Giải pháp chung cho cả hai nguồn vốn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 58 - 60)

Chương 3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

3.1Giải pháp chung cho cả hai nguồn vốn

3.1.1 Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế

- Một là, cải thiện mạnh mẽ môi trường sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ là yếu tố chủ đạo để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội nhằm tăng tỷ lệ tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Đây vừa là mục tiêu,vừa là điều kiện để phát triển và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn.

- Hai là, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài dựa trên nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu thu hút đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn.

- Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc,xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh năng nợ nần không trả được. Góp phần

tăng uy tín của quốc gia trên thị trường tài chính quốc tế và thu hút nguồn vốn bên ngoài chảy vào trong nước.

- Tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài . Cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ,tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Xóa bỏ tư tưởng bao cấp trong quản lý hoạt động đầu tư .

3.1.2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

- Ổn định giá trị tiền tệ , trong đó cần chú ý đặc biệt tới kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra với nền kinh tế để đảm bảo tâm lý các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước .

- Cần đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước , trành thâm hụt trong thời gian dài và mức thâm hụt lớn , cùng với đó là chính sách thuế cần linh hoạt để khuyến khích đầu tư

- Lãi suất và tỷ giá hối đoái : trong chính sách lãi suất cần lưu ý tới vấn đề là lãi suất ảnh hưởng tới chi phí vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư nên cần có chính sách lãi suất ổn định và cần hỗ trợ khi nền kinh tế gặp khó khăn . Với chính sách tỷ giá hối đoái ngoài ảnh hưởng tới luồng vốn đầu tư nước ngoài còn ảnh hưởng tới việc xuất nhập máy móc cho dự án và hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp nên ngân hàng nhà nước cần duy trì chính sách tỷ giá ổn định và hợp lý.

3.1.3. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn hiệu quả.

- Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia.

- Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần quán triệt nguyên tắc: Vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng.

- Cần đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn. Trong đó đặc biệt lưu ý tới việc đa dạng hóa các công cụ tài chính cũng như các kênh huy động vốn của nền kinh tế . Cần có chính sách thông thoáng giúp các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể dễ dàng tham gia vào các thị trường vốn , nhất là thị trường chứng khoán.

- Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 58 - 60)