1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Clanhke Và Xi Măng Việt Nam Sang Thị Trường Nam Á

97 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Mặt hàng xi măng và clanhke luôn có kimngạch xuất khẩu vào Bangladesh ổn định và liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.Nam Á thật sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CLANHKE VÀ XI MĂNG

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 2

MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM Á 4

1.1 Tổng quan về thị trường Nam Á 4

1.1.1 Tổng quan về thị trường clanhke và xi măng nhập khẩu khu vực Nam Á 4 1.1.2 Tình hình tiêu thụ clanhke và xi măng ở thị trường Bangladesh và Sri Lanka 13

1.2 Các quy định quản lý nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng của

Bangladesh và Sri Lanka 17

1.2.1 Quy định về thuế nhập khẩu17

1.2.2 Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu 20

1.2.3 Quy định về nhãn mác, ký mã hiệu 20

1.2.4 Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CLANHKE VÀ XI MĂNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á 22

2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng 22

2.1.1 Tình hình sản xuất xi măng của Việt Nam 22

2.1.2 Lượng tiêu thụ nội địa và tình trạng cung vượt quá cầu 24

2.1.3 Giải pháp xuất khẩu clanhke và xi măng dư thừa 27

2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng clanhke và xi măng Việt Nam sang thị trường Bangladesh và Sri Lanka 34

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Nam sang thị trường Bangladesh và Sri Lanka 34

2.2.2 Mặt hàng xuất khẩu 39

2.2.3 Giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam 43

2.2.4 Đối thủ cạnh trạnh của xi măng Việt Nam tại khu vực Nam Á 46 2.2.5 Doanh nghiệp xuất khẩu clanhke và xi măng48

Trang 3

2.2.6 Một số vấn đề về thực hiện hợp đồng xuất khẩu 49

2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Nam sang thị trường Nam Á52

2.3.1 Những thành tựu đạt được 52

2.3.2 Một số hạn chế còn tồn tại 53

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CLANHKE VÀ XI MĂNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á 56

3.1 Quan điểm, định hướng của Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu xi măng56

3.1.1 Quan điểm, định hướng về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng 56

3.1.2 Quan điểm, định hướng về đẩy mạnh xuất khẩu clanhke và xi măng

57

3.2 Kinh nghiệm xuất khẩu xi măng của một số nước và bài học cho Việt Nam 59

3.2.1 Lợi thế của Thái Lan so với Việt Nam 59

3.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 61

3.2.3 Bài học cho Việt Nam 66

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước Nam Á 5

Bảng 1.2: Tỷ trọng các nước xuất khẩu hàng hóa sang bốn nước Nam Á 6

giai đoạn 2000-2012 6

Bảng 1.3: Tỷ trọng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hiệp hội SAARC 6

Bảng 1.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Bangladesh 10

Bảng 1.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Sri Lanka 11

giai đoạn 2007-2014 12

Bảng 1.6: Mã số HS hàng hóa, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xi măng 19

Bảng 2.1: Sản lượng và tình hình tiêu thụ trong nước của xi măng 23

Việt Nam giai đoạn 1997-2008 23

Bảng 2.2: Xuất khẩu clanhke, xi măng giai đoạn 2013 – 2014 30

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng xi măng, clanhke Việt Nam 35

sang Bangladesh và Sri Lanka (Từ năm 2010 – Quý I/2015) 35

Bảng 3.1: So sánh giá xuất khẩu xi măng bình quân (FOB) của Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010-2014 60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bangladesh năm 2014 10

Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Sri Lanka năm 2013 12

Biểu đồ 1.3: Lượng tiêu thụ xi măng bình quân đầu người (Kg) tại Bangladesh giai đoạn 2000-2014 13

Biểu đồ 1.4: Dự báo cầu xi măng của Bangladesh giai đoạn 2015-2021 14

Biểu đồ 1.5: Cung và cầu xi măng của Sri Lanka giai đoạn 2011-2014 và dự báo giai đoạn 2015-2021 15

Biểu đồ 1.6: Trị giá nhập khẩu xi măng – clanhke của Sri Lanka giai đoạn 2005-2014 16

Trang 5

Biểu đồ 2.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng nội địa 2009-2014 và dự báo năm2015 24Biểu đồ 2.2: Lượng cung và sản lượng tiêu thụ xi măng theo vùng miền năm2011 26Biểu đồ 2.3: Khối lượng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu clanhke và xi măng của ViệtNam giai đoạn 2010 - 2014 28Biểu đồ 2.4: Biến động tăng giảm kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng ViệtNam theo từng tháng 2013 – 2014 31Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam sang cácvùng lãnh thổ năm 2014 33Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu xi măng, clanhke Việt Nam sang Bangladesh vàSri Lanka giai đoạn 2010 - 2014 35Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam sang Bangladesh

và Sri Lanka qua các tháng năm 2014 - đầu năm 2015 37Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu toàn ngành xi măng Việt Nam sang khuvực Nam Á năm 2010 và năm 2014 42Biểu đồ 2.9: Giá clanhke và xi măng xuất khẩu sang một số thị trường từng thángnăm 2014 45Biểu đồ 2.10: Thị phần xuất khẩu clanhke và xi măng của các nước sangBangladesh năm 2011 47Biểu đồ 2.11: Thị phần xuất khẩu clanhke và xi măng của các nước sang Sri Lankanăm 2011 47

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vận chuyển xi măng, clanhke bằng đường biển từ Việt Nam sang một sốnước và khu vực 50

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

CHND Cộng hòa Nhân dân

CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

CXTTM Cục Xúc tiến Thương mại

TCHQ Tổng cục Hải quan

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

VICEM Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

TIẾNG ANH

ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

CIA Central Intelligence Agency Cơ quan Tình báo Trung ương

CIF Cost Insurance and Freight Tiền hàng, Phí bảo hiểm và Cước phíFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ISO International Organization

for Standardization

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa

Trang 7

ITC International Trade

Commission

Ủy ban Thương mại quốc tế

M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập

SAARC The South Asian

Association for Regional Cooperation

Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực

UNCTAD The United Nations

Conference on Trade and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

UNSD United Nations Statistics

Division

Cơ quan Thống kê của Liên Hiệp Quốc

VAT Value-added Tax Thuế giá trị gia tăng

VCCI The Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

VNCA Vietnam National Cement

Association

Hiệp hội Xi măng Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, ngành côngnghiệp xi măng Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành mộttrong mười nước có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới, có khả năng đáp ứng cácnhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước Tuy nhiên, sự phát triển không có quyhoạch bài bản cộng thêm ảnh hưởng từ sự trì trệ của thị trường bất động sản đãkhiến ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đứng trước thách thức to lớn: cungvượt quá cầu nội địa, thường xuyên dẫn đến tình trạng tồn kho và cạnh tranh gay gắttrong nước, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế Hiện nay các doanh nghiệp xi măngViệt Nam đang bắt đầu triển khai hướng đi mới, đó là xuất khẩu xi măng và clanhke

để giải quyết những khó khăn trước mắt

Việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mang tính thực tế và phù hợp khi màthương mại quốc tế đang thể hiện vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế mỗi quốc gia Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Sau khi Việt Namgia nhập WTO các doanh nghiệp sản xuất xi măng có cơ hội mở rộng thị trường,thu hút, tiếp cận và chuyển dịch nguồn lực đầu tư, tài chính; tiếp cận công nghệ, kỹthuật tiên tiến từ các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất xi măng Đồng thời,đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp cho Việt Nam phát huy được lợi thế của mình, gópphần hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới nói chung

Kể từ khi gia nhập nhóm các mặt hàng xuất khẩu, ngành xi măng đã xuấtkhẩu với mức tăng trưởng nhanh và ấn tượng Theo thống kê của Bộ Xây dựng năm

2009 Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu xi măng, năm 2010 xuất được 1,6 triệu tấnthì nhập 1 triệu tấn, nhưng chỉ sau 4 năm tức là đến năm 2014 Việt Nam đã xuấtkhẩu được 21 triệu tấn với kim ngạch gần 1 tỷ USD, trở thành quốc gia xuất khẩu ximăng đứng đầu các nước Đông Nam Á và tiến tới cạnh tranh với các nước xuấtkhẩu xi măng lớn nhất thế giới

Trong số các thị trường xuất khẩu clanhke và xi măng chủ yếu của Việt Nam,thị trường Nam Á có một vai trò quan trọng, được coi là thị trường xuất khẩu ximăng chiến lược của Việt Nam Trong khu vực Nam Á, Bangladesh và Sri Lanka là

Trang 9

hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đặc biệt là Bangladesh Hiện nayBangladesh đã và đang là đối tác quan trọng, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuấtkhẩu clanhke và xi măng Việt Nam Mặt hàng xi măng và clanhke luôn có kimngạch xuất khẩu vào Bangladesh ổn định và liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.Nam Á thật sự là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

xi măng Việt Nam Nền kinh tế các quốc gia khu vực Nam Á đang trên đà pháttriển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi sản xuất xi măng phải phụthuộc nhiều vào nhập khẩu vì không sẵn nguồn tài nguyên Bên cạnh đó, Việt Namchỉ mới bắt đầu xuất khẩu trong khi các cường quốc xi măng khác như Trung Quốc,Thái Lan, Hàn Quốc đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới từ lâu Cho nên cácdoanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt mọi cơ hội thâm nhập các thị trường còn khảnăng khai thác, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc xác định xuất khẩu là hướng đi chung cho ngành công nghiệp xi măngdưới áp lực cạnh tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm cấp thiết, bởi xuất khẩu

sẽ mở ra cơ hội phát triển trong tương lai của ngành Tuy nhiên thời gian qua, xuấtkhẩu xi măng nói chung của Việt Nam còn đối diện nhiều khó khăn thách thức.Nhận thức được vấn đề đó nên em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩymạnh xuất khẩu mặt hàng clanhke và xi măng Việt Nam sang thị trường Nam Á” đểviết khóa luận tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu khóa luận tập trung vào mục đích phân tích và đánh giá thựctrạng xuất khẩu xi măng và clanhke của Việt Nam sang thị trường Nam Á qua các

số liệu thu thập được, sử dụng phân tích định tính Dựa trên các kết quả nghiên cứu

và phân tích để đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu ximăng Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu xi măng và clanhke của ViệtNam sang thị trường Nam Á, trong đó Bangladesh là quốc gia nhập khẩu lớn nhất

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giới hạn trong ngành xuất khẩu xi măng vàclanhke của Việt Nam sang thị trường Nam Á từ năm 2010 đến hết tháng 3/2015 dohoạt động xuất khẩu mới chính thức bắt đầu cuối năm 2010

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp quy nạp, diễn giải, phươngpháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê, kết hợp lý luận và thựctiễn dựa trên nguồn dữ liệu được thu thập từ các nguồn chính thống như Bộ CôngThương, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê và các nguồn tài liệu tin cậy kháctrên Internet để làm rõ vấn đề

5 Bố cục của Khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm

ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về thị trường Nam Á

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam

sang thị trường Nam Á

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam

sang thị trường Nam Á

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Trần Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và

hỗ trợ để em hoàn thành bài khóa luận này Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tớicác thầy cô trong Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - trường Đại học Ngoạithương đã giúp đỡ em trong quá trình viết bài

Do kiến thức và kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luậncủa em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của thầy cô

Sinh viênNguyễn Thị Vân Anh

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM Á1.1 Tổng quan về thị trường Nam Á

1.1.1 Tổng quan về thị trường clanhke và xi măng nhập khẩu khu vực Nam Á

1.1.1.1 Giới thiệu chung về thị trường Nam Á

Khu vực Nam Á là một lục địa nhỏ với diện tích bằng khoảng 10% diện tíchchâu Á Khu vực Nam Á có khoảng 1,6 tỉ dân (World Bank, 2015), chiếm khoảng23% dân số thế giới, là khu vực có nền kinh tế đang phát triển Các nước thuộc khuvực Nam Á thường được xác định là thành viên của Hiệp hội Nam Á vì sự hợp táckhu vực (SAARC), bao gồm: Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives,Nepal, Pakistan và Sri Lanka Nếu đánh giá quy mô thị trường trên góc độ dân sốthì SAARC là một trong những khối kinh tế lớn nhất thế giới, khu vực này chiếmkhoảng 67% dân số có thu nhập thấp của thế giới (Ali và Talukder, 2009) Về tìnhhình kinh tế, các nước khu vực Nam Á đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng và

có mức tăng trưởng khá cao, ở mức 5,2% (IMF, 2013), trong đó Ấn Độ đạt 5,7%,Pakistan đạt 3,58%, Bangladesh 5,75%, Sri Lanka 6,25%, Afghanistan 3,06%,Maldives 3,46%, Bhutan 5,83%, Nepal 3,65% Một trong những tín hiệu cho thấykhu vực Nam Á đang dần thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm

2008 là sự tăng mạnh về nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tại các thị trường khu vực

Hiệp hội hợp tác các nước khu vực Nam Á được thành lập vào cuối năm

1985 trên nền tảng tình hữu nghị, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, với mục đíchthúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội Cụ thể, theo Cục Xúc tiến Thương mại (2011),các hoạt động trao đổi thương mại nội khối trên cơ sở ký kết Hiệp định khu vựcthương mại tự do Nam Á (SAFTA) diễn ra tương đối chậm, khối lượng giao dịchchỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch trao đổi thương mại toàn khối Quan trọnghơn cả là hoạt động ngoại thương ngoài khối SAARC, trong đó xuất khẩu ngoài khuvực các nước Nam Á tăng trưởng với tốc độ trung bình 12% giai đoạn 2005-2010,nhập khẩu tăng mạnh hơn, đạt khoảng 14,6% Đáng nói là tình trạng nhập siêu củacác nước thuộc khối SAARC đều khá lớn và tăng đều qua các năm

Trang 12

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước Nam Á

2000-2014 của Cơ quan thống kê Liên hợp quốc UNSD

Xét về hoạt động giao dịch thương mại, các quốc gia Nam Á chỉ mới tiếnhành trong khoảng mười năm trở lại đây Với mong muốn phát triển kinh tế trongnước, các quốc gia này bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường mục tiêu làcác nước công nghiệp phát triển, trong khi mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ cả cácnước phát triển và đang phát triển

Đối tác xuất nhập khẩu chủ yếu của các nước khu vực Nam Á là các nướcđang phát triển, tiêu biểu tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của các nước đang phát triểnnói chung vào Bangladesh và Sri Lanka lần lượt là 75,5% và 69% trong khi cácnước phát triển chỉ chiếm 24,5% và 31% Hàng hóa từ các nước Đông Nam Áchiếm tỷ trọng đáng kể khoảng 16% trong tổng số hàng hóa xuất khẩu sang khu vựcNam Á Có thể nói Nam Á là thị trường xuất khẩu tiềm năng của các nước ĐôngNam Á, trong đó phải nhấn mạnh lợi thế về khoảng cách địa lý

Bảng 1.2: Tỷ trọng các nước xuất khẩu hàng hóa sang bốn nước Nam Á

giai đoạn 2000-2012

Đơn vị tính: %

Trang 13

Đối tác ↓ Bangladesh India Pakistan Sri Lanka Các nước phát triển 24,5 45,5 34,5 31

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của UN Comtrade Database, United Nations

Commodity Trade Statistics và IMF Direction of Trade Statistics 2013

Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tại các thị trường trong khu vực Nam

Á tăng mạnh trở lại sau khủng hoảng là một trong những động lực thúc đẩy trao đổithương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này Năm 2013 đánh dấu những bướctiến trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Nam Á

Bộ Công Thương đã triển khai những hoạt động nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp

lý, xây dựng môi trường thuận lợi cho việc giao thương với các nước khu vực Nam

Á nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này (Trần Quang Tùng, 2013)

Bảng 1.3: Tỷ trọng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hiệp hội SAARC

Nguồn: Trade Map, 2015

Từ bảng số liệu, năm 2013 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa ViệtNam và các nước khu vực Nam Á đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tăng hơn 30% so vớinăm 2012 Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nam Á đạt khoảng3,16 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2012 (Trần Quang Tùng, 2013) Con số này thểhiện tốc độ tăng trưởng khá cao, tuy nhiên tổng trị giá hàng hóa mà khu vực Nam Á

Trang 14

nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ, bình quân khoảng 2% tổng trị giáhàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi toàn thế giới, tỷ trọng có tăng qua các năm nhưngkhông đáng kể Các mặt hàng chủ yếu được các nước SAARC nhập khẩu từ ViệtNam bao gồm máy móc và thiết bị phụ tùng, cà phê, cao su, hóa chất, sắt thép, vôi

và xi măng (Trade Map, 2015)

1.1.1.2 Thị trường xi măng – clanhke nhập khẩu ở khu vực Nam Á

Thương mại về xi măng đóng vai trò không thể thiếu trong quan hệ giữa cácnước trong khu vực Nam Á và giữa các nước Nam Á với thế giới Cùng với sự rađời của Hiệp hội SAARC, các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên được

ký kết đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung

Ấn Độ là quốc gia có trình độ phát triển cao nhất trong khu vực Nam Á, đặcbiệt ngành công nghiệp xi măng Ấn Độ được đánh giá là lớn thứ hai sau TrungQuốc, chiếm 8% tổng sản lượng xi măng toàn cầu (Equitymaster, 2014) Sản xuất ximăng tăng với tốc độ tăng trưởng kép khoảng 9% trong giai đoạn 2006 – 2013,trong khi tiêu thụ xi măng tăng trưởng chậm với tốc độ trung bình là 4% dẫn tới tìnhtrạng cung vượt cầu, phải đẩy mạnh xuất khẩu Sản lượng xi măng dư thừa của Ấn

Độ được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Bangladesh, Maldives, Nepal, SriLanka và Afghanistan, đáp ứng nhu cầu xi măng đáng kể với mức giá ưu đãi dochênh lệch tỷ giá hối đoái và lợi thế về khoảng cách địa lý (Khalid Amin, 2010).Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng nhập khẩu xi măng Portland từ Pakistan và Bhutan, haiquốc gia có ngành xi măng sản xuất thặng dư Từ năm 2008 Pakistan đã đẩy mạnhxuất khẩu xi măng sang Ấn Độ, Afghanistan, Sri Lanka và một số nước châu Phi

Về các nước nhập khẩu xi măng ở Nam Á, Afghanistan là một quốc gia kémphát triển, bất ổn về chính trị kéo dài, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng bị phá hủynghiêm trọng Sự tái thiết đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc dẫn tới sự tănglên về nhu cầu tiêu thụ xi măng trong khi sản xuất chưa phát triển nên Afghanistanlựa chọn giải pháp nhập khẩu, cụ thể là nhập khẩu từ nước láng giềng Pakistan(Trade Map, 2011) Bangladesh có nhiều trạm nghiền và nhà máy sản xuất xi măngnhưng thiếu nguyên liệu đầu vào nên cũng phải nhập khẩu clanhke và xi măng từbên ngoài, tiêu biểu là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.Maldives nhập khẩu các mặt hàng xi măng trắng, xi măng portland từ Ấn Độ,

Trang 15

Malaysia và Thái Lan Nepal hiện nay vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn clanhke

và xi măng nhập khẩu nước ngoài Lượng xi măng nhập khẩu từ Ấn Độ đáp ứngđến 80% nhu cầu thị trường nội địa Mặc dù công suất thiết kế theo tính toán có thểcao hơn nhu cầu nhưng do hiệu quả sản xuất thấp nên vẫn không thể tự đáp ứng hếtcầu nội địa (P K Mittal, 2012) Sri Lanka phải nhập khẩu xi măng do cầu vượt quácung Quốc gia này phụ thuộc vào xi măng clanhke nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ,các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam (InternationalCement Review, 2010)

Các đối tác xuất khẩu clanhke và xi măng hàng đầu vào các nước khu vựcNam Á được thể hiện ở phụ lục 1

1.1.1.3 Thị trường nhập khẩu xi măng – clanhke của Việt Nam tại khu vực Nam Á

Mặt dù vật liệu xây dựng là mặt hàng chủ yếu mà các nước Nam Á tiến hànhgiao dịch thương mại với Việt Nam, nhưng chỉ có hai nước là Bangladesh và SriLanka nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng (CXTTM và TCHQ, 2013, 2014)

Để đảm bảo tính tập trung và thống nhất của bài viết, kể từ đây thị trường xuất khẩumặt hàng clanhke và xi măng của Việt Nam ở khu vực Nam Á (hay thị trường NamÁ) sẽ hàm ý là thị trường gồm hai quốc gia Bangladesh và Sri Lanka Trong đó,Bangladesh là thị trường nhập khẩu chủ lực, thậm chí là thị trường lớn nhất trong sốcác thị trường nhập khẩu mặt hàng xi măng và clanhke của Việt Nam

Thị trường Bangladesh

- Thông tin cơ bản về thị trường Bangladesh

Được thành lập vào năm 1971, Bangladesh là nền kinh tế trẻ nhất khu vựcNam Á Về cơ bản, Bangladesh là quốc gia chậm phát triển, với GDP đạt khoảng321,8 tỷ USD năm 2013, GDP tăng trưởng 6% Dự đoán trong năm 2015-2016,GDP tăng lần lượt 6,2% đến 6,5% (Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI, 2013a) Tốc độtăng trưởng của Bangladesh cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng nămcủa các quốc gia đang phát triển (4,9% vào năm 2013) Thu nhập bình quân đầungười là 2.100 USD (CIA World Factbook, 2013) Trong lĩnh vực mậu dịch, từ khitiến hành tự do hóa và mở cửa kinh tế cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, xuất nhập

Trang 16

khẩu luôn đạt mức tăng trưởng cao Theo báo cáo của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây

Á và Nam Á, trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh đạt 26,91 tỷUSD, kim ngạch nhập khẩu là 32,94 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% hàng năm (LêThu Quỳnh, 2014)

- Tình hình quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Bangladesh

Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Bangladesh vào ngày11/2/1973 Trong 25 năm kể từ giai đoạn 1990, quan hệ hai bên đã có nhiều bướcphát triển cả về chính trị và kinh tế Hai bên đã cùng nhau ký kết 16 hiệp định, thỏathuận, nghị định thư trên nhiều lĩnh vực hợp tác ngoại giao, kinh tế, thương mại,đầu tư Tiêu biểu trong số đó là Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nướcCHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Bangladesh được ký kết năm 1996:Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp giữa Việt Nam và Bangladesh về hợp tác kinh

tế, thương mại, văn hóa, khoa học và kỹ thuật năm 1997, Bản Ghi nhớ về hợp tácxúc tiến thương mại giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETTRADE)thuộc Bộ Công thương nước CHXHCN Việt Nam và Cục Xúc tiến xuất khẩu (EPB)thuộc Bộ Thương mại nước CHND Bangladesh; Thỏa thuận hợp tác thành lập Hộiđồng Doanh nghiệp Bangladesh – Việt Nam và Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam –Bangladesh giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liênhiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh (FBCCI) (Ban Quan hệQuốc tế - VCCI, 2013a)

Trên cơ sở chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam vàonăm 2012 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương, Bangladesh đãcùng với Việt Nam thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, thương mại, vănhóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Bangladesh Khoảng năm năm trở lại đây,quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có khởi sắc Trao đổi thương mạigiữa hai nước tăng nhanh Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 288triệu USD vào năm 2010 đã tăng lên 767 triệu USD năm 2014, cho thấy mức độtăng trưởng cao (Lê Thu Quỳnh, 2014)

Bảng 1.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Bangladesh

Đơn vị: Triệu USD

Trang 17

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Chỉ riêng năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam vàBangladesh đạt khoảng 767 triệu USD, tăng 47,8% so với năm 2013, trong đó, kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Bangladesh là 710 triệu USD, tăng47,5% Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trườngBangladesh năm 2014, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam có kim ngạch tăngtrưởng tốt, trong đó clanhke là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 324triệu USD, tăng hơn 23 lần so với năm 2010 Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩmcủa Việt Nam sang Bangladesh giai đoạn 2010 - 2014 được nêu rõ trong phụ lục 2

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

sang Bangladesh năm 2014

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tóm lại, Bangladesh là thị trường trọng yếu trong khu vực các nước Nam Á,

có dân số đông 156,6 triệu người (UNCTAD, 2013), dung lượng thị trường tươngđối lớn, sức tiêu thụ mạnh đối với nhiều loại hàng hóa Mặc dù giữa Việt Nam vàBangladesh có nhiều nét tương đồng trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng

Trang 18

vẫn còn nhiều lĩnh vực ngành hàng có thể bổ sung cho nhau từ hàng hóa phục vụsản xuất tới hàng hóa tiêu dùng trong đời sống.

Thị trường Sri Lanka

- Thông tin cơ bản về thị trường Sri Lanka

Sri Lanka là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm trong khu vực Nam

Á nói riêng và trên thế giới nói chung Về tình hình phát triển kinh tế, GDP năm

2013 của Sri Lanka là khoảng 128,5 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 6.100USD, mức cao nhất trong khu vực Nam Á, GDP tăng trưởng ở mức 6,8% (BanQuan hệ Quốc tế - VCCI, 2013b) Sau năm 1977, do tiến hành cải cách kinh tế theo

cơ chế thị trường, mở cửa chú trọng xuất khẩu nên quan hệ thương mại của SriLanka với bạn hàng nước ngoài ngày càng được cải thiện Sri Lanka cũng là thànhviên sáng lập WTO vào năm 1995 Bên cạnh đẩy mạnh trao đổi thương mại với Ấn

Độ, Mỹ, các nước phương Tây, Nhật Bản, Sri Lanka cũng chú trọng mở rộng quan

hệ hợp tác về hướng Đông, với Trung Quốc, Singapore và các nước Đông Nam Á

- Tình hình quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Sri Lanka

Về thương mại, Việt Nam và Sri Lanka đều thiện chí xây dựng mối quan hệhợp tác hiệu quả giữa hai nước trên cơ sở xúc tiến thương mại trong nhiều lĩnh vựckinh tế Hai bên đã ký Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, đặc biệt Phòng Thươngmại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại Quốc gia Sri Lanka(NCCSL) đã có thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế thươngmại hai nước (Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI, 2013b) Kim ngạch buôn bán hai chiềugiữa hai nước trong thời gian qua đã biến chuyển mạnh mẽ, cụ thể kim ngạch đãtăng lên đáng kể qua các năm (Lê Thu Quỳnh, 2015) Việt Nam luôn ở thế xuất siêutrong cơ cấu ngoại thương với Sri Lanka

Trang 19

Bảng 1.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Sri Lanka

giai đoạn 2007-2014

Đơn vị: Triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam

Từ bảng số liệu, có thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam

và Sri Lanka trong năm 2014 tăng trưởng khá cao, tăng hơn 20% so với năm 2013,trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể (26%) Đáng nói, mặt hàng clanhke có

xu thế tăng trưởng rất mạnh từ năm 2011 đến năm 2014

Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Sri Lanka

năm 2013

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trang 20

Tóm lại, Sri Lanka là một thị trường mới nổi đầy tiềm năng cho hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam, không chỉ bởi quốc gia này có mức thu nhập bình quânđầu người cao nhất khu vực Nam Á mà còn vì nó đang trong quá trình trở thànhtrung tâm kinh tế thương mại, hàng không, hàng hải và tri thức quan trọng của khuvực Nam Á Bên cạnh đó, Sri Lanka còn đóng một vai trò quan trọng – cửa ngõ đưahàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Nam Á hơn 1,5 tỷ người vớikhoảng 500 triệu dân có mức sống trung lưu, trên cơ sở các Hiệp định tự do hóathương mại nội khối Chính vì những điều kiện này, hai nước đang hướng tới giatăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD vào năm 2015 (Lê Trung Thông,2013).

1.1.2 Tình hình tiêu thụ clanhke và xi măng ở thị trường Bangladesh và Sri Lanka

1.1.2.1 Thị trường Bangladesh

Về cơ bản là một quốc gia đang phát triển nên Bangladesh vẫn đang trongquá trình xây dựng và kiến thiết cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà cửa, đường sá vàcác công trình công cộng khác đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng

Vì vậy nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng mà đặc biệt là xi măng của quốc gia nàyngày càng tăng cao (Cemnet, 2015)

Tình hình tiêu thụ clanhke và xi măng

Biểu đồ 1.3: Lượng tiêu thụ xi măng bình quân đầu người (Kg) tại Bangladesh

giai đoạn 2000-2014

Nguồn: Loesche India Round Table 2012

Trang 21

Căn cứ vào biểu đồ trên, lượng tiêu thụ xi măng bình quân đầu người ởBangladesh có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2014, mức tiêu thụ đạt 99,4

kg, tăng hơn 3 lần so với năm 2000 (Zebun Nahar, 2011) Nhìn chung là lượng tiêuthụ xi măng có tốc độ tăng ngày càng cao Giai đoạn 2005-2010 lượng tiêu thụ ximăng của Bangladesh có nhiều biến động Năm 2005, tổng lượng tiêu thụ đạt 7,6triệu tấn, tốc độ tăng trưởng là 18,5%, đến năm 2007, lượng tiêu thụ đạt 8,2 triệu tấnnhưng tốc độ tăng trưởng lại ở mức âm (-2,38%) Tuy nhiên, trong hai năm sau đócác chỉ tiêu đã tăng trở lại, thậm chí đến năm 2010, cả lượng tiêu thụ và tốc độ tăngtrưởng đều tăng lên đáng kể, đạt 13,93 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng 31,8%(IDLC, 2011)

Cầu xi măng của Bangladesh giai đoạn 2015-2021 được dự báo sẽ tiếp tụctăng Khoảng những năm 1980 về trước, Bangladesh không phụ thuộc nhiều vào ximăng bởi việc xây dựng nhà ở chủ yếu sử dụng vật liệu truyền thống Tuy nhiênngày nay, tỷ lệ đô thị hóa và tình trạng nhập cư vào thủ đô Dhaka tăng lên nhanhchóng, trong khi đất đai không dư thừa khiến việc xây mới nhà ở và các khu căn hộchung cư cao tầng hiện đại trở nên cấp thiết Mặt khác nhu cầu về xi măng tạiBangladesh chủ yếu tập trung vào các dự án của Chính phủ (chiếm khoảng 40%lượng tiêu thụ xi măng nội địa) về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bất động sảnnhư cầu, cống, đường sá, cảng… để đáp ứng nhu cầu của người dân (InternationalCement Review, 2010) Cầu tăng lên tuy nhiên nguồn cung nội địa lại không tăngtương ứng, nên Bangladesh sẽ phải nhập khẩu clanhke và xi măng từ bên ngoài

Biểu đồ 1.4: Dự báo cầu xi măng của Bangladesh giai đoạn 2015-2021

Nguồn: Loesche India Round Table 2012

Trang 22

Tình hình nhập khẩu clanhke và xi măng

Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Bangladesh là thị trường nhậpkhẩu xi măng, clanhke lớn thứ ba trong khu vực Nam Á, chiếm một thị phần nhậpkhẩu xi măng đáng kể của toàn thế giới (Bộ Công thương, 2015)

Bangladesh không có sẵn nguồn tài nguyên để sản xuất xi măng, đặc biệt là

đá vôi, bởi đất đai ở đây chủ yếu gồm bùn và trầm tích, do đó các nhà sản xuất buộcphải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất xi măng từbên ngoài Hầu hết các nhà máy ở Bangladesh đều phụ thuộc vào clanhke nhậpkhẩu chủ yếu từ khu vực Đông Nam Á (P K Mittal, 2012) Chính vì vậy, nhu cầunhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng của Bangladesh là tương đối lớn, từ đó ximăng nhập khẩu có cơ hội cạnh tranh trên thị trường

1.1.2.2 Thị trường Sri Lanka

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Sri Lanka đã tăng trưởng mạnh

mẽ, cầu về xi măng vì thế cũng tăng theo với tốc độ nhanh chóng trên nền tảng pháttriển của thị trường nhà đất Tiêu thụ xi măng ở Sri Lanka tăng đều trong vòng nămnăm qua Theo đó, mức tiêu thụ xi măng bình quân đầu người cũng tăng nhanh, đạtmức 204 kg (Cemnet, 2015) Tóm lại, thị trường xi măng của Sri Lanka đang ởtrạng thái tích cực, quỹ đạo tăng trưởng ổn định đạt được là nhờ nhu cầu xây dựngnhà ở không ngừng nâng cao Đặc biệt, sự tăng mạnh trong tín dụng tư nhân tạođiều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân triển khai các dự án nhà ở cũng như khách sạn,điều này cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng xi măng (Global Cement, 2012)

Biểu đồ 1.5: Cung và cầu xi măng của Sri Lanka giai đoạn 2011-2014

và dự báo giai đoạn 2015-2021

Nguồn: Loesche India Round Table 2012

Trang 23

Bảng số liệu cho thấy cầu xi măng liên tục tăng, từ 3,3 triệu tấn vào năm

2011 và 2012 đến 4,8 triệu tấn dự kiến trong năm 2015 Tuy nhiên nguồn cung chỉtăng nhẹ và tăng rất chậm, cho thấy sản lượng xi măng sản xuất nội địa không đủđáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước Hiện nay, khoảng 66% lượng cầu xi măng củaSri Lanka được đáp ứng bằng cách nhập khẩu dưới dạng xi măng hoặc clanhke.Điều đáng nói là tỷ lệ này có thể tăng lên mức 75% nếu như tính cả lượng clanhkeđược nhập khẩu rồi đưa vào các trạm nghiền tại nước này Sri Lanka thường nhậpkhẩu xi măng từ nhiều công ty ở các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Việt Nam,Pakistan, Malaysia, Indonesia và Thái Lan (Sundaytimes, 2014)

Biểu đồ 1.6: Trị giá nhập khẩu xi măng – clanhke của Sri Lanka

giai đoạn 2005-2014

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Central Bank of Sri Lanka 2014

Biểu đồ cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2014, tổng trị giá nhập khẩu xi măngclanhke của Sri Lanka có xu hướng tăng, cụ thể đã tăng khoảng 6,5 lần Năm 2009,trị giá xi măng clanhke sụt giảm tương đối so với năm 2008, nhưng đã tăng trở lạivào năm 2010 với hơn 111 triệu USD và sau đó theo đà tăng mạnh đến năm 2014đạt xấp xỉ 370 triệu USD

Trang 24

1.2 Các quy định quản lý nhập khẩu mặt hàng clanhke và xi măng của Bangladesh và Sri Lanka

1.2.1 Quy định về thuế nhập khẩu

1.2.1.1 Thị trường Bangladesh

Về thuế nhập khẩu cơ bản, mức thuế suất hải quan đã giảm xuống tới mức từ0% đến 37,5% và 2,5% phí nhập khẩu chỉ là công cụ bảo hộ đối với hầu hết hànghóa nhập khẩu Hệ thống cấp phép nhập khẩu hiện nay được tự động hóa và các thủtục mở thư tín dụng đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Bangladesh Đạt được kết quả như vậy

là do Bangladesh đã nỗ lực và có những tiến bộ đáng kể trong việc tự do hóa thươngmại

Thuế hải quan được áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu (trừmột số trường hợp đặc biệt) Mức thuế suất được xác định theo các dòng như sau:

Trang 25

Về định giá hải quan, Bangladesh đã bỏ phương thức tính thuế truyền thốngtrong đó việc định giá các mặt hàng nhập khẩu dựa trên mức thuế hải quan áp dụngcho mặt hàng đó, thay vào đó triển khai hệ thống giám định hàng hóa trước khi gửihàng (Preshipment Inspection - PSI) Từ ngày 15 tháng 2 năm 2000, các mặt hàngnhập khẩu thông qua thư tín dụng được tính thuế dựa trên cơ sở giấy chứng nhậnkiểm định hàng hóa (CRF – Clear Report of Finding) từ ba cơ quan đối tác giámđịnh do PSI chỉ định.

Các loại thuế thường được áp dụng dựa trên cơ sở giá CIF của hàng hóa Cácloại thuế được tính theo tiền tệ của Bangladesh bởi cơ quan hải quan có thẩm quyềnthuộc Cục thuế và hải quan Bangladesh, Bộ Tài chính quốc gia (Trần Quang Tùng,2011)

1.2.1.2 Thị trường Sri Lanka

Về thuế nhập khẩu, chính sách thuế của Sri Lanka đã có sự thay đổi hết sứcquan trọng kể từ tháng 6 năm 2010 Phải kể đến là việc áp dụng 04 mức thuế 0%,5%, 15% và 30% Với sự đổi mới chính sách này, 44% các dòng thuế ở mức HS 8

số sẽ là 0% Các mức thuế được áp dụng hiện nay đối với hầu hết các mặt hàng là từ

0 – 15% Trong đó:

- Sản phẩm dệt, dược phẩm, thiết bị y tế, nguyên liệu thô phục vụ sản xuất,máy tính, phần mềm máy tính, giày thể thao, một số hàng điện tử: 0%

- Nguyên liệu thô sơ chế: 5%

- Hàng hóa trung gian: 15%

- Các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, hàng tiêu dùng, hóa chất vàcác loại hàng hóa trung gian khác: 30%

Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu vào Sri Lanka còn phải chịu thêmmột số loại thuế và phí như sau:

- Thuế VAT 12%, tuy nhiên khi tính thuế VAT, trị giá tính thuế phải cộngthêm 10% lợi nhuận vào giá nhập khẩu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đối với một số mặt hàng khôngkhuyến khích như rượu, bia, xe máy và thuốc lá Khi tính thuế phải cộng thêm 15%lợi nhuận vào giá nhập khẩu

- Thuế xây dựng đất nước (National Building Tax) 2%

Trang 26

- Phí EDB (Export Development Board), thông thường được gọi là phí

“Cess” được đánh vào hàng không thiết yếu với mức thuế từ 10-35% tính theo giátrị Tuy nhiên hầu hết các mặt hàng phải chịu loại thuế này

- Phí xây dựng cảng và sân bay PAL (Port and Airport Levy)

Mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp và tiêu dùng là 9,2% Tuynhiên chỉ chưa đến 30% dòng thuế đối với nhóm hàng này ở mức thuế ràng buộc,điều này đồng nghĩa với việc mức thuế của nhóm hàng này có thể tăng lên bất cứmức nào

Về ưu đãi thuế quan, chỉ một số nhóm hàng nhất định được hưởng ưu đãithuế quan theo các thỏa thuận thương mại song phương, khu vực và toàn cầu (ưuđãi thương mại toàn cầu - Global System of Trade Preferences GSTP) Các ưu đãithuế quan theo GSTP thấp hơn không đáng kể so với ưu đãi theo nguyên tắc tối huệquốc MFN (Most Favoured Nation)

Về định giá hải quan, Sri Lanka đang áp dụng Hiệp định Định giá Hải quan(Customs Value Agreement - CVA) của WTO, tuy nhiên luật của nước này chophép các cơ quan hữu quan có thể không áp dụng một số nguyên tắc của Hiệp địnhnày trong trường hợp cần thiết (Vcosa, 2013)

Dưới đây là bảng mã số HS và mức thuế nhập khẩu đối với xi măng vàclanhke nhập khẩu theo khối lượng lớn của Bangladesh và Sri lanka Trong đó cóbao gồm các loại thuế nhập khẩu có đề cập ở phần trên

Bảng 1.6: Mã số HS hàng hóa, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xi măng

Nước

nhập khẩu

Mã số HS hàng hóa

Mức thuế MFN

Thuế VAT Các phụ phí và thuế bổ sung

Bangladesh 4202.91.00 25% 15%

- Supplementary Duty (SD) (20%CIFD)

- Regulatory Duty (RD) (5% (CIFD+ Supplementary Duty (SD)))

- Advance Trade VAT (4% CIFD)

- AIT (Advance Income Tax) (5%CIFD)

Sri Lanka 4202.91 30% 12%

- Import Cess (Rs 150.00 per Kg)

- PAL (Ports and Airport Levy) (5%CIF)

Nguồn: Duty Calculator

Trang 27

1.2.2 Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu

Quy tắc xuất xứ ưu đãi của Bangladesh và Sri Lanka được áp dụng theo cácthỏa thuận thương mại song phương và khu vực Tiêu biểu là Hiệp định thương mạiChâu Á – Thái Bình Dương (ASEAN Free Trade Agreements - AFTA), Hiệp địnhThương mại ưu đãi Nam Á, Hiệp định thương mại tự do Nam Á và Hiệp định Hệthống các ưu đãi thương mại toàn cầu GSTP (Vcosa, 2013) Việc xác định xuất xứliên quan đến việc phân biệt đối xử, hưởng ưu đãi trên thị trường, đồng thời đáp ứngyêu cầu của người tiêu dùng về việc cung cấp rõ ràng thông tin nguồn gốc sảnphẩm

1.2.3 Quy định về nhãn mác, ký mã hiệu

Đối với yêu cầu về nhãn mác và ký mã hiệu, Bangladesh quy định hàng hóanhập khẩu (bao gồm cả bao bì chứa ngoài) không có bất kỳ từ hay chữ viết mang ýnghĩa tôn giáo, với lý do có thể ảnh hưởng tới đức tin tôn giáo của người dânBangladesh Hàng hóa nhập khẩu không nên có hình ảnh, thông điệp, hình ảnhtượng trưng mang tính nhạy cảm (Trần Quang Tùng, 2011)

1.2.4 Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu

Xi măng và clanhke đều có đặc tính riêng và quy định về chất lượng theo tiêuchuẩn chung của toàn ngành ở mỗi quốc gia

-1.2.4.2 Thị trường Sri Lanka

Căn cứ vào thông báo được nộp lên WTO vào năm 2010, Sri Lanka hiệnđang áp dụng 103 tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới thương mại và các tiêu chuẩn

Trang 28

này đều tuân theo chuẩn mực quốc tế Theo Luật Kiểm soát nhập khẩu số 1, năm

1969 và Luật sửa đổi số 28 năm 1987 thì có 5 nhóm hàng nhập khẩu bắt buộc phảigiám định kiểm tra để đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn của Sri Lanka Trong đó, 4nhóm hàng phải có ít nhất một loại giấy chứng nhận đạt chuẩn cấp bởi một cơ quanchứng nhận quốc tế được Sri Lanka công nhận và hàng hóa thuộc nhóm còn lại sẽđược lấy mẫu tại cảng và chỉ được thông quan khi đã có kết quả giám định Ximăng cũng là mặt hàng phải tuân thủ quy định này Sri Lanka không có bất cứ mộtthỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) nào với các nước thứ ba về các vấn đề liênquan tới các quy định kỹ thuật tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá tính phù hợp (Vcosa,2013)

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CLANHKE VÀ

XI MĂNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAM Á2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng

2.1.1 Tình hình sản xuất xi măng của Việt Nam

Trong xã hội hiện đại, xi măng luôn có một vai trò hết sức quan trọng trongxây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục vàquốc phòng Nó là loại vật liệu cơ bản và thiết yếu được sử dụng phổ biến nhấttrong xây dựng do nó là thành phần trọng yếu của bê tông Xi măng là chất kết dínhthủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clanhke, thạch cao thiên nhiên và cácloại phụ gia Clanhke là sản phẩm nung ở nhiệt độ cao đến kết khối của hỗn hợpnguyên liệu đá vôi – đất sét và một số phụ gia điều chỉnh như quặng sắt, cát…Không thể phủ nhận sự cần thiết của loại vật liệu xây dựng này bởi sự phát triển củangành công nghiệp xi măng sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề sản xuấtdịch vụ khác như xây dựng lắp đặt, sản xuất thiết bị phụ tùng, sản xuất bê tông, bao

bì và các dịch vụ liên quan đến ngành xây dựng như tư vấn khảo sát thiết kế, thăm

dò chất lượng và trữ lượng Hơn nữa, ngành công nghiệp xi măng cũng góp phầnđáng kể vào sự tăng trưởng GDP của cả nước

Ngành công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp hìnhthành sớm nhất ở nước ta Lịch sử phát triển ngành đã kéo dài hơn 100 năm kể từkhi nhà máy xi măng đầu tiên được xây dựng vào năm 1889 tại Hải Phòng (Tô BỉnhQuyền và các cộng sự, 2013) Bước sang thế kỷ 21, ngành xi măng Việt Nam đã có

sự chuyển mình rõ rệt, thu được sự tăng trưởng cả về chất và lượng Toàn ngànhhiện nay có khoảng 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh, trong đó đa

số các thành viên thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM),còn lại là các công ty liên doanh cùng các trạm nghiền khác

Tuy nhiên trước khi đạt được những thành tựu về sản xuất như hiện nay thìngành xi măng cũng đã trải qua thời kỳ khó khăn từ năm 1997 đến năm 2008, khi

đó sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước

Trang 30

Bảng 2.1: Sản lượng và tình hình tiêu thụ trong nước của xi măng

Việt Nam giai đoạn 1997-2008

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển ngành xi măng – Bộ Xây dựng, 2011

Có thể thấy trong suốt giai đoạn 1997-2008, lượng xi măng sản xuất rakhông đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, dẫn đến việc phải nhập khẩuthêm xi măng Đây cũng là nguyên nhân chính lý giải tại sao từ năm 2008 trở vềtrước xi măng của Việt Nam chưa thể xuất khẩu ra nước ngoài Sau đó, đến năm

2009, Bộ Xây dựng đã tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách để thuhút các nhà đầu tư tham gia vào ngành xi măng Vì vậy trong năm 2009 sản lượng

xi măng sản xuất trong nước đã đủ cho nhu cầu sử dụng nội địa Có khoảng 10 dâychuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, công suất thiết kế thêm 12,28 triệutấn, nên không còn phải nhập khẩu clanhke làm nguyên liệu Từ đó Việt Nam mớibắt đầu có xi măng và clanhke dư thừa đủ khả năng xuất khẩu (Bộ Xây dựng,2011)

Sau hơn 20 năm kể từ đầu thập niên 90, vào năm 2012 tổng công suất thiết

kế đã tăng gấp 13 lần, đưa Việt Nam lên vị trí đứng đầu khối ASEAN về sản lượng

xi măng Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng được nâng lên 68,5 triệu tấn/năm, sản lượng thu được là 58,4 triệu tấn Trong đó, 68 dây chuyền lò quay vớicông suất thiết kế 67,32 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền xi măng lò đứng với tổngcông suất thiết kế 1,18 triệu tấn/năm (Tô Bỉnh Quyền và các cộng sự, 2013) Điềuđáng nói là Việt Nam đều nằm trong 10 nước sản xuất xi măng lớn nhất trên thếgiới cả hai năm 2011 và 2012 (U.S Geological Survey, 2011, 2012) Năm 2013, sảnlượng ngành xi măng đạt được là 63,4 triệu tấn, tăng 8,56% so với năm 2012 Cũng

Trang 31

trong năm 2013, Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) được xếp thứ 25 trong

75 công ty sản xuất xi măng lớn nhất thế giới, với 9 nhà máy có tổng công suất 22triệu tấn/năm (Amy Saunders, 2013) Sản lượng xi măng sản xuất năm 2014 đạt64,3 triệu tấn Đến tháng 1 năm 2015, sản xuất xi măng ước tăng 27,1% so với cùng

kỳ năm 2014 và tăng 36,7% so với bình quân theo tháng năm 2010 (Bộ CôngThương, 2015) Điều này cho thấy sản lượng của ngành xi măng tăng lên nhanhtrong vòng năm năm qua, và về cơ bản cung đã vượt cầu

2.1.2 Lượng tiêu thụ nội địa và tình trạng cung vượt quá cầu

Tổng quát, lượng tiêu thụ xi măng nội địa của Việt Nam liên tục tăng qua cácthời kỳ, sản xuất trong nước đã chuyển biến từ chỗ không đáp ứng được tiêu dùngtrong giai đoạn 1997 – 2008 đến bứt phá sau năm 2009, không chỉ đủ tiêu thụ trongnước mà còn dư thừa một phần xi măng và clanhke để xuất khẩu Nói cách khác, từnăm 2009 trở đi cung – cầu xi măng Việt Nam bắt đầu thặng dư Trong giai đoạn

2005 – 2014, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có sự thay đổi mạnh nhất về thứhạng, tăng từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 8 trong số những nước sản xuất xi măngnhiều nhất thế giới (Statista, 2015)

Biểu đồ 2.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng nội địa 2009-2014

và dự báo năm 2015

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành xi măng, BSC

Trang 32

Từ năm 2006 đến năm 2010, tổng lượng tiêu thụ xi măng đã tăng với tốc độtrung bình 12%/năm, nguyên nhân là do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và xâydựng nhà ở tăng lên mạnh, nhiều dự án mới được đưa vào hoạt động Năm 2011, thịtrường xi măng trì trệ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường nhà đất ảmđảm, kéo theo lượng tiêu thụ xi măng giảm, đạt 49,2 triệu tấn, giảm xấp xỉ 2,4% sovới năm 2010 Trong năm 2012, tình trạng này vẫn tiếp diễn, theo báo cáo của Hiệphội xi măng Việt Nam (VNCA) lượng tiêu thụ xi măng cả năm chỉ đạt 45,9 triệutấn, tức là giảm 6,7% so với năm 2011 Điều này càng làm cho tình trạng dư thừa ximăng trở nên nghiêm trọng hơn Lượng xi măng dư thừa đã tăng từ 0,7 triệu tấnnăm 2010 lên 12,5 triệu tấn năm 2012

Năm 2013 tiêu thụ xi măng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, nhưng thặng

dư xi măng vẫn rất lớn (15,9 triệu tấn) bởi tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 60%tổng sản lượng Trong năm 2014, tổng lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 49,83triệu tấn Ngành xi măng đã bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng mới Theo dựbáo của Bộ xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2015 khả quan hơn,đạt khoảng 71 – 73 triệu tấn (trong đó tiêu thụ nội địa đạt 52 – 53 triệu tấn), tăng4,41% - 7,35% so với năm 2014 Có khả năng tiêu thụ xi măng trong nước có thểvượt mức dự báo của Bộ Xây dựng, do tác động từ các chính sách hỗ trợ tích cựccủa Chính phủ và việc triển khai đúng tiến độ các dự án hạ tầng giao thông Tuynhiên, nếu chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa thì sẽ không giải quyết được lượng

xi măng dư thừa bởi sản lượng xi măng sẽ tiếp tục tăng cao Ngành xi măng dự báo

sẽ tăng trưởng 5% hàng năm cho tới năm 2030, vì vậy thị trường xi măng Việt Nam

sẽ tiếp tục thặng dư cung đến năm 2026, trừ khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ hiệuquả và tiến hành nhiều dự án xây dựng với quy mô lớn (StoxPlus, 2014)

Mặt khác, tình hình cung vượt cầu xi măng tại Việt Nam không có gì thayđổi trong vài năm tới, nhưng tình trạng này thậm chí còn phức tạp hơn nếu xem xét

cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền

Trang 33

Biểu đồ 2.2: Lượng cung và sản lượng tiêu thụ xi măng

theo vùng miền năm 2011

Đơn vị: Triệu tấn

Nguồn: Báo cáo ngành xi măng của StoxPlus năm 2012

Thị trường miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất (41 – 46%), miền Nam (31 –33%) và miền Trung chiếm tỷ lệ thấp nhất (21 – 25%) (Tô Bỉnh Quyền và các cộng

sự, 2013) Trên thực tế, thị trường miền Bắc và miền Trung sẽ tiếp tục thặng dưcung Cầu tiêu dùng xi măng ở miền Bắc tăng trưởng 3%/năm, vẫn thấp hơn cung

dự kiến đến năm 2030 Còn ở miền Trung, tốc độ tăng trưởng cầu xi măng nhanhnhất là 7%, dự báo đến năm 2028 cung cầu thị trường xi măng mới có thể đạt trạngthái cân bằng Ngược lại, miền Nam vẫn tiếp diễn tình trạng thiếu hụt nguồn cung ximăng Năm 2012, sản lượng xi măng toàn miền Nam là 6,3 triệu tấn, chỉ đủ đáp ứng44% lượng cầu tiêu thụ trong khu vực Bên cạnh đó, miền Nam còn phụ thuộc chủyếu vào nguồn cung clanhke từ miền Bắc và miền Trung, thậm chí còn phải nhậpkhẩu clanhke từ Thái Lan với chi phí vận chuyển thậm chí thấp hơn so với từ miềnBắc (StoxPlus, 2013) Vì vậy, nếu muốn xuất khẩu xi măng thì các doanh nghiệpcũng phải tính đến yếu tố vùng

Tóm lại, khó khăn về tiêu thụ do nhu cầu xi măng sụt giảm đáng kể trong khisản lượng xi măng tiếp tục tăng đã dẫn tới tình trạng dư cung trầm trọng trong giaiđoạn 2011 – 2013 Cung vượt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành trở nênkhốc liệt, nhiều dây chuyền đầu tư mới đi vào hoạt động và bắt đầu phải trả cả vỗnlẫn lãi vay đầu tư ở mức cao

Trang 34

Thực tế, nhiều nhà máy xi măng như nhà máy xi măng Thăng Long, QuảngNinh và nhà máy xi măng Sông Danh phải hoạt động hết công suất thì mới thu hồiđược vốn đầu tư và chi phí cố định Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuấtkhác hoạt động ở công suất thấp nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ tồn kho.Hơn nữa, các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng trong khi giá nguyên liệu đầu vàocao, chi phí vay lãi lớn do việc đầu tư xây dựng nhà máy xi măng rất tốn kém,chênh lệch tỷ giá tăng khiến cho doanh thu giảm, lỗ vốn và nghiêm trọng hơn thìđứng trên bờ vực phá sản.

Bên cạnh đó trong giai đoạn 2012-2013, ngành xi măng gặp khó khăn do ảnhhưởng nặng nề của chính sách tiền tệ và tài khóa, dẫn đến đầu tư công giảm, thịtrường bất động sản trầm lắng, hàng loạt dự án ngành xây dựng bị cắt giảm, hoạtđộng xây dựng cả nước chỉ ở mức duy trì Hơn nữa ngành xây dựng có tính chấtmùa vụ nên tiêu thụ xi măng trong năm không đồng đều (thường quý 2 và quý 4 làcao nhất, miền Nam là vào mùa khô), vì vậy ảnh hưởng lớn đến lượng xi măng tồnkho và doanh thu của công ty xi măng

Hệ quả là nhiều nhà máy thua lỗ kéo dài phải dừng hoạt động như nhà máy

xi măng Hạ Long, nhà máy xi măng Đồng Bành và nhà máy xi măng Quang Sơn.Bên cạnh đó các dự án được triển khai đúng thời điểm kinh tế suy thoái nên đã sớm

bị bỏ hoang, tiêu biểu như nhà máy Xi măng Thanh Sơn (Thanh Hóa) có tổng vốnđầu tư gần 1.500 tỷ đồng (Tô Bỉnh Quyền và các cộng sự, 2013)

2.1.3 Giải pháp xuất khẩu clanhke và xi măng dư thừa

2.1.3.1 Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu clanhke và xi măng

Giai đoạn 2011-2013, trong hoàn cảnh tình hình tiêu thụ xi măng trong nướcvẫn còn khó khăn và biến chuyển chậm, nhiều doanh nghiệp xi măng đã tìm hướng

đi mới, đó là triển khai hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuấtkhẩu Trước mắt, hướng đi này sẽ giúp giải quyết tình trạng cung vượt cầu dẫn tớitồn đọng xi măng và clanhke, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có nguồn tiền để trả

nợ đầu tư, khấu hao, chi phí nhân công đảm bảo hoạt động sản xuất được tiếp tục.Đặc biệt, Tổng công ty xi măng Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong ngànhtrong khi áp lực từ việc dư thừa clanhke và xi măng ngày càng tăng khiến chonhiệm vụ xuất khẩu trong giai đoạn 2010-2020 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Trang 35

Trên cơ sở thực hiện biện pháp điều tiết cung cầu thị trường, Bộ Xây dựng đãban hành nhiều công văn khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Chínhsách này phù hợp với Quy hoạch phát triển xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020

và định hướng đến năm 2030 Có thể nói xuất khẩu xi măng đã trở thành mục tiêuquan trọng trong giai đoạn phát triển mới của ngành công nghiệp xi măng nói riêng

và ngành vật liệu xây dựng nói chung

2.1.3.2 Tổng quan tình hình xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Nam

Lượng xuất khẩu clanhke và xi măng

Mặc dù là nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thếgiới bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia, nhưng Việt Nam chỉ mớibắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng clanhke và xi măng trong vòng vài năm trởlại đây

Biểu đồ 2.3: Khối lượng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu clanhke và xi măng

của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan và Index Mundi

Nhìn vào biểu đồ 2.3 phía dưới ta thấy hoạt động xuất khẩu xi măng của ViệtNam đã thu được những thành tựu nhất định, sản lượng xuất khẩu tăng liên tục quacác năm Từ năm 2010 đến năm 2014, lượng clanhke và xi măng xuất khẩu của Việt

Trang 36

Nam đã tăng gần 13 lần (từ xấp xỉ 1,65 triệu tấn năm 2010 tăng lên 21,2 triệu tấnnăm 2014).

Giai đoạn 2010-2012, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tìm kiếm thịtrường ở nước ngoài, hợp lý hóa trong khâu vận chuyển, khắc phục những hạn chếtrong hoạt động bốc xếp hay logistics để tăng cường xuất khẩu xi măng Theo Báocáo thị trường xuất khẩu của VICEM năm 2010 - 2011, toàn ngành đã xuất khẩu 1,6triệu tấn clanhke và xi măng, trong đó chủ yếu là clanhke (1,25 triệu tấn); các thịtrường chính là Bangladesh, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc và một số thị trườngkhác như Philippin, Malaysia, Singapore, Sri Lanka, Congo Năm 2011 toàn ngành

đã xuất khẩu trên 5,5 triệu tấn sản phẩm (trong đó chủ yếu là clanhke) sang các thịtrường như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, một số nước châu Phi và trong khuvực ASEAN Đến năm 2012, lượng xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 8,4 triệu tấnclanhke và xi măng, ngoài thị trường quen thuộc Bangladesh còn xuất sang thịtrường châu Phi (Vũ Trọng, 2012)

Trong năm 2013, khối lượng xi măng xuất khẩu đã tăng đáng kể, là giai đoạnchuẩn bị để ngành xi măng bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng mới trong năm

2014 Bảng 2.2 cho thấy lượng và trị giá xuất khẩu clanhke và xi măng theo từngtháng trong hai năm 2013 và 2014, số liệu không phân chia riêng biệt clanhke và ximăng, đồng thời về xi măng cũng không phân biệt xi măng rời không đóng bao và

xi măng đóng bao

Trang 37

Bảng 2.2: Xuất khẩu clanhke, xi măng giai đoạn 2013 – 2014

Tháng

Lượng (Triệu tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Lượng (Triệu tấn)

Trị giá (Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng quát, xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăngtrưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong hai năm 2013 và 2014.Năm 2014, toàn ngành đã xuất khẩu hơn 21 triệu tấn clanhke và xi măng, vượt qua

cả mục tiêu đặt ra của Bộ Xây dựng So với năm 2013 thì lượng clanhke và xi măngxuất khẩu đã tăng 14,1%, trị giá xuất khẩu tăng 132,3 triệu USD từ xấp xỉ 785,5triệu USD lên 917,8 triệu USD Đà tăng tốc như hiện nay chính là cơ sở để đến năm

2015 xi măng và clanhke có thể gia nhập danh sách các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô

Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy kim ngạch xuất khẩu xi măng và clanhke cao nhấtrơi vào những tháng đầu năm Năm 2014 ghi nhận sản lượng xuất khẩu tháng 2 cao

kỷ lục (2,27 triệu tấn), với kim ngạch đạt 95,5 triệu USD và tháng có kim ngạch caonhất năm 2013 là tháng 1 với 81,2 triệu USD Trong quý I năm 2014, lượng xuấtkhẩu clanhke và xi măng đều đạt trên 2 triệu tấn, theo đà tăng từ cuối năm 2013(1,77 triệu tấn) Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 270,4 triệu USD, tăng

Trang 38

39,3% so với cùng kỳ năm 2013 Tháng 4 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu xi măngđạt 84,4 triệu USD tăng 43,3% so với tháng 4 năm 2013, đây là tỷ lệ tăng trưởng sosánh cùng kỳ cao nhất năm 2014 Sau đó tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, đến tháng

12 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 74,4 triệu USD, tăng nhẹ khoảng16,2% so với cùng kỳ năm 2013 Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu xi măng,clanhke theo từng tháng năm 2014 tăng bình quân 25,4% so với năm 2013

Theo số liệu thống kê định kỳ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1 năm

2015 Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn clanhke và xi măng, trị giá 70,28 triệuUSD, kim ngạch giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014 Đến tháng 2, kim ngạchxuất khẩu chỉ đạt 55,87 triệu USD, giảm 30,2 % so với cùng kỳ năm trước

Biểu đồ 2.4: Biến động tăng giảm kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng

Việt Nam theo từng tháng 2013 – 2014

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2.4 cho thấy trong hai năm 2013-2014, kim ngạch xuất khẩu xi măng

và clanhke theo từng tháng biến động liên tục, tăng giảm không theo quy luật Năm

2013, từ tháng 1 đến tháng 9, kim ngạch xuất khẩu xi măng và clanhke lên xuốngthất thường, đặc biệt tháng 2 có mức độ giảm nhiều nhất (-36,3% so với tháng 1).Tuy nhiên ba tháng cuối năm 2013 giá trị xuất khẩu tăng đều Sang năm 2014, xuhướng biến động được lặp lại, sau đợt tăng cuối năm 2013-đầu năm 2014, kim

Trang 39

ngạch giảm liên tiếp trong ba tháng 3, 4 và 5; các tháng còn lại kim ngạch xuất khẩubiến thiên liên tục Từ đó có thể thấy nhu cầu nhập khẩu theo từng tháng của đối tác

có xu hướng không ổn định

Thị trường xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Nam

Việt Nam mới triển khai xuất khẩu xi măng trong vài năm trở lại đây nên tìmkiếm thị trường xuất khẩu luôn là nhiệm vụ quan trọng Mục tiêu đặt ra là thâmnhập sâu rộng vào các thị trường còn tiềm năng phát triển và không ngừng nâng caonăng lực cạnh tranh

Nền kinh tế thế giới từ năm 2000 đến nay có thiên hướng tập trung vào sựvươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế châu Á Nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đếnnăm 2020 của thế giới được dự báo tăng trưởng hàng năm và có sự chênh lệch lớngiữa các khu vực trên thế giới Cụ thể, nhu cầu của các nước đang phát triển là 4,3

%/năm, riêng châu Á bình quân 5%/năm, các nước phát triển chỉ xấp xỉ 1%/năm

Tại châu Á, các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á và Trung Quốc là thịtrường xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Nam Nếu như năm 2009 các doanhnghiệp chỉ mới thăm dò thị trường nước ngoài, thì đến năm 2010 xi măng Việt Nam

đã thâm nhập vào 10 thị trường bao gồm: Bangladesh, Indonesia, Đài Loan, Brazil,Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Congo Trong đó, thị trường xuấtkhẩu chủ yếu là Bangladesh, Indonesia, Congo và Trung Quốc Bangladesh,Indonesia và Philippin được dự báo tăng trưởng tiêu thụ xi măng hàng đầu châu Á,với mức trung bình đạt khoảng 7 – 8% trong giai đoạn 2015 - 2018 (Trần ThăngLong và các cộng sự, 2015)

Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp rấtnhiều khó khăn và thách thức Theo đánh giá của các chuyên gia, Thái Lan vàTrung Quốc là hai đối thủ mạnh của Việt Nam trên trường quốc tế Năm 2010 ViệtNam hầu như không thể cạnh tranh với hai đối thủ này tại thị trường ASEAN, bởi

họ nắm chắc hai yếu tố quyết định: giá rẻ và chất lượng tốt, bên cạnh đó là bề dàykinh nghiệm xuất khẩu xi măng và uy tín trên thị trường Thậm chí thời gian qua,nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng ở miền Nam nước ta đã nhập khẩu clanhke từThái Lan vì chi phí vận chuyển thấp hơn kéo theo giá rẻ hơn so với nhập từ miềnBắc tới 10% (Báo Đầu tư, 2010)

Trang 40

Ngoài ra với thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, cơ hội xuất khẩu thành công củacác doanh nghiệp xi măng Việt Nam cũng rất thấp, vì đây cũng là những thị trườngtruyền thống của Thái Lan Chính vì vậy các doanh nghiệp nên chú trọng đến cácthị trường mà xi măng Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh như Bangladesh, TrungĐông, Châu Âu và Châu Phi.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam sang

các vùng lãnh thổ năm 2014

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2.5 thể hiện kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng của Việt Namsang thị trường Nam Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,5%) trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu năm 2014 Thị trường Đông Nam Á, bao gồm các nước ASEAN nhưIndonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanma và Philippin cũng là thị trường xuấtkhẩu chủ yếu của xi măng Việt Nam, chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu Tiếp theo

đó là các thị trường mới, nhiều tiềm năng tuy nhiên hiện nay vẫn chỉ chiếm tỷ trọngnhỏ như Đông Á và Châu Phi, Australia và khu vực Mĩ La Tinh Trong khu vựcchâu Á, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước xuất khẩu xi măng lớn, nên việc cạnhtranh thị phần với xi măng Thái Lan và Trung Quốc là một nhiệm vụ rất khó khănđối với các doanh nghiệp Việt Nam

So sánh kim ngạch xuất khẩu clanhke và xi măng Việt Nam sang một sốnước/ vùng lãnh thổ năm 2014 (Phụ lục 3) thì Bangladesh là thị trường nhập khẩu

Ngày đăng: 13/05/2016, 23:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trần Thăng Long, Lương Thu Hương, Nguyễn Hồng Hà và Phùng Thị Ngọc Thanh, 2015, Báo cáo triển vọng ngành 2015, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo triển vọng ngành 2015
9. Lê Phương, 2013, Tài liệu tóm tắt nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tóm tắt nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh
10. Tô Bỉnh Quyền, Đặng Thị Thanh Bình và Huỳnh Thị Diệu Linh, 2013, Báo cáo phân tích ngành xi măng, Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam (PNSC) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo phân tích ngành xi măng
11. Lê Thu Quỳnh, 2014, Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Băng-la-đét, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Băng-la-đét
12. Lê Thu Quỳnh, 2015, Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Xri Lan-ca, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu cơ bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dânchủ Xri Lan-ca
13. Lê Trung Thông, 2013, Thị trường tiềm năng đang lên Xri Lan-ca, cửa ngõ giao thương vào khu vực Nam Á, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường tiềm năng đang lên Xri Lan-ca, cửa ngõgiao thương vào khu vực Nam Á
14. Trần Quang Tùng, 2011, Các quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào Bangladesh, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vàoBangladesh
15. Trần Quang Tùng, 2013, Nhìn lại quan hệ thương mại Việt Nam – các nước Nam Á năm 2013, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại quan hệ thương mại Việt Nam – các nướcNam Á năm 2013
16. VICEM, 2011, Báo cáo thị trường xuất khẩu của VICEM 2010 – 2011.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường xuất khẩu của VICEM 2010 – 2011
1. Ibp Usa, 2008, Bangladesh Company Laws and Regulations Handbook”, International Business Publication, trang 224-226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bangladesh Company Laws and Regulations Handbook”,International Business Publication
2. International Cement Review, 2010, The Global Cement Report Ninth Edition, Tradeship Publications Ltd, trang 29-54, 150-325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Global Cement Report Ninth Edition
3. U.S. Geological Survey, 2011, Mineral commodity summaries 2011: U.S.Geological Survey, National Minerals Information Center, trang 38-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mineral commodity summaries 2011: U.S."Geological Survey
4. U.S. Geological Survey, 2012, Mineral commodity summaries 2012: U.S.Geological Survey, National Minerals Information Center, trang 38-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mineral commodity summaries 2012: U.S."Geological Survey
5. Amy Saunders, 2013, Top 75 global cement companies, Trang 9-14, Tạp chí Global Cement Magazine Sách, tạp chí
Tiêu đề: Top 75 global cement companies
6. Ershad Ali và Dayal K. Talukder, 2009, Preferential Trade among the SAARC Countries: Prospects and Challenges of Regional Integration in South Asia, Vol.4, No.1, JOAAG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preferential Trade among the SAARCCountries: Prospects and Challenges of Regional Integration in South Asia
7. Khalid Amin, 2010, Beyond SAFTA: Regional Cooperation in South Asia, Pakistan Perspective Sách, tạp chí
Tiêu đề: Beyond SAFTA: Regional Cooperation in South Asia
8. Lei Qianzhi, 2011, The Development of China Cement Industry, China Cement Association Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Development of China Cement Industry
9. Mason H. Soule, Jeffrey S. Logan, và Todd A. Stewart, 2002, Trends, Challenges, and Opportunities in China’s Cement Industry, Trang 9-15, World Business Council for Sustainable Development Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends,Challenges, and Opportunities in China’s Cement Industry
1. Bộ Xây dựng – Ban Vật giá Chính phủ, 1996, Thông tư liên tịch số 06/TT-LB 1996 về cơ chế quản lý giá xi măng Khác
2. Thủ tướng Chính phủ, 2014, Quyết định số 1469/2014/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w