Về một số khái niệm

Một phần của tài liệu 243058 (Trang 53)

I. Về những quy định chung

1.Về một số khái niệm

1.1. Khái nim “Phim”

Theo Điều 1 Nghị định 48/CP, phim” là tác phẩm điện ảnh được ghi trên các loại vật liệu, được phổ biến thông qua các cơ sở chiếu phim, các đài truyền hình và mạng lưới video.

Điều 1 Thông tư số 06/1998/TT-BVHTT ngày 11/11/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/CP về việc lưu chiểu và lưu trữ phim điện ảnh thì xem phim đin nh là kết quả sự ghi lại hình ảnh động có hoặc không có âm thanh kèm theo, đã thành tác phẩm hoặc chưa thành tác phẩm, trên bất kỳ loại vật liệu nào, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, kỹ thuật chế tạo và phương tiện sản xuất ra chúng.

Thông tư số 25/TTLB ngày 19/4/1997 liên Bộ Văn hóa - Thông tin - Tài

chính ngày 19/4/1997 hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh quy định phim đin nh bao gồm phim nhựa, video và các loại vật liệu ghi hình khác là sản phẩm văn hóa tư tưởng được Nhà nước đặt hàng tài trợ.

Như vậy, Nghị định 48/CP định nghĩa phim thông qua khái niệm “tác phẩm

điện ảnh” và căn cứ vào cách thức lưu hành của phim để xác định thế nào là phim

trong khi khái niệm về “tác phẩm điện ảnh” vẫn chưa được văn bản nào đưa ra50

.

Trong khi đó, Thông tư số 06/1998/TT-BVHTT dùng sự thể hiện vật chất bất kỳ

của hình ảnh động để xác định phim. Thông tư số 25/TTLB lại chỉ xác định phim điện ảnh thông qua vật liệu thể hiện và càng sai lầm khi cho rằng những phim nào được Nhà nước tài trợ thì mới là phim điện ảnh.

Nhìn chung, những quy định trên không thể gọi là khái niệm phim vì chúng

không nêu lên được thuộc tính cơ bản của phim. “Phim” không phân biệt được với

ca nhạc (Nghị định 48/CP), sân khấu (Nghị định 48/CP, Thông tư số 06/1998/TT- BVHTT )... Như vậy, có thể thấy vẫn chưa có một khái niệm cơ bản, thống nhất về

phim. Điều này làm cho những quy định của pháp luật về phim không được rõ

ràng thống nhất. Hơn nữa, vì điều luật không phân biệt được phim với các hình thức ca nhạc, sân khấu khác cho nên đôi khi để chỉ rõ đối tượng mà văn bản pháp luật điều chỉnh, nhà làm luật còn phải nêu ra băng đĩa hình mà văn bản muốn nói tới là băng đĩa hình gì (phim hay ca nhạc, sân khấu...)51

. Điều này làm cho hệ thống văn bản pháp quy thêm rườm rà.

50Cho đến nay, chỉ có Nghịđịnh số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 về chếđộ nhuận bút liệt kê những gì là tác phẩm

điện ảnh. Theo đó, tác phẩm điện ảnh gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình (Điều 20).

51Thí dụ: Khoản 2 Điều 4 Nghịđịnh số 87/1995 phải xác định đối tượng điều chỉnh của văn bản này là băng hình, đĩa hình, đĩa vi tính ghi hình các thể loại: phim truyện, tài liệu - khoa học, giáo khoa, dạy ngoại ngữ, hoạt hình, ca nhạc, sân khấu, thể thao, karaoke, mốt thời trang, hay tại Điều 1 Quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc sân khấu ban hành kèm theo Quyết định số

55/1999/QĐ-BVHTT ngày 5/8/1999 đã xác định đối tượng điều chỉnh của văn bản là những băng đĩa hình có nội dung ca nhạc và sân khấu.

Thực chất, băng đĩa hình, video, phim nhựa... là vật liệu làm phim; bằng các loại vật liệu này, phim - tác phẩm điện ảnh được thể hiện. Trong các văn bản pháp quy hiện hành tồn tại rất nhiều các khái niệm về video, băng đĩa hình bên cạnh

khái niệm phim và đều được hiểu chung là phim52. Mặc dù khi sử dụng các khái

niệm này, điều luật muốn nói tới phim nhưng cách sử dụng từ ngữ như vậy là

không chính xác bởi phim được thể hiện bằng video, băng đĩa hình, nhưng video, băng đĩa hình không chỉ chuyển tải phim mà còn các loại hình nghệ thuật khác.

Hơn nữa, việc các văn bản quy định phim điện ảnh “có hoặc không có âm

thanh kèm theo” hay được thể hiện “trên bất kỳ loại vật liệu nào” (như tại Thông

tư số 06/1998/TT-BVHTT) hoàn toàn không phù hợp - nếu không muốn nói là

không thể chấp nhận được. Trên thực tế hiện nay, không còn cơ sở nào của bất kỳ quốc gia nào tham gia vào hoạt động sản xuất phim mà sản phẩm tạo ra lại không có âm thanh (ngay cả thể loại phim câm nghệ thuật cũng được đệm bằng âm nhạc). Quy định như vậy, vô hình chung, điều luật đã đưa hoạt động sản xuất phim trở về bối cảnh những năm đầu của thế kỷ XIX, khi hoạt động điện ảnh còn ở giai đoạn phim không có tiếng. Trong thời kỳ hiện nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ điện tử tin học ngày càng phát triển thì với đặc điểm là ngành nghệ thuật - kỹ thuật tiên tiến, phim điện ảnh phải có những tiêu chí cơ bản về mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc thể hiện hình ảnh và âm thanh và những hình ảnh, âm thanh ngày càng phải đạt chất lượng cao (hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh lập thể) để phù hợp và hòa nhập với sự vận động của hoạt động điện ảnh trên thế giới mà tiến tới là cạnh tranh được với dòng phim kỹ thuật cao của các nước. Có thể thấy, quy định như trên, điều luật đã không đánh giá đúng vai trò và vị trí của một ngành nghệ thuật - kỹ thuật - thương mại tiên tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

v Đề xuất

Cần phải xây dựng được một khái niệm phim hoàn chỉnh hơn phân biệt

được giữa phim với sân khấu, ca nhạc... (là những loại hình đều được thể hiện qua các vật liệu băng, đĩa...) trong đó nêu ra được nội hàm của khái niệm phim, cơ bản phải có những dấu hiệu đặc trưng của phim như phim là sự ghi lại một cách tổng

hợp và liên tục của âm thanh và hình ảnh động về một chủ đề, có mục đích (phục

vụ nghiên cứu, giải trí, tuyên truyền giáo dục...), có đối tượng thể hiện (nhân vật,

sự kiện), được thể hiện trên những loại vật liệu và được chiếu thông qua những thiết bị phù hợp v.v...

52 Thí dụ: điểm d khoản 1 Điều 2 Nghịđịnh số 72/2000/NĐ-CP ngày 5/12/2000 về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài quy định trong số các tác phẩm được công bố, phổ biến ra nước ngoài bao gồm tácphm đin nh, video...; Phần thứ VI, chương I Bộ luật Dân sự quy định về quyền tác giảđối với các tác phẩm trong đó có tác phẩm đin nh, video...; Quy chế Lưu hành kinh doanhphim, băng đĩa hình ban hành kèm theo Nghịđịnh số 87/1995/NĐ-CP ngày Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh”

Như đã trình bày, pháp luật không quy định tác phẩm điện ảnh là gì, phải có những tiêu chí nghệ thuật, nội dung, kỹ thuật nào, ở mức độ nào v.v.... Mặc dù

không đưa ra khái niệm này nhưng trong những quy định của pháp luật, có thể

thấy có sự phân biệt cách xử sự giữa phim và tác phẩm điện ảnh.

Thí dụ: Điều 1 Thông tư số 06/1998/TT-BVHTT ngày 11/11/1998 hướng

dẫn thực hiện Nghị định 48/CP về việc lưu chiểu và lưu trữ phim điện ảnh quy định phim điện ảnh là sản phẩm của hoạt động sản xuất phim đã thành tác phẩm hoặc chưa thành tác phẩm, theo đó, Điều 2, 3 Thông tư đã dẫn quy định nếu là tác phẩm điện ảnh thì phải nộp lưu chiểu và lưu trữ. Theo quy định về Phim điện ảnh như trên thì một phim điện ảnh chưa thành tác phẩm không thể gọi là tác phẩm điện ảnh được và như vậy, trở lại với Điều 2, 3 của Thông tư, khi phim điện ảnh

chưa trở thành tác phẩm điện ảnh thì không có nghĩa vụ phải lưu chiểu và lưu trữ.

Hơn nữa, mặc dù Thông tư quy định như vậy có nghĩa là việc lưu chiểu và lưu trữ quy định tại Thông tư chỉ áp dụng cho tác phẩm điện ảnh nhưng những quy định về sau tại chính Thông tư này lại chỉ dùng khái niệm phim để ám chỉ tác phẩm điện ảnh. Như vậy, có thể thấy, những quy định về phim và tác phẩm điện ảnh khi

thì phân biệt với nhau khi thì đồng nhất với nhau đã chồng chéo lên nhau gây ra

những sai lệch không cần thiết về đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp quy. Hơn nữa, pháp luật về quyền tác giả và một số văn bản liên quan thường sử dụng khái

niệm “tác phẩm điện ảnh” làm đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực này53

.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996

hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh, khoản 2 Điều 5 Quyết định 38/2002 quy định về điều kiện để phim được trình duyệt “phim được trình duyệt phải là tác phẩm hoàn chỉnh về nội dung và kỹ thuật”, vấn đề đặt ra là như thế nào là hoàn chỉnh. Thí dụ: Bộ phim Tắt đèn

dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố kết thúc bằng cảnh Chị Dậu

lao ra đêm tối. Một kết thúc như thế có gọi là hoàn chỉnh về nội dung không khi

cuộc đời của nhân vật chính trong phim còn bỏ ngõ, không biết đi đâu về đâu và hoàn toàn bế tắc. Hay một bộ phim với những lỗi kỹ thuật như tạp âm, tiếng thoại

lồng không khớp với hình ảnh, những sự thay đổi không đồng nhất về bối cảnh

trong cùng một cảnh quay... thường thấy trên phim ảnh có được gọi là hoàn chỉnh

về kỹ thuật hay không - nhất là khi so sánh trình độ kỹ thuật điện ảnh Việt Nam

với điện ảnh thế giới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53Điều 747 Bộ luật Dân sự 1995 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm tác phẩm điện ảnh, video (điểm d khoản 1).

Như vậy, cơ sở để đánh giá mức độ “hoàn chỉnh” này phải được quy định như thế nào cho khả thi, pháp luật không nói tới.

v Đề xuất

Cần xây dựng một khái niệm về tác phẩm điện ảnh phân biệt được với khái niệm phim trong đó có những tiêu chí về nội dung, nghệ thuật và kỹ thuật từ đó có cách xử sự và áp dụng những quy định phù hợp của pháp luật đối với từng đối tượng.

2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh

Điều 1 Nghị định 48/CP quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh là doanh nghiệp hoạt động công ích. Điều này hoàn toàn không phù hợp bởi vì theo Nghị định chỉ có cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước còn các cơ sở phát hành phim, chiếu phim và xuất khẩu phim ngoài hình thức doanh nghiệp Nhà nước thì còn có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

khác54. Vì vậy, các cơ sở này có quyền hoạt động xuất khẩu phim, phổ biến phim

trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận.

Hơn na, t khi Quyết định 38/2002/QĐ-BVHTT ngày

30/12/2002 ra đời đã cho phép thành lp các cơ s sn xut

phim dưới mô hình doanh nghip tư nhân, công ty c phn,

công ty trách nhim hu hn, công ty hp danh thì quy định

như trên ti Nghđịnh 48/CP càng t ra không còn phù hp.

v Đề xuất

Trước tiên, tính chất công ích trong hoạt động điện ảnh vẫn phải được khẳng định nhằm bảo đảm nền điện ảnh dân tộc hoạt động và phát triển theo

định hướng của Đảng và Nhà nước, sau là vì lợi ích chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào hoạt động kinh doanh là điều tất yếu tạo sự cạnh tranh lành mạnh - yếu tố cần thiết cho sự phát triển. Từ khi chuyển

đổi cơ cấu nền kinh tế, Nhà nước ta đã thừa nhận và cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo

đó, vị trí độc tôn của Nhà nước trong một số lĩnh vực giảm dần tạo điều kiện và cơ hội cho các tổ chức, cá nhân phát huy tính năng động của mình trong kinh doanh mà biểu hiện thuyết phục nhất của nó là thực hiện cổ phần hóa

54Điểm c Điều 4 Nghị định 48/CP quy định cơ sở điện ảnh cũng bao gồm “các cơ sở điện ảnh thuộc các

doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc giữ vững vai trò, vị trí, tính chất công ích của doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động điện ảnh, pháp luật còn cần phải thừa nhận sự tồn tại các loại hình doanh nghiệp hoạt động

điện ảnh vì mục tiêu kinh doanh.

Việc thừa nhận các tổ chức, cá nhân hoạt động điện ảnh theo Luật Doanh nghiệp - vì mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận là đòi hỏi tất yếu, một mặt hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh điện ảnh của các đơn vị này trên cơ

sở đó tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp; mặt khác thu hút ngày càng

đông sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động điện ảnh, tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện ảnh Việt Nam.

3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh

3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau Mối quan hệ giữa cơ sở điện ảnh các địa phương Mối quan hệ giữa cơ sở điện ảnh các địa phương

Pháp luật không quy định sự phối hợp liên kết giữa cơ sở điện ảnh các địa

phương với nhau mà chỉ có mối quan hệ trực thuộc chung giữa các cơ sở điện ảnh trong cả nước với Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Điện ảnh). Theo đó, việc sản xuất và phát hành nguồn phim trong cả nước không thống nhất mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế hiện nay, các cơ sở điện ảnh các địa phương tồn tại độc lập với nhau mà không có sự liên kết, giữa các cơ sở điện ảnh này chỉ tồn tại quan hệ bạn hàng nhằm tìm kiếm nguồn phim phù hợp để phổ biến.

Thí dụ: Cơ sở sản xuất phim tỉnh A sản xuất bộ phim về đời sống văn hóa

tinh thần của người dân tỉnh B (và đã được Cục Điện ảnh cho phép phổ biến)

nhưng công ty phát hành phim tỉnh B không nhận phát hành (cần nhắc lại, phát hành phim là quyền của cơ sở phát hành chứ không phải là một nghĩa vụ). Như

vậy, tỉnh A không khai thác được giá trị của bộ phim mà mình sản xuất.

Có thể thấy rằng, do không có mối liên hệ giữa cơ sở điện ảnh các địa phương nên điện ảnh không có điều kiện thuận lợi để phát huy được các chức năng thẩm mỹ và thương mại của mình.

Mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim

Tương tự như trên, giữa các khâu trong quá trình từ sản xuất tới tiêu thụ không gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi sản xuất, cơ sở sản xuất phim tìm mọi cách Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng cơ sở phổ biến không nhận phổ biến hoặc việc tuyên truyền cho phổ biến (quảng cáo) diễn ra không thu hút được sự quan tâm của khán giả thì cơ sở sản xuất phim khó thu lại chi phí đã bỏ ra cho sản xuất - chưa tính đến tiêu chí lợi nhuận. Có thể thấy, việc cắt khúc trong hoạt động

Một phần của tài liệu 243058 (Trang 53)