1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng về học thuyết tạng tượng ths lê ngọc thanh

34 809 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 575 KB

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG• Tạng có chức năng hóa sinh và tàng trữ vật chất tinh vi như tinh, khí, huyết và tân dịch để duy trì hoạt động sống phức tạp của cơ thể.. HỆ THỐNG TẠNG – THẬN• Thận là gốc tiê

Trang 1

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

Th.S Lê Ngọc Thanh

Trang 3

ĐẠI CƯƠNG

• “ Tạng ” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể

• “ Tượng ” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể

=> “ Tạng tượng ”: quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng

• Dựa trên nền tảng giải phẫu học ở một mức độ nhất định:

Tố vấn, Linh khu, Hải thượng lãn ông…

• Vai trò quan trọng của các học thuyết: Âm dương, Ngũ hành, kinh lạc, chứng nghiệm thực tiễn chữa bệnh lâu dài…

Trang 4

ĐẠI CƯƠNG

• Mỗi một tạng không chỉ là cơ quan theo ý nghĩa giải phẫu học mà chủ yếu bao gồm chức năng và vai trò của tạng đó, trong mối liên hệ hữu cơ giữa nó với tạng khác

• Học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu về kết cấu

hình thái, quy luật hoạt động sinh lý và quá trình biến hóa bệnh lý của cơ quan, tổ chức tạng phủ trong cơ thể.

Trang 5

ĐẠI CƯƠNG

• Tạng có chức năng hóa sinh và tàng trữ vật chất tinh vi như

tinh, khí, huyết và tân dịch để duy trì hoạt động sống phức tạp của cơ thể

• Phủ có chức năng thu nạp và chuyển hóa thủy cốc sinh ra tinh khí Tinh khí có sẽ được chuyển đến các tạng, còn phủ

chỉ bài xuất mà không tàng trữ lại bên trong

• Phủ kỳ hằng: Hình thái, kết cấu của phủ kỳ hằng phần lớn

là rỗng như phủ nhưng công năng lại là tàng trữ tinh khí giống như tạng

Trang 6

- Rối loạn dẫn đến: gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm,

vô sinh; Di mộng tinh, liệt dương.

Trang 7

HỆ THỐNG TẠNG – THẬN

• Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống ( tiên thiên chi

bản, sinh khí chi nguyên ): rối loạn chức năng này có liên

quan đến những bệnh có tính di truyền, những bệnh bẩm sinh.

• Thận chủ thủy: Thận có tác dụng chủ trì và điều tiết trao đổi

thủy dịch thông qua tác dụng khí hóa của Thận:

- Đưa tân dịch được hấp thu phân bố đi toàn thân

- Đưa trọc dịch bài xuất ra ngoài

Rối loạn dẫn đến phù thủng, tiểu nhiều

Trang 8

HỆ THỐNG TẠNG – THẬN

• Thận chủ nạp khí:

- Phế chủ hô, Thận chủ hấp (Phế chủ xuất khí, Thận chủ nạp khí )

- Rối loạn chức năng này có biểu hiện thở nhanh nông, khó thở

thì hít vào, vận động gây khó thở

Trang 9

HỆ THỐNG TẠNG – THẬN

• Thận chủ hỏa: rối loạn dẫn đến lạnh trong người, tay chân

lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, hoạt động không có sức.

• Thận giữ chức năng bế tàng: Thận chủ trữ tàng tức là khái

quát cao độ công năng sinh lý của Thận, thể hiện tác dụng của Thận ở rất nhiều phương diện như tàng tinh, chủ thủy,

nạp khí, giữ thai Rối loạn dẫn đến khó thở, mệt mỏi, tiểu

nhiều, mồ hôi chảy như tắm.

• Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan: rối loạn dẫn đến mất

khả năng thực hiện các động tác khéo léo tinh vi.

Trang 10

HỆ THỐNG TẠNG – THẬN

• Thận chủ cốt tủy : Rối loạn dẫn đến đau nhức trong xương,

còi xương chậm phát triển, răng lung lay.

• Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc Rối loạn dẫn đến tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém, tóc bạc,

khô, dễ rụng.

• Thận chủ tiền âm hậu âm

• Thận tàng chí Rối loạn dẫn đến yếu đuối, thiếu ý chí, bạc

nhược.

Trang 11

HỆ THỐNG TẠNG – THẬN

• Mối liên quan giữa chức năng Thận với sự sợ hãi.

• Những vùng cơ thể có liên quan đến tạng Thận

- Quan hệ Thận – Bàng quang

- Quan hệ với tạng khác: Tâm, Tỳ, Can, Phế

• Tóm lại:

- Tạng Thận có liên quan đến các chức năng cơ bản của cơ thể

như di truyền, sinh dục, biến dưỡng, thần kinh – nội tiết

- Những biểu hiện chủ yếu khi Thận bị rối loạn công năng: rối

loạn hoạt động biến dưỡng, hoạt động sinh dục, rối loạn nước điện giải, hoạt động nội tiết.

Trang 12

HỆ THỐNG TẠNG – TỲ

• Tỳ chủ vận hóa thủy cốc Rối loạn dẫn đến đầy bụng,

trướng bụng, chậm tiêu, tiêu chảy sống phân.

• Tỳ chủ vận hóa thủy thấp Rối loạn dẫn đến phù thủng, cổ

trướng, đàm ẩm

• Tỳ sinh huyết Rối loạn dẫn đến thiếu máu, kinh ít, vô kinh.

• Tỳ thống nhiếp huyết Rối loạn dẫn đến xuất huyết dưới da,

rong kinh, rong huyết.

• Tỳ chủ tứ chi Rối loạn dẫn đến nuy chứng

• Tỳ chủ cơ nhục Rối loạn dẫn đến bắp thịt tay chân mềm

nhũn hoặc tep tóp, sa cơ quan

Trang 13

HỆ THỐNG TẠNG – TỲ

• Tỳ vinh nhuận ra môi Rối loạn dẫn đến môi nhợt nhạt, thâm

khô

• Tỳ tàng ý Rối loạn dẫn đến hay quên.

• Mối liên quan giữa chức năng Tỳ với sự suy nghĩ.

*Tóm lại

• chức năng của Tỳ có liên quan mật thiết với chức năng tiêu

hóa trong cơ thể

• Những biểu hiện chủ yếu khi Tỳ bị rối loạn công năng: triệu

chứng của tiêu hóa, thiếu máu, xuất huyết.

Trang 14

HỆ THỐNG TẠNG – CAN

• Can chủ sơ tiết Can có tác dụng thăng phát ( sơ ), thấu tiết

(tiết), chịu trách nhiệm về sự điều đạt khí cơ của toàn thân.Có liên quan đến trạng thái tâm lý cơ thể

- Điều tiết tinh thần, tình chí

- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa hấp thu

- Duy trì vận hành của khí huyết

- Điều tiết trao đổi thủy dịch

- Điều tiết công năng sinh dục của cơ thể

Rối loạn dẫn đến bực dọc, dễ nổi giận, dễ cáu gắt …

Trang 15

HỆ THỐNG TẠNG – CAN

• Can tàng huyết

- Tàng trữ huyết dịch

- Điều tiết lượng huyết

- Phòng ngừa xuất huyết

Rối loạn dẫn đến khó ngủ, ngủ không yên…

Trang 17

HỆ THỐNG TẠNG – CAN

• Can tàng hồn Rối loạn dẫn đến rối loạn cảm xúc ( trầm cảm )

• Mối liên quan giữa Can với sự giận dữ

• Vùng cơ thể liên quan với Can: hông sườn, bộ phận sinh dục,

đỉnh đầu.

*Tóm lại:

• Chức năng của Can có liên quan mật thiết với chức năng vận

động của cơ thể như hệ cơ ( cơ vân, cơ trơn ), hệ thần kinh ( có ý thức và thực vật )

• Những biểu hiện chủ yếu khi Can bị rối loạn công năng: tinh

thần căng thẳng, tình trạng tăng trương lực cơ vân, cơ trơn.

Trang 18

HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ

• Phế chủ khí Rối loạn dẫn đến ho, khó thở, suyễn, tức nặng

ngực, mệt mỏi, thiếu hơi, đoản khí.

• Phế trợ Tâm, chủ việc trị tiết

• Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo Rối loạn dẫn đến

tiểu tiện không thông lợi, rối loạn bài tiết mồ hôi, phù thủng.

• Phế chủ bì mao Rối loạn dẫn đến da lông khô kém tươi

nhuận, khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết.

• Phế khai khiếu ra mũi Rối loạn dẫn đến nghẹt mũi, chảy

nước mũi, khứu giác giảm

• Mối liên quan giữa Phế với sự buồn rầu

• Phế tàng phách Phế khí suy gây dáng vẻ ủ rũ

Trang 19

HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ

• Nhiệm vụ chủ yếu của Phế: đảm bảo cung cấp cấp năng lực

hoạt động của cơ thể, năng lực chống đỡ với bệnh tật, đảm bảo chức năng hô hấp.

• Những biểu hiện chủ yếu khi Phế rối loạn công năng: triệu

chứng của hô hấp, thiếu sức, cảm cúm.

Trang 20

HỆ THỐNG TẠNG – TÂM

• Thiếu âm quân chủ.

• Tâm là vua là chủ của các tạng khác Tâm chủ thần minh Rối loạn dẫn đến mất ý thức, rối loạn ý thức ( hồi hộp,

hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn mê, cười không nghỉ…)

• Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt Rối loạn dẫn đến

sắc mặt nhợt nhạt hoặc tím tái hoặc không tươi tắn.

• Tâm khai khiếu ra lưỡi Rối loạn dẫn đến lưỡi đỏ, lưỡi nhợt,

lưỡi tím.

• Mối liên quan giữa Tâm với sự vui mừng

• Tâm có Tâm bào lạc làm ngoại vệ cho Tâm.

Trang 21

HỆ THỐNG TẠNG – TÂM

* Tóm lại:

• Chức năng của Tâm – Tâm bào lạc có liên quan mật thiết

đến hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn.

• Những biểu hiện chủ yếu khi Tâm bị rối loạn công năng: rối

loạn tri giác, rối loạn huyết động

Trang 22

HỆ THỐNG PHỦ – TIỂU TRƯỜNG

• Phía trên tiếp với U lan môn, thông với Vị, dưới tiếp với Hạ lan môn, thông với đại trường

• Chức năng: Phân biệt thanh trọc

• Rối loạn dẫn đến: nước tiểu đục, đỏ; tiêu lỏng.

Trang 24

HỆ THỐNG PHỦ – VỊ

• Vị ở dưới cách mô, trên tiếp với thực quản, dưới thông với

tiểu trường, miệng trên gọi là bí môn, miệng dưới gọi là u

môn

• Có công năng thu nạp thủy cốc

• Rối loạn dẫn đến bụng trướng đau, trướng đầy, tiêu hóa

không tốt, đói không muốn ăn, nôn mữa, nuốt chua, hoặc tiêu cơm mau đói

Trang 25

HỆ THỐNG PHỦ – BÀNG QUANG

• Là nơi chứa và thải nước tiểu

• Rối loạn dẫn đến tiểu không thông hoặc bí tiểu; tiểu không

cầm được.

Trang 26

HỆ THỐNG PHỦ – ĐỞM

• Vừa được xếp vào lục phủ vừa được xếp vào phủ kỳ hằng

• Đởm giả, trung tinh chi phủ Phủ đởm tàng trữ đởm trấp do Can gạn lọc Rối loạn dẫn đến đau bụng, chậm tiêu, vàng

Trang 27

HỆ THỐNG PHỦ – ĐỞM

• Vừa được xếp vào lục phủ vừa được xếp vào phủ kỳ hằng

• Đởm giả, trung tinh chi phủ Phủ đởm tàng trữ đởm trấp do Can gạn lọc Rối loạn dẫn đến đau bụng, chậm tiêu, vàng

Trang 28

bên ngoài Rối loạn dẫn đến khó thở, ói mửa, dễ cảm, sợ

gió, sợ lạnh, da lông khô kém nhuận.

• Trung tiêu ( từ Bí môn đến U môn ) hóa thủy cốc thành ra

khí huyết, tân dịch Rối loạn dẫn đến đầy bụng, chậm tiêu,

trướng hơi

• Hạ tiêu bài tiết chất cặn bã ra ngoài Rối loạn dẫn đến rối

loạn tiểu tiện.

Trang 29

PHỦ KỲ HẰNG

• Là những cơ quan không giống với đặc tính của tạng lẫn của phủ

• Bao gồm: Não, tủy cốt, mạch, đởm, tử cung

• Não ở trong xương sọ, dưới đến huyệt Phong phủ

Trang 30

PHỦ KỲ HẰNG – NÃO TỦY XƯƠNG

• Não ở trong xương sọ, dưới đến huyệt Phong phủ Tủy ở trong xương sống Não là nơi hội tụ của tinh tủy

• Não tủy chỉ đạo mọi hoạt động tinh thần, mọi hoạt động, mọi

giác quan Não tủy hao kém dẫn đến đầu váng, tai ù, hoa

mắt chóng mặt, tinh thần rũ rượi uể oải, hôn mê…

• Tủy được sinh ra ở Thận, chứa trong xương, nuôi dưỡng xương Tinh tủy không đầy đủ thì xương bị còi, dễ gãy

Trang 32

PHỦ KỲ HẰNG – TỬ CUNG

• Chủ việc kinh nguyệt và thụ thai

• Có quan hệ chặt chẽ với hai mạch Xung, Nhâm

• Lạc mạch của tử cung có liên hệ với Tâm Thận

• Rối loạn dẫn đến kinh nguyệt ít, vô kinh, sẩy thai, vô sinh.

Trang 34

TÀI LiỆU THAM KHẢO

1 Trần Quốc Bảo, Lý luận cơ bản YHCT, NXB Y học 2010

2 Ngô Anh Dũng, Y lý Y học cổ truyền, NXB Y học 2008

3 http://www.cimsi.org.vn

4 http://www.tcmbasics.com

5 http://www.shen-nong.com

Ngày đăng: 16/05/2016, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w