1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lượng giá trị hàng hóa

11 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

Như vậy, việc dùng đại lượng thời gian lao động để đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa có thể dẫn đến mâu thuẫn và gây ngộ nhận rằng người sản xuất ra hàng hóa hay người lao động càng làm

Trang 1

1 Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, con người phải hao

phí lao động để sản xuất ra chúng Sản phẩm mà lao động hao phí

để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao Chúng ta thường nói giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản

xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động Như vậy, việc dùng đại lượng thời gian lao động để đo

giá trị của sản phẩm, hàng hóa có thể dẫn đến mâu thuẫn và gây ngộ nhận rằng người sản xuất ra hàng hóa hay người lao động càng

làm biếng, càng vụng về bao nhiêu thì lượng giá trị hàng hóa của

người đó lại càng lớn bấy nhiêu, vì người đó càng phải dùng nhiều thời gian hơn để sản xuất ra hàng hóa đó Như vậy sẽ dẫn đến trường hợp một người làm việc chậm chạp, lề mề, làm việc mất thời gian thì hàng hóa của anh ta tạo ra sẽ có giá trị lớn (vì giá trị là thời gian lao động hao phí, thời gian hao phí càng nhiều thì giá trị càng lớn?)

Chính vì vậy, C.Mác mới đưa ra khái niệm lao động xã hội cần thiết để giải thích cụ thể, theo đó lao động tạo thành thực thể của

giá trị là thứ lao động giống nhau của con người và là chi phí của

cùng một sức lao động của con người cho nên nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình Do đó, để sản xuất ra một hàng hóa nhất định, chỉ cần dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hoặc "thời gian lao động xã hội cần thiết" Điều đó cũng

có nghĩa là, trong thực tế có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng do mỗi người có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động là không giống nhau nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa của họ là khác nhau Thời gian lao động cá biệt quy định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra

Giá trị cá biệt của hàng hóa là hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó, được đo bằng thời gian lao động cá biệt.

Ví dụ như: Cùng là thợ thủ công dệt vải, để dệt 1m vải anh A bỏ

ra 3 giờ lao động còn anh B bỏ ra 3giờ 30phút Thời gian hao phí

Trang 2

của từng người để dệt 1m vải đó gọi là thời gian cá biệt, hoặc hao phí lao động cá biệt

Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt quy định bởi trong một xã hội có hàng triệu

người sản xuất hàng hóa với thời gian lao động cá biệt hết sức khác biệt nhau, và khi đó nếu thời gian cá biệt quy định lượng giá trị hàng hóa thì hàng hóa sẽ có rất nhiều mệnh giá, trong khi đó nếu lấy thời gian xã hội cần thiết quy định, hàng hóa sẽ có một mức mệnh giá cụ thể và hợp lý Cụ thể là khi mua bán, mặc cả một loại hàng hóa thì yếu tố thời gian lao động hao phí tạo ra là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị của hàng hóa, tuy nhiên thời gian này không phụ thuộc vào định giá của người bán (căn cứ vào thời gian mà họ hao phí để sản xuất) mà sẽ do người mua (cùng người bán) đánh giá giá trị thực dựa trên căn cứ chung trong toàn

xã hội (giá thị trường) để trả giá Và nếu người sản xuất muốn càng nhiều lợi nhuận thì họ phải rút ngắn thời giao lao động của họ xuống càng thấp với thời gian lao động cần thiết (tính theo mặt bằng chung của xã hội hay vùng miền) để dồi ra phần giá trị chênh lệch giữa thời gian lao động xã hội cần thiết đó với thời gian lao động thực tế của họ (đã rút ngắn)

C.Mác viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy”

Ở đây giá trị sử dụng có nghĩa là hàng hóa và C.Mác muốn khẳng định rằng giá trị hàng hóa được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh

xã hội nhất định.

Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hóa Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí

Trang 3

lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định vì rằng trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau (có nước phát triển, có nước chậm phát triển) và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa Có ba yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội

Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng

đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn

vị sản phẩm càng ít Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao dộng xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng

nhiều Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã

hội Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một

Trang 4

đơn vị thời gian Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị

của hàng hóa Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp: Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn (ví dụ như trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát) Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên

C.Mác viết: “ Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên ”

Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình

Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.

Như vậy, thời gian lao động cá biệt chỉ tạo ra giá trị hàng hóa chứ không có cơ sở để quy định lượng giá trị mà chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết

Trang 5

để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định lượng giá trị của hàng hóa ấy.

2 ● Giá trị thặng dư với lợi nhuận

Giá trị thặng dư là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số

tiền nhà tư bản bỏ ra Công thức lưu thông hàng hóa của tư bản (công thức chung của tư bản) T-H-T’ minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quy trở lại

dạng tiền ở mứa cao hơn mức ban đầu một lượng ∆T (nghĩa là T’

= T + ∆T) Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi

thông qua srn xuất hàng hóa là do lao động, mà chủ yếu là lao

động củ người làm thuê, nên giá trị thặng dư ∆T cũng là giá trị do

lao động kết tinh Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ

tư bản Vậy giá trị thặng dư (∆T) do đâu mà có?

Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến (c) và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến (v) Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó là giá trị thặng dư (∆T)

Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động được nhà tư bản cấp cho nguyên vật liệu giá trị là 200 $ Trên

cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra được sản phẩm mới có giá trị 220 $ Số tiền 20 $ chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả lương cho anh ta 10 $/1 sản phẩm, có nghĩa 10 $ còn lại là phần nhà tư bản chiếm của người lao động

Vậy, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới

Trang 6

Giá trị thặng dư mang hình thức biến tướng của lợi nhuận Giữa

giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả

= giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra,

mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m Số tiền này

được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan

điểm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước (sinh ra m) Theo

công thức trên ta thì W = c + v + m = k + m bây giờ chuyển sang mối liên hệ của lợi nhuận p ta sẽ có là W = k + p Qua hai công thức trên tưởng chừng như giá trị thặng dư m và lợi nhuận p là

một, chỉ thay thế cho nhau nhưng thực tế ngoài điểm giống nhau là

đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân thì chúng còn có điểm khác biệt nhau:

Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư, phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động là thuê tạo

ra Nguyên nhân của hiện tượng đó là:

Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau giữa c và v, nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng k (c + v), bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước

Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi

phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị của nó thì khi đó p = m; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó p > m; nếu bán với giá

cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì khi đó p < m Nhưng xét trên phạm

Trang 7

vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư Chính

sự không nhất trí về lượng giữa p và m nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

● Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư bản

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là khái niệm chỉ vể phần giá trị

bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản Chúng ta biết rằng muốn tạo ra giá trị hàng hóa tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì ta có công thức:

W = c + v + m Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị

hàng hóa có sự khác nhau cả về chất và về lượng Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản còn giá trị hàng hóa là sự chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa (chi phí thực tế là chi phí về lao động xã hội cần thiết để sản xuất

ra hàng hóa) Đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần

chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và sức mua lao động (v) Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, được kí hiệu là k Theo đó, k = c + v Và từ đây sự khác nhau về

lượng đã được thấy rõ, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ

hơn chi phí thực tế, tức là giá trị hàng hóa, vì rằng W = k + m.

Chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản Giá trị hàng hóa: W = k + m, trong đó k = c + v Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh

ra m Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất,

và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh

ra giá trị thặng dư Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa, nhà tư bản thu được một khoản tiền, đó chính là lợi nhuận.

Trang 8

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao

động không công của công nhân làm thuê Bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra Tiền

là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công

cụ lao động mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê Như vậy, tư bản không phải là một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất Các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò nhất định trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Xét bộ phận tư bản tồn tị dưới hình thức tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng , có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của

nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu Song giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng

để sản xuất ra sản phẩm Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá trị

sử dụng mới chứ không phải được sản xuất ra Bộ phận tư bản ấy

Trang 9

được C.Mác gọi là tư bản bất biến, ký hiệu bằng c Tư bản bất biến

là gì? Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất, giá trị của nó được bản toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị trong quá trình sản xuất

Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì tình hình lại khác Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sản xuất sinh hoạt của người công dân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hóa từ đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức

là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất Bộ phận tư bản

này được C.Mác gọi là tư bản khả biến và ký hiệu bằng v Tư bản

khả biến là gì? Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng về lượng giá trị trong quá trình sản xuất

Trong đời sống thực tế, có những xí nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại nên năng suất lao động cao hơn và do vậy thu được nhiều lợi nhuận hơn Điều đó dễ gây ra một cảm tưởng sai lầm là máy móc sinh ra giá trị thặng dư Trên thực tế, máy móc là nhân tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất nào, nhưng

nó không thể sinh ra giá trị thặng dư, nó chỉ là phương tiện để nâng cao sức sản xuất của lao động Máy móc dù có hiện đại như thế nào cũng chỉ là lao động chết Nó phải được lao động sống “cải tử hoàn sinh” để biến thành nhân tố của quá trình lao động Nó chỉ là phương tiện nhờ đó sức sản xuất của lao động tăng lên

Như vậy, tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện, còn tư bản khả biến (v) mới là

nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư

Giá trị hàng hoá: W = c + v + m Trong đó:

c - Là giá trị tư liệu sản xuất, gọi là tư bản bất biến, là giá trị cũ (hay lao đông quá khứ, lao động vật hoá) được chuyển vào giá trị sản phẩm

Trang 10

v - Là giá trị sức lao động, gọi là tư bản khả biến, là giá trị mới tạo ra

m - Là giá trị thặng dư, là một bộ phận giá trị mới tạo ra trong quá trình lao động

Ta thấy trong công thức về giá trị hàng hóa W = c + v + m thì cả

chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và tư bản (gồm tư bản bất biến

và tư bản khả biến) đều mang một lượng là c + v Nhìn vào công

thức tưởng chừng 2 khái niệm ấy là một nhưng thực sự không phải vậy Điểm giống nhau là cả 2 đều là khoản do nhà tư bản phải chi trả Còn về khác nhau:

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa được biểu hiện bằng tiền để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.

Tư bản cũng bắt đầu với hình thức là tiền nhưng đã biến thành tư liệu sản xuất và sức lao động chuyển vào trong sản phẩm, đặc biệt

là nó phải tạo ra giá trị thặng dư.

● Ý nghĩa

Giá trị thặng dư, lợi nhuận, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và

tư bản là những phạm trù cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Hiểu rõ những phạm trù này giúp chúng ta nghiên cứu học thuyết giữ vị trí “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác, một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác, làm sáng tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư, quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và bản chất của tư bản đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư cũng đã giải quyết được mâu thuẫn trong công thức chung của chủ nghĩa tư bản: việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động Sau đó, nhà tư bản sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư

Ngày đăng: 16/05/2016, 14:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w