luận văn kế toán về đề tài: kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải. Đây là luận văn đã được thầy cô hướng dẫn chỉnh sửa, chỉ việc điều chỉnh cho đúng với dn mình đang thực tập là ok.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
10 NCTT Nhân công trực tiếp
11 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 3DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang 4DANH MỤC CÁC MẪU
Mẫu 2.32 Bảng tính giá thành dịch vụ vận tải……….115
Trang 5có liên quan trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp Vì vậy việc tìm ra mộtphương pháp quản lý tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ luôn là mụctiêu hàng đầu của các nhà quản lý.
Xuất phát từ vai trò đó, sau một thời gian thực tập, đi sâu vào nghiên cứu côngtác kế toán tại Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Vitranimex, em đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Vitranimex”
Bài luận văn của em gồm 03 phần:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phầnVận tải và Thương mại VITRANIMEX.
Chương 3:Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại VITRANIMEX.
Trang 6Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Bùi Thị ThuHương và các anh chị phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần Vận tải vàThương mại Vitranimex đã giúp em hoàn thành luận văn này Tuy nhiên, do đây
là lần đầu tiếp cận với thực tế công tác kế toán, thời gian, trình độ và khả năngcòn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếusót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cácanh chị trong phòng kế toán của Công ty để bài luận văn được hoàn thiện hơn,đồng thời giúp em nâng cao kiến thức để phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập
và công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01, tháng 04, năm 2015
Sinh viên
Trang 7CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
1.1 Đặc điểm của hoạt động dịch vụ vận tải ảnh hưởng đến kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành dịch vụ vận tải
Vận tải là ngành sản xuất kinh doanh có nhiều đặc thù, đây là ngành sản xuấtvật chất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình di chuyển hàng hóa, hành khách từnơi này đến nơi khác và được đobằng các chỉ tiêu: tấn.km.hàng hóa vận chuyển vàngười.km.hành khách vậnchuyển
Sự khác biệt này đã dẫn tới những khía cạnh riêng trong tổ chức công tác kếtoán ở các doanh nghiệp, đặc biệt là trong tổ chức công tác kế toán chi phí, tính giáthành sản phẩm vận tải, cụ thể:
Một là, Sản phẩm vận tải khôngcó hình thái hiện vật cụ thể mà được thể hiện
bằng lợi ích cho khách hàng thông qua sự chuyển dịch của hàng hóa, con ngườitheo nhu cầu trong không gian
Hai là, Dịch vụ vận tải có sự đa dạng về phương thức vận tải như: vận tải
đường bộ, vận tải đường thủy, đường không, đường sắt,… Đối tượng vận tải baogồm: vận tải hàng hóa, vận tải hành khách với sự đa dạng về phương thức và tuyếnvận tải như:vận tải theo tuyến cố định hoặc vận tải theo chuyến, vận tải nội địa vàvận tải quốc tế
Ba là, Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh nghiệp vận tải thực hiện
quản lý hoạt động kinh doanh có tính chất hàng loạt như vận tải hàng không, vận tảiđường sắt hoặc theo đơn đặt hàng như vận tải biển, vận tải ô tô…
Bốn là, Các doanh nghiệp vận tải có thể thực hiện quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh theo phương thức khoán với nhiều hình thức và mức độ khoán khácnhau Đặc điểm này dẫn đến việc tổ chức công tác kế toán được đặt ra phù hợp với
Trang 8từng phương thức khoán của doanh nghiệp.
Năm là, Các doanh nghiệp vận tải đường biển có nhiều hình thức phân phối, hỗ
trợ nhau trong quá trình kinh doanh như: liên doanh, liên kết… Các hình thức phốihợp này dẫn đến những phức tạp trong công tác quản lý nói chung và công tác kếtoán nói riêng như: kế toán chi phí trong các hình thức liên doanh “hợp đồng hợptác kinh doanh dưới hình thức tài sản kinh doanh đồng kiểm soát”, “hợp đồng hợptác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát ”
Sáu là, Phương tiện vận tải là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể
thiếuđược trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải.Các phương tiện này baogồmnhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu,năng lượngkhác nhau.Điều này có ảnh hưởng lớn đến chi phí dịch vụ vận tải
1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
1.2.1 Bản chất, ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có
đủ ba yếu tố cơ bản là:Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quátrình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sảnphẩm lao vụ, dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinhdoanh tạo ra các chi phí tương ứng
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ratrong quá trình hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định
Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là:
+ Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền vớimục đích kinh doanh
+ Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ vàgiá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí
+ Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong mộtkhoảng thời gian xác định
Trang 9Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sảnphẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định
Nhưvậybản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí đượcchuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành
1.2.2 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ kinh tếchiếm lược Thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lýkinh tế, quản lý chiếm lược mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và quản lý giáthành sản phẩm
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quátrình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành sản phẩm thực chất là quản lý việc
sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Nhưvậy, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là phải tiết kiệm một cách triệt để để sản xuất ramột khối lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn Tăngcường quản li chi phí sản xuất là yêu cầu mang tính chỉ đạo thường xuyên, đòi hỏicác doanh nghiệp phải thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ,nhất là trong điềukiện đổi mới cơ chế quản lý như hiện nay:doanh nghiệp được Nhà nước giao quyền
tự chủ về tài chính, tự trang trải đảm bảo có doanh thu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụvới Nhà nước, thì yêu cầu quản lý chi phí càng trở nên cần thiết với các nguyên tắc
và yêu cầu cơ bản: quản lý chặt chẽ các chi phí theo định mức,theo đúng dự toán đãđược duyệt và theo đúng mục đích sử dụng
Yêu cầu quản lý giá thành là quản lý mức độ giới hạn chi phí để sản xuất ra sảnphẩm Để thực hiện yêu cầu đó, trước hết phải xác định chi phí nào là những chi phíhợp lý, những chi phí nào là chi phí bất hợp lý, những chi phí nào được đưa vào giáthành để tránh tình trạng đưa chi phí bất hợp lý ồ ạt làm cho giá thành sản phẩm quácao, sản xuất không tiêu thụ được dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không còn đủ sức cạnh tranh dẫn đếnlâm vào tình trạng phá sản
Trang 10Để thực hiện những yêu cầu trên thì kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm cần làm tốt các nội dung sau :
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong doanhnghiệp
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời chi phí sản xuất trong quá trình sảnxuất và tiêu thụ, chỉ ra được những tiết kiệm hay lãng phí trong khâu nào, giai đoạnnào của sản xuất
- Tính toán chính xác, kịp thời, đầy đủ giá thành, giá thành đơn vị
- Xác định kết quả hạch toán ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp
1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận haykhông, điều này phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giáthành hay không.Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmluôn phải được đề cao và giữ vị trí then chốt trong công tác quản lý hoạt độngsản xuất kinh doanh
Yêu cầu trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức
kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn Kếtoán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổchức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chiphí sản xuấttheo các phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
- Xác định đối tượng tính giá thành và tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thànhphù hợp và khoa học
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp vớicác nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận - xử lý
- hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận
kế toán liên quan và của bộ phận kế toán chi phí, giá thành sản phẩm
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cungcấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng, phùhợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vận tải
Trang 111.3.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất vận tải
1.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất vận tải
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Đểthuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ choviệc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất cần được phân loại theo những tiêuthức phù hợp
• Phân loại chi phí sản xuất vận tảitheo mục đích, công dụng kinh tế (theo khoản mục)
Theo cách phân loại này,căn cứ vào chức năng của chi phí,chi phí vận tải được chiathành các khoản mục.Mỗi khoản mục bao gồm các khoản chi phí có cùng mục đích, côngdụng Khi đó, chi phí vận tải được phân chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệuchính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiệndịch vụ vận tải trong kỳ
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương và các khoản phải trả, cáckhoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của nhân viên, nhân côngtrực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện dịch vụ vận tải
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ
và quản lý quá trình thực hiện dịch vụ vận tải và các chi phí sản xuất khác như: chi phínhân viên quản lý sản xuất,chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chiphí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
• Phân loại chi phí sản xuất vận tảitheo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tínhchất kinh tế vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí mà không phân biệt chi phí đóphát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào Theo đó, chi phí sản xuất vận tải đượcchia thành các yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí muacủa nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Trang 12- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phảitrả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tiềnlương của người lao động.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐdùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụcho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sảnxuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải, do các khoản chi phí sản xuất phát sinh
đa dạng và mang tính đặc thù nên trong thực tế các doanh nghiệp có thể thực hiệnphân chia các yếu tố chi phí chi tiết hơn để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí Theo
đó, chi phi sản xuất vận tải có thể được phân chia theo loại hình vận tải:
+ Đối với loại hình vận tải ô tô, chi phí vận tải bao gồm: Chi phí nhiên liệu; chi phítiền lương láixe, phụ xe; chi phí săm lốp, khấu hao phương tiện; chi phí sửa chữathường xuyên; lệ phí giao thông, chi phí bảo hiểm, đăng kiểm…
+ Đối với vận tải đường thủy, chi phí vận tải bao gồm:Chi phí nhiên liệu; tiền lương,các khoản trích theo lương của thuyền trưởng, thuyền viên, chi phí tiền ăn địnhlượng; chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, cảngphí, đại lí phí, phí hoa tiêu…
• Phân loại chi phí sản xuất vận tảitheo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất vận tải được chia thành:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợpchi phí
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng phương phápgián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý
• Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí khả biến (biến phí ): Là những chi phí có sự thay đổi về tổng số khi có sựthay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp
Trang 13- Chi phí bất biến (định phí ): Là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có
sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp
- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biếnphí
1.3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vận tải
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợpchi phí sản xuất theo phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng
kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơiphát sinh chi phí (phân xưởng, bộphận sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơnđặt hàng…)
Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp vận tải,
kế toán phải căn cứ vào các yếu tố như:
+ Loại hình vận tải của đơn vị
+ Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
+ Yêu cầu quản lý, hạch toán chi phí, tính giá thành…
Thông thường đối với các doanh nghiệp vận tải, đối tượng kế toán tập hợp chiphí được xác định trong từng loại hình vận tải như sau:
- Đối với doanh nghiệp vận tải ô tô: Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng xínghiệp vận tải, từng đội xe, từng đầu xe vận tải, từng tuyến vận tải hoặc từng đơnđặt hàng
- Đối với các doanh nghiệp vận tải đường biển, đường thủy: Đối tượng tập hợp chiphí có thể là từng đơn đặt hàng, từng đội tàu vận tải, từng tuyến vận tải hoặc từngloại đối tượng vận tải như hàng rời, hàng container, hàng lỏng…
- Đối với vận tải hàng không, đường sắt là các doanh nghiệp hạch toán ngành, đốitượng tập hợp chi phí có thể là theo từng khâu trong quy trình thực hiện dịch vụnhư: khâu vé và thủ tục; khâu dịch vụ bổ trợ; khâu vận tải…Trong từng khâu, chiphí có thể được tập hợp chi tiết theo từng xí nghiệp, từng đội, từng đầu phương tiệnvận tải
1.3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vận tải
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tậphợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượngtập hợp chi phí đã xác định
Tùy theo mối quan hệ giữa các khoản chi phí vận tải phát sinh với các đối
Trang 14tượng tập hợp chi phí đã xác định, kế toán áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc phân
bổ gián tiếp để tập hợp chi phí, phân bổ chi phí cho các đối tượng
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quanđến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không ghi nhận được trực tiếp chotừng đối tượng
Theo phương pháp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiềuđối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp đểphân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Hệ số phân bổ
=
=
Tổng chi phí cần phân bổTổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ+ Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Chi phí phân bổ
cho đối tượng i =
Đại lượng tiêu chuẩnphân bổ của đối tượng i x Hệ số phân bổĐại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được xác định tùy vào từng trường hợp
cụ thể.Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vàotính hợp lí của tiêu thức phân bổ được lựa chọn
1.3.1.4 Kế toán chi phí sản xuất vận tải
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,…sử dụng trực tiếp cho việc sảnxuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ
Đối với kinh doanh dịch vụ vận tải, chi phí nguyên vật liệu chính là chi phí về
Trang 15nhiên liệu phục vụ cho phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển.
Trong công tác quản lý và kế toán chi phí NVLTT ở các doanh nghiệp vận tảicần lưu ý các vấn đề sau:
- Việc quản lý chi phí nhiên liệu cần được thực hiện bằng hệ thống định mức tiêuhao Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu phải chi tiết theo từng loại phương tiện,hiện trạng sử dụng và điều kiện vận hành của phương tiện cho phù hợp Hệ thốngđịnh mức tiêu hao là cơ sở đề quản lý lượng nhiên liệu tiêu hao một cách hiệu quả
- Chi phí nhiên liệu được tính vào giá thành sản xuất vận tải là giá vốn thực tế nhiênliệu được tính trên cơ sở lượng nhiên liệu thực tế tiêu hao Theo đó:
+
Trị giá thực
tế nhiên liệutiếp nhận,mua trong kỳ
-Trị giá thực tếnhiên liệu còn lạitrên phương tiệnvận tải cuối kỳ
-Trị giá phếliệu thu hồi
từ nhiên liệu(nếu có) Trong đó, trị giá vốn nhiên liệu còn lại cuối kỳ được xác định trên cơ sở lượngnhiên liệu còn lại cuối kỳtheo báo cáo và kết quả kiểm kê thực tế của lái xe trongvận tải ô tô hoặc máy trưởng trong vận tải đường thủy
- Trường hợp chi phí nhiên liệu được tập hợp trực tiếp theo đầu phương tiện vận tảinhư từng đội xe, đội tàu hoặc con tàu Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chiphí của doanh nghiệp có thể là từng đơn hàng hoặc từng tuyến vận tải…, chi phínhiên liệu có thể là chi phí gián tiếp nên phải được phân bổ cho từng đối tượng tậphợp chi phí Tiêu chuẩn thường được lựa chọn để phân bổ chi phí có thể là sảnlượng vận tải quy đổi, doanh thu cước vận tải, quãng đường vận tải…
• Chứng từ kế toán
- Phiếu xuất kho, hóa đơn mua nhiên liệu, giấy đi đường của lái xe
- Lịch trình chạy tàu
- Biên bản kiểm kê nhiên liệu tồn trên phương tiện
- Bảng phân bổ nhiên liệu……
• Tài khoản kế toán
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phínguyên vật liệu trực tiếp
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp
Trang 16(4)
(5)
(1)
chi phí và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chú giải sơ đồ:
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho dịch vụ vận tải
(2) Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho dịch vụ vận tải
(3) Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi nhưnghiệp vụ 1)
(4) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT
(5) Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lươngchính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐtheo số tiền lương của công nhân sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp vận tải bao gồm:
- Tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương củalái xe, phụ xe, nhân công lao động khác có tính chất sản xuất trong các doanhnghiệp kinh doanh vận tải ô tô
TK 621
Trang 17- Tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn định lượng, các khoản phụ cấp vàthưởng có tính chất lương của thuyền trưởng, thuyền viên, nhân công lao động trựctiếp trên tàu biển trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy, đườngbiển.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp vận tải cần lưu ýmột số vấn đề sau:
- Không hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp các khoản tiền công,các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý hoặc các lao động khác khôngtham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh vận tải
- Chi phí nhân công trực tiếp thường được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tậphợp chi phí như: từng đầu xe, từng con tàu, đội tàu,… Trường hợp doanh nghiệp tậphợp chi phí theo từng đơn đặt hàng hoặc theo từng tuyến vận tải, chi phí nhân côngtrực tiếp được phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí Tiêu thức phân bổ có thể
sử dụng gồm: sản lượng vận tải quy chuẩn, doanh thu cước vận tải…
• Chứng từ kế toán
- Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp phân bổ tiền lương và cáckhoản trích theo lương
- Giấy đi đường
- Chứng từ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội……
• Tài khoản kế toán
Để kế toán chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp : Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chiphí và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Sơ đồ 1.2.Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Trang 18(4) Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT.
(5) Phần chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất
Chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp vận tải bao gồm các khoản chiphí phục vụ,quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và các chi phí sản xuất khác phátsinh trong phạm vi các xí nghiệp, các đội vận tải… Các khoản chi phí sản xuấtchung cụ thể như sau:
- Chi phí nhân viên quản lý tổ, đội xe, đội tàu thủy:Gồm tiền lương, các khoản tríchtheo lương củanhân viên quản lý tổ, đội xe, đội tàu thủy Trong các doanh nghiệpvận tải, tiền lương của bộ phận quản lý sản xuất có thể được tính theo hình thức
Trang 19lương thời gian hoặc hình thức lương sản phẩm gián tiếp gắn với kết quả hoạt độngthực tế của đội xe (sản lượng vận tải hoặc doanh thu vận tải).
- Chi phí vận liệu phục vụ quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp vận tải gồm: trịgiá vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải, các loại vậtliệu khác sử dụng để vệ sinh ô tô, tàu thuyền…
- Chi phí công cụ, dụng cụ gồm trị giá các loại công cụ dụng cụ như bộ đồ nghề sửdụng kèm theo phương tiện, các dụng cụ khác sử dụng cho việc sửa chữa, bảodưỡng phương tiện, các trang thiết bị có giá trị nhỏ sử dụng trên tàu thuyền…Giá trịcông cụ dụng cụ có thể tính một lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ hoặc phân
bổ dần vào chi phí cho nhiều kỳ kế toán theo công thức:
Giá vốn thực tế CCDC phân
bổ vào chi phí trong kỳ =
- Chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất chung gồm : khấu hao củatoàn bộ phương tiện vận tải như ô tô, tàu, thuyền, máy bay….sử dụng cho hoạt độngkinh doanh vận tải, các TSCĐ khác sử dụng cho hoạt động quản lý vận tải như: nhàđiều hành đội xe, các thiết bị sửa chữa, nhà xưởng sửa chữa…TSCĐ trong các doanhnghiệp vận tải được trích khấu hao theo các phương pháp quy định gồm:
+ Phương pháp đường thẳng
+ Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Cơ sở để tính khấu hao phương tiện trong các doanh nghiệp vận tải là giá trị phảikhấu hao, thời gian sử dụng hữu ích và được tính cho từng đầu phương tiện vận tải nhưsau:
Giá trị phải khấu hao
phương tiện vận tải =
Nguyên giá của phươngtiện vận tải -
Giá trị ước tính có thể thuhồi khi thanh líKhi xác định thời gian sử dụng hữu ích làm căn cứ trích khấu hao đối với phươngtiện vận tải là các loại ô tô, tàu thuyền… cần lưu ý đến điều kiện hoạt động của phươngtiện, chẳng hạn trong các doanh nghiệp vận tải ô tô, có thể phân chia điều kiện hoạtđộng vận tải phù hợp với đặc điểm đường xá, địa hình như sau:
+ Điều kiện đường đồng bằng, đường tốt, rải nhựa
+ Điều kiện đường trung du, mặt đường rải nhựa hoặc cấp phối
+ Điều kiện đường miền núi, mặt đường xấu, rải đá răm…
Trang 20Tùy theo điều kiện cụ thể để doanh nghiệp vận tải xác định hệ số điều chỉnh phùhợp, từ đó xác định thời gian khấu hao cho từng loại phương tiện cụ thể hoạt động ởnhững địa bàn và cung đường, tuyến vận tải khác nhau, làm cơ sở tính và trích khấuhao phương tiện.
Để tính và phân bổ khấu hao hàng tháng, doanh nghiệp vận tải lập “ Bảng tính vàphân bổ khấu hao tài sản cố định” theo nguyên tắc căn cứ vào số khấu hao tháng trước,điều chỉnh theo số khấu hao tăng giảm trong tháng để xác định và phân bổ số khấu haoTSCĐ tháng này:
Số khấu hao
phương tiện phải
trích trong tháng =
Mức khấu haophương tiệntrích tháng trước +
Mức khấu haophương tiệntăng trong tháng -
Mức khấu haophương tiện giảmtrong tháng
- Chi phí săm lốp: Chi phí săm lốp là chi phí mang tính đặc thù trong doanh nghiệp vậntải ô tô Trong quá trình hoạt động, săm lốp bị hư hỏng phải thay thế nhiều lần trongvòng đời của phương tiện vận tải … Tuổi thọ của một bộ săm lốp tùy thuộc nhiều vàođiều kiện hoạt động của phương tiện nên doanh nghiệp phải xây dựng định mức chukỳthời gian thay thế cho phù hợp với từng loại phương tiện và điều kiện vận tải cụ thể Đểđảm bảo chi phí săm lốp được ghi nhận dần dần vào chi phí, doanh nghiệp vận tải cóthể trích trước chi phí săm lốp theo 02 phương án:
Phương án 1:Trích trước chi phí săm lốp theo thời gian Theo phương án này, trên cơ
sở chu kỳ thay thế săm lốp đã được xác định và chi phí thay thế dự toán của bộ săm lốp,định kỳ (tháng, quý), kế toán tính và trích trước vào chi phí sản xuất chung như sau:
Số trích trước về chi phí săm
Phương án 2: Trích trước chi phí săm lốp theo mức độ hoạt động Theo phương án
này, chi phí săm lốp được trích trước vào chi phí theo số km vận hành thực tế trong kỳ(có thể định mức cho 100km) so với số km định mức thay thế một bộ săm lốp trongđiều kiện hoạt động bình thường, có điều chỉnh theo hệ số cho các điều kiện hoạt độngkhác nhau của từng phương tiện:
Mức trích trước
chi phí săm lốp
trong tháng =
Định mức chi phísăm lốp cho 1km xevận hành trên đườngtiêu chuẩn
x
Số km xe vậnhành thực tếtrong kỳ x
Hệ số điềuchỉnh cho cácloại đường khác
Trang 21Trong đó, định mức chi phí săm lốp tính cho 1km xe vận hành trên đường tiêuchuẩn được xác định trên cơ sở dự toán chi phí thay thế bộ săm lốp và định mức sửdụng bộ săm lốp tính theo số km sử dụng.
- Chi phí sửa chữa phương tiện vận tải: Trong các doanh nghiệp vận tải, chi phí sửa chữaphương tiện là một nội dung chi phí thường xuyên phát sinh và chiếm tỉ trọng khôngnhỏ trong tổng chi phí vận tải Bên cạnh đó, việc tiến hành sửa chữa lớn phương tiệnvận tải như: ô tô, tàu thuyền, máy bay….còn dẫn đến việc ngừng hoạt động kinhdoanh, dẫn đếnnhững thiệt hại trong kinh doanh
Xét về quy mô sửa chữa, công tác sửa chữa được chia thành sửa chữa thườngxuyên và sửa chữa lớn
+ Sửa chữa thường xuyên là công tác sửa chữa có quy mô nhỏ, mang tính bảo dưỡngđịnh kỳ phương tiện hoặc thay thế các chi tiết, linh kiện có tuổi thọ ngắn Đặc điểm củasửa chữa thường xuyên là chi phí ít, thường do lái, phụ xe hoặc thợ máy trực tiếp sửachữa Chi phí sửa chữa thường xuyên được ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất chungtrong kỳ hoặc phân bổ dần với thời hạn phân bổ ngắn
+ Sửa chữa lớn là công tác sửa chữa có quy mô lớn theo yêu cầu kĩ thuật hoặc khiphương tiện bị hư hỏng nặng Chi phí phát sinh cho công tác sửa chữa lớn cần đượcquản lý theo dự toán chi phí sửa chữa và được ghi nhận vào chi phí của nhiều kỳ kếtoán thông qua việc trích trước chi phí:
Số trích trước về chi phí sửa
chữa lớn kỳ này =Hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn:
Số phân bổ về chi phí sửa
chữa lớn kỳ này =Xét về phương thức tiến hành sửa chữa, công tác sửa chữa phương tiện vận tảiđược chia thành phương thức tự làm và phương thức thuê ngoài:
+ Theo phương thức tự làm, công việc sửa chữa có thể do láixe, phụ xe ô tô, thợ máy tàuthuyền trực tiếp tiến hành công việc sửa chữa hoặc doanh nghiệp có tổ chức bộ phậnsửa chữa riêng là các đội, phân xưởng hoặc xí nghiệp sửa chữa Việc tổ chức công tác
kế toán của các đội, phân xưởng và xínghiệp sửa chữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến côngtác tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh trong kỳ
Trang 22+ Theo phương thức thuê ngoài, công việc sửa chữa được doanh nghiệp thuê các đơn vịchuyên thực hiện dịch vụ sửa chữa thực hiện.
Khi hạch toán chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp vận tải, cần lưu ýnhững vấn đề sau:
- Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên phải đượcphân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn phân bổ phù hợp Việc phân bổ chi phí sảnxuất chung có thể được thực hiện theo từng nội dung chi phí để đảm bảo việc lựa chọntiêu chuẩn phân bổ phù hợp và kết quả phân bổ hợp lí Các tiêu chuẩn phân bổ có thể
áp dụng như: chi phí trực tiếp, doanh thu của phương tiện, sản lượng quy đổi củaphương tiện
- Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo định phí và biến phí Việc phân bổ chi phísản xuất chung để tính giá thành sản xuất vận tải được thực hiện trên cơ sở công suấthoạt động bình thường của phương tiện Theo đó, trường hợp phương tiện hoạt độngdưới công suất bình thường, một phần chi phí sản xuất chung cố định được ghi nhậnvào “giá vốn hàng bán trong kỳ”
• Chứng từ kế toán
- Phiếu xuất kho vật tư
- Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
- Bảng kê trích trước
- Hóa đơn giá trị gia tăng…
• Tài khoản kế toán
Để kế toán chi phí SXC, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 627- Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí
và phân bổ chi phí nhân sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Trang 23Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
Chú giải sơ đồ:
(1) Chi phí nhân viên phân xưởng
(2) Chi phí vật liệu
(3) Chi phí công cụ dụng cụ
(4) Chi phí khấu hao TSCĐ
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
(6) Chi phí SXC phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ
(7) Chi phí SXC dưới mức công suất không được tính vào giá thành sản phẩm màtính vào giá vốn hàng bán
Trang 241.3.2.Nội dung kế toán giá thành sản phẩm vận tải
1.3.2.1 Các loại giá thành sản phẩm vận tải
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hoạch toán, giá thành sản phẩm được phân chiathành nhiều loại khác nhau, tùy theo các phương thức sử dụng để phân loại giáthành
Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và sốlượng sản phẩm sản xuất kế hoạch
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chiphí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm
- Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên
cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như
số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất,chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sảnphẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinhtrong kỳ tính cho số sản phẩm này
Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị doanh nghiệp còn thựchiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:
- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): Là loại giá thành mà trong đóbao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành
- Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biếnphí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành trong đó
Trang 25bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và mộtphần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mứchoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn).
- Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn
bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp)tính cho sản phẩm tiêu thụ
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phíngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ
1.3.2.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanhnghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Khi xác định đối tượng tính giá thành vận tải phải căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đặc điểm loại hình vận tải của đơn vị
- Đặc điểm của sản phẩm vận tải
- Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán
Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp vận tải có thể là từng đơn đặt hànghoàn thành hoặc một phần đơn đặt hàng đã được khách hàng xác nhận và chấp nhậnthanh toán;khối lượng vận tải hoàn thành trong kỳ của đội xe hoặc từng đầu phươngtiện vận tải…
1.3.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất,gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thànhmột vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sảnphẩm hoàn thành
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc tính toán, xác định phần chi phí sảnxuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 26Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyênvật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phíkhác tính cho sản phẩm hoàn thành.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
• Theo phương pháp bình quân:
Dck = Dđk + Cv x Qdck
Qht + Qdck
Trong đó:
Dđk, Dck: Giá trị sản xuất của sản phẩm vận tải dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Cv: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếpphát sinh trong kỳ
Qht: Khối lượng sản phẩm vận tải hoàn thành đã nghiệm thu, bàn giao trong kỳ
Qdck: Khối lượng sản phẩm vận tải dở dang cuối kỳ
• Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Qbht + Qdck
(Qbht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ)
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳđược tính đầy đủ các khoản mục chi phí Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳđược quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoànthành của sản phẩm dở dang
• Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm:
- Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)
(mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)
Trang 27Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Dck = Dđk + C x (Qdck x mc)
Qht + Qdck x mc
• Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))
(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)
- Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht – Qdđk)
- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc
Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặcđiểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trìnhsản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bướctrước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang
ở từng công đoạn vận tải và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn đểtính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xácđịnh chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của cả quy trình vận tải :
Dckn = Qdcki x mc x Đmi
1.3.2.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm vận tải
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải thường áp dụng các phương pháp tínhgiá thành sau:
Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)
Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán chiphí sản xuất phải mở một chi tiết liên quan trên các tài khoản chi phí sản xuất cho
Trang 28đơn đặt hàng đó, kế toán tính giá thành phải mở một thẻ (phiếu) tính giá thành chođơn đặt hàng; cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp, phân bổcho từng đơn đặt hàng để chuyển sang các thẻ (bảng) tính giá thành liên quan Khiđơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành cho đơn đặthàng Chi phí sản xuất gắn với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành đều là chi phí sảnxuất dở dang.
Phương pháp tính giá thành theoquá trình thực hiện dịch vụ vận tải.
• Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ vận tải.Theo đó, giá thành sảm phẩm dịch vụ vận tải trong kỳ được xác địnhnhư sau:
+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck
+ Giá thành đơn vị (z):
Qht
Trong đó: Dđk,Dck: chi phí sản xuất vận tải dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: chi phí sản xuất vận tải phát sinh trong kỳ
Qht: khối lượng sản phẩm vận tải hoàn thành trong kỳ
• Phương pháp tính giá thành hệ số
Để áp dụng phương pháp hệ số, doanh nghiệp vận tải phải xây dựng các chỉ tiêu
hệ số giá thành tương ứng với từng đối tượng vận tải: hàng khô rời, hàng container,hàng lỏng
Quy trình áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành như sau:
- Tập hợp chi phí sản xuất của đội vận tải; quy đổi sản lượng vận tải theo khối lượngvận tải tiêu chuẩn
- Tính tổng giá thành vận tải của toàn đội vận tải (giá thành liên sản phẩm)
Tổng giá thành
liên sản phẩm = Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuấtphát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
- Tính hệ số phân bổ giá thành cho từng đối tượng tính giá thành
Tổng quy chuẩn phân bổ cho các đối tượng: QH= QiHi
Trong đó:
Trang 29Khối lượng vận tải quy
chuẩn cho đối tượng
i(QiHi)
= Khối lượng vận tải thực tế
của đối tượng i (Qi ) x Hệ số tính giá thànhcủa đối tượng i (Hi)
- Tính giá thành sản xuất vận tải của từng đối tượng
Tổng giá thành
vận tải của đối
tượng i (Zi) =
Tổng giá thànhliên sản phẩm xGiá thành đơn vị của đối tượng i (zi)
zi = Tổng giá thành vận tải của đối tượng i (Zi)
Khối lượng vận tải hoàn thành của đối tượng i (Qi)
• Phương pháp tính giá thành tỉ lệ
Để áp dụng phương pháp tỉ lệ, doanh nghiệp vận tải phải lựa chon tiêu chuẩnphân bổ giá thành.Thông thường tiêu chuẩn phân bổ giá thành là giá thành kế hoạchhoặc giá thành định mức được xây dựng
Quy trình áp dụng phương pháp tỉ lệ như sau:
- Tập hợp chi phí sản xuất vận tải theo từng đội vận tải, tính tổng giá thành sản xuấtcủa toàn bộ khối lượng vận tải hoàn thành
Tổng giá thành sản xuất
của toàn bộ khối lượng
vận tải hoàn thành =
Chi phí sảnxuất dởdang đầu kỳ +
Chi phí sảnxuất phát sinhtrong kỳ -
Chi phí sảnxuất dở dangcuối kỳ
- Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành Tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giáthành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế
T=
=)
=
(Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i)
- Xác định tỉ lệ tính giá thành (t%) Tỉ lệ tính giá thành có thể xác định theo từngkhoản mục chi phí, hoặc cho tất cả các khoản mục chi phí
t (%) = Tổng giá sản xuất của toàn bộ khối lượng vận tải hoàn thành
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Xác định giá thành từng đối tượng vận tải
Tổng giá thành
vận tải của đối
= Giá thành kế hoạch(định mức) tính theo x
Trang 30tượng i (Zi) sản lượng thực tếđối tượng i
( Hay Zi = Ti x t (%))
Giá thành đơn vị của đối tượng i (zi)
zi = Tổng giá thành vận tải của đối tượng i (Zi)
Khối lượng vận tải hoàn thành của đối tượng i ( Qi)
1.3.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vận tải
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng, kế toán sẽ tiếnhành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sảnxuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm
dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành cho khối lượng dịch vụ vận tải mà doanhnghiệp đã hoàn thành trong kỳ
Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tàikhoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất vận tải theo phương pháp KKTX
TK liên quan TK 621 TK 154 TK 152, 153,138
TK 622
TK 911(1b)(3)
(1c) (4) (6) (7)
Chú giải sơ đồ:
Trang 31(1)Tập hợp chi phí vận tảitheo từng khoản mục chi phí (NVLTT, NCTT, SXC)(2) Kết chuyển chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ
(3)Kết chuyển chi phí NCTT phát sinh trong kỳ
(4)Kết chuyển chi phí SXC phát sinh trong kỳ
(5) Các khoản làm giảm chi phí sản xuất
(6)Kết chuyển giá thành dịch vụ vận tải hoàn thành trong kỳ
(7) Kết chuyển giá vốn dịch vụ vận tải đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinhdoanh vận tải
Trang 32Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất vận tảitheo
TK 632
TK 627
Chú giải sơ đồ:
(1) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
(2)Tập hợp chi phí vận tải theo từng khoản mục chi phí sản xuất
(2a) Tập hợp chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ
(2b) Tập hợp chi phí NCTT phát sinh trong kỳ
(2c) Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ
(3) Kết chuyển chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ
(4) Kết chuyển chi phí NCTT phát sinh trong kỳ
(5) Kết chuyển chi phí SXC phát sinh trong kỳ
(6) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
(7) Kết chuyển giá thành dịch vụ vận tải hoàn thành trong kỳ
(8) Kết chuyển giá vốn dịch vụ vận tải đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinhdoanh vận tải
1.3.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trang 33Theo quy định của thông tư 200/2014/TT- BTC,các doanh nghiệp được tự thiết
kế, xây dựng sổ kế toán riêng, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt độngcủa mình Trong trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng được thì vận dụngmẫu sổ theoquyết định 15/2006/QĐ- BTC Theo đó, doanh nghiệp có thể áp dụngmột trong năm hình thức:Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung, Nhật
ký sổ cái, kế toán trên máy vi tính Trong mỗi hình thức này có những quy định cụthể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệgiữa các sổ kế toán
Cả 5 hình thức kế toán trên đều có sổ chi tiết và sổ tổng hợp Các tài khoản chiphí sản xuất và giá thành (TK 621, 622, 627, 154 )đều được mở một sổ cái để phảnánh, tổng hợp Nó cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập báo cáo về chi phí sản xuất
và giá thành Ngoài ra còn có các sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất như sổ chitiết TK621, TK622, TK 627, TK154,
+ Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ: Sổ nhật ký chung, sổ cái tàikhoản 621, 622, 627,…các sổ và thẻ kế toán chi tiết
+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổcái tài khoản 621, 622, 627, 154, các sổ và thẻ kế toán chi tiết
+ Hình thức kế toán nhật ký sổ cái bao gồm các sổ: Nhật ký sổ cái, các sổ và thẻ kếtoán chi tiết
+ Hình thức kế toán nhật ký chứng từ bao gồm: Nhật ký chứng từ, sổ cái tài khoản
621, 622, 627, 154, bảng kê, chứng từ ghi sổ
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức
kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giốngmẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Để phục vụ cho công tác quản trị chi phí sản xuất và giá thành, tùy từng đặcđiểm cụ thể của doanh nghiệp mà có thể lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giáthành cho phù hợp
1.3.4 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận tải trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ ngày càng nhanh,quy mô họat động của các doanh nghiệp ngày càng lớn, thông tin ngày càng nhiều,
Trang 34đa dạng và phức tạp thìviệc tính toán và xử lý một khối lượng dữ liệu, số liệu và cácthông tin lớn trong một thời gian hạn chế đòi hỏi cần thiết phải có sự hỗ trợ của hệthống máy vi tính và các phần mềm kế toán Kế toán máy là quá trình ứng dụngcông nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm hỗ trợ công việc kế toántrong việc thu nhận, xử lý, tính toán, lưu trữ, tìm kếm và cung cấp thông tin kế toán.
Để phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cũngnhư tính giá thành sản phẩm thì trong quá trình cập nhật dữ liệu người sử dụng luônphải cập nhật ngay từ đầu mọi chi phí phát sinh liên quan đến các đối tượng mộtcách cụ thể Những thông tin đó sau này sẽ giúp người sử dụng chỉ cần thực hiệnmột số bước theo sự chỉ dẫn, chương trình sẽ thực hiện các công việc tổng hợp, xử
- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từngđối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vàomáy
- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải
sử dụng chứng từ xuất vật tư Trong khi nhập dữ liệu vào phiếu xuất, chỉ phải nhập
Trang 35số lượng xuất còn giá trị xuất phần mềm tự tính theo công thức doanh nghiệp đãxây dựng trong chương trình.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Người sử dụng cần khai báo chính xác các mục mà
phần mềm yêu cầu để phục vụ cho tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: ngàycông, giờ công, lương cơ bản …
- Chi phí sản xuất chung:Các khoản mục chi phí thuộc chi phí SXC có liên quan trực
tiếp đến các phân hệ khác trong chương trình, vì vậy chương trình sẽ tự động liênkết và tập hợp dữ liệu từ các phân hệ khác như: kế toán tiền, vật tư, TSCĐ, tiềnlương…
- Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ:Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển
cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tàikhoản 154 chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
- Tính giá thành sản phẩm:
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:Phần mềm kế toán không thể tựxác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm Do vậy, kế toánphải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoànthành để nhập vào chương trình
Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầmđịnh phù hợp với đặc điểm, điều kiệntổ chức kế toán tại doanh nghiệp
Quy trình thực hiện tính giá thành vận tải với phần mềm kế toán như sau:
- Chương trình tự động tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết chuyểnhoặc phân bổ các chi phí sản xuất cho các thành phẩm sản xuất hoàn thành
- Cập nhật khối lượng vận tảidở dang đầu kỳ (máy tự động chuyển từ cuối kỳ trước)
- Nhập khối lượng vận tải hoàn thành trong kỳ
- Nhập giá trị khối lượng vận tải dở dang cuối kỳ do kế toán tính tự tính toán
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
VÀ THƯƠNG MẠI VITRANIMEX.
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty.
Trang 36CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI là doanh nghiệp đượcthành lập dưới hình thức chuyển đổi (cổ phần hóa) từ doanh nghiệp Nhà nước -Công ty Vận tải và Đại lý vận tải thành công ty cổ phần, theo Quyết định số:2191/QĐ/BNN-TCCB ngày 30/07/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Công ty được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ công ty, Luật pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
Tên giao dịch: TRANSPORTATION AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VITRANIMEX
Vốn điều lệ: 20.280.000.000 đ (hai mươi tỷ, hai trăm tám mươi triệu đồng)
- Kinh doanh vận tải và đại lý vận tải hàng hoá đa phương tiện, đa phương thức trong nước và quốc tế;
- Kinh doanh thương nghiệp tổng hợp, đại lý tiêu thụ, sửa chữa và bảo hành sản phẩm;
- Kinh doanh và cho thuê văn phòng, kho hàng, cửa hàng;
- Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản, vật tư máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và thực phẩm chế biến;
- Nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản, vật tư, hoá chất, máy móc, thiết bị, phụ tùng,
Trang 37nguyên liệu, bao bì, đồ uống, thực phẩm chế biến, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, phương tiện vận chuyển và ô tô du lịch;
- Sản xuất, chế biến hàng nông sản và thực phẩm.
- Nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông và vật tư, thiết bị y tế.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Tiền thân công ty là một xí nghiệp vận tải ô tô thuộc Bộ Nông nghiệp Trongthời kỳ bao cấp Công ty thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá cho các cơ quanđơn vị trong Bộ theo kế hoạch được Bộ giao hàng năm
• Giai đoạn 1987 - 1992
Ngày 17/2/1987 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có quyết định số
45/NN- CNTP/TCCB thành lập Công ty vận tải và đại lý vận tải nông nghiệp.Đây
là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp- Công nghiệp thựcphẩm Văn phòng công ty tại số 4 Ngô Quyền, phường Lý Thái Tổ, quận HoànKiếm, TP.Hà Nội
Chức năng nhiệm vụ chính: Vận tải hàng hoá và làm đại lý vận tải hàng hoábằng ô tô cho tất cả các đơn vị trong Bộ NN- CNTP
Cơ sở vật chất: Công ty có một đội xe ô tô gần 10 xe tải các loại và kho hàng tạiThanh Trì, Hà Nội
• Giai đoạn 1993 -1996
Năm 1993, Bộ NN- CCTP ra Quyết định số 10NN- TCCB/QĐ ngày 06/01/1993
đổi tên công ty thành Công ty vận tải và đại lý vận tải - Trực thuộc Bộ
NN-CNTP.Văn phòng chính của công ty tại số 04 Ngô Quyền - Hà Nội
Cở sở vật chất: Ngoài văn phòng, công ty còn có một trung tâm vận tải, khohàng tại Thanh Trì - Hà Nội
Chức năng chính của công ty là: vận tải, đại lý vận tải hàng hoá bằng đường sắt,đường bộ, đường thuỷ bằng nhiều hình thức và trong địa bàn cả nước, kinh doanhthương mại tổng hợp
Tháng 11/1994 công ty thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằmphát triển, mở rộng thị trường trong cả nước
Tháng 8/1996 thành lập Trạm đại diện tại thành phố Đà Nẵng
Trang 38• Giai đoạn 1997 - 2002
Năm 1997, Công ty trở thành thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩuNông sản và thực phẩm chế biến - Vinafimex
Ngoài chức năng kinh doanh chính là vận tải trước đây, đến giai đoạn này công
ty mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, vận chuyểnhàng hoá quá cảnh, tạm nhập tái xuất, đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá quốctế,kinh doanh đại lý tiêu thụ và bảo hành sản phẩm các loại trong đó lớn nhất là ô tôcác loại
Tháng 3/2000, công ty đã thành lập chi nhánh tại cửa khẩu Tân Thanh, LạngSơn để tăng cường hoạt động xuất nhập khẩuvà kinh doanh thương mại biên mậu
• Giai đoạn 2003 - nay
Năm 2003, Tổng công ty Vinafimex sáp nhập với Tổng công ty Rau quả ViệtNam thành Tổng công ty Rau quả, Nông sản.Công ty Vận tải và đại lý vận tải trởthành thành viên của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Với chủ trương, tiếp tục mở rộng quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh, saukhi khảo sát thị trường trong nước và quốc tế, năm 2003, công ty Vận tải và đại lý
vận tải quyết định lập dự án xây dựng “nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm theo công nghệ chiên sấy chân không” Sau khi được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn và Tổng công ty phê duyệt, dự án tiến hành xây dựng nhà máy chế biến nôngsản thực phẩm tại Hưng Yên, hiện nay là công ty trách nhiệm hữu hạn ChipsgoodViệt Nam
Tháng 6/2004,Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có quyết định số252/QĐ/BNN-TCCB ngày 06/02/2004 về việc tiến hành cổ phần hoá Công ty vậntải và đại lý vận tải theo nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ
Ngày 02/10/2004, Công ty tiến hành Đại hội đồng cổ đông để thành lập, bầu rahội đồng quản trị và ban kiểm soát
Ngày 01/11/2004, Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứngnhận Đăng ký kinh doanh cho Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại số
0103005797 Công ty Vận tải và Đại lý vận tải chính thức trở thành Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại với thương hiệu là VITRANIMEX
Trang 392.1.3.Nguồn lực của công ty cổ phần Vận tải và Thương mại
• Nguồn nhân lực:
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, tổng số laođộng của VITRANIMEX là 250 người, trong đó:
- Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có bằng đại học trở lên: 75 người
- Công nhân kỹ thuật, lái xe các loại: 125 người
• Cơ sở vật chất
Công ty có mạng lưới chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện nằm trên khắp
cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam Các chi nhánh của công ty bao gồm :
- Trung tâm dịch vụ vận tải
Địa chỉ: Km 12+300 quốc lộ 1A- Thanh Trì- Hà Nội
Điện thoại: 043 6870594 – 36810318 Fax: 043 8616973
Mail:ttvt@vitranimex.com.vn
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 135 Paster, lầu 7, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 38277484 – 38237300 Fax: 08 38277485
Mail:hcm@vitranimex.com.vn
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hải Phòng
Địa chỉ:tầng 3 tòa nhà TC, số 630 đường Lê Thánh Tông, quận Hải An, Hải PhòngĐiện thoại: 0313371809 Fax: 0313741808
Mail: minhnq@vitranimex.vn
Trang 40- Chi nhánh công ty tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: lô 7C tầng 10, tòa nhà SOFTWARE, số 02 Quang Trung, TP Đà Nẵng.Điện thoại: 05113530010 Fax: 05113891422
Mail: dn@vitranimex.com.vn
Tổng trọng tải phương tiện ô tô của Công ty là trên 2000 tấn với 165 đầu xe.Chủng loại ô tô của Công ty rất đa dạng, từ loại tải trọng 1 tấn đến loại tải trọng 15tấn, xe đầu kéo container các loại và một số xe chuyên dụng khác, thích hợp vậnchuyển cho mọi loại hàng hoá
Công ty triển khai áp dụng hệ thống định vị phương tiện và phần mềm kế hoạchvận tải - với mục tiêu tiến đến kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa vận chuyển;thông qua Internet khách hàng có thể kiểm tra hàng hóa trên đường đi ở bất kỳ thờiđiểm nào và bất kỳ đâu
VITRANIMEX hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diệntích trên 30.000m² và có vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ, phân phối hàng hoá ở khuvực Hà Nộicũng như đi các tỉnh phụ cận và các tỉnh phía Bắc Các kho đều nằmtrên quốc lộ lớn, giao thông thuận tiện: Công ty có một trung tâm phân phối vớidiện tích 10.000 m2 tại km 12 quốc lộ 1A,trên 7.000 m2 kho bãi tại quốc lộ 70 huyệnThanh Trì và trên 17.000 m2 kho bãi hiện đang được nghiên cứu xây dựng tại Quốc
lộ 5 cách Hà Nội 30 km
2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty hoạt động trên hai mảng là dịch vụ vận tải và chế biến thực phẩm, trong
đó công ty tập trung vào dịch vụ vận tải
Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại là công ty vận tải đa phương thức, mụcđích hoạt động là đáp ứng nhu cầu vận chuyển sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng, vớimức độ đa dạng, phong phú, kích thích hoạt động của nền kinh tế, góp phần xâydựng mối liên lạc, trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các vùng, miền trong nước vàgiữa Việt Nam với các nước trên thế giới,tăng thu cho ngân sách và phát triển đấtnước Nội dung hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh vận tải, thương mại,