ĐẶT VẤN ĐỀThuốc tiêm và thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏngdung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với một ốngchất lỏng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ 6
LỜI CẢM ƠN 7
ĐẶT VẤN ĐỀ 8
Chương 1: TỔNG QUAN THUỐC TIÊM 9
1.1 ĐẠI CƯƠNG THUỐC TIÊM 9
1.1.1 Định nghĩa 9
1.1.2 Phân loại 9
1.1.3 Ưu, nhược điểm 10
1.1.3.1 Ưu điểm 10
1.1.3.2 Nhược điểm 10
1.2.1 Dược chất 11
1.2.2 Tá dược 11
1.2.2.1 Dung môi 11
1.2.2.2 Các chất làm tăng độ tan của dược chất 12
1.2.2.3 Các chất điều chỉnh pH 13
1.2.2.4 Các chất chống oxy hóa 13
1.2.2.5 Các chất sát khuẩn 14
1.2.2.6 Các chất đẳng trương thuốc tiêm 15
1.2.2.7 Chất gây thấm và chất nhũ hóa 15
1.2.3 Bao bì đóng thuốc tiêm 15
1.3 KỸ THUẬT PHA CHẾ - SẢN XUẤT THUỐC TIÊM 16
1.3.1 Nhà xưởng và thiết bị 16
1.3.1.1 Nhà xưởng 16
1.3.1.2 Dụng cụ, thiết bị 19
1.3.2 Quy trình pha chế 21
1.3.2.1 Chuẩn bị cơ sở, thiết bị pha chế 22
1.3.2.2 Chuẩn bị hóa chất 22
1.3.2.3 Chuẩn bị bao bì 22
Trang 21.3.2.4 Vệ sinh con người 23
1.3.2.5 Tiến hành pha chế 23
1.4 YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM 24
1.4.1 Màu sắc 24
1.4.2 Trạng thái phân tán 24
1.4.3 Độ trong 24
1.4.4 Thể tích 24
1.4.5 Thử vô khuẩn 25
1.4.6 Nội độc tố vi khuẩn 25
1.4.7 Chất gây sốt 25
1.4.8 Độ đồng đều hàm lượng 26
Chương 2: TỔNG QUAN THUỐC TIÊM TRUYỀN 26
2.1 ĐỊNH NGHĨA 26
2.2.1 Dược chất 27
2.2.2 Tá dược 27
2.2.2.1 Dung môi 27
2.2.2.2 Các chất làm tăng độ tan của dược chất 28
2.2.2.3 Các chất điều chỉnh pH 29
2.2.2.4 Các chất chống oxy hóa 29
2.2.2.5 Các chất sát khuẩn 30
2.2.2.6 Các chất đẳng trương thuốc tiêm 30
2.2.2.7 Chất gây thấm và chất nhũ hóa 31
2.2.3 Bao bì đóng thuốc tiêm truyền 31
2.3 KỸ THUẬT PHA CHẾ - SẢN XUẤT THUỐC TIÊM TRUYỀN 32
2.3.1 Nhà xưởng và thiết bị 32
2.3.1.1 Nhà xưởng 32
2.3.1.2 Dụng cụ, thiết bị 32
2.3.2 Quy trình pha chế 33
2.3.2.1 Chuẩn bị cơ sở, thiết bị pha chế 33
2.3.2.2 Chuẩn bị hóa chất 34
2.3.2.3 Chuẩn bị bao bì 34
2.3.2.4 Vệ sinh con người 35
2.3.2.5 Tiến hành pha chế 35
Trang 32.4 YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM TRUYỀN 35
2.4.1 Độ trong 36
2.4.2 Thể tích 36
2.4.3 Chất gây sốt 36
2.4.4 Các yêu cầu kỹ thuật khác 36
2.4.5 Độ đồng đều khối lượng 36
2.4.6 Độ đồng đều hàm lượng 36
2.4.7 Chất gây sốt - nội độc tố vi khuẩn 36
Chương 3: SO SÁNH THUỐC TIÊM VÀ TIÊM TRUYỀN 37
3.1 KHÁC NHAU 37
3.1.1 Dạng bào chế 37
3.1.2 Đường dùng 37
3.1.3 Thành phần 37
3.1.4 Sinh khả dụng 38
3.1.5 Bào chế 38
3.1.6 Yêu cầu chất lượng 39
3.1.7 Đồ đựng – cách dùng 40
3.2 GIỐNG NHAU 40
Chương 4: KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D/N Dạng thuốc tiêm nhũ tương dầu trong nước
HEPA (high effency particulate air) Hiệu suất cao trong không khí
N/D Dạng thuốc tiêm nhũ tương nước trong dầu
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Đường tiêm thuốc 9
Hình 1.2: Một số dạng thuốc tiêm 10
Hình 1.3: Một số mẫu thuốc tiêm đóng trong các loại bao bì khác nhau 16
Hình 1.4: Sơ đồ cấp và lọc khí cho một bàn pha chế vô khuẩn (laminar air flow table) 19
Hình 1.5: Dụng cụ pha chế 20
Hình 1.6: Hình ảnh tủ sấy 21
Hình 1.7: Hình ảnh nồi hấp 21
Hình 1.8: Sơ đồ các công đoạn pha chế - sản xuất thuốc tiêm dung dịch 22
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quảcủa rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các Thầy,
các Cô Bộ môn Bào chế của Trường Đại học Tây Đô, đã tạo đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô hướng dẫn Huỳnh Yến Thanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài “So sánh giữa thuốc tiêm và tiêm truyền”,
Cô đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành Khóa luận này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, bạn bè và những ngườithân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để tôi có thể yên tâmhọc tập, vững vàng trong suốt thời gian hoàn thành bản Khóa luận
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và giántiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành Khóa luận này
Cần Thơ, Ngày tháng năm
Sinh viên
PHÙ QUỐC TẤN
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng(dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với một ốngchất lỏng thích hợp dùng để pha chế thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm,truyền để tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau Các đường đưa thuốc Tùytheo mục đích điều trị, thuốc được tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau Đốivới mỗi đường tiêm thuốc vào cơ thể chỉ dung nạp được một thể tích thuốc nhất định chomỗi lần tiêm, truyền Hơn nữa, các đường tiêm thuốc khác nhau có yêu cầu về đẳngtrương, chất gây sốt, độ trong, các chất (ngoài dược chất) được thêm vào trong công thứcthuốc rất khác nhau Thuốc tiêm truyền là một loại thuốc tiêm, vì vậy các thuốc tiêmtruyền phải đạt tất cả các yêu cầu chất lượng quy định với thuốc tiêm Nhưng thuốc tiêmtruyền được truyền trực tiếp vào máu với liều hàng trăm mililít trở lên Do đó, thuốc tiêmtruyền có một số đặt tính riêng khác với thuốc tiêm nói chung Do vậy cần một khóa luận
để so sánh giữa thuốc tiêm và tiêm truyền
Trang 9Chương 1: TỔNG QUAN THUỐC TIÊM
1.1 ĐẠI CƯƠNG THUỐC TIÊM
1.1.1 Định nghĩa
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặcbột khô khi dùng mới pha lại thành dung dịch hoặc hỗn địch để tiêm vào cơ thể theonhững đường tiêm khác nhau
1.1.2 Phân loại
Thuốc tiêm được phân thành nhiều loại, do mỗi loại thuốc tiêm có khác nhau về trình tựpha chế và những yêu cầu riêng phải chú ý khi sử dụng
Các thuốc tiêm được phân loại như sau:
- Theo đường tiêm thuốc có: thuốc tiêm dưới da, thuốc tiêm bắp, thuốc tiêm tĩnhmạch
Hình 1.1: Đường tiêm thuốc
Trang 10- Theo hệ phân tán có: thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm hỗn dịch, thuốc tiêm nhũtương, thuốc tiêm ở dạng bột vô khuẩn (có thể là bột dược chất vô khuẩn hoặc hỗnhợp bột dược chất và tá dược vô khuẩn được bào chế bằng phương pháp đông khôhay phun sấy các dung dịch thuốc vô khuẩn).
- Theo bản chất dung môi có: thuốc tiêm nước và thuốc tiêm dầu
tức thời nếu tiêm trực tiếp
vào cơ quan đích nên rất
thích hợp trong những trường hợp cấp cứu
- Thuốc tiêm là dạng thuốc thích hợp với dược chất hoặc bị phân hủy hoặc không hấp thuđược hoặc kích ứng mạnh đường tiêu hóa khi dùng theo đường uống
- Thuốc tiêm là đường dùng thích hợp khi bệnh nhân không uống được (ngất, phẫu thuậtđường tiêu hóa ), khi bệnh nhân không hợp tác với thầy thuốc
1.1.3.2 Nhược điểm
- Thuốc được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua các hàng rào bảo vệ sinh học của cơ thểnhư da và niêm mạc Do vậy, thuốc tiêm phải vô khuẩn Nếu thuốc tiêm không vô khuẩn
sẽ gây nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho bệnh nhân
- Khi tiêm thuốc quá liều, tiêm thuốc sai chỉ định về đường tiêm sẽ gây tai biến nặng,thậm chí tử vong
- Khác với các dạng thuốc uống, bệnh nhân không thể tự tiêm thuốc Chỉ những người cóchuyên môn nhất định mới được phép tiêm thuốc cho bệnh nhân
- Chỉ có thể bào chế được thuốc tiêm đạt yêu cầu chất lượng khi có cơ sở, thiết bị và nhânlực được đào tạo theo đúng các quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc vô khuẩn
1.2 THÀNH PHẦN THUỐC TIÊM
Trang 11Các tá dược dùng để bào chế thuốc tiêm phải đạt độ tinh khiết cao: không lẫn tạp chất vô
cơ học, hàm lượng các tạp chất liên quan phải trong giới hạn cho phép, vô khuẩn vàkhông có chất gây sốt
1.2.2.1 Dung môi
Dung môi dùng để bào chế thuốc tiêm phải không có tác dụng dược lý riêng, tương hợpvới máu và các dịch cơ thể, không độc, không kích ứng mô tại nơi tiêm thuốc, không cảntrở tác dụng của thuốc, đảm bảo độ ổn định của thuốc
Các dung môi thường dùng trong bào chế thuốc tiêm:
Nước cất để pha thuốc tiêm:
Nước cất để pha thuốc tiêm phải đạt yêu cầu chất lượng ghi trong chuyên luận “ Nước cất
để pha thuốc tiêm” của Dược điển Việt Nam 4
Nước cất để pha thuốc tiêm phải vô khuẩn và không có chất gây sốt Vì vậy, tất nhất làdùng nước mới cất trong vòng 24 giờ hoặc nước cất bảo quản liên tục ở 80 ᵒC, chứa trongbình thủy tinh hay thép không gỉ, đậy kín
Khi pha các thuốc tiêm có dược chất là muối của các acid yếu như natri barbiturat, natrisulphonamid để không gây tủa dược chất, phải dùng nước cất pha thuốc tiêm đã loạikhí CO2 hòa tan trong nước bằng cách đun sôi hoặc sục khí N2 vào nước
Khi pha thuốc tiêm có dược chất dễ bị oxy hóa như clopheniramin, clopromazin,adrenalin, apomorphin, acid ascorbic phải dùng nước cất để pha thuốc tiêm đã loại khí
O2 hòa tan trong nước giống như loại CO2
Dung môi hòa tan với nước:
Các dung môi như ethanol, glycerin, propylen glycol, polyethylen glycol 300,polyethylen glycol 400 hay được phối hợp với nước tạo thành các hỗn hợp dung môi,dùng để pha thuốc tiêm có dược chất ít tan trong nước, dễ bị thủy phân trong nước khi
Trang 12tiệt khuẩn sản phẩm ở nhiệt độ cao như digoxin, phenobarbital, các kháng histamin vv.Các thuốc tiêm bào chế với hỗn hợp dung môi hòa tan với nước có một số nhược điểmcần chú ý khi sử dụng:
+ Kích ứng và gây đau khi tiêm, vì thế trong thành phần có thể cho thêm alcol benzylic
có tác dụng giảm đau khi tiêm
+ Ethanol có tác dụng dược lý riêng , do vậy, hàm lượng ethanol trong thuốc tiêm khôngnên vượt quá 15%
+ Thuốc tiêm bào chế với dung môi polyethylen glycol có thể bị phân hủy thànhformaldehyd khi tiệt khuẩn bằng nhiệt, làm tăng độc tính của thuốc
Dầu thực vật và dung môi tan trong dầu:
Các dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt bông, dầuhạt thuốc phiện, dầu thầu dầu và một vài este của acid béo như ethyloleat, benzyl benzoatđược dùng làm dung môi để bào chế các thuốc tiêm có dược chất tan trong dầu (cáchormon steroid, vitamin A, vitamin D, vitamin E )
Dầu thực vật dùng làm dung môi pha thuốc tiêm là dầu thu được bằng phương pháp épnguội, đã được trung tính hóa Dầu thực vật rất dễ bị ôi khét, do đó cần bảo quản dầutrong các bình chứa bằng sứ hay thủy tinh, đậy kín, tránh ánh sáng và cho thêm các chấtchống oxy như a-tocopherol, butyl hydroxyanisol hoặc butyl hydroxytoluen
Thuốc tiêm dầu chỉ tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch, trừ dạng thuốc tiêm nhũ tươngdầu trong nước (D/N)
Một số dầu thực vật có thể gây phản ứng quá mẫn khi tiêm Vì thế trên nhãn thuốc phảighi rõ dầu thực vật có trong thuốc tiêm đó
1.2.2.2 Các chất làm tăng độ tan của dược chất
Khi bào chế các dung dịch thuốc tiêm có dược chất ít tan, phải làm tăng độ tan của dượcchất sao cho thể tích thuốc của một lần tiêm phải phù hợp với sức dung nạp của đườngtiêm và chứa một liều dược chất đủ để có tác dụng điều trị
Trong bòa chế thuốc tiêm có thể tăng độ tan của dược chất bằng cách:
+ Dùng hỗn hợp dung môi
+ Thêm chất trung gian thân nước như natri benzoat trong thuốc tiêm cafein,
ethylendiamin trong thuốc tiêm aminophylin, niacinamid để hòa tanprednisolon dạng alcol tự do
Trang 13+ Dùng hỗn hợp dung môi kết hợp với điều chỉnh pH.
1.2.2.3 Các chất điều chỉnh pH
Khi bào chế thuốc tiêm dung dịch hay hỗn dịch nước, pH của thuốc tiêm thường đượcđiều chỉnh đến một khoảng giá trị thích hợp bằng acid hoặc base hoặc hệ đệm thích hợpđể:
+ Tăng độ tan của dược chất
+ Ổn định dược chất do hạn chế oxy hóa, hạn chế thủy phân hay ổn định độ tan của dượcchất là muối alcaloid như strychnin sulfat, atropin sulfat, cocain hydroclorid
+ Tăng tác dụng của thuốc
+ Để ổn định pH của chế phẩm thuốc tiêm trong quá trình bảo quản thuốc Trong cáctrường hợp này người ta dùng dung dịch điệm Trong bào chế thuốc tiêm có thể dùng hệđệm acetat, hệ đệm citrat, hệ điệm phosphat, hệ đệm glutamat nhưng không được dùng hệđệm borat vì acid boric gây vỡ hồng cầu rất mạnh
1.2.2.4 Các chất chống oxy hóa
Nhiều dược chất như adrenalin, morphin, apomorphin, clopromazin, diclofenac, vitamin
C, vitamin A, là các chất khử nên dễ bị oxy hóa
Tác nhân oxy hóa dược chất là oxy hòa tan trong dung môi, oxy trong không khí ở đầuống thuốc và gốc tự do lẫn trong dung môi, hóa chất dùng pha thuốc tiêm Đồng thời quátrình oxy hóa dược chất càng tăng nếu có vết ion kim loại nặng (Cu++, Fe+++ , .), pHkhông thích hợp, nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn và tác động của ánh sáng
Nếu dược chất bị oxy hóa, hàm lượng dược chất sẽ giảm, hàm lượng các chất phân hủytăng, hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc sẽ giảm Vì vậy, để đảm bảo chất lượngcủa thuốc phải áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Dùng dược chất, hóa chất, dung môi tinh khiết, để hạn chế đưa vào thuốc các gốc
tự do và các ion kim loại nặng
- Thêm vào thuốc các chất chống oxy hóa thích hợp Có thể dùng:
+ Các muối sulfit như natri sulfit, natri bisulfit, natri methabisulfit và natridithionit
+ Các chất khử như acid ascorbic, cystein, thioure, Rongalit
+ A-tocoferol, butyl hydroxytoluen (BHT), butyl hydroxyanisol (BHA), propylgallat dùng cho các thuốc tiêm dầu
Trang 14- Thêm các chất tạo phức như dinatri edetat và một số acid đa chức như acid citric,acid tartric để khóa ion kim loại nặng.
- Điều chỉnh pH của thuốc tiêm về giá trị thích hợp, mà tại khoảng pH đó tốc dộphản ứng oxy hóa dược chất là thấp nhất
- Loại oxy hòa tan trong nước cất ngay trước khi pha thuốc bằng cách đun sôi nướchoặc sục khí nitơ
- Đóng ống (lọ), hàn ống (đậy nắp) trong dòng khí nitơ để thay thế không khí cóoxy ở đầu ống bằng khí trơ Đây là biện pháp chống oxy hóa dược chất rất hiệuquả nên có thể giảm bớt nồng độ các chất chống oxy hóa cần đưa vào thuốc màvẫn đạt được mục đích
- Bảo quản thuốc tránh ánh sáng
- Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn cần thiết
1.2.2.5 Các chất sát khuẩn
Với các chế phẩm thuốc tiêm đóng nhiều liều trong một ống hoặc lọ phải có chất sátkhuẩn để diệt các vi sinh vật nhiễm vào thuốc sau mỗi lần rút thuốc để tiêm, giữ cho cácliều thuốc còn lại vô khuẩn
Các chế phẩm thuốc tiêm đóng một liều, được bào chế trong môi trường vô khuẩn, lọcloại khuẩn qua màng có lỗ lọc 0,22 mcm nhưng sau khi đóng ống (lọ), sản phẩm khôngđược tiệt khuẩn bằng nhiệt, phải có chất sát khuẩn trong thành phần của thuốc
Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15 ml, thuốc tiêm truyền không được cho chất sátkhuẩn
Một số chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc tiêm được ghi bảng sau:
Bảng 1.1: Một số chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc tiêm
Methyl parahydroxybenzoat (Nipagin)
Kết hợp với propyl parahydroxybenzoat (Nipasol) 0,180,02
Trang 15Thiomerosal 0,01
1.2.2.6 Các chất đẳng trương thuốc tiêm
Một dung dịch đẳng trương với máu khi có áp suất thẩm thấu là 7,4 atm, độ hạ băng điểm
là -0,25 ᵒC giống như huyết tương và không làm thay đổi thể tích tế bào máu trongnghiệm pháp Hematocrit
Khi tiêm các dung dịch đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm thuốc sẽ phồng to hay hẹplại, gây đau, thậm chí gây hoại tử tế bào nơi tiêm Khi tiêm truyền gây phá máu và rốiloạn điện giải Vì thế, yêu cầu thuốc tiêm phải là dịch đẳng trương đối với máu
Đa số các thuốc tiêm có chứa một lượng dược chất rất nhỏ so với lượng dung môi nêndung dịch thu được thường là nhược trương, vì vậy phải thêm các chất tan như natriclorid, natri sulfat hay glucose để đẳng trương dung dịch
1.2.2.7 Chất gây thấm và chất nhũ hóa
Để pha thuốc tiêm hỗn dịch cần có chất gây thấm để dễ dàng phân tán các tiểu phân dượcchất đồng nhất trong môi trường phân tán Thường dùng chất diện hoạt không ion hóanhư polysorbat
Khi pha thuốc tiêm nhũ tương cần có chất nhũ tương hóa để nhũ tương hóa pha dầu vàopha nước hoặc ngược lại Thường dùng chất nhũ hóa là các phospholipid
1.2.3 Bao bì đóng thuốc tiêm
Cũng như đối với các dạng thuốc khác, bao bì là một thành phần của thuốc có vai trò bảo
vệ và duy trì sự nguyên vẹn của thuốc khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng thuốc
Khác với các dạng thuốc khác, thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn Do đó, đa sốthuốc tiêm phải tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi đóng thuốc vào bao bì Thuốc tiếp xúc với
bề mặt bao bì ở nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn và trong quá trình bảo quản, nếu bề mặt bao bìkhông trơ sẽ có tương tác với thuốc, làm giảm chất lượng thuốc Vì thế phải chọn bao bìthích hợp với từng loại thuốc tiêm
Với bao bì là ống tiêm, chai, lọ bằng thủy tinh cần chú ý đến đọ kiềm của thủy tinh đểchọn loại bao bì thích hợp với thuốc tiêm đóng trong đó
Nút cao su dùng để đậy kín chai, lọ thuốc tiêm phải có độ đàn hồi thích hợp để nắp khíchvới miệng chai, lọ và phải không bị dẻo, dính khi luộc sôi trong nước hay hấp trong nồihấp
Trang 16Hình 1.3: Một số mẫu thuốc tiêm đóng trong các loại bao bì khác nhau.
1.3 KỸ THUẬT PHA CHẾ - SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
1.3.1 Nhà xưởng và thiết bị.
1.3.1.1 Nhà xưởng.
Thuốc tiêm là những chế phẩm thuốc vô khuẩn Vì vậy phải có nhà xưởng đạt yêu cầucho phép sản xuất các chế phẩm vô khuẩn
Hệ thống nhà xưởng phải được bố trí xắp xếp theo một trật tự hợp lý, phù hợp với trình
tự các thao tác có yêu cầu mức độ sạch và vô khuẩn khác nhau, để loại trừ hoặc hạn chếđến mức thấp nhất sự nhiễm chéo giữa các khu vực
Trong phòng, bề mặt tường, sàn, trần phải được làm bằng các vật liệu nhẵn, không nứt
nẻ, không có các khe, hốc, các gờ nổi để không gây bụi, dễ rửa sạch, chịu được các chấttẩy rửa và sát trùng
Phòng vô khuẩn (có cấp độ sạch cao nhất) chỉ nên có diện tích và không gian phù hợp vớiquy mô sản xuất để đảm bảo được mức độ vô khuẩn cần thiết
Rửa và dùng các chất sát khuẩn có thể làm sạch các bụi bẩn và các vi sinh vật trên tường,trần, sàn và bề mặt các thiết bị pha chế trong phòng Tiệt khuẩn không khí bằng hóa chấtnhư hơi formol hay bức xạ tử ngoại cũng không duy trì được mức độ sạch của không khítrong phòng do bị tái nhiễm trong quá trình sản xuất Biện pháp tốt nhất là để kiểm soátmôi trường không khí đối với các phòng pha chế vô khuẩn là cấp khí bằng hệ thống lọc
và điều hòa không khí
Hệ thống lọc không khí (laminar airflow systems): không khí được thổi qua màng tiền lọc(các tiểu phân bụi có kích thước lớn được giữ lại để bảo vệ màng lọc chính) rồi được nénqua màng lọc HEPA (high effency particulate air) có kích thước lỗ lọc từ 0,20 đến 0,25
μm (có thể giữ lại 99,97% - 99,99% số tiểu phân có kích thước 0,3 μm) đi vào khu vựcpha chế Toàn bộ thể tích không khí có một diện tích bằng diện tích của màng HEPA sẽchuyển dời với tốc độ đồng nhất (0,54 m/s) thành những lớp song song dọc theo chiềuthổi của dòng không khí, sẽ tải trực tiếp tiểu phân bụi tái nhiễm từ người pha chế, từ máymóc thiết bị, từ nguyên liệu ra khỏi phòng, duy trì độ vô khuẩn của môi trường không khítrong dòng thổi hệ thống Tùy quy mô pha chế - sản xuất mà sử dụng hệ thống cấp., lọckhông khí thích hợp
Trang 20Trong sản xuất dùng bồn pha chế bằng thép không gỉ có nắp kín, có máy khuấy điềuchỉnh được tốc độ khuấy.
Thiêt bị lọc: để lọc các dung dịch thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền có thể dùng phễu thủytinh xốp G4, G5 hoặc màng lọc với thiết bị lọc thích hợp
Các màng có kích thước lỗ lọc 0,45 μm dùng lọc trong dung dịch Các màng có kíchthước lỗ 0,22 μm dùng lọc vô khuẩn dung dịch
Máy đóng thuốc tiêm:
Để đóng thuốc vào ống tiêm thủy tinh và hàn kín đầu ống phải có máy đóng – hàn ốngtiêm vận hành theo nguyên lý: ống tiêm được tự động nhờ khuôn tiếp ống, chuyển dịchtới vị trí kim đóng thuốc, thuốc được bơm vào ống nhờ một bơm pit tông (điều chỉnhđược thể tích thuốc cần đóng), ống thuốc được tiếp tục được dịch chuyển tới đầu nạp khítrơ (khi cần loại không khí trong đầu ống bằng khí nitơ), sau đó ống thuốc được dịchchuyển tới ngọn lửa hàn đốt nóng chảy thủy tinh ở khoảng giữa đầu ống, cặp đầu ống vừakéo vừa xoay, đầu ống tiêm được hàn kín, tròn và nhẵn
Thiết bị tiệt khuẩn:
+ Tủ sấy, máy sấy, lò sấy (nhiệt khô): để tiệt khuẩn bao bì và các dụng cụ pha chế bằng
sứ, thủy tinh, kim loại và các chế phẩm thuốc tiêm dầu
Hình 1.5: Dụng cụ pha chế.
Trang 21+ Nồi hấp (nhiệt ẩm): để tiệt khuẩn nút cao su và đa số các thuốc tiêm có thành phần bềnvới nhiệt.
Các thiết bị khác: nếu bào chế thuốc tiêm hỗn dịch hay nhũ tương phải có các thiết bị phân tán và đồng nhất hóa Nếu bào chế thuốc tiêm đông khô phải có thiết bị đông khô 1.3.2 Quy trình pha chế
Việc pha chế - sản xuất các chế phẩm thuốc vô khuẩn nếu chỉ dựa vào biện pháp tiệtkhuẩn cuối cùng thì chế phẩm thu được chưa chắc đã đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, do đóphải chú trọng thực hiện các biện pháp vệ sinh – vô khuẩn ở tất cả các công đoạn có liênquan trog quá trình pha chế - sản xuất, bao gồm: nhà xưởng, môi trường không khí, thiết
bị, hóa chất, bao bì và con người trực tiếp sản xuất, theo những quy định vệ sinh, vôkhuẩn được quy định cụ thể trong từng quy trình thao tác chuẩn đã được thẩm định.Nói chung, quy trình pha chế các thuốc tiêm dung dịch được thực hiện qua các công đoạnnhư mô tả trong sơ đồ hình 1.8
Hình 1.6: Hình ảnh tủ sấy
Hình 1.7: Hình ảnh nồi hấp