Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt

2.1.2Những kết quả đã đạt được

Thứ nhất , Đóp góp cao vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước , trong nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao và ổn định trên 8 % một năm . Năm 2007 giá trị GDP của cả nước đã đạt 1143715 tỷ đồng , trong đó khu vực trong nước chiếm tỷ trọng là 82% .Năm 2008 giá trị GDP của cả nước đạt 1477717 tỷ đồng và tỉ trọng của khu vực kinh tế trong nước là 81 % , những con số trên chứng tỏ cho ta thấy vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế trong nước vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Thứ hai ,Đóng góp tỉ trọng lớn trong vốn đầu tư của tổng vốn đầu tư toàn xã hội : ở Việt Nam trong nhiều năm qua thì vốn trong nước luôn chiếm một tỉ trọng rất cao . Trong giai đoạn 91-95 thì vốn trong nước chiếm tỉ trọng là 78% , trong giai đoạn 96-00 thì vốn đầu tư trong nước chiếm khoảng trên 70 % . Sau khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 thì đóng góp của vốn đầu tư trong nước lại càng gia tăng với mức tỉ trọng khoảng 85 % trong vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2001-2006 . Năm 2009 thì tổng vốn đầu tư trong nước ở mức 523 nghìn tỷ đồng và chiếm 74 % tổng vốn đầu tư xã hội . Như vậy ta có thể thấy vai trò quyết định của vốn đầu tư trong nước trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thứ ba , Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng : Vốn đầu tư nhà nước và đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam . Rất nhiều các công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhờ sử dụng vốn trong nước như : Quốc lộ 1 , Đường Hồ Chí Minh , Nhà máy điện Phả Lại , cảng biển ở Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh…. Những công trình này đã đáp ứng được nhu cầu cho tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam. Năm 2006 chi của ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản là 81078 tỷ đồng , tới năm 2007 thì con số này là 107440 tỷ đồng . Trong đó Nhà nước tập trung đầu tư cho

phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực khó khăn , vùng núi hải đảo nhằm giảm khoảng cách giữa các vùng . Ở các vùng kinh tế trọng điểm thì nhà nước tập trung phát triển các kết cấu hạ tầng , kĩ thuật cao như hạ tầng về viễn thông , đường điện , nước và hệ thống giao thông và hệ thống các khu công nghiệp và công nghệ cao .

Thứ tư , Đóng góp mạnh mẽ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Hiện nay trong chỉ đạo hoạt động của các tập đoàn nhà nước , chính phủ luôn chỉ đạo các doanh nghiệp này đầu tư vào các xây dượng và phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt và hiện đại như tập đoàn điện lực , tập đoàn bưu chính viễn thông , tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam ....… cùng với hoạt động này việc vốn đầu tư sử dụng vào việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm giúp thay đổi cơ cấu vùng kinh tế với các khu công nghiệp phát triển như TP Hồ Chí Minh , Hà Nội , Đồng Nai..Trong nhiều năm qua giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn với mức trên 60 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực trong nước là 813961.1 tỷ đồng chiếm 55.4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước , trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước là 294339,1 tỷ đồng , của khu vực tư nhân là 519622,0 tỷ đồng.

Trong đó , Tính chung năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nước (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17,0% so với năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4% (trung ương quản lý tăng 13,4%; địa phương quản lý tăng 3,5%) . Còn với khu vực tư nhân đóng góp 31% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp

Thứ năm , Phát triển nguồn nhân lực : Trong nhiều năm qua tỉ lệ chi cho giáo dục đào tạo luôn chiếm tỉ trọng cao trong vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước , năm 2006 chi cho giáo dục đào tạo của ngân sách nhà nước đạt 37332 tỷ đồng , năm 2007 thì chi cho giáo dục đào tạo đã tăng mạnh lên con số 53774 tỷ đồng . Hiện nay cả nước có trên 300 trường cao đẳng và đại học , ngoài ra còn hàng nghìn hệ các trường trung cấp , các trung tâm dạy nghề trên toàn quốc. Hàng năm có hàng trăm nghìn sinh viên các trường tốt nghiệp tạo ra một đội ngũ cán bộ , thợ công nhân kĩ thuật lanh nghề cho xã hội và đã đáp ứng được một phần lớn nhu cầu lao động lớn cho phát triển kinh tế

Thứ sáu , Đóng góp cao vào tỉ trọng xuất khẩu : Hàng năm giá trị xuất khẩu của cả nước tăng mạnh năm 2007 giá trị xuất khẩu của cả nước đạt 48561,4 tỷ đô la , trong đó đóng góp của các khu vự kinh tế trong nước là 20786,8 tỷ đô la chiếm 42,8% giá trị của cả nước . Năm 2008 giá trị xuất khẩu của khu vực này là 28155,9 tỷ đô chiếm 44,9% giá trị xuất khẩu của cả nước. Hiện nay khu vực trong nước có giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế nước ngoài là do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu dầu thô rất cao , trong khi đó mặt hàng chủ yếu của khu vực trong nước là các mặt hàng nông lâm thủy hải sản đây là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế .

Thứ bảy , Quy mô của khu vực kinh tế trong nước không ngừng gia tăng : Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở việt nam có mức gia tăng rất nhanh kể từ khi có luật doanh nghiệp 2000 ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 ) , số doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000 là 35040 doanh nghiệp thì tới năm 2007 đã có 147316 doanh nghiệp . Như vậy ta thấy rằng qua 7 năm đi vào hoạt động của luật doanh nghiệp thì số doanh nghiệp tăng hơn 5 lần , con số này chứng tỏ rằng sức phát triển của của khối doanh nghiệp này là lớn hơn rất nhiều so với khối doanh nghiệp nhà nước ( khối này giảm do quá trình cổ phần hóa , sáp nhập và giả thể doanh nghiệp nhà nước ) và khối doanh nghiệp nước ngoài ( khối này thì số lượng doanh nghiệp tăng hơn 3 lần ) .Về quy mô vốn thì so với mức vốn năm 2000 là 98.348 tỉ đồng thì tới năm 2007 là 1.442.319 tỉ đồng . Trong đó quy mô doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ đồng tới 500 tỷ là 566 , cao hơn so với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài , số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nghiệp có mức vốn trên 500 tỷ đồng là 293 doanh nghiệp con số này chỉ thấp hơn so với khối doanh nghiệp nhà nước nhưng cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 28 - 30)