NỘI DUNG Thành viên công ty và xã viên hợp tác xã đều có điểm chung đó là họ đều là người góp vốn và trở thành chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế.. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã có sự chuyển biến nhanh chóng và tích cực Trong đó, hợp tác xã và các loại hình công ty là những hình thức kinh tế quan trọng thức đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta Do có sự phân biệt trong đặc điểm pháp lý của hợp tác xã và công ty
mà xã viên hợp tác xã và thành viên công ty cũng có những điểm giống và khác nhau nhất định
NỘI DUNG
Thành viên công ty và xã viên hợp tác xã đều có điểm chung đó là họ đều là người góp vốn và trở thành chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế
Tuy nhiên, xã viên hợp tác xã và thành viên công ty có vẫn nhiều điểm khác biệt:
- Về tiêu chí chủ đầu tư:
Đối với xã viên hợp tác xã, Điều 17 Luật Hợp tác xã 2003 quy định:
“1 Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã có thể trở thành xã viên.
Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã.
2 Hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia.
3 Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã không cấm”.
Trang 2Như vậy, xã viên phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, hộ gia đình, tổ chức và không thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài do hợp tác xã chủ yếu hoạt động ở quy mô và nguồn vốn nhỏ không phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài Số lượng xã viên hợp tác xã tối thiểu là 7 và không bị giới hạn về
số lượng tối đa
Đối với thành viên công ty, số lượng thành viên công ty có thể chỉ có một thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và có thể bị giới hạn về số lượng thành viên tối đa (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: có không quá 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động), thành viên có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005)
Ngoài ra, cán bộ công chức cũng có thể trở thành xã viên hợp tác xã khi có đầy đủ điều kiện theo Điều 17 Luật hợp tác xã 2003 và khoản 2 Điều
10 Nghị định 177/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Hợp tác xã 2003 Trong khi đó, theo quy định của Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 thì cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức không được quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam
- Về tiêu chí trách nhiệm tài sản:
Xã viên hợp tác xã phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp của mình (Điều 19 Luật Hợp tác xã 2003) tức là họ phải chịu trách nhiệm hữu hạn
Trong trường hợp của thành viên công ty, trách nhiệm tài sản của họ đối với nghĩa vụ của công ty có thể là trách nhiệm hữu hạn hoặc trách nhiệm
vô hạn trong trường hợp họ là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (theo điểm đ Khoản 2 Điều 134 Luật Doanh Nghiệp 2005)
- Về tiêu chí góp vốn:
Đối với thành viên công ty, thành viên công ty bắt buộc phải góp vốn
và không bị hạn chế mức vốn góp tối đa Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh
Trang 3nghiệp 2005 thì “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở
hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty”.
Khác với thành viên công ty, xã viên hợp tác xã có thể góp vốn hoặc góp sức Theo Điều 10 Nghị định 177/2004/NĐ-CP thì góp sức được hiểu là
“trực tiếp quản lí, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến
thức, kinh doanh và khoa học kĩ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã” Pháp luật hạn chế mức góp vốn tối đa của mỗi xã viên ở mọi
thời điểm không vượt quá 30% vốn điều lệ (khoản 2 Điều 19 Luật Hợp tác xã 2003)
- Về tiêu chí quản lí:
Đối với thành viên hợp tác xã thì mọi xã viên đều có quyền tham gia bộ máy điều hành hợp tác xã mà không phụ thuộc vào mức độ vốn góp nên họ đều có quyền biểu quyết như nhau, thông qua nguyên tắc mỗi người một phiếu biểu quyết (theo Điều 18 Luật Hợp tác xã 2003 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 177/2004/NĐ-CP)
Trong khi đó, một số thành viên công ty không có quyền biểu quyết (như thành viên góp vốn của công ty hợp danh) Quyền tham gia quản lí của thành viên công ty có thể bị hạn chế bằng điều kiện về mức vốn góp do đó, quyền biểu quyết cũng phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp ví dụ như theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 41: Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên có quyền: “Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp”
(trừ trường hợp họ là thành viên hợp danh của công ty hợp danh)
LỜI KẾT
Việc quy định khác nhau về đặc điểm giữa thành viên hợp tác xã với thành viên công ty là do có sự khác biệt trong đặc điểm pháp lí của hình thức kinh tế hợp tác xã và công ty Sự đa dạng trong loại hình kinh tế ở Việt Nam
đã đang và sẽ hướng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội từ đó thúc đấy đời sống xã hội cùng nền kinh tế nước ta phát triển toàn diện
Trang 4B I T P À Ậ C NH N TU N 2 Á Â Ầ
MÔN: LU T TH Ậ ƯƠ NG M I T P I Ạ – Ậ
B I
ĐỀ À S 02 Ố
So sánh xã viên hợp tác xã với thành viên công ty