Giải pháp tăng cường mối quan hệ của vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 74 - 77)

- Đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, ĐTNN theo hình thức mua lại và

3.4Giải pháp tăng cường mối quan hệ của vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

tư nước ngoài.

Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn từ nội bộ nền kinh tế và bên ngoài. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, đó là tiền đề là điều kiện để có thể tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài đạt hiệu quả đồng thời để tăng thêm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong và ngoài nước có thể thực hiên một số giải pháp sau

Thứ nhất, cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước dài hạn.

Việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách đồng bộ và dài hạn (khoảng 50 năm) trong thời gian gần đây đã được cấp, các ngành tổng kết báo cáo là một trong những nguyên nhân rất lớn gây khó khăn, cản trở trong phát triển nói chung, tạo ra những lãng phí trong sử dụng các nguồn vốn bao gồm cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Quy hoạch phát triển kinh tế góp phần định hướng để có sự kết hợp có hiệu quả hơn giữa vốn đầu tư trong nước và ngoài nước trong tương lai.

Thứ hai ,củng cố và nâng cao kể cả về mặt chất và mặt lượng nguồn vốn trong nước Thông qua bồi dưỡng và mở rộng các nguồn thu của ngân sách; đa dạng hóa các công cụ và các hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ…để động viên phát huy tiềm năng tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư trong nước

Phát triển lành mạnh , bền vững ba kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế trong nước : thị trường chứng khoán , thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ.

Khi nguồn vốn trong nước ổn định , dồi dào đó là điều kiện rất quan trọng để hấp thụ hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước , tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba ,nâng cao sự gắn kết giữa kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với kinh tế trong nước thông qua mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, có trách nhiệm rõ ràng trong vấn đề san sẻ rủi ro… Có sự phối hợp đồng bộ giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế đầu tư nước ngoài để tạo ra sự phát triển cho cả hai bên

Đa dạng hóa, phát triển các công nghiệp phụ trợ để cung ứng đủ nguyên vật liệu đảm bảo các dự án của chủ đầu tư trong nước và nước ngoài được thực hiện đúng tiến độ.

Thứ tư, phải sử dụng thật hiệu quả và tránh thất thoát lãng phí nguồn vốn trong nước đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vì đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút và đón nhận vón đầu tư nước ngoàivào trong nước.

Nguồn vốn trong nước cần phải được đầu tư cân đối để tạo sự phát triển toàn diện giữa các vùng , miền kinh tế nhằm tận dụng và phát huy thế mạnh của vùng đó là thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, tăng cường sử dụng vốn trong nước đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạo nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của các dự án nước ngoài. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dự án như trang bị về nghiệp vị đặc thù , ngoại ngữ… để thực hiện nhanh chóng chính xác yêu cầu công việc của dự án.

Thứ sáu ,tận dụng mối quan hệ hợp tác trong quá trình liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt nam góp phần bổ sung vào nguồn vốn trong nước.

Thứ bảy , tăng cường học hỏi, lĩnh hội công nghệ tiên tiến hiện đai mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đem lại để nâng cao kinh nghiêm quản lý và nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước . Đây cũng là yếu tố quan trọng để phát triển những nghành kinh tế then chốt của quốc gia như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí…

Thứ tám , thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đẻ nâng cao hiệu quả hoạt động của hai

nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đem lại tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế quốc dân.

Lời Kết

Từ những phân tích trên mặt lý thuyết cũng như từ số liệu và các phân tích trên thực tế đã được thực hiên trong đề tài chúng ta có thể rút ra một số kết luận . Thứ nhất là hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt nam trong suốt thời kì vừa qua thể hiện qua những con số tăng trưởng rất cao . Thứ hai là trong hoạt động đầu tư thì mỗi nguồn vốn có những vai trò và đóng góp nhất định vao tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng vì vậy cần có những chính sách riêng cho tưng nhóm để nó có thể phát huy hiệu quả cao nhất . Và vấn đề thứ ba mà chúng ta có thể kết luận được đó là ngoài nhưng tác động riêng biệt thì nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài cũng thể hiện nhưng tương tác qua lại trong thực tế vì vậy nhà nước cần có những giải pháp để hai nguồn vốn này có thể tạo ra những hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 74 - 77)