Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 37 - 41)

Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt

2.2.1.2Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thứ nhất : FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .

Việt Nam là một nước kinh tế còn nghèo nàn , tỉ lệ tích lũy của nền kinh tế thấp mà nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế là rất lớn . Trong suốt thời kỳ 5 năm 1991- 1995, tỷ trong đầu tư nước ngoài chiếm 22% và đóng góp khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước. Còn tính riêng 5 năm 1996-2000 so với 5 năm trước thì tổng số vốn đầu tư mới đạt khoảng 20,73% tỷ USD, tăng 27,5% tổng số vốn thực hiện đạt hơn 3260 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 44 tỷ USD. năm 2000 chiếm 18,6% và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%. Năm 2008 khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 29,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỉ lệ này năm 2009 là 25,7%

Thứ hai : ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp:

Trong 20 năm qua Đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong ngành công nghiệp qua các năm ( từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và 2006). Giá trị công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt một số địa phương ( Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc...tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn. ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong nước hệ thống các khu công nghiệ khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ.

Hình ảnh rõ ràng nhất cho thấy tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đó chính là các nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần hình thành nên nhiều ngành công nghiệp mới và có giá trị cao như dầu khí ( các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% sản lượng ) , một số ngành khác mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% giá trị sản lượng như sản xuất thiết bị máy tính , máy giặt và điều hòa , với ngành thép thì các doanh nghiệp thuộc khối này chiếm 60% sản lượng ….cùng với việc hình thành các ngành công nghiệp mới thì trong khối ngành dịch vụ các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã góp phần hình thành và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ như : viễn thông ( vd như hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa SK telecom và công ty bưu chính viễn thông sài gòn trong dự án Sfone ) tài chính ngân hàng , bảo hiểm ( các chi nhánh của AIG , Tập đoàn bảo hiểm Groupama (Pháp)..) , lĩnh vực dịch vụ ăn uống ( năm 2009 số dự án trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống là 32 dự án với số vốn đăng kí là 4,982 tỷ USD )

Thứ ba ,Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí,hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tới từ các nước phát triển có trình độ khoa học công nghiệp phát triển ở trình độ cao nên khi mang vốn đầu tư vao Việt Nam thì họ còn mang theo máy móc và công nghệ sản xuất ở trình độ cao , không chỉ là vấn đề mang máy móc, phần cứng của công nghệ vào Việt Nam mà họ còn mang theo những phần mền của công nghệ vào Việt Nam , đây chính là ưu thế mà cá doanh nghiệp nước ngoài tạo ra lợi thế hơn so với khi các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy móc kĩ thuật từ nước ngoài về . Cùng với quá trình chuyển máy móc và công nghệ vào Việt Nam các doanh nghiệp còn tham gia tích cực vào quá trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động ở Việt Nam nhằm mục đích sử dụng những máy móc và công nghệ mà họ mang vào Việt Nam , đội ngũ lao động ngày càng đông đảo này đã góp phần nâng cao chất lượng lao động chung của Việt Nam . Điển hình cho làn sóng các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia ( Canon, Panasonic, Ritech.v.v).

Thứ tư : Sự phát triển mạnh mẽ của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ tới các thành phần kinh tế khác

Thông qua quá trình hợp tác kinh doanh và việc hình thành rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh , đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang vao Việt Nam những công nghệ cao và với năng lực kinh doanh rất cao của mình các doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những bài học rất có giá trị về quản trị kinh doanh , marketing , xây dựng thương hiệu , quản trị nhân sự … tất cả những điều này giúp các doanh nghiệp trong nước có thể nhìn vào vừa học tập và phát triển sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam . Cùng với quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế ở việt nam các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước vào các ngành và khu vực kinh tế phát triển cao như công nghiệp và dịch vụ .

Thứ năm , Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp việt nam tăng thu ngân sách và điều chỉnh kinh tế vĩ mô

Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Theo tính toán của Tổng cục thuế, năm 2002, khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994. Tính riêng giai đoạn 1996-2002, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 6%. Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính cả thu từ dầu thô thì tỷ trọng này ước khoảng 20%. Trong giai đoạn 2001-2005 , đóng góp của khối doanh nghiệp FDI đóng góp 3,6 tỉ USD vào ngân sách nhà nước với mức tăng năm sau cao hơn năm trước . Trong năm năm 2001-2005 các doanh nghiệp FDI đóng góp 3,6 tỉ USD vào ngân sách nhà nước , trong giai đoạn này mức đóng góp năm sau cao hơn năm trước 24% . Các doanh nghiệp FDI đóng góp 1,5 tỉ USD vào ngân sách nhà nước 2007.

Khối doanh nghiệp nước ngoài có những đóng góp ngày càng cao vào giá trị xuất khẩu nhờ việc các dự án này thường có mục tiêu chính là hướng ra xuất khẩu . Giai đoạn 1991-1995 giái trị xuất khẩu của khu vực này là 1,2 tỉUSD , trong giai đoạn 5 năm tiếp theo từ 2001 tới 2005 các doanh nghiệp FDI xuất khẩu được hơn 34,6 tỉ USD . Năm 2006 ( kể cả dầu thô ) giá trị xuất khẩu đạt 56.5% tổng giá trị xuất

khẩu của cả nước . Năm 2007 , giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp này là 27,8 tỉ USD , chiếm 56,8% giá trị xuất khẩu của cả nước

Thứ sáu : ĐTNN góp phần mở tộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới:

Nhờ những thay đổi của chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài thì việt nam đã hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế theo hướng đa dạng hóa đa phương hóa , đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư . Đến nay chúng ta đã là thành viên chính thức của ASEAN , APEC , ASEM và WTO . Đồng thời chúng ta đã kí kết hơn 51 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư , trong đó có Hiệp định thương mại việt nam – Hoa kỳ ( BTA) , hiệp định tự do hóa , khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nhật bản . Nhờ tiếng nói của các nhà đầu tư nước ngoài mà hình ảnh và vị thế của việt nam trong mắt bạn bè quốc tế không ngừng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 37 - 41)