1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về tài sản công và công tác quản lý tài sản công

25 372 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 51,63 KB

Nội dung

Theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập gồm 2 loại: đơn vị sựnghiệp công tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa chủ tài chính.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập 3

1.1.1 Cơ quan hành chính 3

1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập 4

1.1.3 Phân biệt cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập 5

1.2 Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 5

1.2.1 Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 5

1.2.2 Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 6

1.2.3 Vai trò của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 7

1.2.4 Đặc điểm của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 7

CHƯƠNG II CƠ CHẾ QUẢN LÝ, HIỆU QUẢ VÀ HIỆU LỰC CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 9

2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 9

2.1.1 Quản lý nhà nước đối với tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 9

2.1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 9

2.1.3 Vai trò của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 10

2.2 Hiệu quả và hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 11

Trang 2

2.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài

sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 11

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hiệu lực cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 11

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 12

CHƯƠNG III CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NÓI CHUNG VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM NÓI RIÊNG 13

3.1 Những kết quả đạt được 14

3.2 Những hạn chế 15

3.3 Một vài đề xuất 17

3.4 Cơ chế quản lý tài sản nhà nước ở trường Đại học hàng hải Việt Nam (Trích CHƯƠNG X TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH trong Quy chế hoạt động của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam) 18

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước là vấn đề được rất nhiềungười quan tâm Đây là vấn đề của mọi thời đại và mọi đất nước Nó liên quantới cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong xã hội, quyết định trực tiếp đến sựphát triển của đất nước và ảnh hưởng tới sự tiến lên của thế giới Hiện nay, ViệtNam là một nước đang phát triển và chúng ta đang hội nhập với thế giới, chonên chúng ta không chỉ cần một đường lối đúng đắn, một hệ thống pháp lý vàquy định đúng đắn mà chúng ta phải tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước mộtcách có hiệu quả Vì vậy nghiên cứu quản trị trong cơ quan hành chính nhà nước

có ý nghĩa thực tiễn rất lớn

Có thể thấy rằng vấn đề này không chỉ được nghiên cứu bởi các chuyêngia mà còn luôn được người dân trao đổi, thảo luận hàng ngày trong cuộc sốngcủa họ Những người quan tâm xem xét trên rất nhiều phương diện và quan tâmtới rất nhiều biểu hiện của nó, mà dễ nhận thấy nhất là sự quan tâm của họ vềvấn đề phòng chống tham nhũng

Nghiên cứu đề tài này nhầm xem xét sự thể hiện của các chức năng quảntrị trong công tác quản lý trong cơ quan hành chính Qua đó có cái nhìn tổngquát và toàn diện về hệ thống tổ chức cơ quan hành chính dưới góc độ chứcnăng quản trị Nó có thể là những kiến thức cơ bản cần có đối với bất cứ côngdân nào sống trong một đất nước đang phát triển và đang hội nhập

Chuyên đề nghiên cứu “Tìm hiểu về tài sản công và công tác quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp? Liên hệ ở địa phương, đơn vị?” chỉ đi sâu vào tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và các chức

năng cơ bản của công tác quản trị trong cơ quan hành chính nhà nước Bên cạnh

đó có những so sánh nhỏ và đóng góp ý kiến về thực trạng cơ chế quản lý tài sảnnhà nước trong các trường công lập

Trang 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG

KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1 Cơ quan hành chính

*.Khái niệm:

Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nướcđược thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, cóchức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội

* Đặc điểm:

Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộphận cấu thành bộ máy nhà nước Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũngmang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước:

- Một là, Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lựcnhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ Tínhquyền lực nhà nước thể hiện ở chổ: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộphận của bộ máy nhà nước; Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nướckhi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụpháp lý

- Hai là, Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên nhữngquy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và cónhững mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao Hệ thống cơquan hành chính nhà nước có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn do pháp luật quy định Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơquan hành chính nhà nước do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền vànghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiệnnhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạtđộng trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật; Trong quá trình hoạt động

Trang 5

có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các vănbản pháp quy và các văn bản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiếnpháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nướccấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nướccùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; Cótính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng

- Ba là, Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyềnđơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó cóhiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhànước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sựtác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước

1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập

* Khái niệm:

Đơn vị sự nghiệp công lập là: đơn vị do Nhà nước thành lập để hoạt độngcông lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằmduy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân

* Đặc điểm:

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực như: giáo dụcđào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, nông lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi

và các đơn vị sự nghiệp công lập kinh tế khác Theo quy định tại Luật quản lý,

sử dụng tài sản nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập gồm 2 loại: đơn vị sựnghiệp công tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa chủ tài chính

1.1.3 Phân biệt cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi khách quan của công tác quản lý thì cácđơn vị sự nghiệp công lập đã được tách ra khỏi cơ quan hành chính nhà nước vìhai loại tổ chức này có sự khác nhau cơ bản đó là:

- Về chức năng nhiệm vụ: quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng

Trang 6

vụ công mang lại lợi ích chung có tính bền vững trong các lĩnh vực như: giáodục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao

- Về kinh phí hoạt động: quan hành chính nhà nước được Nhà nước đảmbảo 100% kinh phí hoạt động; còn đơn vị sự nghiệp: kinh phí hoạt động do đơn

vị tự đảm bảo toàn bộ, ngân sách nhà nước cấp một phần hoặc toàn bộ

1.2 Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

1.2.1 Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

- Tài sản công là những tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sáchnhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; tài sản được các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp, hiến, tặng, cho Nhà nước; tài sảnđược xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; tài sản củacác chương trình, dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nước; đất đai, tài nguyêntrong lòng đất, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước,núi, sông hồ, nguồn nước, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùngtrời; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia mà phápluật quy định là của Nhà nước; phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vàodoanh nghiệp hoặc đầu tư ra nước ngoài được Nhà nước giao cho tổ chức, cánhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý chung của Nhà nước và chịu

sự kiểm tra giám sát của Nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản

- Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là những tài sản đượcđầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhànước; tài sản được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp,hiến, tặng, cho Nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quyđịnh của pháp luật; tài sản của các chương trình, dự án kết thúc chuyển giao choNhà nước mà Nhà nước giao cho từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp vàcác tổ chức khác trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của từng cơquan, đơn vị, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ đã được nhà nước giao

Trang 7

1.2.2 Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

* Phân loại theo công dụng của tài sản: theo cách phân loại này, tài sản

công trong khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm: trụ sở làm việc; phương tiện

đi lại; máy móc, thiết bị và các tài sản khác

* Phân loại theo cấp quản lý: theo cách phân loại này, tài sản công trong

khu vực hành chính sự nghiệp gồm: tài sản công do Chính phủ quản lý tài sảncông do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (gọi chung làUBND cấp tỉnh) Tài sản công do UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phốtrực thuộc tỉnh quản lý (gọi chung là UBND cấp huyện) Tài sản công do UBNDcấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) quản lý

* Phân loại theo đối tượng sử dụng tài sản: theo cách phân loại này, tài

sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp gồm: tài sản công dùng cho hoạtđộng của các cơ quan hành chính nhà nước Tài sản công dùng cho hoạt độngcủa các đơn vị sự nghiệp Tài sản dùng cho hoạt động của các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Tài sảncông mà Nhà nước chưa giao cho đối tượng nào sử dụng

* Phân loại theo đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản: theo cách

phân loại này tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm: tài sảnhữu hình và tài sản vô hình

* Phân loại theo đặc điểm hao mòn của tài sản: theo cách phân loại này

tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp bao gồm: tài sản hao mòn vàtài sản không bị hao mòn

1.2.3 Vai trò của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là một bộ phận nền tảngvật chất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước

Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp chính là nền tảng vậtchất căn bản để nhà nước tồn tại, hay nói rộng hơn đây là môi trường và là điềukiện đảm bảo sự tồn vong cho một chế độ xã hội

Trang 8

Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là yếu tố cấu thành củaquá trình sản xuất xã hội

Sự phát triển xã hội, chủ yếu do 3 yếu tố: Lao động, tri thức và quản lý,trong đó vai trò quản lý Nhà nước ngày một tăng Nhà nước thực hiện chức năngkinh tế thông qua các hoạt động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hộiđược tiến hành bình thường và hướng tới những mục tiêu đã định trước Với vaitrò là nền tảng vật chất đảm bảo cho nhà nước hoạt động, tài sản công trong khuvực hành chính sự nghiệp giữ vị trí hết sức quan trọng Một mặt, nó là phươngtiện để truyền tải thông tin, sự lãnh đạo điều hành quản lý kinh tế - xã hội củanhà nước, mặt khác nó là công cụ để thực hiện ý trí của nhà nước trong kiểm tra,kiểm soát duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo nhữngmục tiêu đã định trước

1.2.4 Đặc điểm của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp có những đặc điểm chủyếu, đó là:

(i) Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản công trong khu vực hành chính

sự nghiệp có sự tách rời

(ii) Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp được sử dụng phục

vụ hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, và các tổ chứcphục vụ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân

(iii) Nhà nước là chủ thể quản lý tài sản công trong khu vực hành chínhsực nghiệp, ở tầm vĩ mô tài sản công được quản lý thống nhất theo pháp luật củanhà nước, ở tầm vi mô tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định của Nhànước

(iv) Tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp rất đa dạng vàphong phú, được phân bố rộng trên phạm vi cả nước

(v) Giá trị của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp giảm dầntrong quá trình sử dụng; phần giá trị giảm dần đó được xem là yếu tố chi phí tiêu

Trang 9

dùng công (đối với các cơ quan hành chính); được xem là yếu tố chi phí để tạo

ra các sản phẩm dịch vụ công (đối với các đơn vị sự nghiệp)

Trang 10

CHƯƠNG II

CƠ CHẾ QUẢN LÝ, HIỆU QUẢ VÀ HIỆU LỰC CỦA CƠ CHẾ QUẢN

LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2.1 Cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong khu vực hành chính

Nội dung quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là thựchiện quản lý quá trình hình thành; khai thác, sử dụng và quá trình kết thúc tàisản

2.1.2 Cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là một bộphận của cơ chế quản lý kinh tế bao gồm hệ thống các quan điểm, yêu cầu vềquản lý; là sự vận dụng những đòi hỏi của các quy luật khách quan của sự pháttriển kinh tế xã hội nhằm đưa ra mục tiêu, nguyên tắc, cách thức tổ chức vànhững điều kiện đảm bảo để thực hiện quản lý tài sản công trong khu vực hànhchính sự nghiệp tiết kiệm, hiệu quả

Nội dung của cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong khu vựchành chính sự nghiệp gồm:

- Quan điểm, chủ trương quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sựnghiệp

- Hệ thống các mục tiêu quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sựnghiệp

Trang 11

- Các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước đối với tài sản công trongkhu vực hành chính sự nghiệp.

- Các công cụ quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

2.1.3 Vai trò của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp giữ vaitrò quan trọng vì:

Thứ nhất, Vai trò hàng đầu của cơ chế là định hướng, hướng dẫn, chỉ dẫn

hành vi và tạo khuôn khổ cho việc tổ chức quản lý tài sản công của các cơ quan,đơn vị

Thứ hai, Cơ chế có tác dụng như những căn cứ, cơ sở chuẩn mực để quản

lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

Thứ ba, Cơ chế quản lý có vai trò làm giảm tính bất định bằng cách cung

cấp thông tin cần thiết và thiết lập một cơ chế ổn định cho mối quan hệ qua lạigiữa các cơ quan, đơn vị trong bộ máy quản lý nhà nước

2.2 Hiệu quả và hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

2.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơ chế quản lý tài sản công trong khuvực hành chính sự nghiệp là cần thiết vì:

Thứ nhất, tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp là tài sản vật

chất, của cải của đất nước, của nhân dân phản ánh sức mạnh kinh tế của đấtnước, là tiền đề, là yếu tố vật chất để nhà nước tổ chức thực hiện các mục tiêukinh tế xã hội

Thứ hai, Nâng cao hiệu quả, hiệu lực cũng có nghĩa là hướng hoạt động

sử dụng tài sản công phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước

Trang 12

Thứ ba, tài sản công đặc biệt là tài sản công trong khu vực hành chính sự

nghiệp là phần vốn hiện vật trong các cơ quan được hình thành chủ yếu từnguồn chi tiêu công

Thứ tư, Quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp hiệu

quả, tiết kiệm là yêu cầu mong muốn của mọi công dân

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hiệu lực cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực cơ chế quản lý tài sản công trong khu vựchành chính sự nghiệp

Khi đánh giá hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hànhchính sự nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu định tính đó là: (i) Tính uynghiêm của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp; (ii)Mức độ tự giác chấp hành các cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hànhchính sự nghiệp (thông qua các quyết định quản lý) từ phía các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp, các cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sảncông

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công trong khu vựchành chính sự nghiệp:

- Các tiêu chí đánh giá mang tính định tính gồm: (i) Hiệu quả kinh tế xãhội mà cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực chính sự nghiệp mang lại (ii)

Sự phù hợp của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực chính sự nghiệp sochức năng, nhiệm vụ của đơn vị (iii) Tác động của cơ chế quản lý tài sản côngtrong khu vực hành chính sự nghiệp đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

- Các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng gồm: (i) Đầu vào là cácnguồn lực được sử dụng để tạo ra tài sản và vận hành tài sản (ii) Đầu ra: chính

là các dịch vụ công được cung ứng cho xã hội: số lượng, chất lượng, giá thành,tính cung ứng kịp thời (iii) Kết quả là mục đích đạt được bằng việc sử dụng tàisản tạo ra các dịch vụ công và đảm bảo cung ứng các dịch vụ công theo đúngcác mục tiêu, nguyên tắc đã chọn và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

Ngày đăng: 14/05/2016, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w