Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỒNG HUYNHLớp: Sư phạm Hóa k35 Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIM CHI GIÁO ÁN DẠY HỌC Bài 44: ANĐEHIT – XETON tiết 2 Lớp 11 – cơ bản I.. Kiến thức HS biết: •
Trang 1Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỒNG HUYNH
Lớp: Sư phạm Hóa k35
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIM CHI
GIÁO ÁN DẠY HỌC Bài 44: ANĐEHIT – XETON (tiết 2)
(Lớp 11 – cơ bản)
I Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
HS biết:
• Khái niệm, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của xeton
• Phương pháp điều chế, ứng dụng của anđehit và xeton
HS hiểu:
• Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của anđehit và xeton
2 Kĩ năng
• Viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của anđehit và xeton
• Giải được các bài tập liên quan
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
• Chuẩn bị thí nghiệm anđehit tác dụng với dung dịch brom và dung dịch KMnO4
• Chuẩn bị tranh về ứng dụng của anđehit và xeton
• Chuẩn bị giáo án và một số câu hỏi trắc nghiệm
2 Học sinh
• Chuẩn bị bài và các nội dung liên quan bài học
III Phương pháp chủ đạo
• Phương tiện trực quan – Đàm thoại nêu và giải quyết vấn đề
IV Thiết kế hoạt động dạy học
1 Ổn định lớp: (1p)
2 Tổ chức dạy học:
Hoạt động 1
GV: ngoài tác nhân oxi hóa là AgNO3,
thì có những tác nhân khác nào có thể
oxi hóa anđehit?
HS: tham khảo SGK trả lời
GV: gọi HS lên bảng viết phương trình
III Tính chất hóa học
2 Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
• RCHO + O2 → RCOOH
• HCHO + Br2 + H2O → HCOOH + 2HBr
Trang 2tổng quát anđehit tác dụng với O2
RCHO + O2 → ?
HS: lên bảng
GV: làm thí nghiệm anđehit fomic tác
dụng với dd Br2 và dd KMnO4
Yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng
và viết phương trình phản ứng
HS: quan sát thí nghiệm và hoàn thành
phản ứng
GV: cung cấp thêm phương trình
anđehit + Cu(OH)2
GV: xác định số oxi hóa của cáo chất
trong ptpu và cho biết vai trò của
andehit
HS: trả lời
GV: vậy anđehit vừa có tính khử, vừa
có tính oxi hóa
Hoạt động 2:
GV: anđehit được điều chế từ những
hợp chất nào?
HS: trả lời
GV: yêu cầu HS lên bảng viết phương
trình phản ứng
RCH2OH + CuO →
CH4 + O2 →
CH2=CH2 + O2→
GV: anđehit có những ứng dụng nào
trong thực tế?
HS: tham khảo SGK trả lời
GV: lấy ví dụ những ứng dụng của
anđehit
TQ: RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr
• 3HCHO + 2KMnO4 + H2O → 3HCOOH + 2MnO2 + 2KOH TQ: 3RCHO + 2KMnO4 + H2O → 3RCOOH + 2MnO2 + 2KOH
• RCHO + 2Cu(OH)2 +2NaOH → RCOONa + Cu2O(đỏ gạch) + 3H2O
Nhận xét: các phản ứng oxi hóa trên dùng để nhận biết anđehit
IV Điều chế
1 Từ ancol
- Oxi hóa ancol bậc 1 tạo thành anđehit tương ứng
R – CH2OH + CuO →t o
R – CHO + Cu + H2O
2 Từ hiđrocacbon
- Trong công nghiệp, điều chế anđehit fomic từ metan :
CH4 + O2 →xt, t H-CH=O + H2O
- Phương pháp hiện đại sản xuất anđehit axetic
2 CH2 = CH2 + O2 →xt, t 2 CH3 – CH=O
Trang 3Hoạt động 3
GV: Cho một số ví dụ : CH3COCH3,
CH3COC6H5 Yêu cầu HS cho nhận
xét về cấu tạo các chất trên và nêu khái
niệm về xeton
HS: nêu khái niệm xeton là gì?
GV: người ta phân loại xeton dựa vào
đặc điểm nào và chia thành mấy loại?
HS: trả lời
Hoạt động 4
GV: hướng dẫn HS 2 cách đọc tên
xeton theo tên thay thế và theo tên gốc
chức
HS: lắng nghe
GV: yêu cầu HS đọc tên một số hợp
chất có trên bảng
HS: đọc tên
- Từ axetilen : CH≡CH + H2O →xt, t CH2=CH–OH ↔ CH3CHO
V Ứng dụng: (SGK)
B XETON
I Định nghĩa, phân loại, danh pháp
1 Định nghĩa
- Xeton là những hợp chất hữu cơ mà
phân tử có nhóm –CO– liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử cacbon
Xeton : R1 – CO – R2 (R1, R2 là gốc hidrocacbon no, chưa no, có thể giống hoặc khác nhau)
- Nếu là xeton no, đơn chức : CnH2nO
2 Phân loại
Dựa theo cấu tạo gốc hidrocacbon người
ta chia xeton thành 3 loại: no, khong no, thơm
3 Danh pháp
a Tên gốc chức
Tên gốc hidrocacbon + xeton
b Tên thay thế
Tên hidrocacbon + on CH3 – CO – CH3 : propan-2-on dimetyl xeton ( axeton ) CH3 – CO – CH2 – CH3 : butan – 2 – on etyl metyl xeton
Trang 4Hoạt động 5
GV: tương tự anđehit, xeton cũng có
nối đôi C=O , có khả năng phản ứng
với H2, nhưng không có khả năng tham
gia phản ứng tráng bạc
GV: yêu cầu học sinh đọc sản phẩm
của ptpu sau:
CH3-CO-CH3 + H2 →
GV: viết phương trình tổng quát
R-CO-R’ + H2 → R-CHOH-R’
Nhận xét: xeton cộng H2 tạo ancol bậc
2
GV: vậy xeton có làm mất màu dd Br2
và KMnO4 không?
HS: nêu ý kiến
GV: làm thí nghiệm axeton tác dụng
với dd Br2 và KMnO4
HS: quan sát nhận xét hiện tượng
Hoạt động 6
GV: xeton được điều chế từ những hợp
chất nào?
HS: trả lời
GV: yêu cầu HS lên viết ptpu
C CH 3
O Axeto phenon ( metyl phenyl xeton )
III Tính chất hóa học
R-CO-R’ + H2 → R-CHOH-R’
Nhận xét:
- Xeton cộng H2 tạo ancol bậc 2
- Xeton không tham gia phản ứng tráng bạc, không làm mất màu dung dịch Br2
và dung dịch KMnO4
IV Điều chế
1 Từ ancol
- Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II :
R – CHOH – R’ + CuO →t o
R – CO – R’ + Cu + H2O Thí dụ :
CH3-CHOH–CH3 +CuO →t o
CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
2 Từ hiđrocacbon
Trang 5Hoạt động 7:
GV: xeton có những ứng dụng nào?
HS: tham khảo SGK trả lời
- Oxi hóa không hoàn toàn cumen: (CH3)2CHC6H5 OXI→ H →2SO 4
CH3COCH3 +C6H5-OH
V Ứng dụng: (SGK)
Hoạt động 8: Củng cố
1.Chất CH3- CH2-CH2-CO-CH3 có tên thay thế là:
A pent- 4-on
B pent-4-ol
C pent-2-on
D pent-2-ol
2 Nhận xét nào sau đây là đúng
A anđehit và xeton đều làm mất màu dd nước brôm
B anđehit và xeton đều không làm mất màu dd nước brôm
C.xeton làm mất màu dd nước brôm,còn anđehit thì không
D anđehit làm mất màu dd nước brôm,còn xeton thì không
Hoạt động 9:Dặn dò
- Làm bài tập trang 203/ SGK
- Chuẩn bị bài mới bài 45: AXIT CACBOXYLIC