại thu nhập khá lớn cho người dân với số lượngkhoảng 7.500 người Tuy nhiên, từ năm 1972 mỏ vàng này đóng cửa và người dân trởnên nghèo khổ
Vào thời gian đó, Trưởng thôn đã phải suy nghĩ xem làm cách nào để có thể khôiphục làng quê khi cứ hết người này đến người khác bỏ quê ra các thành phố lớn tìm công
ăn, việc làm Ông ta đem điều này ra bàn bạc với đám thanh niên còn trụ lại quê và điđến quyết định sử dụng cái mỏ vàng đã hết thời (Taio Gold mine) vào công việc có íchhơn Đó là du lịch Năm 1980, Nakatsue xây dựng Dự án tham quan mỏ vàng cũ (TaioGold mine Project) Vì Dự án này ngốn hết phần lớn ngân sách hàng năm của làng nên
họ phải bù lại phần tiền đã chi tiêu bằng các dự án nông, lâm nghiệp khác Nhiều người
đã phản đối dữ dội Dự án Taio Gold mine Sự phản đối này mạnh mẽ đến mức đe doạ sựtồn tại của ngôi làng nếu như Dự án này không thành công
Tháng 4 năm 1983, bảo tàng ngầm của Mỏ vàng cũ đã được hoàn thành với quy
mô đón khoảng 110.000 khách du lịch mỗi năm Tuy nhiên, thật là bất ngờ, ngay trongnăm đầu tiên đi vào hoạt động, Bảo tàng này đã đón trên 500.000 khách đến tham quan,chiêm ngưỡng Trong thời gian mùa hè, trên đường làng nườm nượp xe ô tô chở kháchđến tham quan Sự đông đúc khiến cho giao thông trong làng bị tắc nghẽn - điều chưabao giờ từng xảy ra ở đây Có những ngày, số khách tham quan lên đến 7.000 người, gấp
5 lần số dân trong làng
Lợi nhuận thu được từ Dự án đã vượt quá 1 tỷ yên ngay năm đầu tiên Thành côngcủa Dự án đã kích thích sự phát triển kinh tế địa phương như phát triển các loại câytrồng, đặc sản địa phương phục vụ khách tham quan, cũng như nâng cao nhận thức củangười dân địa phương để họ có thể trở thành hướng dẫn viên… Ví dụ như trước đây
Trang 15người dân trong làng chẳng mấy mặn mà lắm với việc trồng cây Wasabi- một loại gia vịcho món sashimi, vì không biết bán cho ai, nhưng từ khi có Dự án khôi phục mỏ vàng cũ,việc trồng Wasabi trở nên sôi động vì họ cần làm ra nhiều sashimi phục vụ nhu cầu củakhách tham quan.
2.1.4.8 Showa: Khôi phục thị trấn từ truyền thống văn hoá và lịch sử
Showa là một thị trấn nhỏ nằm trong thành phố Bungotakada của bán đảo
Kunisaki Đây là vùng đất có một truyền thống lịch sử và văn hoá huy hoàng, là vùng
“đất phật” của Nhật Bản với điện thờ “Fukiji” có những đường cong duyên dáng và hoa
mỹ Trước đây, Thị trấn này rất phồn thịnh do các hoạt động thương mại và những cửahàng sầm uất Tuy nhiên, khi đất nước đi vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá thìtrái ngược lại, Thị trấn trở lên tiêu điều vì giới trẻ bị hấp dẫn bởi cuộc sống phồn hoa nơithị thành đã không còn thiết tha với công việc buôn bán ở quê hương Các siêu thị mọclên ở khắp nơi khiến cho những cửa hàng, cửa hiệu, nơi đã từng là những khu phố buônbán đông vui, niềm tự hào thuở trước của Thị trấn trở nên hoang tàn Đâu đó chỉ còn sótlại một vài cửa hiệu nhỏ bé với những người bán hàng già nua Thậm chí người dân Thịtrấn đã có lúc nói rằng ngày nay những con phố buôn bán xưa “chỉ còn là những con phốdành cho chó và mèo dạo chơi” (!) "Thị trấn sẽ đi về đâu?” không ai nói ra điều đónhưng ai cũng có mối lo âu giống nhau về tương lai của Thị trấn Câu chuyện khôi phụclại thị trấn quê hương của người dân Showa bắt đầu từ những sự hoang tàn như vậy
Đầu tiên mọi người tập trung phát hiện những tiềm năng của Thị trấn “Nhữngkho báu hình như vẫn còn tiềm ẩn đằng sau mỗi cửa hàng đổ nát và trong tâm trí của mỗicon người” Từ đó xây dựng lên bộ mặt của Thị trấn dựa trên những gì đã có Để làmviệc này, những cư dân Thị trấn đã đi tham quan hơn 100 bảo tàng và công viên trênkhắp đất nước Nhật Bản nhằm tìm ra mô hình của Thị trấn trong tương lai Cái tương lai
mà mọi người ở đây hy vọng sẽ là “Kỷ nguyên Showa” giống như những “Kỷ nguyênMinh Trị”, “Kỷ nguyên Edo”…, từng là niềm tự hào của người dân Nhật Bản trước đó
Và cuối cùng, người ta đã tìm ra phương cách để phát triển Thị trấn quê hương mình Đó
là kết hợp giữa thương mại và du lịch hướng tới việc biến Thị trấn của những nhà bảotàng thành “thị trấn bảo tàng” Những biển chỉ đường, cửa sổ nhôm kính…, sản phẩmcủa thời hiện đại có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một “Showa” trước kia đềuđược thay bằng những gì mà trước kia nó đã có như biển chỉ đường bằng gỗ, cửa sổ gỗ
cổ truyền… Các cửa hiệu được đầu tư để phục hồi lại hình dáng và phong cách xưa kia.Năm 2001, khi mới bắt đầu công cuộc phục hồi và xây dựng “Kỷ nguyên Showa” chỉ có
9 cửa hàng được Chính quyền trợ cấp tài chính cho phục chế, nhưng các năm sau, mỗinăm đều có 8 cửa hàng được nhận trợ cấp nói trên Cửa hàng “bánh kẹo và đồ chơi dànhcho mẹ và em bé” của ông Hironobu Komiya đã trưng bày 50.000 hiện vật trong số200.000 hiện vật đã được sưu tập từ khắp nơi trên nước Nhật Bản Không chỉ có những
bà mẹ và em bé mà ngay cả những người đàn ông lớn tuổi cũng đều rất hạnh phúc khiđến thăm cửa hàng này Bảo tàng mây tre đan đã sưu tập và trưng bày hàng trăm sảnphẩm thủ công được chế tạo bằng tre, trúc, mây, giang… từ thời xa xưa cho đến ngàynay Hoạ sỹ Yoshisuke Kurosaki đã xây dựng Bảo tàng truyện tranh của Thị trấn Showabao gồm rất nhiều bức tranh về hình ảnh của một thị trấn Showa cổ kính và xinh đẹp Hệthống “hướng dẫn viên du lịch” của Thị trấn được hình thành từ sự tự nguyện của ngườidân địa phương Bằng sự nhiệt tình và mến khách, các tình nguyện viên hướng dẫn dulịch luôn cố gắng hết sức mình để cho du khách có thể cảm nhận được đầy đủ nhất hìnhảnh đẹp đẽ của Thị trấn quê hương họ Sự cố gắng của người dân Showa đã được đềnđáp xứng đáng Từ chỗ chẳng có ai thèm đến “những con phố chỉ dành cho chó và mèo”đến nay Thị trấn đã đón không dưới 200.000 khách du lịch mỗi năm; đã có 320 nhóm
Trang 16tình nguyện viên hướng dẫn du lịch và 500-600 nhóm báo cáo viên phục vụ khách dulịch một cách nhiệt tình và vô tư Với khẩu hiệu “Mỗi cửa hàng, Một kho báu” Thị trấnShowa đang biến “sự hoang tàn” của mình thành một lợi thế hấp dẫn khách du lịch, làmnên một kỷ nguyên mới cho quê hương mình – “Kỷ nguyên Showa”.
2.1.4.9 Ajimu: Đưa khách du lịch về tận nhà người dân
Ajimu là một thị trấn nông nghiệp thuần tuý thuộc thành phố , có dân số 8.548người, đa phần là theo Phật giáo Sản phẩm chủ yếu của địa phương là lúa gạo và nho.Tham gia Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”, với quyết tâm làm sống lại vùng đấtquê hương, chính quyền và nhân dân ở đây đã sáng tạo ra hình thức “Du lịch xanh” haycòn gọi là du lịch tại gia (Green tourism hay Farm stay, Home stay) nhằm phát huy thếmạnh về nông nghiệp và truyền thống văn hoá của địa phương Tham gia vào hình thứcnày, khách du lịch được đưa về sống tại nhà của một nông dân, hoà mình vào mọi hoạtđộng của họ, nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp Vì thế, khách du lịch có nhiều
cơ hội hơn để tìm thấy những nét độc đáo trong lao động, phong tục, tập quán và truyềnthống văn hoá của cộng đồng cư dân nơi đây, thậm chí họ còn được mời trực tiếp thamgia các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống như cày, bừa, cấy… trên đồngruộng Do được đắm mình trong không khí làng quê, được tự tay làm ra một phần cácsản phẩm nông nghiệp, được hưởng không khí đón tiếp nồng ấm của người nông dân,thưởng thức những món ăn dân tộc truyền thống mà cuộc sống thành phố đã tước đi của
họ, nên khách du lịch rất thích thú với hình thức du lịch này Chính vì vậy, mặc dù chỉmới hình thành từ năm 1996 nhưng mỗi năm Thị trấn Ajimu cũng có đến 165.000 khách
du lịch (gấp 20 lần dân số địa phương) từ khắp nơi đổ về Sự thành công của mô hình
“Du lich xanh” ở Ajimu đã hình thành một phương pháp làm du lịch mới ở Nhật Phương pháp Ajimu
Bản-2.1.4.10 Saganoseki: Thương hiệu làm nên sự thành công
Người dân ở Saganoseki sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản Có rất nhiềuloại cá được đánh bắt ở đây nhưng chủ yếu là cá ngừ Do sống dựa vào biển nên ngư dânphải chịu nhiều rủi ro từ thiên nhiên Thêm vào đó sản phẩm làm ra ít được mọi ngườibiết đến nên cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn Năm 1991, một số cá nhân và hợptác xã nghề cá ở đây đã đưa sản phẩm của mình lên tiêu thụ ở Thủ đô nhưng đều bị từchối Cho đến tận năm 1998 hầu hết các sản phẩm đánh bắt được đều phải bán chothương lái nên đều bị ép cấp, ép giá Giá bán có lúc tụt xuống chỉ còn 550 yên/kg Năm
1997, Hiệp hội nghề cá của Saganoseki bắt đầu xây dựng nhãn hiệu hàng hoá “cá ngừSeki” và sau đó là nhãn hiệu hàng hoá "Macaron" cho sản phẩm của mình Mỗi con cángừ ở đây trước khi đưa đi tiêu thụ đều được phân loại, đánh giá chất lượng một cách cẩnthận Khi đã đạt tiêu chuẩn, chúng đều được gắn nhãn hiệu hàng hoá “cá ngừ Seki” hoặc
"Macaron" ở đuôi để phân biệt với sản phẩm của nơi khác Cùng với sự trợ giúp trongnhững chiến dịch xúc tiến thương mại của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”, cá ngừSaganoseki dần dần đã được chấp nhận tại các thị trường khó tính như Tokyo,Fukuoka… Nhãn hiệu “cá ngừ Seki” “Macaron” dần dần trở nên nổi tiếng trên thị trường
cả nước Nhờ vậy, giá bán hiện nay luôn cao hơn các lọai sản phẩm cùng loại khác.Trong khi cá ngừ mang nhãn hiệu “Cá ngừ Seki” được bán với giá 3.000 yên/kg hoặc cángừ mang nhãn hiêu “Macaron” là 5000 yên/kg thì các loại cá ngừ không nhãn hiệu nàychỉ bán được với giá 1.000 yên/kg Hiện tại, thương hiệu Macaron đã nổi tiếng đến mứccác hợp tác xã nghề cá ở đây đã có thể thực hiện phương thức bán hàng đến tận nhà thông qua các phương tiện thông tin (điện thoại, mạng internet ) chứ không còn phải bánqua thương lái như trước đây Trong tương lai gần, bằng sự thành công của mình, Hiệp
Trang 17hội các hợp tác xã nghề cá Saganoseki đang dự kiến chuyển toàn bộ sản lượng đánh bắtcủa mình sang chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và hiệu quả của sảnxuất.
2.1.5 Sự lan toả của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” trên thế giới
2.1.5.1 Tính tương đồng giữa mục tiêu, đặc điểm của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” với chính sách phát triển nông thôn của một số nước trong khu vực và trên thế giới
Các nhà nghiên cứu của Trường đại học Ritsumeikan Asia Pacific của Nhật Bản
đã đi sâu nghiên cứu và phát hiện ra rằng có rất nhiều điểm tương đồng về mục tiêu vàđặc điểm giữa Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” với chính sách phát triển nông thôncủa nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Các nghiên cứu chỉ ra rằng Phong trào
“Mỗi làng, một sản phẩm” có những mục tiêu và đặc điểm chính sau:
Mục tiêu
• Mục tiêu A: Xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn
• Mục tiêu B: Tạo ra công ăn việc làm cho nông dân
• Mục tiêu C: Hạn chế sự sụt giảm dân số và di dân tự do từ nông thôn ra thành phố
• Mục tiêu E: Bảo vệ môi trường và giữ gìn sự ổn định xã hội
Đặc điểm
• Đặc điểm 1: Phát hiện những tiềm năng của khu vực nông thôn
• Đặc điểm 2: Hướng việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ vào phục vụ mục đíchhội nhập toàn cầu
• Đặc điểm 3: Phát hiện và xây dựng những thị trường tiềm năng cả trong nước vàtrên thế giới
• Đặc điểm 4: Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp thị hiếu thịtrường và nâng cao giá trị gia tăng
• Đặc điểm 5: Trao quyền cho cư dân và cộng đồng cư dân nông thôn thông qua cáchoạt động phong trào
• Đặc điểm 6: Theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững và ổn định xã hội
2.1.5.2 Sự quan tâm của một số nguyên thủ quốc gia trên thế giới đối với Phong trào “Mỗi làng, Một sản phẩm” của Nhật Bản
Nhìn chung, do có nhiều sự tương đồng giữa Phong trào “Mỗi làng, một sảnphẩm” của tỉnh Oita với chính sách phát triển nông thôn của các quốc gia nên đã có rấtnhiều nhà lãnh đạo cao cấp của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhất là các nướctrong khu vực Đông Nam á quan tâm, tìm hiểu Phong trào này Cho đến nay, hầu hết cácnguyên thủ quốc gia của các nước trong khu vực Đông Nam á và lãnh đạo của một sốnước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã đến thăm hoặc mời Ngài Morihiko Hiramatsu- cha
đẻ của Phong trào OVOP, đến thăm và làm việc tại nước mình để học tập kinh nghiệm và
áp dụng mô hình của Phong trào OVOP của Quận Oita cho nước mình Một số quốc giacòn tặng thưởng cho Ngài Morihiko Hiramatsu những phần thưởng cao quý của đất nướcmình để ghi nhận công lao đóng góp của ông cho công cuộc phát triển nông thôn thôngqua việc sáng tạo và vận dụng thành công Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” ở Oita,điển hình như:
• Thủ tướng Thái lan Thatsin Siwatra đã đến thăm 20/10/2001 và ngay sau đó xâydựng nên Phong trào “One Tambon, One Product” (Mỗi làng một sản phẩm) kháthành công ở nước này
Trang 18• Thủ tướng Malaysia Mahathir Bin Mohomad đã đến tháng 12/1991.
• Tổng thống Philippine đã tặng Ngài Hiramatsu giải thưởng “RAMONMAGSAYSAY” tháng 8/1995 và đã đến thăm tháng 9/1995
• Thủ tướng Campuchia Hunsen đã đến thăm ngày 16/11/2002
Quốc gia Lào đã trao bằng Giáo sư danh dự cho Ngài Hiramatsu
• Trung Quốc đã có nhiều hoạt động liên kết với Phong trào “Mỗi làng một sảnphẩm” của Nhật như trao tặng Ngài Hiramatsu giải thưởng “Hữu nghị”; các nhà
lãnh đạo cấp cao như Phó chủ tịch Nhà nước Zeng Quinghong tiếp Ngài
Hiramatsu tại Đại Lễ đường Nhân dân…
• Tổng thống Kim Dae Jung của Hàn Quốc đã tiếp ngài Hiramatsu năm 1998
danh dự Bayanhongor cho Ngài Hiramatsu, tháng 8, năm 2002
• Tổng thống nước Cộng hoà , Ngài Bakili Muluzi đã đến thăm
“Mỗi làng, Một sản phẩm” được tổ chức tại Tunisia và trở thành Chủ tịch danh dựcủa Hội đồng tư vấn quốc gia về Phong trào “Mỗi làng, Một sản phẩm” của quốcgia này
Nam Hồ Xuân Hùng đã đến Oita thăm và làm việc với ngài Hiramatsu về Phongtrào “Mỗi làng một sản phẩm”; Tháng 9 năm 2009, Ngài Hiramatsu đã đến ViệtNam tham dự buổi tọa đàm về Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” tại Hà Nội vàyết kiến Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
2.1.5.3 Ảnh hưởng của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” (Phong trào OVOP) trong khu vực và trên thế giới
• Đối với nước Nhật
Do có những thành công của Phong trào OVOP tại Quận Oita, việc phát triểnnông thôn chủ yếu dựa vào nguồn lực và làm sống lại những giá trị của địa phương đãđược nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Phương pháp phát triển nông thôn nội sinh(endogenous rural development) đã được hình thành, phát triển và là một trong nhữngphương pháp được sử dụng khá phổ biến để phát triển nông thôn ở Nhật Bản, cũng nhưnhững dự án phát triển nông thôn do Nhật Bản giúp đỡ Đến năm 1988 đã có trên 70%chính quyền địa phương (cấp quận) ở Nhật Bản, kể cả nhưng vùng nông thôn ở vùng cựcBắc xa xôi như vùng Hockaido đã áp dụng ý tưởng của phong trào OVOP trong quá trìnhphát triển nông thôn của mình
• Đối với khu vực và thế giới
Cho đến nay đã có rất nhiều nước và khu vực, nhất là các quốc gia trong khu vựcĐông và Đông Nam Châu Á đã áp dụng ý tưởng của Phong trào OVOP của Quận Oita,tạo ra các phong trào, chương trình của riêng mình
• Tại Trung Quốc có những Phong trào như: “Mỗi nhà máy, Một sản phẩm”, “Mỗithành phố, một sản phẩm”, “Mỗi làng, một báu vật”
• Tại Thái Lan có Chương trình OTOP (One Tambon, One Product)
• Tại Philippine có Phong trào “One Barangay, One Product” (Mỗi làng, một sảnphẩm) và “, One Product” (Mỗi thị trấn, một sản phẩm)
Trang 19• Tại Malaysia có Phong trào “Satu Kampung, Satu Produk” (Mỗi làng, một sảnphẩm), Hiện tại là Phong trào "Satu Daerah, Satu Industry" (SDSI hay "mỗi làngmột nghề").
• Tại Indonesia (Đông Java) có Phong trào “Back to Village” (Trở lại làng quê)
• Ở Campuchia có Phong trào “, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm)
• Tại Malawi có Phong trào “, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm)
• Tại Hàn Quốc có Chương trình "Mỗi làng một nhãn hiệu)
phẩm)
Từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2006, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chiến dịch
“Mỗi làng, một sản phẩm” như là một trong những giải pháp trợ giúp cho những nướckém phát triển nhất ở châu á, châu Phi và những vùng khác trên thế giới Đây là mộtphần trong “Sáng kiến thương mại” mà Thủ tướng Koizumi đã tuyên bố vào tháng9/2005 trước Hội nghị Bộ trưởng thương mại của WTO được tổ chức tại Hồng Kông.Trong Chiến dịch này các nước kém phát triển nhất sẽ được tạo cơ hội tổ chức triển lãm,giới thiệu các sản phẩm của mình với người tiêu dùng của thị trường Nhật Bản Qua đó,
họ có thể học được những kinh nghiệm về phát triển sản phẩm của các địa phương đếncác thị trường quốc tế- một trong những bài học thành công từ Phong trào “Mỗi làng,một sản phẩm” tại Oita Cũng trong năm này, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra mộtChương trình kéo dài 3 năm nhằm trợ giúp kỹ thuật cho các nước nói trên để triển khaicác hoạt động liên quan đến Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” Tổng kinh phí trợgiúp lên đến 10 tỷ USD và số người được tham dự vào các khoá đào tạo, học tập kinhnghiệm của Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” có thể lên đến 10 000 người
2.1.6 Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
2.1.6.1 Ba nguyên tắc của Phong trào
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thành công vang dội củaPhong trào "Mỗi làng, một sản phẩm” chính là ngay từ ban đầu các nhà lãnh đạo đã đưa
ra được ba nguyên tắc cơ bản làm chỗ dựa, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp theo
Ba nguyên tắc đó là “Địa phương hướng đến toàn cầu” (Local yet Global), “Độc lập vàsáng tạo” (Independent and Creativity) và “Đào tạo nguồn nhân lực” (Human ResourceDevelopment)
(1) Địa phương hướng đến toàn cầu:
Nguyên tắc đầu tiên của Phong trào là “Bạn phải đưa địa phương của bạn đến vớitoàn thế giới” Nếu bạn càng làm việc ở địa phương nhiều bao nhiêu thì ngược lại bạncàng phải làm sao để thế giới biết đến bạn nhiều bấy nhiêu; sản phẩm của bạn càng mangtính độc đáo của địa phương bạn thì bạn càng phải làm sao để cho sản phẩm đó dễ dànghội nhập vào thị trường thế giới Thí dụ, “Ontayaki”, một loại đồ gốm đặc sản của vùngnúi Hita, nhưng lại được thế giới thừa nhận do nhiều nguyên nhân khác nhau, song quantrọng hơn cả là nó có được sự cộng tác của Bernard Leach - một thợ gốm người Anh Cóthể nói ngay rằng không phải bất cứ cái gì của địa phương cũng có thể được thế giới thừanhận ngay Để gia nhập vào thị trường thế giới, các sản phẩm cần được cải tiến, thiết kếlại cho phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng Chính vì vậy Phong trào này cố gắng tìmcách cải tiến các công nghệ truyền thống để tạo ra các sản phẩm được thị trường thế giớichấp nhận
Trang 20Một ví dụ điển hình là sản phẩm nấm khô Shiitake Đây là một sản phẩm nổi tiếng
toàn cầu của và nhiều nơi khác, chiếm đến 20% giá trị xuất khẩu của địa phương Để cóđược thành quả như vậy, tỉnh Oita đã tiến hành rất nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình
ảnh của sản phẩm này, trong đó có việc trao một chiếc Cup đựng đầy nấm Shiitake cho người chiến thắng trong cuộc thi “Đại Sumo”, một sự kiện thể thao có tầm cỡ quốc gia
của Nhật Bản; thành lập “Trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn nuôi trồng, sử dụng nấmtỉnh Oita” để đẩy mạnh nghiên cứu cải thiện công nghệ trồng, chế biến cũng như sử dụngnấm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường thế giới
(2) Độc lập và sáng tạo
Nguyên tắc thứ hai, rất quan trọng là phát huy tính độc lập, tự tin và sáng tạo củamỗi người dân, mỗi cộng đồng địa phương Nguyên tắc này vừa đảm bảo cho sự thànhcông vừa nói lên một cách rõ ràng tính nội sinh của Phong trào Ngay từ khi mới bắt đầuPhong trào, Ngài Morihiko Hiramatsu đã nói với mọi người rằng ông không muốn bắtmọi người phải tham gia Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” Nếu một thị trấn, mộtlàng nào đó không muốn tham gia Phong trào thì họ có thể không cần tuân thủ nguyêntắc này Nếu một huyện nào đó chăm chỉ, cố gắng trong việc phát triển nông thôn thì họ
có thể tăng dân số của họ lên Còn các địa phương khác thì thường là có sự tụt giảm dân
số Và nếu như một cộng đồng nào đó có sự tụt giảm dân số kéo dài thì rất có thể họ sẽgặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực khác
Ví dụ như khi số trẻ em bị giảm thì trường học sẽ bị đóng cửa và số lượng bác sỹ,người chăm sóc sức khoẻ ở địa phương cũng ít đi… Tất cả những điều này đều là kết quảcủa những giải pháp chưa thích hợp trong phát triển nông thôn Chính quyền tỉnh khôngthể giúp đỡ được gì nếu như bản thân cộng đồng cư dân địa phương không làm gì ngoài
việc kêu ca, than vãn Thêm vào đó, khi mỗi cộng đồng dân cư chọn ra một sản phảm
nào đó để tham gia Phong trào, họ đều phải tính đến những rủi ro cùng chi phí phải bỏ
ra để thúc đẩy phát triển sản phẩm đó Bất kỳ một phong trào nào cũng khó có sự sống
thật sự nếu như nó chỉ dựa vào sáng kiến và trợ cấp của chính quyền trung ương hoặc củachính quyền tỉnh Bởi vì các cơ quan này không thể cứ mãi trợ cấp cho địa phương được
Họ chỉ có thể góp phần, khuyến khích và thúc đẩy phong trào mà thôi Nếu như bạn xâydựng một phong trào nào đó bằng cách trợ cấp cho nó thì gần như chắc chắn rằng phongtrào đó sẽ bị chấm dứt khi nguồn trợ cấp không còn Hơn nữa, khi nhận được trợ cấp từphong trào để phát triển một sản phẩm nào đó, nếu sản phẩm đó không bán được ra thịtrường thì người dân địa phương có quyền yêu cầu chính quyền phải mua lại sản phẩm
đó cho họ Trong những trường hợp như vậy, không có sự độc lập và tự tin, thì phongtrào phát triển nông thôn sẽ không trở thành hiện thực Chính vì vậy, tính độc lập cực kỳquan trọng Nguyên tắc này làm cho chính quyền xã, huyện, thôn quan tâm hơn đến côngviệc của mình, còn người dân có thể tự mình điều chỉnh được những rủi ro xẩy ra Thêmvào đó, nếu bạn phải bỏ tiền ra để làm bất cứ việc gì thì bạn sẽ phải có sự tính toán saocho công việc đó tiến triển thuận lợi và số tiền bỏ ra không bị mất đi Rõ ràng là khi mọi
nỗ lực của bạn được đền đáp thì bạn sẽ càng cố gắng hơn để có được thành công vangdội hơn Trong một vài trường hợp, do thiếu kinh nghiệm, người nông dân có thể bị thấtbại, song động lực và lòng quyết tâm mà họ có được còn quan trọng hơn những mất mát,rủi ro mà họ gặp phải Chúng ta cần phải kiên quyết từ bỏ cái chiến lược phát triển nôngthôn và cung cấp trợ cấp cho các địa phương theo kiểu áp đặt từ trên xuống
Khi người dân đã có động lực, họ sẽ có cách hành động phù hợp trong lựa chọnsản phẩm của địa phương mình và tổ chức sản xuất chúng một cách hiệu quả nhất Nóicách khác chính sự độc lập lại kích thích tính sáng tạo phát triển một cách tối đa trong
Trang 21cộng đồng dân cư khi tham gia vào Phong trào Sau này, khi Phong trào đã thu đượcnhững thắng lợi nhất định, đã có rất nhiều trường hợp người dân lên gặp các nhà lãnhđạo Phong trào và Chính quyền tỉnh nhưng không phải để xin trợ cấp mà là muốn được
tư vấn xem sản phẩm của địa phương họ đã chọn có phù hợp với thị trường không, cóbán được không Lịch sử của vùng Oita ta từ xa xưa là một lịch sử của sự chia cắt thành
những khu vực nhỏ - những han (một tổ chức cộng đồng vừa theo địa giới hành chính vừa theo kiểu thị tộc phong kiến, vào giai đoạn 1868, Oita bị chia thành 14 han) nên hiện
tại giữa các khu vực nhỏ trong tỉnh khó có sự đoàn kết nhất trí với nhau, nhất là trongkinh tế Đây là một đặc tính của tỉnh và những người lãnh đạo Phong trào đã biến đặctính này thành thế mạnh phát triển Việc kích thích tính cạnh tranh giữa các vùng đã tạo
ra tính sáng tạo của người dân và động lực phát triển của Phong trào Người dân luôn có
suy nghĩ rằng “nếu có một làng nào đó đang sản xuất nấm Shiitake, thì họ cũng có thể
sản xuất loại nấm đó nhưng sản phẩm của họ nhất định phải khác với sản phẩm của làngbên cạnh đó” Xây dựng và phát triển động lực tham gia Phong trào luôn là điều quantrọng nhất
(3) Phát triển nguồn nhân lực
Nguyên tắc thứ ba của Phong trào là những hoạt động nhằm phát triển nguồn nhânlực địa phương Có thể nói những hoạt động này vừa là phương tiện và là mục tiêu củabất cứ một loại hình phát triển nông thôn nào
Rất nhiều người đã biết một trong những nguyên nhân khiến cho Phong trào cósức lan toả mạnh mẽ trên địa bàn huyện và sau này là trên toàn nước Nhật Bản cũng nhưtrên thế giới chính là việc lựa chọn và nhân rộng những thành công trong quá trình pháttriển nông thôn của thị trấn Yufuin và Oyama Qua thực tế của hai địa phương này, NgàiMorihiko Hiramatsu đã nhận ra rằng những cộng đồng năng động thường có những nhàlãnh đạo năng động, sáng tạo “Hãy học cách xử thế từ các nhà lãnh đạo này và từ thực tếdiễn ra tại địa phương của bạn” chính là mục đích của việc thành lập các trường đào tạo
“Oita-vùngđất của sự thịnh vượng” được thành lập từ năm 1983 Phương châm hoạtđộng của các trường này là “Mở ra những chân trời mới cho người học thông qua tínhđộc lập và tự nguyện của họ, để cho họ tự hoàn thiện mình và mang sự thịnh vượng đếnvùng đất quê hương họ bằng việc ứng dụng những cố gắng của họ vào cuộc sống ở địaphương mình” Việc đào tạo chủ yếu dựa vào thực tế Mỗi trường đào tạo khoảng 30 họcviên và học trong 2 năm Chỉ tiêu đánh giá hàng năm do chính người học xác định mộtcách tự nguyện
Trong năm đầu tiên, trường mời các học giả đến dạy về bí quyết phát triển nôngthôn Không có bài vở nào được soạn sẵn cả Người học phải tự mình tìm ra lối đi củamình dựa trên kinh nghiệm của những thành công và thất bại mà họ đã trải qua Năm thứhai là thời gian hoạt động thực tế Người học tiến hành những hoạt động thực tế trongviệc tổ chức mọi người nhằm giải quyết các vấn đề của cộng đồng, ví dụ như tổ chức các
sự kiện diễn ra trong cộng đồng, xây dựng kế hoạch phát triển các ngành sản xuất…
Có hai vấn đề cần được nhấn mạnh đến các học viên Vấn đề thứ nhất là phươngchâm “Kiên nhẫn là một sức mạnh” Bản thân thực tế thì không quá khó khăn, nhưng đểtiếp tục kế hoạch của mình khi vừa trải qua những thất bại không phải một việc làm dễdàng gì Và vấn đề thứ hai chính là “Suy nghĩ đến toàn cầu khi hoạt động tại địaphương” Trên thực tế, khi bạn đứng trên quan điểm toàn cầu thì những hoạt động củabạn sẽ tận dụng được sức mạnh của cộng đồng
Trang 22Cho đến nay đã có khoảng 800 sinh viên đã tốt nghiệp những trường học nói trên
và họ đã đóng vai trò lãnh đạo rất tích cực trong việc phát triển địa phương của họ Hoạtđộng của các trường “mảnh đất của sự thịnh vượng” đã tạo ra một loại hình trường tương
tự ở các địa phương khác nhau và lớp trẻ tham gia rất sôi nổi Kết quả là hầu hết mọingười đều thấm nhuần được nguyên tắc “Độc lập và sáng tạo” Để phát triển một dự ánphát triển nông thôn nào đó, người ta sẽ không phụ thuộc vào bất cứ ý kiến chỉ đạo nào
từ Thủ đô; mọi người sẽ giới thiệu dự án của mình dựa trên nhữg đặc điểm của địaphương mình là chính Đó cũng chính là tinh thần của Phong trào “Mỗi làng, Một sảnphẩm” Điều quan trọng trong mỗi dự án phát triển nông thôn, phát triển khu vực chính
là thái độ độc lập của địa phương
Vấn đề tuổi tác và giới tính được đặc biệt chú ý trong các hoạt động phát triểnnguồn nhân lực bằng cách tổ chức các loại hình, cơ sở đào tạo phù hợp Tuy nhiên,không phải như vậy mà nội dung “nghĩ về toàn cầu” được xem nhẹ với đối tượng là phụ
nữ nội trợ hoặc trẻ em
Có thể nói nguồn nhân lực là chiếc chìa khoá để làm sống lại vùng đất quê hương.Một khi động lực và nguồn năng lượng của lớp trẻ ở mỗi địa phương được phát huy thìviệc phát triển nông thôn của khu vực đó sẽ đem lại hiệu quả không thể lường trướcđược Điều cần thiết là phải tạo cho những người trẻ tuổi, nhận thức được tính toàn cầutrong công việc phát triển nông thôn và cơ hội thực hiện hoạt động của mình trong cộngđồng
Cũng cần được nhắc lại là Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” không chỉ đơnthuần là một phong trào phát triển sản phẩm Mục đích cao nhất của Phong trào này làtạo cho mọi người ở địa phương niềm tự hào về quê hương của họ, từ đó sẵn sàng đónnhận mọi thời cơ cũng như thách thức của quá trình hội nhập toàn cầu
2.1.6.2 Vai trò của chính quyền địa phương
“Mỗi làng, một sản phẩm” là một phong trào phát triển nông thôn nội sinh Chính
vì vậy, chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho những hoạt động của Phong trào Nhữnglĩnh vực hỗ trợ quan trọng nhất của chính quyền là hỗ trợ kỹ thuật; quảng bá, xúc tiếntiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp tài chính và đào tạo nguồn nhânlực…
Trong quá trình phát triển của Phong trào, Chính quyền tỉnh luôn trợ giúp kỹ thuậtmột cách tích cực cho bất cứ địa phương nào tham gia Phong trào dựa trên những sángkiến của riêng họ Khi một địa phương nào muốn xây dựng một nhà lạnh để tàng trữ nấm
Shiitake, Chính quyền sẵn sàng trợ cấp cho họ Khi họ muốn cải thiện kỹ năng sản xuất,
chế biến…, Chính quyền sẽ đưa ra những hướng dẫn kỹ thuật Có thể nói rằng, khi triểnkhai Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”, Chính quyền sẽ sẵn sàng trợ giúp địa phươngtrong việc tạo ra động lực của Phong trào bằng cách cung cấp cho họ những hướng dẫn
kỹ thuật và trợ giúp trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm Chẳng hạn như quít ở NhậtBản thường thu hoạch vào tháng 10 hàng năm, nhưng những người trồng quít muốn thuhoạch vào tháng 5 để nâng cao giá trị và tăng thu nhập Vì vậy, họ phải xây dựng nhàkính và sử dụng dầu để sưởi ấm cho cây trong mùa đông Trong trường hợp đó, Chínhquyền tỉnh sẵn sàng trợ cấp cho những nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và tiếtkiệm năng lượng được tiến hành tại các trạm nghiên cứu, thực nghiệm của tỉnh Ngànhchế biến nông sản, thực phẩm cũng được quan tâm thích đáng nhằm tạo ra giá trị gia tăng
và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm Các cơ sở nghiên cứu như Trạm nghiên cứuthực nghiệm chăn nuôi, Trung tâm hướng dẫn, chỉ đạo cây cảnh, Trung tâm nghiên cứu
Trang 23và chỉ đạo nấm… được thành lập để nghiên cứu, cải thiện công nghệ truyền thống cũngnhư áp dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, chọn tạo các loại câytrồng mới… cho địa phương
Việc quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của Phong trào “Mỗi làng, một sảnphẩm” được Chính quyền tỉnh Oita đặc biệt quan tâm với nhiều loại hình hoạt động khácnhau như tổ chức các hội thi sản phẩm của làng, hình thành các điểm giới thiệu sản phẩm
ở những nơi thu hút nhiều khách du lịch trong cả nước nhất là những nơi tập trung nhiềuthanh niên; tổ chức những chiến dịch trình diễn, giới thiệu sản phẩm; tổ chức các hộichợ, nhất là hội chợ ở các thành phố lớn; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm củaPhong trào; huy động toàn bộ hệ thống thông tin trong tỉnh và một số hệ thống thông tintrong cả nước tuyên truyền cho Phong trào và các sản phẩm được làm ra… Ví dụ nhưviệc tổ chức chiến dịch “những ngọn rau bay” đã được thiết kế và tổ chức rất rầm rộ với
sự tham gia của nhiều tổ chức và cá nhân ở nhiều thành phố lớn trong cả nước, nhằm tiêuthụ một cách tốt nhất số lượng rau xanh được sản xuất ra trong tỉnh Ví dụ như việc tổ
chức trạm trình diễn và bán sản phẩm chanh Kabosu, một đặc sản của tỉnh, rất thích hợp cho món Sashimi, tại Shibuya, nơi thu hút rất nhiều thanh niên, hay việc tổ chức tiêu thụ rượu sochu, một đặc sản khác của địa phương tại các nhà hàng sang trọng của Thủ đô
Tokyo Ví dụ như việc tổ chức "One village, One product" Market (chợ "mỗi làng, mộtsản phẩm") tại sân bay Kansai
Các cơ sở sản xuất tại địa phương thường xuyên nhận được những sự hỗ trợ kịpthời của Chính quyền tỉnh về phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất Đặc biệt lànhững hoạt động nhằm phát hiện ra những tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phươngphục vụ cho những dự án phát triển làng quê, khu vực Nhờ vậy các cơ sở sản xuất luôn
có được hiệu quả cao trong việc phát triển sản phẩm của mình
Ngoài ra, trong những điều kiện cụ thể, khi cần phát triển những mô hình đặc biệt
có tính đột phá của phong trào, những sự trợ giúp về tài chính từ Chính quyền tỉnh đốivới địa phương cũng được thực hiện, cho dù nguồn trợ giúp đó không nhiều nhưng luônđược sử dụng đúng mục đích và rất có hiệu quả Chẳng hạn như muốn phát triển các tổchức của phụ nữ làm công tác chế biến nông sản, Chính quyền tỉnh đã trợ cấp cho họ mộtphần kinh phí để xây dựng cơ sở sản xuất, hay khi cần khôi phục các cửa hiệu của Thịtrấn Showa phục vụ cho dự án phát triển du lịch của địa phương này, Chính quyền đã trợcấp tài chính mỗi năm cho cho việc khôi phục 8 cửa hàng nằm trong khu phố buôn bán
cổ, đồng thời góp 1/3 số vốn cần thiết của Dự án của Thị trấn này…
2.1.6.3 Vai trò của người lãnh đạo địa phương
Người đứng đầu chính quyền địa phương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng,quyết định đến sự thành công của Phong trào Ở, người ta thường nói rằng không cóNgài Morihiko Hiramatsu ở cương vị tỉnh trưởng thì không có Phong trào “Mỗi làng,một sản phẩm”
Ngay từ khi mới đắc cử chức tỉnh trưởng Oita, bằng sự nhạy bén của mình Ông
đã tổng kết những thành công trong quá trình phát triển nông thôn tại Thị trấn Oyama vàThị trấn Yufuin để xây dựng nền tảng cho Phong trào Nghiên cứu và đề xuất ba nguyêntắc quan trọng, làm kim chỉ cho mọi hoạt động của Phong trào
Ở một tỉnh mà sự không đoàn kết, nhất trí đã trở thành truyền thống từ thời phongkiến như tỉnh thì tạo ra một sự đồng thuận trong triển khai Phong trào “Mỗi làng, một sảnphẩm” quả là không dễ dàng gì Bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, Ngài MorihikoHiramatsu đã huy động gần như tất cả các nguồn lực có trong tay để thực hiện kế hoạch
Trang 24đã được vạch ra Ông huy động tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnhtuyên truyền cho Phong trào, tổ chức các hội nghị với những người lãnh đạo ở cấphuyện, xã… (một kiểu hội nghị Diên Hồng) về Phong trào, cũng như tiếp xúc, vận độngcác nhà lãnh đạo ở cấp cao hơn để tạo ra sự đồng thuận, nhất trí của mọi tầng lớp xã hội.
Trong buổi ban đầu của Phong trào, khó khăn chồng chất, Ngài MorihikoHiramatsu đã đứng ra quyên góp được 100 triệu yên từ các nhà tài trợ để lập nên “Quỹkhuyến khích phát triển phong trào mỗi làng, một sản phẩm tỉnh Oita” để trợ giúp chocác dự án phát triển, làm sống lại cộng đồng quê hương của những địa phương có tâmhuyết với Phong trào
Đích thân Ngài Morihiko Hiramatsu với cương vị là người đứng đầu Chính quyềnđịa phương đã tổ chức nhiều buổi diễn thuyết quan trọng và tổ chức các chiến dịch tuyêntruyền qui mô lớn kể cả ở địa phương và trong toàn nước Nhật Bản về Phong trào“Mỗilàng, một sản phẩm”, cũng như để quảng bá sản phẩm Chỉ riêng chiến dịch “Nhữngngọn rau bay” nhằm xúc tiến tiêu thụ rau xanh của tỉnh Oita, đích thân Ngài Tỉnh trưởng
đã “bay” 143 lần đến các thành phố, địa phương trong cả nước để diễn thuyết, thuyếtphục mọi người sử dụng các sản phẩm này
Cũng chính Ngài Morihiko Hiramatsu là người đề xuất và trực tiếp giảng dạy một
số chuyên đề quan trọng trong hệ thống các trường đào tạo “Oita-mảnh đất của sự trùphú”, một nền tảng quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực phát triển nông thôn ở địaphương
Thêm vào đó, Ngài Morihiko Hiramatsu còn viết rất nhiều bài báo và xuất bảnnhiều cuốn sách để giới thiệu Phong trào Một trong những cuốn sách đó là cuốn “Nghĩ
về thế giới và hành động tại địa phương” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạonguồn nhân lực trong việc làm sống lại các giá trị của làng quê trong tương lai và tạo ranguồn động lực thực sự của phong trào phát triển nông thôn trong giai đoạn mới, giaiđoạn trong và sau quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.1.6.4 Vai trò của người dân nông thôn trong Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”
Cũng cần được nhắc lại là Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” là một hoạt độngphát triển nông thôn nội sinh nên người dân nông thôn đóng luôn vai trò chủ đạo trongmọi hoạt động Chính họ là người phát hiện ra tiềm năng của quê hương mình, lập kếhoạch để phát triển các sản phẩm mang đặc thù của vùng quê mình Cũng chính họ làngười đứng ra tổ chức, trang trải kinh phí, đồng thời chịu mọi ruỉ ro (nếu có) cho các dự
án phát triển nông thôn của mình
Động lực cơ bản làm nên sức sống bền vững và cũng là thành công lớn nhất củaPhong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” chính là việc đặt người dân nông thôn vào vị trítrung tâm của quá trình triển khai, phát triển của mọi hoạt động trong Phong trào Đócũng là ý nghĩa của từ “Phong trào” và là nguyên nhân vì sao ở đây người ta chỉ nói vàviết về “Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm”” chứ chưa bao giờ có khái niệm vềchương trình hay dự án “Mỗi làng, một sản phẩm”
2.2 Tình hình triển khai OVOP ở Việt Nam
Đến cuối năm 2004, khu vực nông thôn Việt Nam bao gồm 9.012 xã, 583 thị trấnvới 60,4 triệu người, chiếm 73,6% dân số cả nước Lao động trong ngành nông – lâmnghiệp là 23 triệu người, chiếm 55.4% lao động cả nước Tỷ lệ thời gian được sử dụnglàm việc ở tuổi lao động ở khu vực nông thôn là 79,1% Khu vực nông thôn có vai trò
Trang 25quan trọng trong phát triển đất nước vì có các nghề thủ công - vốn quí của khu vực nôngthôn; có nguồn lực ban đầu - vốn quí trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước và là khu vực giữ sự cân bằng về sinh thái và xã hội.
Mặc dù vậy, trong nhiều thập kỷ qua các hoạt động phát triển nông thôn chủ yếu
theo hướng ngoại sinh (extrinsic development): Phát triển dựa trên nguồn lực bên ngoài,với các hoạt động chính là (i) xây dựng mô hình kinh tế - xã hội (thông qua các dự án,chương trình phát triển nông thôn) theo ý chí chủ quan của những người lãnh đạo hoặcdập khuôn từ các mô hình sẵn có nào đó; (ii) ít chú ý đến các điều kiện cụ thể và mongmuốn của người dân trong khu vực; (iii) chú trọng xây dựng các cơ sở và dây truyền sảnxuất hàng loạt, dựa trên nhu cầu của các lực lượng bên ngoài khu vực nông thôn, nhằmtận dụng lợi thế của nông thôn (đất đai, nhân lực)
Các chương trình, dự án này dựa trên nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước, các
tổ chức khác trong và ngoài nước và có đặc điểm là: thành công nhanh chóng nhưngthiếu bền vững và kết thúc sau khi kết thúc các dự án, chương trình; khó tận dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; người tiêu dùng còn xem nhẹ các sản phẩmbản địa; người dân chưa chú trọng các sản phẩm truyền thống; chưa gia tăng giá trị, chủyếu bán dưới dạng thô Hậu quả thường thấy là: Người dân rơi vào nợ nần do đã trót đầu
tư theo các chương trình, dự án; khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo; gây ra các vấn đềmôi trường bức xúc; tăng lượng di cư ra thành thị; và gây đảo lộn trật tự xã hội nôngthôn, xói mòn các nền văn hóa
Từ những lý do trên, dựa trên kinh nghiệm các nước như Nhật Bản, Thái Lan, v.v cần lưu ý phát triển nông thôn theo hướng nội sinh (intrinsic development), vì nó
chú trọng các nguồn lực sẵn có, làm động lực phát triển (đất đai, điều kiện địa lý, lòng tựhào, khả năng sáng tạo, v.v…) Các hoạt động chủ yếu là: xây dựng các doanh nghiệp,HTX vừa và nhỏ; sử dụng công nghệ địa phương; tập trung vào chế biến nông sản, cácsản phẩm thủ công, các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển các ngành công nghiệp ở đôthị
Việc nhận thức, vận dụng và triển khai OVOP vào Việt Nam và phù hợp với điềukiện của Việt Nam là một quá trình và vẫn tiếp tục tiếp diễn Ngay từ cuối những năm1990s, một số nhà khoa học, nhà quản lý ngành ở Việt Nam đã cố gắng tìm hiểu và vậndụng OVOP vào Việt Nam, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp Điển hình là Đề án
“mỗi làng một nghề” với điểm nhấn là các làng nghề ở Việt Nam Một số địa phương ởViệt Nam đã cố gắng triển khai Mỗi làng một nghề, như Thừa Thiên – Huế, Bình Định,
TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Tuy nhiên, đến nay việc triển khai đề án gặp nhiều khókhăn vì nhiều lý do khác nhau
- Thiếu các hiểu biết cặn kẽ về OVOP: bản chất của OVOP, cách triển khaiOVOP, các cách áp dụng OVOP ở các quốc gia khác nhau, các bài học thành công, thấtbại
- Rộng, bao trùm nhưng mất phương hướng: Với việc tập trung vào “nghề”, điểmmấu chốt là sản phẩm bị coi nhẹ Điều này dẫn đến sản phẩm, yếu tố quan trọng nhất đểtạo ra doanh thu và nuôi sống người dân, bị đặt xuống vị trí thứ yếu
- Theo hướng “từ trên xuống”: Các nội dung, nghề, đã được định sẵn từ trênxuống, các chủ thể tham gia là người dân không được tham gia ngay từ đầu và dẫn đếntham gia một cách thụ động
- Thiếu các hiểu biết cặn kẽ về thực tiễn một cách tổng thể: Các nội dung đượcthiết kế trên các hiểu biết chung chung về các làng nghề, nông thôn Việt Nam, thiếu các
Trang 26hiểu biết về hiện trạng các sản phẩm, xu hướng, các sản phẩm tiềm năng, trình độ tổ chứccủa cộng đồng, khả năng hấp thụ vốn, khoa học công nghệ, các yếu tố kinh tế - văn hóa -
xã hội tác động,
- Thiếu đội ngũ các chuyên gia tham gia hỗ trợ cộng đồng và nhà quản lý
- Chủ yếu mới là vấn đề của các ban ngành (chủ yếu là nông nghiệp), chưa có sựtham gia/vào cuộc của chính quyền
Từ thực tiễn trên, gần đây người ta bắt đầu nói đến “Mỗi làng một nghề, sảnphẩm” tại các diễn đàn, hội thảo, theo cách chắp thuật ngữ Điều này dẫn đến khái niệmlại càng quá rộng, và thiếu tập trung Một số nơi đã bắt đầu thu gom các sản phẩm địaphương thành hệ thống các sản phẩm OVOP ở Việt Nam, Điều này lại dẫn đến hệthống chính quyền bị đặt ra ngoài cuộc, do đó chưa sử dụng được các nguồn lực sẵn cócủa hệ thống chính quyền các cấp
Một số nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức đã cố gắng triển khai OVOP “theohướng từ dưới lên”, như thương mại hóa thuốc tắm người Dao đỏ ở Tả Phìn (Sa Pa) theohướng nâng cấp sản phẩm, hình thành doanh nghiệp cộng đồng, hình thành chuỗi giá trị(với sự hỗ trợ của Trường ĐH Dược Hà Nội và DKPharma); HTX bánh tráng Phú HòaĐông, Vĩnh Long theo hướng xây dựng và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, xúc tiến (với
sự hỗ trợ của Trung tâm Năng suất Việt Nam), Tuy nhiên, các hoạt động này được hiệnđơn lẻ, sự tham gia của chính quyền mới dừng lại ở “ủng hộ” mà chưa có sự vào cuộcthực sự
Từ hiện trạng trên, việc triển khai OCOP Quảng Ninh cần được triển khai mộtcách có hệ thống, trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng và khắc phục được các hạn chế trên, theocác nguyên tắc:
- Nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc của OVOP;
- Có những tư duy và cách làm mang tính chất “đột phá”, thậm chí “phá rào”;
- Hiểu biết cặn kẽ về cộng đồng và các sản phẩm tại cộng đồng (kể cả các sảnphẩm sẵn có và tiềm năng) để vận dụng phù hợp trên nguyên tắc của OVOP;
- Có sự tham gia đầy đủ của các “nhà”, đặc biệt là chính quyền
Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng, với nhiều loại địahình, từ vùng biển đến núi cao và nhiều dân tộc cùng sinh sống Với điều kiện như vậy,tỉnh có nhiều sản vật và sản phẩm truyền thống, nếu được phát triển và hiện đại hoá phùhợp với nhu cầu thị trường, điều kiện của cộng đồng và điều kiện hội nhập quốc tế có thểtạo ra động lực phát triển mới và bền vững
III THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG NINH
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một hình chữnhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phía Tây tựa lưng vào núi rừngtrùng điệp, phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷunhiều cửa sông Chiều ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km, chiều dọc từBắc xuống Nam là 102 km với bờ biển dài 250 km, chạy dài từ lãnh hải Trung Quốc ởphía Đông đến địa giới thành phố Hải Phòng Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 611.081 ha
Trang 273.1.2 Địa hình: Quảng Ninh gồm 3 vùng cơ bản:
- Vùng núi: Chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu,Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từTrung Quốc với hai dãy núi chính là dãy Quảng Nam Châu (có độ cao đến 1.507 m) vàCao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà,Đầm Hà; dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền Tây từTiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc TP Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắchuyện Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ
- Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Gồm những dải đồi thấp bị phong hoá vàxâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờbiển, bao gồm vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải
Hà và một phần Móng Cái Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánhđồng và bãi triều thấp, gồm các vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đôngYên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái
- Vùng biển và hải đảo: Có địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo, chiếmhơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km Có hai huyện hoàntoàn là đảo là Vân Đồn và Cô Tô và 2 vịnh lớn gồm vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
3.1.3 Khí hậu
Với điều kiện địa lý riêng, khí hậu Quảng Ninh vừa tiêu biểu cho khí hậu các tỉnhmiền Bắc Việt Nam lại có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển, trong khi đó cácquần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn lại có đặc trưng của khí hậu đại dương
Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kếtthúc vào cuối tháng 3 năm sau, với nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC;mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10 với nhiệt độ trung bình ổnđịnh trên 25oC Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiềubắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10 Giữa hai mùa khô lạnh và mùa nóng
ẩm là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng10)
3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh có quỹ đất 611.081 ha, trong đó, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất
có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùngmiền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở
Trong số 243.833 ha rừng và đất rừng, rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại
là rừng trồng, trong đó rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha; đất chưa thành rừng khoảng
230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản,cây ăn quả,…có quy mô lớn
Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản Hầuhết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rấtthuận tiện cho việc khai thác thủy, hải sản
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Dân số và dân tộc
Theo kết quả điều tra của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân sốQuảng Ninh có 1.144.381 người, thuộc 22 dân tộc cùng sinh sống, nhưng chỉ có 6 dân
Trang 28tộc có dân số từ hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ,
có bản sắc dân tộc rõ nét, bao gồm các dân tộc: Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, SánChay (Sán Chỉ), Hoa Người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân, sống chủ yếu ở các
đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển Người Dao (chiếm4,45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao ởHoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ, Người Hoa (chiếm 0,43%), người Sán Dìu (1,80%), Sánchỉ (1,11%) phân bố ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồnglúa nước
Quảng Ninh gồm 14 huyện/thị/thành phố, 186 xã, phường, thị trấn, trong đó có 71thị trấn/phường, 105 xã nông thôn và 10 xã hải đảo (Bảng 1)
Bảng 1: Thống kê số xã/phường trong tỉnh Quảng Ninh
ST
T Huyện/Thành phố trấn/phường Số thị nông thôn Số xã hải đảo Số xã
Khu vực miền Đông
3.2.2 Kinh tế - xã hội
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quantrọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh có nguồn tàinguyên khoáng sản (đặc biệt là than, chiếm 90% trữ lượng toàn Việt Nam), nguyên liệusản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trongnước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP củatỉnh Với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; di tích văn hóa Yên Tử; Bãi cọcBạch Đằng; Đền Cửa Ông; Đình Quan Lạn; Đình Trà Cổ; núi Bài Thơ tỉnh có điềukiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch cộng đồng, sinh thái, du lịch thể thao,
du lịch văn hóa - tâm linh Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọctuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại,
du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với TrungQuốc và các nước trong khu vực
Trang 293.3 Các sản vật và sản phẩm truyền thống ở tỉnh Quảng Ninh
Với đặc điểm điều kiện tự nhiên đa dạng, với đầy đủ các vùng sinh thái như biển đảo, duyên hải, đồng bằng, trung du, núi thấp và núi cao, lại có nhiều dân tộc cùng sinhsống, như Kinh, Dao, Hoa, Sán Chỉ, Sán dìu,… tỉnh tỉnh Quảng Ninh có nhiều sản vật vàsản phẩm truyền thống Nhiều trong số đó đã được biết đến, bao gồm:
Sản vật từ biển: Sá sùng, Sứa biển, Trai ngọc, Tu hài,…
- Sản vật từ rừng: Quế, Hồi, Ba kích tím, Hoa tiên, Gừng gió,… (Hoành Bồ, Ba
Chẽ, Tiên Yên, Yên Tử),…
- Các đặc sản ẩm thực, thường gắn liền với chỉ dẫn địa lý, như: Mực hấp ổi, Tôm
hùm Hạ Long, Sam Hạ Long, Bún xào Ngán (Thị trấn Quảng Yên), Gà đồi Tiên Yên,Bánh gật gù (Tiên Yên), Tu hài (Vân Đồn), Ruốc lỗ (Quảng yên, Hoành Bồ, Hạ Long),Gỏi Ngán, Nem chua, canh Hà (Quảng Yên), Cà Sáy (Tiên Yên), Bề Bề rang muối, Cù
Kỳ, Ghẹ Xanh (Hạ Long), Sá Sùng (Vân Đồn, Cô Tô), Rượu ngán, Chả mực (Hạ Long),Rượu nếp ngâm (Hoành Bồ), Rượu mơ Yên Tử, Trong đó, Gà đồi Tiên Yên và Chả mựcThoan đã được đưa vào danh sách 50 đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam và 50 sản phẩmđang được xây dựng thương hiệu ở tỉnh Quảng Ninh
- Các danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long với các đảo nổi tiếng và hang động
như hang Trinh Nữ, hang Sửng sốt, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hang Hanh Hanh(Quang Hanh), Đảo Ngọc Vừng, bãi biển Trà Cổ, Quan Lạn, Cô Tô; núi Yên Tử;
- Các lễ hội, như Lễ hội Yên Tử, Carnaval Hạ Long, lễ hội chùa Long Tiên (chùa
Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long); Lễ hội đền Cửa Ông (đền CửaÔng, phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả; Lễ hội Thập Cửu Tiên Công (đền Thập Cửu TiênCông, thuộc xã Cẩm La, đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên), Lễ hội Bạch Đằng (YênGiang, Quảng Yên); Lễ hội Trà Cổ (làng Trà Cổ, TP Móng Cái); Lễ hội Quan Lạn (xãQuan Lạn, huyện Vân Đồn), lễ hội Đền Cửa Ông, Hội Lồng tồng của các cộng đồngngười Tày, lễ hội cấp sắc, tết nhảy của người Dao Thanh y,…
Ngoài ra còn có thể có hàng trăm sản phẩm địa phương truyền thống khác thuộccác nhóm: Đồ ăn - lương thực - thực phẩm, đồ uống, đồ may mặc - thổ cẩm, đồ gia dụng– trang trí, đồ lưu niệm - thủ công mỹ nghệ, thuốc từ cây cỏ - dược liệu – hương liệuđang tồn tại trong các cộng đồng, chưa được thương mại hoá hoặc đã được thương mạihoá ở mức độ hẹp Nếu được điều tra một cách có hệ thống, có thể phát hiện, từ đó làm
cơ sở để hỗ trợ cộng đồng phát triển chúng, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Đặc điểm chung của các sản phẩm này là sử dụng nguyên liệu địa phương, nhiều trong số chúng là đặc sản, với công nghệ truyền thống và gắn liền với văn hoá vùng miền và tộc người Nếu được phát triển trên cơ sở giữ nguyên hoặc một phần các
yếu tố này có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, nhãn mác hấp dẫn, đượcđưa vào các kênh phân phối thích hợp và gắn liền với du lịch từ đó có thể xây dựngthương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho chúng Các sản phẩm này có tiềm năng phát triển rất lớn
do có lợi thế cạnh tranh bởi chúng gắn liền với các yếu tố địa phương, như nguyên liệu làđặc sản địa phương, công nghệ truyền thống, du lịch địa phương, văn hoá tộc người địaphương,
3.4 Các làng nghề ở tỉnh Quảng Ninh
Trên toàn tỉnh có khoảng 2.500 cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến, kinh doanh sảnphẩm thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn với đầy đủ các nghề như xay xát gạo, mộcgia dụng, nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan lát mây
Trang 30tre làm thuyền, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, đóng mới sửa chữatàu thuyền, điêu khắc than đá Có khoảng 23.000 lao động (chiếm 7,4% lao động nôngnghiệp nông thôn) đang hoạt động trong các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn
Toàn tỉnh có 4 làng nghề truyền thống đang hoạt động tập trung ở 2 huyện ĐôngTriều và Yên Hưng, đó là: Làng nghề gốm sứ Vĩnh Hồng - thị trấn Mạo Khê, gốm sứĐức Chính - xã Đức Chính (Đông Triều); đóng, sửa chữa tàu thuyền Hà An, đan thuyền,ngư cụ Nam Hoà (Yên Hưng) Các làng nghề này thu hút khoảng 14.900 lao động (chiếm4,7% tổng số lao động nông thôn) Tuy nhiên, chưa có làng nghề nào được công nhậntheo tiêu chí làng nghề do Bộ NN&PTNT
Dù không có nhiều làng nghề truyền thống nổi bật như các tỉnh, thành phố kháctrong cả nước, nhưng ở Quảng Ninh cũng có nhiều làng nghề đã hình thành, tồn tại khálâu và có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn So với cácđịa phương khác, làng nghề ở Quảng Ninh là sự hội tụ, du nghề và rất mới Đây là yếu tốthuận lợi để đổi mới phát triển nghề truyền thống theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ vào tổ chức sản xuất, năng động trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ
Trong giai đoạn 2007-2010 tỉnh đã đầu tư xây dựng được 11 cụm cơ sở hạ tầnglàng nghề, tiểu thủ công nghiệp như: Cụm công nghiệp làng nghề đan lát tại xã Nam Hoà(Yên Hưng), các dự án phát triển cụm, khu tiểu thủ công nghiệp tại Đông Triều, Hải Hà,Móng Cái Quy hoạch 5 vùng nguyên liệu (Thông, Tre, Song mây) ở Hoành Bồ, VânĐồn, Cẩm Phả để phục vụ cho phát triển các làng nghề Cùng với đó tỉnh đã có sự ưu đãithu hút các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp về vùng nông thôn để phát triển cácngành nghề mới, phát huy nghề truyền thống Vì vậy nhiều cơ sở sản xuất ngành nghềđược xây dựng và phát triển như nhà máy sản xuất gốm của Công ty TNHH Quang Vinh,Công ty Cổ phần Quang mỹ nghệ xuất khẩu với mức đầu tư lớn, quy trình công nghệ sảnxuất tiên tiến, thiết bị hiện đại, thu hút nhiều lao động có tay nghề cao tại địa phương vàolàm việc, tạo đà cho bước phát triển khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
Vào tháng 2/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định triển khai “Chươngtrình xây dựng và phát triển thương hiệu nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến 2015
Nội dung của Chương trình bao gồm:
(1) Tuyên truyền, đào tạo về thương hiệu, sở hữu trí tuệ (xây dựng website, hộithảo)
(2) Hỗ trợ xây dựng, khai thác, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
- Xây dựng vùng nguyên liệu
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
- Điều tra cơ bản, xác định quyền sở hữu
- Xây dựng quy trình khai thác (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu TT, Nhãn hiệu chứngnhận)
- Thành lập các làng nghề, HTX để khai thác, quản lý, phát triển NHTT, NHCN,CDĐL
- Áp dụng kết quả KHCN nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh
(3) Hỗ trợ thiết kế, đăng ký, quản lý
(4) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ
(5) Hỗ trợ các dự án ứng dụng KHCN nâng cao chất lượng, cạnh tranh
(6) Hỗ trợ hoạt động thương mại
Trang 31Các hoạt động chính của Chương trình bao gồm:
(1) Hỗ trợ sản xuất, tạo lập, phát triển thương hiệu, hỗ trợ thương mại 24 sảnphẩm, trong đó:
- Toàn tỉnh: Ba kích Quảng Ninh, Ngán Quảng Ninh, Nhựa thông Quảng Ninh,Quế vỏ Quảng Ninh, Cá song Quảng Ninh
- Theo địa phương (huyện, địa danh): Sá sùng Vân Đồn, Tu hài Vân Đồn, Gà TiênYên, Mật ong Tiên Yên, Hàu Bái Tử Long, Chả mực Hạ Long, Rượu mơ Yên Tử, MiếnDong Bình Liêu, Rau an toàn Quảng Yên, Mực ống Cô Tô
- Theo địa phương (huyện, địa danh): Chè Mường Hoa, Nếp cái hoa vàng ĐôngTriều, Na Dai Đông Triều, Vải chín sớm Phương Nam, Nước mắm Cái Rồng, Mía tímHải Hà, Tôm chân trắng Móng Cái, Lợn Móng Cái, Rượu bâu Bằng Cả
2 Xây dựng và phát triển thương hiệu: ít nhất 30 HTX, làng nghề
3 Xây dựng website
4 Đề án giải thưởng “Thương hiệu uy tín” tỉnh Quảng Ninh
Phương thức triển khai bao gồm:
(1) Lập các dự án xây dựng thương hiệu:
- Tuyên truyền, đào tạo
- Xây dựng thương hiệu: Áp dụng quy trình, tiến bộ và SX; tạo lập, khaithác, phát triển quyền SHTT; hỗ trợ thương mại
(2) Quy trình (do Sở KH-CN chịu trách nhiệm):
- Đề xuất dự án (UBND các huyện)
- Tuyển chọn đơn vị chủ trì
- Thẩm định
- Duyệt
- Kiểm tra, giám sát
- Báo cáo, nghiệm thu
Phân công trách nhiệm triển khai chương trình gồm:
Với các nội dung, phạm vi và cách thức tổ chức như vậy, chủ thể của Chương
trình là Sở KH-CN tỉnh và UBND các huyện (đề xuất và thực hiện dự án) Đích đến (về
tổ chức sản xuất) là các HTX, làng nghề Đối tuợng của Chương trình là 24 sản phẩm đãđược định sẵn, chỉ dẫn địa lý Phương thức (quy trình triển khai) là chuyên nghiệp (phảiđáp ứng các tiêu chí chọn chủ trì các dự án)
3.5 Các vấn đề tồn tại
3.5.1 Đối với các sản vật địa phương, sản phẩm truyền thống
Vấn đề tồn tại chính với các sản phẩm truyền thống tại các cộng đồng là chưathương mại hoá được và khó tiêu thụ (nếu đã thương mại hoá)
Trang 32Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là người dân chưa biết cách tổ chức sản xuất,phát triển sản phẩm và tiếp thị (mẫu mã, mạng lưới, thương hiệu); khả năng sáng tạo cònthấp, chất lượng sản phẩm không ổn định, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng; chưa có sự hỗ trợ một cách có hệ thống trong khi các cộng đồng ởViệt Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng chưa quen với nền kinh tế thị trường vàhội nhập
Một số sản phẩm đã được thương mại hoá thì việc bảo vệ, giữ gìn thương hiệu củasản phẩm, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống và ngăn chặn hàng giả, hàngnhái đối với các sản phẩm này, là các khó khăn lớn, như các trường hợp lấy gà, chả mực
ở nơi khác đến, thậm chí cả gà thải loại của nước ngoài, nhưng lại được chào mời, giớithiệu là gà Tiên Yên, chả mực Hạ Long, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của sảnphẩm Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm đặc này hiện nay vẫn còn mang tính tựphát, quy mô nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ các yếu tố, tính bền vững không cao Mộtvấn đề đáng chú ý nữa là việc chia sẻ lợi ích từ việc phát triển và thương mại hoá các sảnphẩm này, xuất phát từ tri thức, công nghệ của cộng đồng, chưa hài hoà/hợp lý Nhiềutrường hợp mang lại lợi ích cho một cá nhân hoặc các nhà tư bản vốn do nó được pháttriển dựa trên sự chiếm hữu cá nhân về các công nghệ của cộng đồng hoặc các hình thứcđầu tư tại các khu làng nghề/khu công nghiệp địa phương với sự hỗ trợ của tỉnh
3.5.2.Trong việc phát triển các làng nghề truyền thống
Trong những năm qua, phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh chủ yếu
là tự phát, ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có định hướng sản xuất hàng hoá
Ngoài mặt hàng gốm sứ truyền thống của Đông Triều được xuất khẩu sang cácnước Nga, Đức, các sản phẩm của nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh mới dừng lại ởmức tự sản, tự tiêu Lao động ở các làng nghề truyền thống hầu như chưa được đào tạo
để có thể tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như tổchức quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao và bền vững, nâng cao chất lượng, mẫu mã vàtiếp thị sản phẩm Việc phát triển ít chú ý đến tính hoàn thiện của sản phẩm mà dàn trảitrong khái niệm rộng là “làng nghề” Điều này dẫn đến thực tế là trong tỉnh không có cácnghề cao cấp, tinh xảo đủ sức cạnh tranh với các tỉnh lân cận, mẫu mã cũng như giáthành sản phẩm cao
Nhằm phát huy nội lực của các cộng đồng dân tộc trong công cuộc phát triển kinh
tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập, tỉnh Quảng Ninh thực hiện đề án “Mỗi xã phườngmột sản phẩm” tỉnh Quảng Ninh (One Commune One product - OCOP Quảng Ninh) Dự
án dự kiến được thực hiện trong 4 năm, từ năm 2013 đến 2016 trên địa bàn toàn tỉnh, với
sự tư vấn kỹ thuật của một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng
ở các địa phương khác nhau ở Việt Nam
3.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tình Quảng Ninh trong phát triển và thương mại hoá các sản phẩm truyền thống
3.6.1 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển và thương mại hoá các sản phẩm truyền thống
Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Quảng Ninh trong pháttriển và thương mại hoá các sản phẩm truyền thống được trình bày ở Khung 1
Khung 1: Khung phân tích SWOT trong phát triển và thương mại hoá các sản
phẩm truyền thống ở Quảng Ninh
Trang 33ĐIỂM MẠNH:
- Nhiều sản vật/đặc sản, danh lam thắng
cảnh
- Đa dạng văn hoá
- Có nhiều khách du lịch viếng thăm
- Sự năng động và quyết tâm đột phá trong
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ “nâu sang
xanh” của của Ban lãnh đạo tỉnh
- Có thể tự cân đối được nguồn tài chính
trong tỉnh
- Chương trình Xây dựng nông thôn mới
được triển khai tích cực cùng với chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
(trong đó có cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng)
ĐIỂM YẾU:
- Tâm lý trông chờ và ỷ lại Nhà nước củacộng đồng
- Thói quen phát triển “từ trên xuống” và
áp đặt (theo hướng phát triển nông thônngoại sinh)
- Hiểu biết về sản phẩm và năng lực nghiêncứu và phát triển còn kém
- Kiến thức về kỹ năng về thị trường củacộng đồng và đội ngũ cán bộ còn yếu
- Các sản phẩm truyền thống chưa hấp dẫn(về thiết kế), chưa có tiêu chuẩn chất lượng
- Có sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà
khoa học trong và ngoài nước
- Chủ trương và chiến lược hỗ trợ phát
triển nông thôn, tái cơ cấu nền kinh tế của
Đảng và Chính phủ
- Nền kinh tế hồi phục sau chu kỳ khủng
hoảng (ở thời điểm cộng đồng bắt đầu đưa
- Lợi ích nhóm, địa phương, gia đình trongquá trình triển khai và đầu tư
- Tàn phá môi trường và bóc lột tài nguyên
- Tranh thủ cảm tình và xây dựng cơ chế khuyến khích đột phá nhằm lôi kéo sựtham gia của các chuyên gia và nhà khoa học trong việc đào tạo cộng đồng về phát triển
và thương mại hoá các sản vật địa phương
- Gắn kết các hình thức du lịch với phát triển nông thôn, như quảng bá và bán sảnphẩm, du lịch nông thôn, du lịch văn hoá,…
(2) Khắc phục điểm yếu:
Trang 34- Xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển sản phẩm truyền thống của cộng đồng theohướng từ dưới lên kết hợp với từ trên xuống, trong đó mấu chốt là từ dưới lên.
- Nâng cao hiểu biết, kỹ năng về sản phẩm và năng lực sáng tạo của cộng đồngphù hợp với nền kinh tế thị trường thông qua các chương trình huấn luyện bám sát bàitoán đặt ra của thực tiễn của sản phẩm tại cộng đồng
- Nâng cao hiểu biết về thị trường cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống phát triểnnông nghiệp, nông thôn, như khuyến nông viên, chương trình nông thôn mới,
- Hỗ trợ cộng đồng một cách có hệ thống trong việc nâng cấp sản phẩm, thiết kếmẫu mã sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, quản trị kinh doanh
- Hỗ trợ cộng đồng xúc tiến sản phẩm liên kết với các chương trình phát triển dulịch của tỉnh
3.6.2.2 Hạn chế nguy cơ, tránh thách thức
(1) Dùng điểm mạnh:
- Từng bước kiểm soát hệ thống hải quan, quản lý thị trường của tỉnh nhằm nângcao tính công bằng trong phát triển hàng hoá
- Hỗ trợ cộng đồng xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, hệ thống nhận diện thương hiệu
và quảng bá thương hiệu của sản phẩm, chỉ dẫn địa lý
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu minh bạch, dễ đo lường trong việc hỗ trợ cáccộng đồng phát triển sản phẩm
(2) Khắc phục điểm yếu:
- Hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chú trọng các hìnhthức cạnh tranh khó copy như thực hiện chiến lược “giá thành thấp”, chiến lược “cạnhtranh theo chuỗi giá trị”,
- Hỗ trợ cộng đồng xây dựng và quảng bá các thương hiệu sản phẩm gắn liền vớichỉ dẫn địa lý và tộc người trong tỉnh (khi có thể)
- Xây dựng các tiêu chí sản phẩm được hỗ trợ phát triển trên cơ sở tham khảo cácbài học nước ngoài (dựa trên cơ sở (1) công nghệ truyền thống; (2) sử dụng nguyên liệutái tạo có nguồn gốc địa phương (chiếm ít nhất 70% trong sản phẩm),…
IV MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI
4.2 Mục tiêu cụ thể (trong giai đoạn 2013-2016)
(1) Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống tỉnhQuảng Ninh
Trang 35(2) Đánh giá và xác định các sản phẩm làng xã có lợi thế cạnh tranh và đề xuấtngành hàng ưu tiên phát triển của Quảng Ninh.
(3) Xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống tỉnhQuảng Ninh
(4)Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình phát triển hình thức tổ chứcsản xuất và thương mại hóa các sản phẩm truyền thống ưu tiên của tỉnh Quảng Ninh
(5) Xây dựng hệ thống tổ chức và chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các hình thức
tổ chức sản xuất và thương mại hoá sản phẩm truyền thống tại các cộng đồng làng xã
(6) Xây dựng, chuyển giao và triển khai chu trình phát triển sản xuất kinh doanhcho 40-60 sản phẩm truyền thống đặc sắc tại các cộng đồng trong tỉnh
(7) Nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị của 20-30 sản phẩm truyền thống có tiềmnăng và khả năng phát triển theo hướng thương mại hóa có quy mô trung bình và lớn
(8) Tổng kết bài học kinh nghiệm, xây dựng giáo trình tập huấn và tổ chức đàotạo nhằm nâng cao năng lực phát triển và thương mại hoá sản phẩm truyền thống tại cộngđồng
(9) Xây dựng hệ thống hỗ trợ xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Ninh
4.3 Phạm vi của đề án
4.3.1 Sản phẩm
Tất cả các sản phẩm truyền thống (sử dụng công nghệ, vật liệu truyền thống) cótiềm năng phát triển thành hàng hoá, chưa được phát triển hoặc được phát triển ở giaiđoạn sơ khai v.v
Sản phẩm trong đề án là những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn vàđược chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng.Mỗi sản phẩm có thị trường mục tiêu, định vị và tổ hợp tiếp thị riêng (bao gồm: sảnphẩm, giá, phân phối và xúc tiến)
Các sản phẩm sẽ phát triển trong dự án gồm cả hai dạng: Sản phẩm hàng hóa vàsản phẩm dịch vụ:
- Sản phẩm hàng hóa có đặc trưng là sản xuất rồi mới bán, bao gồm cả sản phẩmtiêu dùng và sản phẩm tư liệu sản xuất Mỗi sản phẩm gồm 3 phần cơ bản: phần cốt lõi,phần vật lý và phần gia tăng Các sản phẩm này chủ yếu được phát triển dựa trên các sảnphẩm truyền thống của các cộng đồng
- Sản phẩm dịch vụ có đặc trưng là vừa sản xuất vừa bán hàng, được phát triểndựa trên các lợi thế của cộng đồng, như dịch vụ du lịch danh thắng, home stay,
4.3.2 Địa lý
Tất cảc các vùng miền trong tỉnh: Từ đô thị đến nông thôn, từ miền núi đến venbiển và hải đảo
4.3.3 Dự kiến số cộng đồng tham gia
Có 30% số xã trong tỉnh tham gia đến công đoạn cuối cùng của chu trình
OCOP-QN, nghĩa là hình thành tổ chức kinh tế, tổ chức sản xuất sản phẩm và có sản phẩm thamgia kỳ thi đánh giá sản phẩm
Trang 36Các tổ chức kinh tế trong đề án là các tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu, tàikhoản, giấy phép kinh doanh,… theo luật định Các tổ chức này bao gồm (i) các doanhnghiệp (theo Luật Doanh nghiệp 2005), gồm công ty tư nhân, công ty TNHH (một đếndưới 50 thành viên), công ty cổ phần; (ii) các hợp tác xã (theo Luật HTX năm 2013),trong đó ưu tiên hai hình thức có sự tham gia đông đảo là công ty cổ phần có vốn củacộng đồng và hợp tác xã.
4.3.4 Sự khác biệt của Đề án OCOP-QN và Chương trình xây dựng thương hiệu 24 sản phẩm Quảng Ninh đến 2015
Dựa trên các nguyên lý phát triển cộng đồng, có sự khác biệt lớn giữa OCOP-QN
và Chương trình xây dựng thương hiệu 24 sản phẩm Quảng Ninh đến 2015, được trìnhbày ở Bảng 2
Bảng 2: Phân biệt Đề án OCOP-QN và Chương trình xây dựng thương hiệu
24 sản phẩm Quảng Ninh đến 2015
cộng đồng, đào tạo, tổ chức sản xuất,…
đồng, hướng đến sản xuất theo quy chuẩn và chuyên nghiệp
V PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN
4.1 Phương pháp tiếp cận của đề án
Phương pháp tiếp cận quan trọng nhất của Đề án là: (i) Lấy sản phẩm hoàn thiệnlàm trọng tâm; (ii) Theo cách “từ dưới lên”, trong đó cộng đồng là người đề xuất và triểnkhai toàn bộ quá trình, với sự hỗ trợ của các bên còn lại (gồm nhà nước, nhà doanhnghiệp, nhà khoa học và các nhà khác) (Hình 1)