Tác động trái chiều của vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt

2.3.5Tác động trái chiều của vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước ở Việt Nam

nước ở Việt Nam

Một là : Lượng nợ ODA của VN càng ngày càng gia tăng và sự phụ thuộc vào FDI ngày càng lớn làm cho kinh tế Việt Nam dễ rơi vào khủng hoảng . Theo con số thống kê thì trong năm 2009 tích lũy nợ gốc và lãi từ 1992 đến 1998 mà Việt Nam đã trả cho nhật là 210 triệu đô . "Với các khoản tích lũy năm, số nợ phải trả sẽ ngày càng tăng", ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết. Hồi 2007, số tiền Việt Nam trả nợ cho

Nhật là 127 triệu USD. Theo tính toán sơ bộ của JICA, trong những năm tới, số nợ Việt Nam phải trả hàng năm khoảng từ 20 đến 25 tỷ yen, tương đương từ 200 đến 250 triệu USD , theo con số thống kê không chính thức thì số nợ ODA hiện nay của Việt Nam chiếm 38% GNI , đây là con số không quá lớn nhưng chúng ta không nên chủ quan. Một minh chứng nữa cho khi phụ thuộc nhiều vào dòng vốn nước ngoài sẽ gây ra những hậu quả nguy hại đó là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 , trước khủng hoảng thì chúng ta liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao , thường là trên 9 % nhưng khi khủng hoảng sảy ra thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh xuống còn trên 5 % do rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam làm cho kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề.

Thứ hai : Quá trình cạnh tranh khốc liệt làm cho doanh nghiệp Việt Nam bị mất thị trường và giảm sức cạnh tranh. Hiện nay ở Việt Nam do công nghệ chưa phát triển và vốn đầu tư trong nước nhỏ giọt nên nhiều ngành kinh tế công nghệ cao chưa phát triển hoặc phát triển nhỏ giọt như ngành công nghiệp ô tô , các ngành công nghiệp điện tử… Do vậy mà thị trường trong nước đã bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh , các doanh nghiệp nước ngoài nhờ công nghệ sản xuất tốt , vốn lớn và quản lý tốt đã làm cho các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường và không có khả năng cạnh tranh , hiện nay các sản phẩm lắp ráp của các tập đoàn xuyên quốc gia về hàng điện tử chiếm trên 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam. Trong khi đó các sản phẩm thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần nghe nhìn, 48% sản phẩm có thương hiệu Nhật Bản, 35% thị phần dành cho các thương hiệu Hàn Quốc... Đối với hàng điện tử gia dụng, thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 3% thị phần, thương hiệu Nhật Bản chiếm 53%, thương hiệu Hàn Quốc là 35%,...và kết quả của cạnh tranh đó là nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị phá sản và bị các doanh nghiệp nước ngoài sát nhập hoặc mua lại trong các thương vụ M&A.

Thứ ba , Công nghệ mà các doanh nghiệp nước ngoài mang vào Việt Nam hiện nay hầu hết là các công nghệ lạc hậu . Một trong những nguyên nhân xuất hiện đầu tư quốc tế là quá trình kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và công nghệ , trong khi đó ở Việt Nam lợi thế mà các doanh nghiệp nước ngoài chú ý tới đó là tài nguyên và nhân công giá rẻ , điều này làm cho công nghệ mà các doanh nghiệp nước ngoài mang vào Việt Nam thường là các công nghệ lạc hậu so với các nước hàng thập kỉ . Chính những công nghệ lạc hậu này khi mang vào đã làm cho thị trường công

nghệ và các doanh nghiệp trong nước khó có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến , vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài thường phải nhập khẩu các công nghệ lạc hậu và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong nước.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 56 - 58)