Những nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc (cụ thể là trong các phong trào cách mạng trước 1945 và sau

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền thống (Trang 78 - 84)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.2.3.1.Những nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc (cụ thể là trong các phong trào cách mạng trước 1945 và sau

độc lập dân tộc (cụ thể là trong các phong trào cách mạng trước 1945 và sau đó là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ)

Một trong những đặc điểm quan trọng của nền văn hóa Việt đã từng chi phối văn hóa nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng mà chúng ta đã đề cập đến ở chương I là khát vọng độc lập dân tộc của nhân dân ta mà biểu hiện cụ thể là lòng yêu nước. Nhân vật người chiến sĩ cách mạng sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc đã được đưa lên sân khấu Chèo hiện đại một cách tự nhiên như một lẽ đương nhiên, bởi từ xa xưa, sân khấu Chèo trước hết vẫn là sân khấu khuyến giáo đạo đức. Nếu như chữ trung quânđã tạo nên sức sống mãnh liệt của hình tượng các nhân vật trong Tuồng cổ, thì di sản mà nghệ thuật Chèo để lại thường gắn liền với những quan điểm về đạo đức và nhân cách của người Việt Nam.

Loại nhân vật này thường được xây dựng theo hai cách:

- Cách thứ nhất: Lấy từ nguyên mẫu về những người anh hùng liệt sĩ như: Mạc Thị Bưởi (trong vở Chèo Sóng Kinh Thầy của Nguyễn Đức Thuyết, đoàn Chèo Hải Hưng trình diễn); anh hùng Nguyễn Thị út Tịch (vở Chèo Cô

giải phóng của tác giả Trần Bảng, Hàn Thế Du, Lưu Quang Thuận, Hà Văn

Cầu, đoàn Chèo Trung ương); anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân (vở Chèo cùng tên của Nguyễn Đức Thuyết và Tào Mạt - đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần); Nguyễn Văn Cừ trong vở Chèo cùng tên (đoàn Chèo Hà Bắc); Trần Thành Ngọ trong vở Chèo cùng tên (đoàn Chèo Hải Phòng); nữ anh hùng liệt sĩ Bùi Thị Cúc (vở Hương Cúc của Ngọc Phúng, đoàn Chèo Hải Hưng)... trên sân khấu, những anh hùng chiến sĩ này đều là những nhân vật trung tâm của vở diễn. Ở họ hội tụ đầy đủ các phẩm chất tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng. Lòng yêu nước bất khuất, ý chí kiên cường lạc quan kết hợp với nét đẹp của truyền thống, hiếu thảo, nghĩa tình.

- Cách thứ hai được xây dựng khái quát từ cơ sở hiện thực đời sống chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ:

Viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp phải kể đến vở diễn Máu của

chúng ta đã chảy (tác giả và đạo diễn Trần Bảng) trình diễn trong Hội diễn

toàn quốc 1962. Vở diễn kể về một làng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng vào thời kháng chiến chống Pháp khi đội quân Gamô đến vừa dụ dỗ vừa âm mưu phá hoại cơ sở kháng chiến. Cuộc sống phải chống trả với quân địch vừa phải xây dựng cơ sở cách mạng tưởng chừng như quá ngột ngạt ấy đã hiện lên những nhân vật tiêu biểu như bà mẹ Ngát - chứng kiến tận mắt sự hy sinh anh dũng của đứa con trai, chính mẹ vừa phải vuốt mắt cho con trai mình xong đã phải tự nguyện giao tiếp đứa con gái còn lại của mình cho giặc để cứu một cán bộ lãnh đạo cơ sở.

Nhân vật Ngát là một cô thiếu nữ rất dũng cảm, nhiều sáng tạo trong hoạt động cách mạng. Chính Ngát đã bị bắt nhiều lần, bị tra tấn mà vẫn không hé răng khai nửa lời. Tấm gương của Ngát đã giác ngộ được Đồng - vốn là một lính Gamô trở về với cách mạng.

Bẵng đi gần 30 năm sau, một vở diễn cũng khá thành khi khai thác đề tài này là vở Cô gái làng Chèo. Đào và Tân là hai nghệ sĩ dân gian tài hoa của một làng Chèo nổi tiếng. Nhưng dưới chế độ cũ địa vị của họ chỉ là thân phận của những con hát. Hạnh phúc của họ vừa chớm nở thì bị lụi tàn lập tức bởi những âm mưu đen tối của bọn thực dân và tay sai mà đại diện là trung tá Xômuya và vợ chồng Trưởng Bất. Tân phải bỏ làng ra đi, Đào cũng phải trốn vào thành phố làm thuê. Rồi Lý, con gái họ lớn lên lại trở thành nạn nhân của chính sách thực dân hóa văn hóa của thực dân Pháp. Cô bé 15 tuổi hát Chèo hay và nhạy cảm trở thành một ca sĩ trong đội Gamô của quân đội Pháp. Đào mất con, mất luôn cả đôi mắt vì thói ghen tuông với tâm trạng tan nát…. Rồi cách mạng về, Tân về, Lý cũng trưởng thành. Cuộc đời đầy bất hạnh của Đào được hồi sinh cũng với tiếng hát Chèo của quê hương. Các tác giả đã khéo thông qua những miếng trò sinh động nhằm đắp đổi nên những tính cách nhân vật chính. Chẳng hạn, giới thiệu nhân vật Bất bằng một mảng trò vui ở ngay màn đầu: Để tiếp quan Tây và để tỏ lòng mến khách, Bất tự tay cầm trồng chầu điều khiển cuộc biểu diễn của Đào và Tân trong đoạn vợ chồng Thị Phương gặp nhau sau 15 năm lận đận cùng đôi Ngọc lưu ly…. Một, hai tiếng trống thưởng đầu tiên vang lên cùng với bộ mặt kể cả hách dịch. Rồi cặp mắt gờm gờm của người đánh trống chầu nhìn hau háu vào cô Đào. Hốt hoảng khi thấy Đào và Tân đến gần nhau múa hát, Bất nhảy chồm lên định xông vào nh- ưng bị ngăn lại, chợt nhớ đến nhiệm vụ,hắn dơ cao dùi nện "thùng, thùng" vào mặt trống một cách cáu kỉnh. Hắn đi đi lại lại vùng vằng mặt xám ngoét, và không chịu nổi nữa, điên lên, hắn lao ra chỗ để trống định nện liên hồi chấm dứt cảnh múa hát đang làm mê hồn những người xung quanh, nhưng lại nện chệch ra ngoài mặt trống, hắn mất thăng bằng, chới với. Chỉ bằng vào một thoáng, người xem bỗng nhận ra ngay được cải bản chất bất nhân bất nghĩa của tên trởng Bất. Và đồng thời cũng được thưởng thức luôn tài nghệ của Đào và Tân trên chiếu Chèo.

Hay cái đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật Chèo được thể hiện qua nhân vật Xô Muya - đoạn thi tài giữa Xô Muya và trùm Hỷ. Xô Muya diễn xong một lớp kịch nói và một lớp hài kịch của Môllie. Bằng những động tác cách điệu thanh thoát nhẹ nhàng được vũ điệu hóa, Trùm Hỷ ra vai hề, hát sắp xen nồi niêu - nói lên sự khảng khái của con người thông qua chiếc gậy trong tay hề. Tích hát của ông đã khiến cho cả đám lính xúc động, thổi bùng vào lòng họ ngọn lửa của sự phản kháng.

Vở diễn cũng đã tạo nên cho nhân vật có được những cao trào tình cảm bộc lộ bản chất, phẩm cách của mình. Sự đau đớn dữ dội của Đào khi phải chứng kiến cảnh Lý sùng bái nhạc tây, thích nhảy đầm, coi thường hát Chèo….. còn vượt xa hơn cả sự mất một đứa con gái yêu. Qua con mình, Đào phải chứng kiến, nhìn nhận một nạn nhân của công trình thử nghiệm các thủ đoạn đầu độc tư tưởng người dân bằng văn hóa, phim ảnh đồi trụy, bằng âm nhạc màu vàng nhằm làm cho con người suy yếu về thể xác, dao động về tinh thần rồi ý thức đấu tranh sẽ rã rời suy sụp.

Những năm chống Mỹ, để phù hợp và phục vụ cuộc sống thời chiến, hàng loạt các tiết mục Chèo ngắn ra đời, được khán giả đánh giá cao: Những cô gái mặt đường, Người chị, Cô chống lầy, Gái ngoại thành, Đảo nổi sông Hồng, Đường về trận địa, Cô gái làng chài, Lót đường kéo pháo, Lời thề chí cốt, Nồi cơm ai nấu, Thím mắm dọn cưới, Cô ba gùi, Chú bé chăn trâu... Các nhân vật trong những vở Chèo ngắn này thường xuất hiện chủ yếu là hai nhân vật: anh bộ đội và chị dân quân (hay du kích). Tiêu biểu là vở Chèo ngắn

Đường về trận địa. Từ một câu chuyện rất bình dị về cuộc gặp gỡ tình cờ

giữa đường của anh bộ đội trở lại trận địa và chị du kích xã đi họp ở huyện về. Hai bên cùng đề cao cảnh giác, thận trọng dò xét đối phương, nhưng đó chỉ là cái cớ để tác giả ca ngợi quê hương, nói lên lòng thiết tha bảo vệ quê hương, bộc lộ rõ mối tình quân dân vô cùng khăng khít trong chiến đấu.

Họ đã ba lần gặp nhau. Nếu trong cuộc gặp gỡ đầu, chị du kích chỉ đường cho anh bộ đội bằng cách kể say sưa về cảnh đẹp của quê hương chị, thì ở lần gặp thứ hai, anh bộ đội lại kể về chiến thắng của mình trong trận đấu ác liệt. Và ở lần gặp thứ ba, qua đối đáp dí dỏm của hai nhân vật, tác giả nói lên nguyên nhân chiến thắng vừa qua - chính là nhờ mối tình quân dân thắm thiết.

Câu chuyện về cuộc đời của người phụ nữ bên sông Trà Khúc - nhân vật Trúc (vở Sông Trà Khúc của Tào Mạt) được gắn liền với quá trình phát triển của cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Những sự kiện lịch sử từ Hiện định Giơnevơ đến luật 10-59 của Diệm đến tổng khởi nghĩa tuần tự được diễn ra. Những tổng thống Mỹ từ Giôn xơn, Kennedy, Esenhower đến Nichxơn; những tổng thống Ngụy từ Ngô Đình Diệm, Kỳ, Khiêm đến Nguyễn Văn Thiện đều được đưa vào vở diễn và có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận nhân vật Trúc. Ngoài hai mươi tuổi Trúc tiễn chồng đi tập kết ra Bắc hẹn hai năm là "hơn bốn trăm ngày" sẽ gặp lại. Trúc ở lại nuôi con nhỏ và mẹ chồng già yếu. Nào ngờ ngay sau đó con bị bắt đi, mẹ già bị giết, Trúc bị bắt giữ, bị tra tấn, bị hãm hiếp. Cô không còn muốn sống đã định tìm đến cái chết để rửa nhục, nhưng một nữ đồng chí cách mạng cùng bị bắt giam (nhân vật Liên) khuyên "tay bị nhơ lấy nước trong mà rửa/Đất nước bị nhơ lấy máu hồng mà

rửa/Danh tiết bị nhơ thì lấy việc làm hay mà rửa sạch vết nhơ.../Giặc muốn ta phải khoanh tay chịu khổ/Ta phải vùng lên quyết sống làm người". Đẻ ra đứa con trai, Trúc đã mang con ra bờ sông Trà Khúc định bỏ nhưng không nỡ, lại ôm đứa trẻ về và quyết tâm đi theo con đường cách mạng làm đến chức Chủ tịch xã. Mãi đến sau giải phóng miền Nam, Thạch mới trở lại quê nhà. Niềm vui sum họp của Thạch - Trúc sau 18 năm buổi đầu mang vị cay đắng của những hậu quả chiến tranh. Nhưng rồi họ hiểu nhau, hiểu "trung thực mới là trinh" nên đã thật sự hạnh phúc...

Tác giả đưa ra hai nhân vật Nam Tào, Thổ Địa như là Trời và Đất là những nhân chứng lịch sử dẫn dắt và bình phẩm trong quá trình diễn biến các sự kiện. Số phận của hai nhân vật Thạch và Trúc mang tính bi hùng.

Ngoài ra còn có thể kể Nghệ trong Cô gái Sông Lam (tác giả Trung Phong); nhân vật Trọng, Trinh trong Ni cô Đàm Vân (tác giả Học Phi); Hải trong Người trong bóng tối; Mai Tấn Hồng vở Người tử tù mất tích (Doãn Hoàng Giang), Mãi trong Điều đọng lại sau chiến tranh (Đặng Đình Hưng), mẹ Thắm trong Con đò của mẹ... Hình tượng những nhân vật này đã được đặt ra trong một nội dung phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Đặc biệt trong những vở diễn gần đây, tức là khi cuộc chiến đã được lùi vào dĩ vãng một khoảng thời gian thì hình tượng nhân vật người chiến sĩ thường được đi sâu khai thác ở khía cạnh "đời thường" nhiều hơn.

Anh thương binh Hải trong chiến đấu với bọn Phunro, giúp nước bạn Cam-pu-chia bị mù cả hai mắt, khi về hậu phương lại phải chịu đựng bao vất vả đắng cay nhưng đã vượt qua và lại là tấm gương cho bao người học tập (vở

Người trong bóng tối). Nhân vật Mãi tỏ ra ích kỷ trong tình cảm riêng tư, đã đẩy bạn mình ra trận chỉ vì tình yêu không được đáp lại, nhưng trong những khoảnh khắc quyết định của chiến tranh lại rất dũng cảm trong chiến đấu và cuối cùng đã ngã xuống như một liệt sĩ. Anh thương binh Đạt sẵn sàng vượt lên những lỗi lầm xưa của bạn, suốt 20 năm nuôi nấng chăm sóc con bạn như con đẻ của mình mong phần nào bù đắp những hy sinh của bạn (vở

Điều đọng lại sau chiến tranh). Và nếu như Điều đọng lại sau chiến tranh là câu chuyện của những người lính vừa mới từ lửa đạn bước ra thì Con đò của mẹ lại là cuộc đời chìm nổi của mẹ Thắm, người mẹ của những liệt sĩ mãi mãi không trở về. Mẹ bất chấp sự hy sinh của bản thân để góp phần cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Còn ở Người tử tù mất tích lại nêu lên một vấn đề: Nỗi trầm luân của những người anh hùng bị hiểu lầm oan ức sau chiến tranh

cần được giải quyết và chính họ là những người phải được xã hội quan tâm, đền bù xứng đáng.

Như vậy, qua hình tượng các nhân vật, mỗi vở diễn đều cố gắng đặt ra một chủ đề riêng và càng ngày những ý đồ tư tưởng của các vở diễn càng có sự gần gũi nằm trong mối quan tâm chung của khán giả và đã ít nhiều gợi ra được những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc chiến tranh hôm qua, những vấn đề đặt ra hôm nay từ trong cuộc chiến tranh ấy.

Và, dường như đã xuất hiện một khuynh hướng là các nhân vật được diễn tả đa chiều hơn, đi sâu khai thác nội dung nhân bản và chủ nghĩa nhân đạo, nhất là ở một số vở diễn gần đây. Nhân vật Mai Tấn Hồng (trong vở

Người tử tù mất tích) đã được xây dựng khá thành công bằng các sự kiện tác động tới nhân vật một cách dồn dập: Mai Tấn Hồng bị bắt, bị thương, bị lĩnh án tử hình, trở về quê thì mất vợ, mất con, mất luôn cả lòng tin của những người thân. Nhân vật được đẩy vào tình thế khắc nghiệt tưởng chừng như không thể đứng vững nổi. Nếu như từ trong sâu xa của tâm hồn, Mai Tấn Hồng không còn giữ được chút niềm tin bất diệt của người cộng sản thì con người này nếu còn tồn tại trên cõi đời chắc sẽ phải nổi loạn. Trong xây dựng hình tượng nhân vật, các tác giả đã từ những chi tiết để tạo nên tính cách và từ những tính cách đó tạo nên hình tượng. Những nhân vật phụ đều là những nhân vật lý thú mang đậm nét của những nhân vật trong Chèo cổ: Nhân vật ông Lưu một người nông dân ít nói, làm nhiều, tốt bụng và giàu tình thương, anh Khều lại là một nhân vật có dáng vẻ của một anh hề theo thầy. Còn nhân vật bà Mùi lại là kết quả sáng tạo về một nhân vật hề nữ tinh quái, rất thực tế nhưng cũng rất chân thực, hồn nhiên...

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền thống (Trang 78 - 84)