Tác động tràn của vốn đầu tư nước ngoài lên vốn đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 52 - 56)

Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt

2.3.4Tác động tràn của vốn đầu tư nước ngoài lên vốn đầu tư trong nước

Thứ nhất, Di chuyển lao động :

Lao động có kĩ năng di chuyển từ các doanh nghiệp FDi tới các doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tích cực. Tác động tràn xảy ra nếu như số lao động đã được học việc và đào tạo trong các doanh nghiệp FDI di chuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hay tự đứng ra tổ chức thành lập công ty riêng . Và phổ biến nhất là chuyển lao động giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành .

Theo kết quả điều tra năm 2004 cho thấy 32 % số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động chuyển tới làm cho các doanh nghiệp FDI , 23 % mở công ty riêng , 18 % đi làm cho doanh nghiệp trong nước , số con lại trả lời không biết . Kết quả này cho ta thấy có một bộ phận không nhỏ các lao động di chuyển khỏi các doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển vào làm cho các doanh nghiệp trong nước . Cùng với đó theo kết quả điều tra về nguồn lao động của các doanh nghiệp trong nước cho thấy có khoảng 2% lao động của khối doanh nghiệp này đã từng làm cho các doanh nghiệp FDI , tuy con số này thấp nhưng cũng cho ta thấy được rằng có sự dịch chuyển lao động giữa các khối doanh nghiệp . Trong quá trình làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài thì các lao động việt nam đã được đào tạo các kĩ năng để sử dụng các máy móc mà các doanh nghiệp mang theo từ nước ngoài sang việt nam vì vậy họ đã được đào tạo theo đúng những yêu cầu về trình độ chuyên môn và công nghệ : theo kết quả điề tra cho thấy ở các doanh nghiệp FDI thì trung bình

có 57,8 % lao động đã qua đào tạo ( đào tạo tại các lớp đào tạo nghề ít nhất 6 tháng ) tỉ lệ này cao hơn so với mức 46,4% lao động của các doanh nghiệp trong nước đã qua đào tạo .

Hiện nay có một hiện tượng nữa chứng tỏ có sự di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp , đó là sau kì nghỉ tết nguyên đán có rất nhiều lao động tại các doanh nghiệp FDI mà đặc biệt là tại các doanh nghiệp tại khu vực phía nam bỏ việc , lý do bỏ việc của họ có thể là do một số nguyên nhân như lương thấp , chi phí sinh hoạt tại các khu công nghiệp cao … Sau khi nghỉ việc tại các doanh nghiệp này thì những người lao động họ có thể chuyển sang doanh nghiệp khác làm việc trong đó có một bộ phận không nhỏ chuyển sang các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài việc di chuyển lao động từ các doanh nghiệp FDI thì kênh di chuyển lao động còn có thể thấy được qua các dự án ODA . Khi thực hiện các dự án ODA thì các sự án này thường có nhân lực thực hiện từ 3 nguồn sau : từ các nước cho vay , tiếp theo là từ nguồn cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước và cuối cùng là thuê lao động trong nước . Trong khi thực hiện dự án thì 2 nguồn lao động trong nước tham gia vào dự án sẽ được làm việc cùng các chuyên gia của nước ngoài , mà ở việt nam thì vốn ODA lại đến từ các nước phát triển ( Nhật , các nước EU ..) và các tổ chức quốc tê như ( ADB , IMF , các tổ chức của liên hơp quốc..) vì vậy sau khi dự án kết thúc thì các lao động nhà nước và tự do học được những kĩ năng và trình độ chuyên môn cao và sau khi họ kết thúc làm việc thì họ sẽ chuyển về làm việc cho các cơ quan và doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, Kênh liên kết sản xuất

Một trong những yêu cầu hay là điều kiện mà các doanh nghiệp nước ngoài xem xét khi đầu tư vào các nước hay vào việt nam đó là sự phát triển của ngành công nhiệp phụ trợ , sự phát triển của các ngành công nghiệp khác nhau . Khi đầu tư vào việt nam thì các doanh nghiệp nước ngoài muốn tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú của việt nam , chính điều này là một trong nhưng nguyên nhân giúp ngành công nghiệp khai khoáng của các doanh nghiệp trong nước có được cơ hội phát triển mạnh mẽ : năm 2005 của ngành này là 130500 tỷ đồng lên 156474 tỷ đồng vào năm 2007 . Theo số liệu cho thấy có tới 31 % nguyên liệu các doanh nghiệp FDI là từ các doanh nghiệp trong nước , phần còn lại là tư các doanh nghiệp FDI , trực tiếp từ hộ gia đình hoặc từ nhập khẩu , trong số các doanh nghiệp nhập

khẩu thì có 42,6 % số doanh nghiệp cho rằng việc họ nhập khẩu là do nguyên liệu không có ở việt nam và các doanh nghiệp này cũng mong muốn là sẽ được cung cấp các nguyên liệu này từ trong nước . Không chỉ có nhu cầu về nguyên nhiên liệu các doanh nghiệp nước ngoài còn có nhu cầu lớn về giao thông vận tải trong quá trình chuyển nguyên liệu từ nơi cung cấp , chuyển hàng tới các địa bàn tiêu thụ trong nước và chuyển đi xuất khẩu , và đây chính là một nguồn cầu rất lớn cho các doanh nghiệp vận tải tại việt nam. Đồng thời với việc tạo ra nhu cầu thì việc các doanh trong nước cung cấp nguyên liệu và dịch vụ vận tải thì ngoài việc tạo ra nhu cầu về vận tải thì các doanh nghiệp nước ngoài còn tạo ra những yêu cầu đối với doanh nghiệp trong nước trong quá trình cung ứng , để đáp ứng yêu cầu thì các doanh nghiệp FDI thì các doanh nghiệp trong nước sẽ không ngừng nâng cao dịch vụ và hàng hóa cung cấp .

Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp FDI hỗ trợ được các doanh nghiệp việt nam trong quá trình kiên kết đó là việc trong quá trình liên doanh sẽ giúp các đối tác việt nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế bằng việc đưa hàng hóa của các doanh nghiệp đi bán ở nước ngoài nên đã giúp cho các hàng hóa việt nam tạo được chỗ đứng trong mắt người tiêu dùng quốc tế . Từ việc có chỗ đứng trong mắt người tiêu dùng quốc tế thì nhu cầu về hàng hóa của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước gia tăng ( đây chính là một trong những lợi ích mà vốn FDI mang lại : sự quảng bá hình ảnh việt nam hay các doanh nghiệp việt nam tới bạn bè quốc tế ).

Thứ ba, Tác động tràn liên quan tới phổ biến và chuyển giao công nghệ thường được coi là mục tiêu quan trọng của các nước có trình độ khoa học kĩ thuật kém phát triển trong đó có Việt Nam

Theo kết quả điều tra về thực trạng DN Việt Nam của Tổng cục thống kê công bố ngày 11-5-2005, hầu hết các DN nước ta ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, do đó khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Đối với các DNNN lớn cũng ít quan tâm đến đổi mới công nghệ vì thường có vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh tranh và có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước. Ngay cả các DN ngành công nghiệp, ngành được coi là chủ lực hoàn toàn cũng tương tự. Theo Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40%

cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Đầu tàu kinh tế của cả nước là TP Hồ Chí Minh cũng chỉ có 25% DN có công nghệ sản xuất tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại là dưới trung bình và lạc hậu, trong đó DN có công nghệ lạc hậu chiếm 20%.

Các chuyên gia cho rằng, có 2 luồng chuyển giao công nghệ chính vào nước ta hiện nay: hoặc là qua hình thức liên doanh với nước ngoài và DN 100% vốn nước ngoài, hoặc mang tính thương mại thuần túy thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường. Song luồng thứ hai chiếm tỷ lệ rất ít; còn luồng thứ nhất tuy chiếm tới 90% số hợp đồng chuyển giao, nhưng trong đó cũng có không ít những hợp đồng có trình độ công nghệ không cao, mà chủ yếu là khai thác nhân công giá rẻ và trốn tránh các tiêu chuẩn về môi trường ở chính quốc. .

Thông qua vốn đầu tư nước ngoài trong đó chủ yếu là FDI, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước ta thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Các doanh nghiệp trong nước nhờ đó mà có thể sao chép và học hỏi những kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ tiên tiến của họ để áp dụng vào trong doanh nghiệp mình góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng trình độ về quản lý để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Điển hình trong thời gian qua, ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v)

Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.

Thứ tư, Thông qua kênh cạnh tranh: thực tiễn ở việt nam cho thấy sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thẻ tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước, trước hết là đối với doanh nghiệp trong cùng nhóm

ngành. Để thu được biểu hiện của kênh tác động này , theo điều tra doanh nghiệp của CIEM đã thu thập thông tin về sức ép cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá. Kết quả cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ dianh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm , chủng loại mẫu mã mới thì doanh nghiệp việt nam lại đánh giá cao nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều này cũng phản ánh phần nào việc các doanh nghiệp nước ngoài liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang phải dồn sức lực vào dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện có.

Rõ ràng khi áp lực cạnh tranh ngày càng tăng thì việc nâng cao trình độ công nghệ đối với mỗi DN là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó các chuyên gia cho rằng, trước hết các cấp lãnh đạo DN phải đổi mới nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ trong sản xuất và cạnh tranh, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài. Sự thay đổi về nhận thức sẽ thúc đẩy các DN vượt qua được những trở ngại khác trong việc nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN trong hoạt động này, như ưu đãi thuế, mở ra các cơ hội tiếp cận vốn, hình thành các trung tâm nghiên cứu, lựa chọn, phát triển và chuyển giao công nghệ phù hợp với DN, cập nhật và phổ biến thông tin công nghệ, thiết lập các hoạt động dịch vụ khoa học-công nghệ.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 52 - 56)