Trả lời: I.Quan điểm của C.Mác về lượng giá trị hàng hoá: Lượng giá trị của hàng hóalà số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động hao p
Trang 1Đề 1:
Câu 1: Phân tích quan điểm của C.Mác về lượng giá trị 1 đơn vị hàng hóa Theo quan điểm của C.Mác, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, thì lượng giá trị 1 đơn vị hàng hóa sẽ biến đổi theo chiều hướng nào? ( Không thay đổi, tăng lên, giảm đi?) Giải thích?
Quan điểm trên có ý nghĩa như thế nào đối với doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất?
Trả lời:
I.Quan điểm của C.Mác về lượng giá trị hàng hoá:
Lượng giá trị của hàng hóalà số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động hao phí để sản xuất hàng hóa bao gồm lao động vật hóa (tư liệu sản xuất) và lao động sống.
Mỗi chủ thể kinh doanh có một lượng hao phí lao động thực
tế nhất định trong quá trình sản xuất hàng hóa, đó là thời gian lao động cá biệt Thời gian này xác định giá trị cá biệt của hàng hóa.Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt của hàng hóa để tiến hành trao đổi, mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hóa Giá trị xã hội của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa.
C.Mác viết : “ Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử
dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy” ( Trích C.Mác và Ph.Ăngghen : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993, t.23, tr.68 )
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình Thông thường , thời gian lao động xã hội cần thiết được xác định theo thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung ứng tuyệt đại bộ phận một loại hàng hóa trên thị trường.
Trang 2Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi , nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào
những nhân tố :
Thứ nhất, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm.
Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội Trên thị trường , hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội Vì vậy , năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Lượng giá trị hàng hóa thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động Còn năng suất lao động lại phụ thuộc vào trình độ công nghệ của người lao động, vào mức độ trang bị kĩ thuật cho lao động, phương pháp tổ chức lao động và các điều kiện tự nhiên Khi năng suất lao động tăng lên thì thời gian lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
Thứ hai, Cường độ lao động.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động Trong cùng một đơn vị thời gian, khi tăng cường độ lao động thì số lượng sản phẩm làm ra tăng lên, hao phí sức lao động cũng tăng lên cùng tỷ lệ Do đó, tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng lượng giá trị của một hàng hóa thì vẫn không thay đổi Thứ ba, Các loại lao động.
Các loại lao động gồm lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động phức tạp là lao động có chuyên môn kỹ thuật; ngược lại, lao động giản đơn bao gồm những người không
được đào tạo để có một nghề chuyên môn nhất định.
C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động , người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao dộng giản đơn, có nghĩa là bất kì một
Trang 3người bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, không cần
có sự phát triển đặc biệt , cũng có thể làm được Còn lao động của người thợ sửa chũa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề Vì vậy, trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
Tuy nhiên, để tiến hành trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều
được quy thành lao động giản đơn trung bình trên cơ sở lao động phức tạp bằng bội số của lao động giản đơn hay bằng lao động giản đơn nhân bội lên Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình Vậy,theo quan điểm của C.Mác cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi của hàng hóa thì lượng giá trị một đơn vị hàng hoá sẽ giảm đi.
II Ý nghĩa thực tiễn :
Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là rất cần thiết.
Trước hết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giá cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào”.
Thứ hai, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động đến nó Từ đó tìm ra cách để giảm giá cả sản xuất như : tăng năng suất lao động, đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư đào tạo giáo dục chất xám… mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng them giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường Đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế luôn
hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch.
Thứ ba, bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn trong cùng một đơn vị thời gian
Trang 4lao động như nhau Vì thế mà các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám Muốn làm được điều này thì phải nâng cao trình độ công nhân, nâng cao tay nghề và áp dụng những biện pháp tiên tiến.
Câu 2: Trình bày quan điểm về khủng hoảng kinh tế và những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của Mác Cho biết khả năng vận dụng những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của Mác vào nền kinh tế thị trường hiện
nay?
Trả lời:
I.Quan điểm của Mác về khủng hoảng kinh tế.
1. Những lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế và bản chất của nó.
Ngay từ khi tiền tệ xuất hiện trong sản xuất hàng hóa giản đơn, nó đã mang trong mình mầm mống của sự khủng hoảng Đến chủ nghĩa tư bản, khi mà nền sản xuất đã được xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi Sự ra đời của cuộc đại công nghiệp cơ khí đầu thế kỉ XIX đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng mang tính chu kì Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là khủng hoảng sản xuất “thừa” với các biểu hiện chủ yếu sau:
• Khủng hoảng sản xuất thừa của tư bản công nghiệp do
sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản thương nghiệp.
Trang 5• Khủng hoảng tài chính tiền tệ do sự dư thừa của các
loại giấy tờ có giá (tư bản giả) Sự dư thừa của tư bản tiền
tệ trong hệ thống các ngân hàng dẫn đến những cuộc khủng hoảng tiền tệ giữa các quốc gia do sự di chuyển của các dòng vốn lưu động, gây nên sự thiếu tiền ở thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác.
• Khủng hoảng nợ công do sự dư thừa của trái phiếu chính
phủ, thứ để biến những khoản tiền tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản.
Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị Mác-Lenin Theo Mác, khủng hoảng kinh
tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai cấp trong xã hội thêm căng thẳng đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.Nhiều học giả cho rằng tự bản thân Karl Mác không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi.Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội.Mácviết :“cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
Trang 6Những lý luận này bao gồm:
• Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn
liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản Điều này
tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
• Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong
cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động , nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư , khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên
là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất
và tổng cầu không tương xứng với tổng cung
• Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy
nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Theo đó, khi khủng hoảng nổ ra, hang hóa không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, công nhân thất nghiệp, thị trường rối loạn Hàng hóa bị thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động phải phá hủy trong khi hàng triệu người lao động lại lại lâm vào tình trạng đói khổ vì
họ không có khả năng thanh toán.
Trang 7Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong chủ nghĩa tư bản diễn ra ở Anh năm 1825 và cuộc khủng hoảng đầu tiên diễn ra trên quy mô toàn thế giới nổ ra năm 1847 Các cuộc khủng hoảng diễn ra mang tính chu kì đã gây nhiều thiệt hại cho giai cấp tư bản và đẩy người dân lao đông vào bần cùng hóa Mác đã nói: “ Khủng hoảng kinh tế là người bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản.”
2. Những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế dưới cách nhìn của Mác.
Theo Mác, nguyên nhân của khủng hoảng tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Thứ nhất, đó là những mâu thuẫn nội tại của chính chủ nghĩa tư bản:
• Mâu thuẫn giữa nền sản suất đại kế hoạch của tư bản công nghiệp và giới hạn thị trường với sự gia nhập tự do của tư bản thương nghiệp làm giảm dần tỉ suất lợi nhuận bình quân.
• Mâu thuẫn giữa tính chuyên môn hóa trong lao động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với cơ cấu lao động bất hợp lí.
• Mâu thuẫn từ việc nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra
từ khu vực sản xuất nhưng bị tước đoạt quá nhiều do sự
Trang 8phát triển ngày càng phình to của khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản).
• Mâu thuẫn do mất cân đối giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dung Đầu tư và tiêu dùng thường lớn hơn nhiều so với tiết kiệm khi tiền tệ được luân chuyển qua hệ thống các ngân hàng đồng thời tạo nên gánh nặng lạm phát rất cao vào các thời điểm nền kinh tế đang hưng thịnh, mở đầu cho một sự gia tăng lãi suất đột biến, dấn đến sự bùng nổ của khủng hoảng.
Thứ hai, đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội:
• Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong xã hội.
• Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng vô giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.
• Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản lao và những người lao động làm thuê.
Mác đã mổ xẻ những nguyên nhân cốt lõi gây nên khủng hoảng kinh tế và điều đó không chỉ chính xác với các cuộc khủng hoảng
Trang 9nửa cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX mà còn có phần đúng đắn đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
3. Tính chu kì của khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất
tư bản của chủ nghĩa tư bản mang tính chu kì Chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản vận động
từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau Một chu kì kinh tế kéo dài khoảng từ 8 đến 12 năm Karl Mác chính là người đầu tiên phát hiện ra tính chu kì của khủng hoảng kinh tế gồm có bốn giai đoạn theo thứ tự : Khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
Mác đã khẳng định rằng khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi trong thế giới tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, cần có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế Sự can thiệp này dù không triệt tiêu được khủng hoảng và tính chu kì của nó trong nền kinh tế nhưng cũng có thể hạn chế được những tác động xấu của khủng hoảng.
kinh tế.
Theo Mác, để chống khủng hoảng kinh tế và tác động xấu của tính chu kì trong khủng hoảng, ta cần phải kéo dài thời gian phục
Trang 10hồi, hưng thịnh và rút ngắn thời gian khủng hoảng, tiêu điều trong một chu kì kinh tế Trong luận thuyết đó, Mác đã đề ra những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế chủ yếu sau:
• Hạn chế và cố gắng triệt tiêu những mâu thuẫn sẵn có và mâu thuẫn mới phát sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa Việc giải quyết thỏa đáng được các mâu thuẫn có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và giảm trừ được thiệt hại
to lớn một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.
• Khi xảy ra khủng hoảng, các nhà tư bản phải giảm chi phí sản xuất bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân đồng thời đổi mới tư bản cố định (máy móc, thiết bị, ) Từ đó làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.
• Nhà nước cần có tác động trong việc xây dựng một hệ thống ngân hàng thống nhất, đảm bảo mức cung ứng tiền tệ ổn định trong nền kinh tế, đảm bảo mức lãi suất chênh lệch trong các ngành có tỉ suất lợi nhuận khác nhau.
• Giảm thuế và hạ lãi suất cho vay để kích cầu nền kinh tế từ
đó giảm được khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp
và người lao động.
• Các nhà tư bản cần phải kết hợp quá trình đào tạo qua sự phát triển của lực lượng sản xuất với khoa học kĩ thuật để đảm bảo cho cơ cấu lao động ở mức hợp lí, phù hợp với điều
Trang 11kiện sản xuất của từng quốc gia nhưng không bị chi phối bởi giới hạn thị trường.
• Cân bằng hợp lí giữa cung và cầu trên thị trường Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và tránh khỏi những biến động lớn.
• Các tập đoàn, công ti lớn phải được đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước, hay nói cách khác là quốc hữu hóa một phần nền kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa Từ đó nâng cao sự hiệu quả trong tổ chức quản lý và hạn chế được nhiều rủi ro trong hoạt động.
Các biện pháp chống khủng hoảng và suy giảm kinh tế của Mác là rất thiết thực và mang tính vận dụng cao Chúng có thể phát huy hiệu quả cao nếu được áp dụng hợp lí trong từng điều kiện cụ thể.Những tư tưởng của Mác mang cả tính thời đại lẫn tính tiên tri, điều đó tạo nên giá trị của học thuyết của Mác.
III. Vận dụng các biện pháp chống khủng hoảng của Mác
vào nền kinh tế hiện nay.
1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay.
a. Tình hình chung nền kinh tế thế giới.
Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế đã trải qua nhiều thăng trầm
và biến động mạnh Kinh tế toàn thế giới chịu nhiều tác động trực tiếp từ sự tấn công của các cuộc suy thoái kinh tế, từ những biến động chính trị, từ các cuộc khủng bố khốc liệt ở các nước phương