CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO TRUYỀN THỐNG
Trong tư duy giản đơn của người xưa thì nhân vật nữ ở Chèo cổ được chia làm hai loại "chín" và "lệch", cũng như nhân vật Tuồng được chia ra hai phe "trung", "nịnh". Nhân vật nữ chín của Chèo luôn là những tấm gương về đạo đức và việc thể hiện những nhân vật ấy là sự hình tượng hóa những điều khác nhau của đạo đức xưa, đó là Thị Kính tiêu biểu cho đức tính "nhẫn"(của đạo Phật) trước những nỗi oan trái của cuộc đời, đó là Thị Phương tiêu biểu cho đức tính hy sinh trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, đó là Trinh Nguyên
trong quan hệ mẻ ghẻ con chồng… Nói chung các nhân vật này đều có một mô hình chung là qua một quá trình thử thách họ khẳng định được phẩm chất tốt đẹp của mình và họ được đền bù xứng đáng hơn.
Loại nhân vật nữ lệch, nữ pha là những con người mà chế độ phong kiến gọi là nghịch nữ. Đó là Thị Màu xuất hiện trên sân khấu như một ngọn lửa rừng rực tình yêu, táo bạo thách thức, phá tan mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến đi tìm quyền tự do yêu đương. Đó là Súy Vân bị người chồng ham mê danh vọng ruồng bỏ, đã giả dại để thoát khỏi cảnh cô đơn lạnh lùng. Những nhân vật này đã được Chèo ủng hộ, và với tài năng của nhiều thế hệ nghệ nhân nối tiếp nhau đã gia công bồi đắp sáng tạo để trở thành những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ tuyệt vời.
Có thể nói, những nhân vật trung tâm này đều là những nhân vật phụ nữ. Đúng như Vũ Khắc Khoan trong "Tìm hiểu sân khấu Chèo" đã khẳng định: "Nhân vật chính trong các vở Chèo lớn thường được sáng tác bởi các nhà nho, là người phụ nữ. quan niệm văn dĩ tải đạo của các nhà họ đã là quan niệm chỉ đạo cho họ sáng tác ra những mẫu người phụ nữ với những đức tính tốt đẹp đáng noi theo"(1). Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ cũng nhấn mạnh: "Nghiên cứu các vở Chèo cổ, chúng ta thấy có điều đặc biệt là tư tưởng tiết mục hầu hết đều xoay quanh tập trung vào những nhân vật phụ nữ"(2). Và, Giáo sư Trần Bảng khẳng định:
Tích trò của Chèo dành cho cuộc đời của những con người bình thường, ca ngợi những tấm gương cao cả trong tình bạn, tình yêu chung thủy, lòng hiếu thảo, lòng khao khát tự do trong tình yêu và cuộc sống. Giữ vị trí trung tâm trong các tích Chèo là số phận người phụ nữ, tầng lớp chịu nhiều đau khổ nhất dưới chế độ phong kiến(3).
PGS Tất Thắng trong công trình Di sản sân khấu và đạo đức truyền thống cũng đã nhận xét rất tinh tế và hóm hỉnh: Một vũ trụ phụ nữ ngự trị trong Chèo cổ và tạo nên ở đây cái chất nữ, cái nữ tính rất nổi bật, rất đậm đặc đến nỗi có lúc ta cứ có cảm tưởng rằng hễ vào Chèo là lập tức gặp các
(1) Vũ Khắc Khoan, Tìm hiểu sân khấu Chèo, Nxb Lửa thiêng, S i Gòn, 1974, tr. 136à
(2) Trần Việt Ngữ, Cách viết một vở Chèo, Nxb Văn hóa, H Nà ội, 1984, tr. 89.
chủ nhân nữ của nó, cứ y như là vào Nhà máy dệt 8/3 là chạm trán với chị em", và ông nhấn mạnh:
Muốn giáo huấn đạo đức cho chị em, thì Chèo, với tư cách là một loại hình nghệ thuật, ở đây là nghệ thuật sân khấu, không thể chỉ dùng những bài huấn ca, những câu châm ngôn, v.v… mà chủ yếu phải giáo huấn thông qua hình tượng, mà ở đây chủ yếu là hình tượng nhân vật. Giáo huấn chị em bằng chính những hình tượng nhân vật về chị em, thông qua các hình tượng nhân vật về chị em, đó chính là ngọn nguồn sâu xa dẫn Chèo cổ tới cái bến bờ, cái thế giới, cái vũ trụ mà ở đó đa phần là con gái, đàn bà(4).
GS. Hà Văn Cầu thì cho rằng:
Nhân vật chính trong các vở dù là người tốt hay người xấu, cũng đều là phụ nữ. Nếu có vai nam nào xuất hiện cũng chỉ có việc học hành thi cử hoặc đi việc quân vương, thờ vua, giữ nước, đúng nghĩa là "nữ gia - nam quốc". Cũng là chủ đề "phụ tình - tình phụ" thì ở nhiều nơi trên thế giới đều sử dụng. Nhưng phần lớn ở các nước, tác giả nhân vật vô trách nhiệm hoặc phản bội, gây tội ác phần lớn là nam giới, như Ôtenlô, Edit, Trần Thế Mỹ, Thu Hồ cùng một số nhân vật trong Triệu Thị Cô nhi, Sơkuntơla chẳng hạn. Ngay cả ở Tuồng cổ của ta, các tội ác đều chất lên đầu nam giới như Tạ Thiên Lăng, Tạ Ôn Đình, Tạ Kim Hùng, Triệu Khôn Dẫn… Chỉ riêng ở Chèo, phần lớn các nhân vật hư thân mất nết mà các nghệ nhân xưa gọi là nhân vật lệch bị quần chúng dè bỉu lại là nữ chiếm số đông như Thiệt Thê, Thảo Mai, Súy Vân, Thị Mầu, Điêu Thuyền…(1).
Đi tìm nguyên nhân tại sao Chèo lại lấy các nhân vật phụ nữ làm trung tâm, là một vấn đề lý thú có liên quan đến văn hóa học. Tuy nhiên, ngay từ đây, chúng ta có thể nhìn sang các thể loại văn hóa khác như văn chương (văn học) bình dân, truyện nôm khuyết danh... thì thấy có sự tương đồng nào đó ở
(4) Tất Thắng, Sân khấu truyền thống từ chức năng giáo huấn đạo đức, Nxb Khoa học xã hội, H Nà ội, 2002, tr. 548.
điểm "nữ thịnh" này. Bây giờ chúng ta đi sâu vào các loại hình văn hóa khác như Mỹ học, Triết học, Đạo đức học... để truy tìm các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "nữ thịnh" trong Chèo cổ. Trước hết là những biến động xã hội, lịch sử, những thứ luôn luôn là cơ sở thực tiễn dẫn đến những biến động về văn hóa, trong đó có văn học nghệ thuật, trong đó có Chèo.
Từ thế kỷ XVI, mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến trong nước trở nên quyết liệt và nhanh chóng trở thành xung đột xã hội ác liệt kéo dài đến thế k ỷ XVIII. Trải qua hai thế kỷ nội chiến, lòng căm thù của nhân dân đối với các tập đoàn phong kiến đã âm ỉ, chứa chất, để đến thế kỷ VIII, mở đầu thế kỷ XIX nó thổi bùng lên dữ dội như sóng trào lốc cuốn. Thành quả cao nhất của phong trào đấu tranh nhân dân là chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn: tiêu diệt sáu vạn quân Xiêm (1785), dẹp các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược Thanh. Thắng lợi của Nguyễn Huệ "đã thực hiện một sự thay đổi" quan trọng nhất(1) trong lịch sử Việt Nam ngày trước và mở ra mở đầu cho những trang sử dân tộc thống nhất sau hàng trăm năm chia cắt, Truyền thống và khí phách dân tộc đã được phát huy và kết tinh trọn vẹn trên cả hai bình diện: đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Nhưng triều đại Quang Trung không tồn tại được lâu. Nhà Nguyễn đã thay thế bằng chính sách cai trị hà khắc của một chế độ mô phỏng theo mô hình Tống - Nho của Trung Quốc. Nhân dân lại nổi lên chống lại bằng các cuộc khởi nghĩa. Đất nước luôn loạn lạc.
Sự thay đổi nhanh chóng và liên tục kể từ thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn đến Tây Sơn và nhà Nguyễn kéo theo sự xáo động lớn về mọi phương diện của đời sống xã hội. Những biến động bất ngờ, đầy phức tạp của lịch sử thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX không chỉ tác động đến toàn bộ cơ cấu xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng của các thành phần trong xã hội.
Tính chất thối nát của xã hội phong kiến thời kỳ này không chỉ bộc lộ ở cuộc sống xa hoa, bóc lột dân lành, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của quần chúng, bất lực trước kẻ thù ngoại bang mà còn thể hiện sự lung lay của hệ tư
tưởng Nho giáo. Nho giáo, tư tưởng thống trị xã hội không còn đóng vai trò
như trước nữa, mà rạn nứt theo sự suy tàn của chế độ phong kiến. Ví như "sự học" là nơi lựa chọn nhân tài của Nhà nước phong kiến, thì nhà Nho Phạm Đình Hổ đã thất vọng thốt lên "huống chi học thuật đã bất chính, đến khi ứng dụng ra đời thì chỉ làm hại cho thiên hạ" (2). Thực tế xã hội đã buộc các nhà nho vốn trung thành với ý thức hệ Nho giáo, phải cay đắng thú nhận sự đổ vỡ, hoặc ít ra là sự xuống cấp của cường thường phân hóa "đời suy thói tệ không sao kể xiết". Thời kỳ này, bên cạnh Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo cũng phát triển. Và đặc biệt, nền văn hóa nghệ thuật dân gian tới thời kỳ này đã phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần - xã hội. Từ nông thôn, nghệ thuật Chèo lan rộng ra cả đến thị thành. Hát và múa Chèo đã trở thành một thứ thời thượng mà chính bản thân đẳng cấp đã lên án nó cũng không thoát khỏi ảnh hưởng. Chính nhà nho Phạm Đình Hổ cũng đã phải than thở khi ghi nhận: "Đến năm Canh Tuất (1790) dân gian lại thấy bày trò hát bộ ấy. Con cái nhà lương gia tử đệ có người bỏ cả chức nghiệp đi theo học hát khăn áo dáng bộ như đàn bà, thường khi ở nhà cũng nghêu ngao tập hát Chèo, đối với khách cũng không thẹn thò gì cả, tập tục đến thế chẳng khá than lắm sao!"(1).
Và ngay trong khoảng thời gian này, Chèo hình thành như một bộ môn sân khấu chính thức đã vươn tới cao độ phát triển của nó vào khoảng thời gian từ nhà Lê cho đến đầu thế kỷ XX, những vở Chèo lớn đa số đều xuất
hiện: Lưu Bình Dương Lễ, Tôn Mạnh Tôn Trọng, Trang Tử Cổ bồn, Quan Âm
Thị Kính, Nhị Độ Mai, Tống Trân Cúc Hoa, Trương Viên, Nữ Tú Tài, Phương Hoa, Kim Vân Kiều, Tuần Ty Đạo Huế, Trương Chi, Mỵ Nương, Đồng tiền Vạn Lịch, Lục Vân Tiên, ….
(2) Phạm Đình Hổ, Vũ Trung tùy bút, Nxb Văn học, H Nà ội, 1972, tr. 34.
Hiện thực xã hội và thực trạng tư tưởng của khoảng thời gian này đã làm rạn nứt, đảo lộn nhiều chuẩn mực, nhiều giá trị đạo đức vốn được coi là bất di bất dịch của chế độ phong kiến. Văn học nghệ thuật nói chung, Chèo nói riêng, sản phẩm tinh thần của thời đại cũng thể hiện sự biến đổi, trước hết là quan niệm thẩm mỹ về sự lựa chọn đối tượng thẩm mỹ, về chức năng của nghệ thuật.
Trước thế kỷ XVI, quan niệm thẩm mỹ được thể hiện qua hình tượng nhân vật trung tâm của văn học là người anh hùng cứu nước. Cái đẹp chủ yếu được gắn bó với hình ảnh Phù Đổng Thiên vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng. Hình tượng người anh hùng cứu nước là đối tượng chính, là nguồn cảm hứng của thi ca lừng lẫy một thời. Cùng với hình tượng
người anh hùng vệ quốc là hình tượng nhà kinh bang tế thế, hầu hết là nhà nho hành đạo. Đến thế kỷ XVI - XVII, bên cạnh hình tượng nổi bật của thời đại:
nhà nho ẩn dật, cư sĩ tiết tháo, đã thấy xuất hiện người phụ nữ trong một số tác phẩm khuyết danh và truyền kỳ. Vấn đề này, Giáo sư Phan Ngọc đã có nhận xét: "Trong văn học Việt Nam trước thời Lê - Mạc, trong những tác phẩm được quy định niên đại chính xác, từ Truyền kỳ mạn lục, hầu như không có đàn bà, chỉ thấy có đàn ông và đàn ông với cương vị xã hội cụ thể -hòa thượng, nho sĩ, tướng quân, vua chúa" (1).
Đến thế kỷ XVIII, sáng tác văn học nghệ thuật ra đời trong điều kiện Nho giáo không còn độc tôn, tinh thần duy vật khoa học chừng mực phát triển, văn học không thể chỉ làm nhiệm vụ "nêu gương" và "giáo huấn". Đã có dấu hiệu coi văn học phải gần gũi với cuộc sống thực hơn. Nhiều nhà thơ trong giai đoạn này hay nói đến quan niệm "người cùng thì thơ mới hay", họ đều chống lại thứ văn chương phù hoa trống rỗng mà cổ xúy cho loại văn chương gắn liền với cuộc sống có quan hệ với "thế nước tục dân", có tác dụng giúp đời…. Ngô Thì Nhậm nói: "Biết nắm lấy cái thực làm cốt tử, rồi dùng
(1) Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, H Nà ội, 1985, tr. 159.
đẹp đẽ trang sức thêm"(2). Lê Quý Đôn coi trọng sự chân thực trong văn chương: "Thơ phát khởi tự lòng người ta. Ba trăm bài thơ trong Kinh Thi, phần nhiều là của nông dân, phụ nữ làm ra, mà cũng có cả những bài văn sĩ đời sau không theo kịp được, như thế là vì nó chân thực" (3).
Xu hướng coi văn chương phải hướng tới đời sống thực đã thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm ra đời ở thời kỳ này. Văn học viết nhiều về chiến tranh loạn lạc, về sự xấu xa độc ác của bè lũ thống trị phong kiến, về nỗi khổ của dân và về thân phận con người cùng khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, nhu cầu muôn thuở của con người. Và đặc biệt là, "vào thời Lê - Mạc, cái đối tượng mà nền văn học cũ không dám nhắc đến thì nay trở thành thần tượng của nền văn học mới. Người đàn bà xuất hiện ở mọi nơi, trở thành những nữ hoàng mà hào quang và uy tín lấn át mọi thần tượng khác" (1).
Trở thành hình tượng của trung tâm của văn học giai đoạn này là
người phụ nữ mà nét đẹp của họ được khắc họa không chỉ ở công, dung,
ngôn, hạnh mà còn ở sự thông minh trí tuệ, sự ngỗ nghịch bất trị, thách thức với lễ giáo phong kiến, là bản lĩnh và sự tự ý thức về giá trị giới mình (Nữ tú tài). Lần đầu tiên, trong văn chương bác học đã xuất hiện dạng hình tượng phụ nữ, như Hồ Xuân Hương với vẻ táo bạo, mãnh liệt, ngang nhiên đối mặt với lễ giáo phong kiến. Thay vì những số phận may mắn hay đau khổ, có mệnh đạt thân vinh hoặc thân phận hèn mọn của người phụ nữ trong văn học nghệ thuật thế kỷ XVI - XVII là hình tượng người phụ nữ có tài, có sắc, có bản lĩnh, dám "đứng chéo", "trông nghiêng" thế lực cường quyền, là người phụ nữ dám bộc lộ khát vọng tình cảm chính đáng, mặc cho "quản bao miệng thế lời chênh lệch".
(2) Nhiều tác giả, Giới thiệu Thánh Tông di cảo, Nxb Văn hoá, H Nà ội, 1963, tr. 76.
(3) Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, Nxb Văn hóa, H Nà ội, 1962, tr. 251.
Trên nền những biến động của hiện thực cuộc sống đó, những nhân vật trên sân khấu Chèo cổ mà nổi bật là hình tượng người phụ nữ không chỉ
xuất hiện mà còn trở thành nhân vật trung tâm.
Lý giải hiện tượng này có lẽ chúng ta phải lưu ý ở đây một hiện tượng về mối liên hệ giữa sân khấu Chèo và truyện nôm dân gian hoặc truyện nôm bình dân.
Căn cứ vào một số tài liệu chính về văn học dân gian đã được công bố như Việt điện U linh (Thế kỷ XIV), Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ XVI) và nhiều công trình của các giáo sư, các nhà nghiên cứu, có thể khẳng định rằng hầu hết các vở Chèo (sân đình) đều có nguồn gốc hay ít nhất là điển tích của các
truyện dân gian hoặc truyện nôm bình dân.
Trở lại vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến, cũng như các truyện dân