1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa đàm phán của nhật bản và sự khác biệt với các quốc gia khác

34 5,2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 52,6 KB

Nội dung

văn hóa đàm phán của Nhật Bản và sự khác biệt với các quốc gia khác. Nhật bản là quốc gia Châu Á có văn hóa vô cùng đặc sắc và nhiều nét riêng biệt. tìm hiểu về văn hóa đàm phán tại một quốc gia đối tác của mình là điều không thể thiếu và là một phần thành công trong hợp tác giao dịch thương mại quốc tế. để có thể đàm phán thành công với đối tác Nhật bản cần nắm rõ văn háo kinh doanh tại Nhật Bản, con người Nhật bản văn háo đàm phán của người Nhật Bản, những điều cần lưu ý khi đàm phán với đối tác Nhật Bản, các chiến lược mà người Nhật BẢn thường sử dụng trong đàm phán ... nắm rõ các điều trên có thể giúp doanh nghiệp đàm phán thành công với đối tác Nhật BẢn

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu……… ……….3

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1 Lý thuyết chung về đàm phán thương mại quốc tế……… 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò ,nguyên tắc của đàm phán thương mại quốc tế……….….4

1.1.2 Phân loại đàm phán thương mại quốc tế……… 5

1.1.3 Các hình thức và phương pháp tiếp cận……… 6

1.1.4 Một số kĩ thuật cơ bản và chiến lược đàm phán thương mại quốc tế……….7

1.1.5 Văn hóa với đàm phán thương mại quốc tế………8

1.2 Những yếu tố cơ bản quyết định khả năng đàm phán của một doanh nghiệp…8 1.3 Quản trị quá trình đàm phán Thương mại quốc tế……… 10

1.4 Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm……… 11

Chương 2: Văn hóa đàm phán của Nhật Bản 2.1 Vài nét về con người và văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản……….….13

2.1.1 Con người Nhật Bản ………13

2.1.2 Văn hóa kinh doanh của người Nhật bản……….14

2.2 Phong cách đang phán của người Nhật Bản……… 18

2.2.1 Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc……….…18

2.2.2 Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại………20

2.2.3 Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp……… … 20

2.2.4 Tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàn phán………20

2.2.5 Thao túng nhật trình của đối tác……… 20

2.2.6 Nói giảm, nói tránh……… 21

2.2.7 Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu……….21

2.2.8 Quá trình đàm phán……….… 21

Trang 2

2.2.9 Các chiến lược được sử dụng trong đàm phán của người Nhật………21

2.3 Những điều cần lưu ý khi đàm phán với người Nhật……….25

2.4 Những bài học được rút ra từ văn hoá đàm phán của người Nhật……… …27

Chương 3 Khác biệt giữa văn hóa đàm phán quốc tế giữa Nhật Bản và các quốc gia khác……….……28

3.1 Khác biệt giữa văn hóa đàm phán quốc tế của Nhật Bản và Việt Nam………28

3.1.1 Vài nét văn hóa đàm phán quốc tế của Việt Nam……… 28

3.1.2 Khác biệt giữa văn hóa đàm phán quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản……… 28

3.2 Sự khác biệt giữa văn hóa đàm phán của Nhật Bản và các quốc gia khác……… 31

3.2.1 Khác biệt với Mỹ……… 31

3.2.2 Khác biệt với Pháp………32

Kết luận……….….33

Danh mục tài liệu tham khảo……… 34

Trang 3

Lời mở đầu

Đàm phán một quá trình phức tạp thậm chí giữa các bên trong cùng một quốc gia

-sẽ càng phức tạp hơn trong giao dịch quốc tế do dễ nảy sinh những hiểu lầm do khác biệtvăn hóa Điều quan trọng là cần phải hiểu rõ tầm quan trọng về những cấp bậc ở nước khác;biết ai là người ra quyết định; hiểu rõ phong cách kinh doanh của công ty nước ngoài và hiểuthực chất về những thỏa thuận/hiệp định của đất nứơc, tầm quan trọng của những cử chỉ vànghi thức trong đàm phán Nên cố gắng có được những thông tin về văn hóa từ những nhàkinh doanh - những người đang ở nước ngoài hay những người thành thạo về khu vực thịtrường cụ thể Một nghiên cứu và quan sát nhỏ về hành vi văn hóa có thể là một bước tiến xatrong thương mại quốc tế Ngược lại, thiếu sự hiểu biết về tập quán của đối tác, các giao dịchkinh doanh có thể bị ảnh hưởng và ngừng trệ Chính vì vậy, tìm hiểu về văn hóa đàm phántại một quốc gia - đối tác của mình là điều không thể thiếu và là một phần thành công tronghợp tác giao dịch thương mại quốc tế

Nhận thấy vai trò của đàm phán quốc tế trong thương mại quốc tế, nhóm 7 đã chọn

nghiên cứu đề tài “Văn hóa đàm phán của một quốc gia So sánh với các quốc gia khác.”

Và chọn văn hóa đàm phán của con người Nhật Bản làm điển hình nghiên cứu

Đề tài bao gồm 3 nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Văn háo đàm phán của Nhật Bản

Chương 3: Sự khác biệt giữa văn hóa đàm phán của Nhật Bản và các quốc gia khác.

Bài viết của nhóm có thể có những sai sót mong nhận được sự đóng góp của mọingười để bài viết được hoàn thiện và thiết thực hơn

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1.1 Lý thuyết chung về đàm phán thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò ,nguyên tắc của đàm phán thương mại quốc tế (TMQT)a) Khái niệm và đặc điểm của đàm phán TMQT

- Có sự khác nhau về quốc tịch và ngôn ngữ sử dụng: Các bên tham gia đàm phánTMQT có các quốc tịch khác nhau và thường sử dụng ngôn ngữ phổ thông khác nhau

- Có thể có sự khác nhau về thể chế chính trị: Các bên tham gia đàm phán TMQT cókhác nhau về thể chế chính trị, và khi khác nhau về thể chế chính trị sẽ dẫn đến sự khác nhua

về quan điểm, lập trường, tư tưởng và tính dân tộc được đề cao

- Có thể có sự xung đột về hệ thống luật pháp: Trong quá trình đàm phán có sự gặp gỡcủa các hệ thống pháp luật khác nhau

- Có sự khác nhau về văn hóa, về phong tục tập quán: Mỗi quốc gia đều có một nềnvăn hóa truyền thống và phong tục tập quán riêng, nó hình thành nên tính cách, phong cáchứng xử, thái độ đàm phán và cách sử dụng các kỹ thuật, chiến thật, ra quyết định trong đàmphán khác nhau

b) Những nguyên tắc của đàm phán TMQT

Trong đàm phán TMQT cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Trang 5

- Các bên chỉ đàm phán khi xuất hiện vùng thỏa thuận đàm phán: Thực chất trong đàmphán kinh doanh thương mại, người ta chỉ tiến hành đàm phán khi các bên chưa thống nhấtvới nhau về các điều kiện thương mại

- Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia đàm phán: Cơ sở gốc rễ của mọi hoạt động đàmphán là lợi ích, đàm phán là quá trình tắc động giữa các chủ thể có lợi ích riêng, lợi íchchung, lợi ích xung đột nhằm tối đa hóa lợi ích chung và giảm thiểu sự xung đột lợi ích giữacác bên

- Kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong đàm phán: Trong đàm phán cần phảitiến hành một cách khoa học, từ nghiên cứu, phân tích, lập phương án và tiến hành đàm phántheo một quy trình chặt chẽ với những đối sách thích hợp

- Tập trung vào quyền lợi chứ không phải lập trường quan điểm: Trong quá trình đàmphán phải biết cách tách cảm xúc ra khỏi vấn đề đàm phán chú trọng đến quyền lợi mà ít tậptrung vào lập trường, để đảm bảo quyền lợi có thể ứng xử nhiều quan điểm khác nhau

- Kiên quyết bảo vệ các tiêu chuẩn khách quan: Đặc biệt khi đàm phán với nhữngngười chỉ bảo vệ lập trường riêng của mình, thì tốt nhất là kiên quyết đảm bảo các thỏathuận phải đàm phán các tiêu chuẩn khách quan công bằng, không phụ thuộc vào lập trườngcủa bên nào

- Đàm phán đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp khi tiến hành các hoạtđộng thương mại quốc tế Nếu tiến hành đàm phán tốt có thể tiến hành ký kết các hợp đồngthương mại mang lại lợi nhuận, hạn chế các rủi ro tranh chấp

1.1.2 Phân loại đàm phán TMQT

Trang 6

- Căn cứ theo đối tượng kinh doanh: Đàm phán đề xuất nhập khẩu hàng hóa, đàm phán

đề xuất nhập khẩu các dịch vụ, đàm phán về đầu tư, đàm phán để mua bán chuyển nhượngbản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, phát minh sáng chế

- Căn cứ theo số bên tham gia: Đàm phán song phương, đàm phán đa phương

- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh: Đàm phán để NK, đàm phán để XK, đàm phán đểgia công, đàm phán để tái XK, đàm phán để đổi hàng

- Căn cứ vào nội dung đàm phán: Đàm phán về tên hàng, đàm phán về số lượng, đàmphán về chất lượng, đàm phán về giá, thanh toán, đàm phán về giao hàng

có hiệu quả

- Đàm phán qua thư tín:

Là hình thức đàm phán chủ yếu của những nhà kinh doanh quốc tế Người đàm phán có điềukiện để cân nhắc, phân tích, suy nghĩ, bàn bạc cụ thể những vấn đề cần đàm phán với mọingười và có thể khéo léo dấu kín ý định thực sự của mình

- Đàm phán qua điện thoại:

Người đàm phán qua điện thoại cần phải sáng tạo, có khả năng phán đoán và phản ứng rấtlinh hoạt trước những vấn đề đối phương đưa ra, do đó cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận trướckhi đàm phán

 Phương pháp tiếp cận trong đàm phán

- Phương pháp tiếp cận thắng – thua:

Trang 7

Đàm phán thắng – thua là kiểu đàm phán được xây dựng trên cơ sở triết lý, xem thươnglượng là một sự cạnh tranh giữa các bên

- Kỹ thuật truyền đạt và thu thập thông tin

Quá trình trao đổi thông tin làm cho các bên hiểu được quan điểm, lập trường, mục tiêu,quyền lợi…của nhau, làm cơ sở phân tích tổng hợp và đưa ra các quyết định thích hợp

- Kỹ thuật lập luận trong đàm phán

Lập luận là một quá trình đưa ra những nguyên nhân, những dẫn chứng và những luận cứ đểtrình bày và giải thích nhằm làm cho đối tác hiểu được quan điểm và mục tiêu mà ta đưa rahoặc nhằm vô hiệu hóa ý kiến của đối tác trong quá trình đàm phán

 Một số chiến lược đàm phán cơ bản

- Chiến lược đàm phán cứng rắn

Đây là chiến lược đàm phán trong đó nhà đàm phán chỉ theo đuổi lợi ích của mình mà khôngquan tâm nhiều đến lợi ích của bên kia, họ sử dụng các phương pháp và thái độ cứng rắn đểgây sức ép buộc đối phương nhượng bộ

- Chiến lược đàm phán mềm dẻo

Trang 8

Trong chiến lược này người đàm phán chú trọng đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệgiữa hai bên

- Chiến lược đàm phán hợp tác

Chiến lược đàm phán hợp tác vừa chú ý đến lợi ích bản thân, vừa chú ý đến lợi ích của đốitác

1.1.5 Văn hóa với đàm phán TMQT

Các thành tổ chính của một nền văn hóa đó là các quy định, tiêu chuẩn, mô hình ứng

xử được thừa nhận, sự phân tầng xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục, nghệ thuật và tínhthẩm mỹ, văn hóa vật chất và điều kiện sống Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng đến phongcách, đến hành vi ứng xử của các thành viên trong nền văn hóa đó Nó tác động bằng nhiềucách đến các quá trình đàm phán đến những đặc tính phong cách của người đàm phán, đếnchiến lược thương lượng sử dụng trong đàm phán

1.2 Những yếu tố cơ bản quyết định khả năng đàm phán của một doanh nghiệp

 Khả năng của đoàn đàm phán

Thông thường trong đoàn đàm phán TMQT có thể bao gồm nhiều thành viên trong đoànđàm phán, họ có một vai trò quan trong trong hoạt động đàm phán, cụ thể:

- Những người đàm phán là những người đại diện cho doanh nghiệp tiến hành đàmphán với đối tác ký kết các hợp đồng TMQT Người đàm phán không những phải nhận thứcđược vai trò của hoạt động đàm phán , mà còn phải am hiểu về khoa học đàm phán có các kỹnăng , kỹ sảo, sự khôn khéo và sự điêu luyện đảm bảo đến mức nghệ thuật trong việc sửdụng các khoa học đàm phán để hoạt động đàm phán thành công nhất

- Thông qua đàm phán, những người đàm phán có thể tạo nên uy tín, thế lực cho doanhnghiệp, tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm tí đối tác và mối mua bán tin cậy giữacác bên

Trang 9

- Nhận thức của người đàm phán: Những người đàm phán phải nhận thức được vai tròcủa hoạt động đàm phán trong hoạt động kinh doanh quốc tế

- Trình độ nghiệp vụ và phẩm chất của người đàm phán: Để đàm phán thành công và

có hiệu quả yêu cầu những người đàm phán phải có một trình độ nghiệp vụ đàm phán cao và

có một phẩm chất đạo đức tốt

- Có phương pháp lựa chọn những thành viên của đoành đàm phán: Có phương pháplựa chọn các thành viên của đoàn đàm phán thích hợp sẽ tạo nên sức mạnh cho đoàn đàmphán

- Có phương pháp tổ chức để đoàn đàm phán hoạt động có hiệu quả

 Hệ thống thông tin hỗ trợ cho hoạt động đàm phán

Để có thể đàm phán cần phải có các thông tin về thị trường, về văn hóa, hệ thống chính trị,pháp luật, hệ thống thanh toán…đặc biệt là các thông tin về đối tác như tư cách pháp nhân,khả năng tài chính, quy mô và sự phát triển trong kinh doanh, uy tín, văn hóa, mục tiêu,chiến lược trong đàm phán…

 Khả năng phân tích tình huống đàm phán của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có một khả năng phân tích tình huống đàm phán tốt sẽ là tiền đề để doanhnghiệp lập kế hoạch đàm phán và tổ chức đàm phán thành công trong những điều kiện khókhăn nhất

 Khả năng lập kế hoạch đàm phán

Lập kế hoạch đàm phán là sự tính toán, thiết lập các mục tiêu và trình tự công việc, thao tác,chi phí, thời hạn và khả năng thực hiện mục tiêu đó

 Khả năng tổ chức đàm phán của doanh nghiệp

Mọi khả năng, năng lực đàm phán của doanh nghiệp đều được thể hiện ra trong quá trìnhđàm phán, và là khâu quyết định để thực hiện được mục đích và mục tiêu của đàm phán củanghiệp

1.3 Quản trị quá trình đàm phán TMQT

Trang 10

a) Lập kế hoạch đàm phán

Trình tự lập kế hoạch đàm phán được tiến hành theo các nội dung sau:

- Diễn dải sơ lược tình thế đàm phán: Phân tích khái quát những nét cơ bản của thịtrường thế giới, những đặc điểm của đối tác, văn hóa của đối tác, của doanh nghiệp có liênquan tác động đến đối tác đàm phán, những điểm mạnh điểm yếu, những thuận lợi, khókhăng làm cơ sở xác định mục đích và mục tiêu đàm phán

- Xác định mục đích và mục tiêu đàm phán: Được tiến hành theo các bước sau: 1 Xácđinh mục đích và mục tiêu của đối tác, 2 Xác định mục đích, mục tiêu của doanh nghiệp, 3.Các mục đích, mục tiêu tương tự nhau, 4 Các mục đích, mục tiêu khác nhau, 5 Đề xuất các

ý tưởng phối hợp các mục đích và mục tiêu khác nhau

- Lập kế hoạch hành động: Lập kế hoạch hành động bao gồm kế hoạch chiến lược, kếhoạch nhân sự, kế hoạch về địa điểm và lập kế hoạch cho chương trình về đàm phán, trong

đó lập kế hoạch về chiến lược, nhân sự và chương trình về đàm phán là rất quan trong

b) Tổ chức đàm phán

 Chuẩn bị đàm phán

Chuẩn bị thông tin phục vụ đàm phán

Để chuẩn bị thông tin cần phải biết chuẩn bị thông tin gì, thu thập từ nguồn nào và phân tích,

xử lý lưu trữ thông tin như thế nào

 Chuẩn bị nội dung đàm phán

 Chuẩn bị nhân sự

Chuẩn bị nhân sự, người quản trị phải đưa ra quyết định về lựa chọn đoàn đàm phán và tổchức đoàn đàm phán có hiệu quả

 Chuẩn bị địa điểm

Chuẩn bị địa điểm đàm phán có hai trường hợp xảy ra, đó là: Đàm phán tại doanh nghiệphoặc đàm phán tại một địa điểm ở nước ngoài Địa điểm đàm phán gồm ba bộ phận cấuthành: địa điểm để tổ chức đàm phán, địa điểm để nghỉ ngơi, địa điểm để giải trí

Trang 11

 Chuẩn bị chương trình làm việc

Nếu địa điểm đàm phán ở doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể chủ động lập chương trìnhlàm việc và tham khảo ý kiến của đối tác để thống nhất chương trình Nếu địa điểm đàmphán ở phía đối tác, doanh nghiệp cũng phải chủ động kết hợp với đối tác lập một chươngtrình đàm phán cho thích hợp và phù hợp với doanh nghiệp

 Tiến hành đàm phán

Tiến hành đàm phán gồm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp cận: Giai đoạn này được dành cho những thảo luận các vấn đề nằmngoài vấn đề thương lượng để giới thiệu các bên cùng các câu nói lịch sự, hoặc nhữngcâu chuyện về đề tài kinh tế, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, thời tiết, đất nước conngười…

- Trao đổi thông tin: Trong giai đoạn này những người thương lượng cung cấp và thunhận thông tin về nội dung của cuộc đàm phán để chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo

- Giai đoạn thuyết phục: Thực chất của giai đoạn thuyết phục là giai đoạn dành giật,bảo vệ quyền lợi làm đối phương chấp nhận các quan điểm lập trường của mình, thựchiện các mục tiêu đã đề ra

- Giai đoạn nhượng bộ và thỏa thuận: Sau giai đoạn thuyết phục sẽ xác định đượcnhững mâu thuẫn còn tồn tại giữa các bên mà cần phải có sự nhượng bộ và thỏa thuậngiữa các bên thì mới đưa được cuộc đàm phán đến thành công

- Kết thúc đàm phán: Có hai tình huống kết thúc đàm phán là đàm phán không đi đếnthông nhất và đàm phán thành công

1.4 Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm

Quá trình này được tiến hành theo 8 bước như sau:

- Bước 1: Xác định nội dung kiểm tra

- Bước 2: Hình thành hệ thống chỉ tiêu về đánh giá

- Bước 3: Xác định hệ số quan trọng của các chỉ tiêu

- Bước 4: Xác định giá trị của các chỉ tiêu

Trang 12

- Bước 5: Phân tích những thành công

- Bước 6: Phân tích những tồn tại

- Bước 7: Phân tích nguyên nhân

- Bước 8: Phân tích đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm

Trang 13

Chương 2: Văn hóa đàm phán của Nhật Bản

2.1 Vài nét về con người và văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản

2.1.1 Con người Nhật Bản

2.1.1.1 Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài

Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoàinhư người Nhật Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá vàcân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, vànếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi,nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiếncủa người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến Họ không đặtvấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết Sau đó họ mới nghiềnngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của ócquan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc

2.1.1.2.Ý thức tập thể

Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật Nó được thể hiện ngay từtrong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện Trong công việc người Nhật thường gạtcái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh Cáctập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để cóthể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài Vì vậy mà điều tối kỵ làlàm mất danh dự của tập thể

2.1.1.3 Tôn trọng thứ bậc và địa vị

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật Thái độnhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cậnđại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét Tập quán này được nhấnmạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn đượcthể hiện trong đời sống hàng ngày Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung

Trang 14

thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mụctiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.

2.1.1.4 Óc thẩm mỹ

Ấn tượng ban đầu củ.a bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thánphục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đìnhhay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một

óc thẩm mỹ cao Óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bênngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra lànhân sinh quan của họ Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổitiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôntận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem côngviệc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”

2.1.2 Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

2.1.2.1 Tinh thần làm việc hăng say

a Sự say mê công việc

Người Nhật là những người say mê công việc đến mức người phương Tây đã đặt cho

họ những cái tên “ những người nghiện làm việc” hay thậm chí là “động vật kinh tế” Thôngthường 1 nhân viên công ty ở Nhật bắt đầu làm việc từ 9 giờ sáng và không về trước 9 giờtối Họ tự nguyện làm thêm giờ cho công ty dưới nhiều hình thức khác nhau Việc tự nguyệnlàm thêm giờ đến tận khuya là rất bình thường ở Nhật Thậm chí có những người cảm thấyxấu hổ khi về nhà đúng giờ sau giờ làm việc Họ quan niệm “làm hết việc chứ không phảilàm hết giờ” và sẽ cảm thấy không hài lòng nếu không hoàn thanh tốt công việc của mình

Có thể nói sự say mê trong công việc đã ăn sâu vào ý thức của những người lao động NhậtBản

b Ý thức trách nhiệm:

Người Nhật luôn có ý thức trách nhiệm rất cao trong công việc Khi giao việc cho 1công nhân Nhật Bản thì hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả cũng nhưu tiến độ công việc.Việc đúng hẹn và làm thêm giờ là hết sức bình thường trong các doanh nghiệp Nhật Bản.Khi các doanh nghiệp làm việc với nhau, họ cũng phân công trách nhiệm rất rõ ràng

Trang 15

Bên cạnh đó, người Nhật luôn đề cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp Khi bắt đầubước vào công ty nào đó, 1 nhân viên luôn được huấn luyện cho thấm nhuần tinh thần củacông ty Nội dung giáo dục thường nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm của công ty, sau đó làmục đích kinh doanh của công ty không chỉ nhằm vào lợi nhuận mà còn vì 1 lý tưởng nào

đó Ví dụ như ở công ty Matsushita, hàng ngày các nhân viên đều cùng nhau đọc lời huấn thịcủa công ty: “Chúng tôi thề thực hiện chức trách của người công nhân viên chức Nỗ lực cảithiện sinh hoạt xã hội Cống hiến hết sức mình cho sự phát triển văn hóa thế giới” Cách giáodục này có vẻ máy móc, không phù hợp với phong cách phương Tây nhưng đem lại kết quảcao ở Nhật

2.1.2.2 Tinh thần tập thể cao, ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ và cách ứng xử khéo léonghiêm túc trong công việc

a Ý thức tập thể và sự phân công trách nhiệm rõ ràng:

Trong công ty mọi người đều làm việc theo 1 nhóm nhất định Mỗi người đều phâncông rõ ràng cụ thể về phạm vi trách nhiệm và quyền hạn, rồi cùng nhau cố gắng hoàn thànhtốt công việc chung mà không câu nệ Các lãnh đạo của Nhật thường hào mình với các đồngnghiệp, đặt tập thể lên trên các nhân, và qua đó đạt được vị trí cao nhất, lãnh đạo bằng sựđoàn kết chứ không phải bằng mệnh lệnh Khi cần đưa ra 1 quyết định hay kế hoạch kinhdoanh, họ thường thảo luận theo từng nhóm cho đến khi có được sự nhất trí hoàn toàn Vìvậy, các quy định thường là đúng đắn, và điều quan trọng là ngay từ lúc khưởi đầu cho đếnlúc quyết định là quá trình tìm kiếm và đạt được sự nhất trí của các cá nhân cũng như tậpthể Theo cách này, mọi nhân viên đều tham gia vào quá trình xây dựng công ty, và cũng vìvậy àm người Nhật luôn coi công ty như gia đình thứ 2 của mình, sống vì nó, tự hào vì nó

b Ý thức tổ chức kỷ luật cao

Doanh nhân Nhật bản nổi tiếng về tính kỷ luật và tổ chức Đức tính này giúp các nhânviên giành được sự tin tưởng của lãnh đạo và cả công ty trở thành 1 khối thống nhất cùngthực hiện mục tiêu chung Người Nhật luôn luôn đúng giờ và làm việc theo kế hoạch Họcũng luôn có ý thức rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của cá nhân

c Cách ứng xử khéo léo và nghiêm túc trong công việc

Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp còn được đánh giá qua cách ứng xử của cácnhà lãnh đạo và nhân viên trong công việc Tất cả các công ty Nhật bản, dù lớn hay nhỏ, đều

Trang 16

có rất nhiều những quy định cụ thể từ cách quyết định vấn đề, phạm vi trách nhiệm, quyềnhạn, cách thực thi cho đến đạo đức của nhân viên, trang phục, cách ứng xử giao tiêp vớikhách… ta có thể thấy 1 số ví dụ điển hình trong cách ứng xử của doanh nghiệp Nhật bảnnhư sau:

- Coi trọng hình thức: Chú ý đến hình thức là biểu hiện của phép lịch sự và rất được coi

trọng trong môi trường kinh doanh Nhật Bản Tùy vào ngành nghề và loại công việc mà cótrang phục khác nhau Trang phục sạch sẽ, phù hợp với hoàn cảnh không chỉ ảnh hưởng tới

uy tín cá nhân mà còn ảnh hưởng đên uy tín công ty Thậm chí có công ty còn quy định chitiết đến cách để đầu tóc, móng tay, cà vạt…Comple được dùng phổ biến, ngay cả đối vớinhững người không làm việc trong văn phòng

-Giao dịch, tiếp khách trong kinh doanh: Việc giao dịch, trao đổi trong kinh doanh không

nhất thiết phải tiến hành ở văn phòng Không ít những cuộc thỏa thuận được tiến hành dướihình thức những bữa ăn tối Điều này đã trở thành 1 tập quán trong đời sống kinh doanh củangười Nhật Có khi người Nhật vừa chuốc rượu vừa bàn chuyện kinh doanh đến tận nhữngchi tiết cụ thể Những dịp như thế kéo dài từ chiều đến tối, danh giới không rõ ràng là tronghay ngoài giờ làm việc Chi phí cho những cuộc tiếp đãi như vậy được coi là chi phí cầnthiết, ghi trong mục “Chi phí cần thiết”, hay “chi phí tiếp đãi”, và cũng được Sở Thuế chấpnhận không đánh thuế trong 1 giới hạn nào đó

2.1.2.3 Lấy con người làm trung tâm trong quản trị kinh doanh

Phong cách quản lý nào hướng vào còn người, lấy con người làm trung tâm chú ý và coi đó

là đòn bẩy cho sự phát triển của công ty và nền kinh tế nói chung

a Phát huy tính tích cực của nhân viên

Người Nhật quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặtxấu, tài năng dù ít nhưng ở đâu trong mỗi cái đầu khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗibàn tay, cái tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim, nhiều khi còn ở dạngtiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan Người Nhật quen với điều: sángkiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu qurcủa nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình

và của người khác Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và khôngtìm thấy chỗ nào để đóng góp

Trang 17

b Chế độ làm việc suốt đời.

Chế độ này có nghĩa là người lao động được tuyển ngay sau khi ra trường, và sẽ làmviệc tại công ty đó cho đến lúc về hưu ở độ tuổi nhất định, thường là 55 tuổi

Về phía người lao động, mặc dù không có một văn bản hợp đồng nào được ký kếtsong một khi đã được công ty lớn tuyển dụng thì người đó mặc nhiên trở thanh nhân viênchính thức, thường xuyên và làm việc suốt đời ở công ty này nếu họ muốn Người đó sẽkhông được phép rời bỏ công ty vì bất cứ lý do gì, vì người nhân viên bỏ chủ rất có thể sẽkhông kiếm được việc làm khác do ở Nhật không tồn tại thị trường lao động mở theo chiềungang giữa các công ty mà chỉ có thị trường nội bộ công ty theo chiều dọc và khép kín Hơnthế chế độ làm việc suốt đời cũng đi liền với chế độ nâng lương và đề bạt thâm niên, do vậyngười công nhân chỉ có thể tiếp tục làm mãi tại cùng 1 công ty thì mới tiếp tục tận dụngđược những lợi thế vật chất và tinh thần do thâm niên được tích lũy tạo ra

c Người lao động được khuyến khích tham gia vào quản lý.

2.1.2.4 Coi trọng sự kín đáo, tinh tế và lễ nghi trong giao tiếp

Phong cách giao tiếp của người Nhật hết sức đặc trưng và độc đáo không thể nhầm lẫn, vớicác đặc điểm sau:

a Coi trọng nghi lễ, thứ bậc

Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội thể hiện rất rõ trong cách xưng hô và hình thức chàohỏi của người Nhật Trong tiếng Nhật, người ta sử dụng tới 3 nhóm ngôn ngữ để nói chuyện:đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng kính ngữ (Sonkeigo), khi nói vềmình hoặc những người trong gia đình thì dùng khiêm tốn ngữ (Kensongo), và với bạn bè thì

sử dụng ngôn ngữ thông thường Người nào nói không đúng cách có thể bị xem như là ngườithiếu hiểu biết không được học hành đầy đủ Ở Nhật, mọi lời chào đều đi kèm cái cúi mình.Người ít tuổi phải cúi chào người lớn tuổi, trò cúi chào thầy, chủ nhà cúi chào khách, ngườibán hàng cúi chào người mua, thương nhân cúi chào bạn hàng, người đi vay cúi chào chủ nợ.Nhận được ân huệ càng lớn thì cúi chào phải càng thấp

Chính vì lí do này mà các nhân viên mới bao giờ khi vào công ty cũng phải trải quamột khóa đào tạo về văn hóa trong công ty, từ cách chào hỏi, đi đứng, cách nói chuyện điệnthoại… Các công ty cho rằng phong cách của nhân viên thể hiện bộ mặt của công ty và coi

Ngày đăng: 14/05/2016, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w