1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ CƯƠNG KINH tế đô THỊ

32 305 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 61,33 KB

Nội dung

Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nôngnghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyênngành, có vai trò thúc đẩy sự ph

Trang 1

NGÂN HÀNG CÂU HỎI KINH TẾ ĐÔ THỊ

Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của đô thị?

*Khái niệm.

Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nôngnghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyênngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miềnlãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện

*Đặc điểm:

- Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò

và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

- Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành khi chúng

có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: Công nghiệp cảng, dulịch, đầu mối giao thông…

- Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay một tỉnh có thể cũng làtrung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc Do đó, việcxác định một trung tâm tổng hợ hay chuyên ngành còn căn cứ vào vị trí của đôthị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định

- Lãnh thổ đô thị bao gồm: Nội thành hoặc nội thị và ngoại ô Các đơn vị hànhchính của nội thị bao gồm: Quận và phường, còn các đơn vị hành chính củangoại ô bao gồm: Huyện và xã

- Qui mô dân số: Quy mô dân số tối thiểu của một đô thị > 4000 người Riêngmiền núi quy mô dân số của một đô thị > 2000 người Quy mô này chỉ tínhtrong nội thị

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị

> 60% Lao động phi nông nghiệp bao gồm:

+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

+ Lao động xây dựng cơ bản

+ Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng

Trang 2

+ Lao động thương nghiệp,dịch vụ, du lịch.

+ Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế

+ Các lao động khác ko pải sx nông nghiệp

- Cơ sở hạ tầng đô thị: bao gồm cơ sở kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc,cấp nước, năng lượng, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội(nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng,văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công viên….)

- Cơ sở hạ tầng phản ánh trình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt của ngườidân đô thị và được xác định theo các chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt

+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt

+ Mật độ đường phố

+ Tỷ lệ tầng cao trung bình

+ Mật độ dân cư

- Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị:

+ Đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu

+ Quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên quan trọng.+ Hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt

+ Đô thị như 1 nền kinh tế quốc dân

+ Đô thị mang tính kế thừa

Câu 2: Tại sao các nhà quản lý đô thị cần nắm vững vấn đề kinh tế đô thị?

- KTĐT hàm chứa những mâu thuẫn kinh tế, những mối quan hệ xã hội sâu xa và thường xuyên nhất diễn ra tại đô thị Các nhà quản lý muốn quản lý tốt ở đô thị thì phải nắm rõ bản chất, đặc điểm kinh tế xã hội, có cái nhìn xa hơn về tầm phát triển

để giải quyết các vấn đề, các mâu thuẫn diễn ra trên địa bàn mình quản lý

- Các nhà quản lý đô thị đề xuất với chính phủ các chính sách cải tiến bộ máy tổ chức hành chính kinh tế, giảm bớt những trùng lặp trong quản lý của Chính Phủ

Trang 3

- Kinh tế là xuất phát điểm của các vấn đề đô thị Một đô thị phát triển cần có nền kinh tế vững mạnh, ổn định nên cán bộ quản lý cần có kiến thức tổng hợp về kinh

tế, trong đó đô thị là không thể thiếu

- Cán bộ quản lý đô thị là người trực tiếp đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính Phủ, nếu họ nắm vững các vấn đề về đô thị thì các chính sách

đề ra sẽ được thực hiện một cách hiệu quả nhất

- Các nhà quản lý đô thi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất để phát triển kinh tế

và xây dựng các chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức

Câu 3: Những căn cứ để phân loại đô thị là gì? Ý nghĩa của các cách phân loại đó?

*Những căn cứ để phân loại đô thị:

- Theo chức năng KT-XH:

+ Đô thị công nghiệp

+ Đô thị Thương mại

+ Đô thị hành chính

+ Đô thị du lịch

+ Đô thị cảnh quan

- Theo quy mô dân số:

+ Đô thị có quy mô dân số rất lớn: > 1 triệu dân

+ Đô thị có quy mô dân số lớn: 35 vạn  1 triệu dân

+ Đô thị có quy mô dân số trung bình: 10 vạn 35 vạn dân

+ Đô thị có quy mô dân số trung bình nhỏ :3 vạn 10 vạn dân

+ Đô thị có quy mô dân số nhỏ: < 3 vạn dân

- Theo tính chất hành chính,chính trị:

+ Thủ đô

+ Thành phố

+Thị xã

Trang 4

kỹ thuật, du lịch, giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy kinh tế của cả nước dân

số trên 1 triệu người, mật độ dân số 15000 người/km2, lao động phi nôngnghiệp > 90%, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ

+ Đô thị loại 2: Quy mô lớn; là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,khoa học kỹ thuật, du lịch, giao thông quốc tế có vai trò thúc đảy kinh tế củamột vùng lãnh thổ; dân số trên 35 vạn người, mật độ dân số 12000 người/km2,lao động phi nông nghiệp > 90 %, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tiến tớiđồng bộ

+ Đô thị loại 3: Quy mô trung bình, là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, nơisản xuất tiểu thủ công có vai trò thúc đẩy kinh tế của tỉnh, dân số 10-35 vạnngười, mật độ dân số 10000/km2, lao động phi nông nghiệp > 80%, cơ sở kỹthuật hạ tầng được đầu tư xây dựng từng phần

+ Đô thị loại 4: Quy mô trung bình nhỏ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,

là nơi chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy kinh tế của mộttỉnh hoặc một vùng trong tỉnh Dân số từ 3-10 vạn người, mật độ dân số 8000người/km2, lao động phi nông nghiệp > 70%, đang đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng

+ Đô thị loại 5: Quy mô nhỏ, là trung tâm tổng hợp của một huyện hay mộtvùng trong huyện, có vai trò thúc đẩy kinh tế của cả nước, dân số dưới 3 vạnngười, mật độ dân số 6000 người/km2, lao động phi nông nghiệp >60%

*Ý nghĩa của các cách phân loại trên:

Trang 5

Phân loại đô thị là cơ sở để tiến hành phân cấp quản lý đô thị Tuy nhiên,những trường hợp đặc biệt cần căn cứ vào vai trò, đặc điểm hình thành và pháttriển, trình độ kinh tế xã hội của đô thị trong vùng và trong cả nước để xếp loại.

Câu 4: Trình bày khái niệm và đặc điểm của đô thị hóa?

*Đặc điểm của đô thị hóa.

- Đô thị hóa mang tính chất lịch sử xã hội và là sự phát triển về quy mô, sốlượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đôthị

- Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của đô thị và nôngthôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ…

do vậy đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế xã hội

- Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hóa phụ thuộc vàotrình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Ở các nước phát triển đô thị hóa dặc trưng cho sự phát triển các nhân tố chiềusâu Đô thị hóa nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xóa bỏkhoảng cách thành thị nông thôn

- Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ

về dân số, còn sự phát triển công nghiệp, dịch vụ tỏ ra yếu kém Sự gia tăngdân số không dựa trên phát triển công nghiệp và kinh tế Mâu thuẫn giữa thànhthị và nông thôn trở nên sâu sắc do mất cân đối, độc quyền trong kinh tế

Trang 6

- Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là phát triển công nghiệp hay công nghiệp hóa là

cơ sở phát triển của đô thị hóa Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cách mạnhthủ công nghiệp, sau đó đến công nghiệp

- Đô thị hóa nông thôn: Là xu hướng bền vững có tính quy luật, là quá trình pháttriển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn Thực chất đó làtăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững

- Đô thị hóa ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố

do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tạo ra các cụm đô thị, liên

đô thị…góp phần đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn

- Đô thị hóa giả tạo: Là sự phát triển thành phố do tăng mức dân cư đô thị và dodân cư từ các vùng khác chuyển đến, đặc biệt là từ nông thôn dẫn đến tìnhtrạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống

Câu 5: Trình bày chức năng quản lý kinh tế đô thị?

*Khái niệm: Chức năng quản lý kinh tế đô thị là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác tác động có chủ định của các chủ thể quản lý lên các hệ thống kinh tế đô thị

*Chức năng quản lý kinh tế đô thị:

-Thiết lập các khuôn khổ pháp luật về kinh tế, pháp luật là tổng thể các quy phạm do Nhà nước quy định, mọi thành viên và tổ chức phải tuân theo Hệ thống kinh tế đô thị cũng là 1 bộ phận của nền kinh tế cả nước do vậy không nằm ngoài khuôn khổ này Tuy nhiên do đặc thù của kinh tế đô thị các cơ quan quản lý đô thị(các sở, ban, ngành chức năng) phải có quy định riêng cho lĩnh vực kinh tế đô thị và tất nhiên các quy định này không được trái với các quy định và chính sách của nhà nước

-Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trong phạm vi đô thị nói riêng và

cả nước nói chung Nội dung của việc tạo lập môi trường bao gồm môi trường pháp lý và môi trường chính trị, an ninh xã hội, môi trường kinh tế nhằm tạo sự công bằng và bình đẳng trong sản xuất kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế tồn tại trên phạm vi đô thị.-Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở của đô thị bao gồm hạ tầng

kỹ thuật như đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông…, hạ tầng xã hội là y tế, giáo

Trang 7

dục, bảo hiểm… tất cả các cơ sở hạ tầng này đều phải được các cơ quan quản lý nhà nước, các đô thị chú ý quản lý và phát triển cho phù hợp với sự phát triển của đô thị.-Hỗ trợ sự phát triển kinh tế cho đô thị.

Câu 6: Trình bày những nội dung quản lý kinh tế đối với lĩnh vực công nghiệp, dịch

vụ, việc làm đô thị?

*Đối với công nghiệp:

-Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, phát triển công nghiệp là giải pháp cơ bản để đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, bước lên con đường giàu mạnh, văn minh

-Cần phải phát triển mạn công nghiệp, phải đổi mới thiết bị, công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; phát triển nhanh 1 số ngành công nghiệp có lợi thế, hình thành 1 số ngành công nghiệp mũi nhọn cho đô thị; ưu tiên phát triển các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin

-Hình thành các khu công nghiệp tập trung, trong đó bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới; phát triển mạnh công nghiệp ven đô thị; tại các thành thị cần cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng

và công nghệ sản xuất, đưa các cơ sở công nghiệp không có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường ra ngoài thành thị, hạn chế việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với dân cư

*Đối với dịch vụ:

-Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh

tế thế giới, làm cho nhu cầu các mặt hàng xã hội tăng lên với mức độ bùng nổ, dẫn đến việc ra đời và phát triển nhanh chóng của nhiều loại hình dịch vụ Ngày nay, dịch vụ đã trở thành 1 trong những ngành mũi nhọn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới Đối với đô thị nước ta, phát triển kinh tế dịch vụ là 1phương hướng cơ bản đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

-Mở thêm các loại hình dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất, kinh doanh và đời sông Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong kinh doanh dịch vụ; duy trì sự ổn định về giá cả, trước hết đối với các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu

Trang 8

-Phát triển nền thương nghiệp nhiều thành phần theo định hướng, pháp luật Nhà nước, đản bảo lưu thông hàng hóa thông suốt trong cả nước, xử lý kịp thời những diễn biến bất lợi của thị trường.

-Phát triển nhanh du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đô thị về văn hóa

và danh lam thắng cảnh, huy động các lực lượng trong nước và đặc biệt là đô thị tham giakinh doanh du lịch, khách sạn, liên doanh với nước ngoài để xây dựng các khu du lịch, các khách sạn lớn, chất lượng cao, yêu cầu nhiều vốn

-Phát triển mạnh các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, công nghệ, pháp luật, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, sinh hoạt

-Phấn đấu đưa đô thị nước ta trở thành 1 trung tâm du lịch, thương nghiệp và dịch vụ có tầm cỡ trong nước và khu vực

*Đối với việc làm:

-Thực hiện chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở các địa bàn cóđiều kiện thiết lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; phát triển các tập đoàn sản xuất mạnh của nhà nước ở các vùng hoặc trên phạm vi cả nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao và giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị.-Cần đặc biệt quan tâm việc đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở 1 số địa bàn trọng điểm

-Phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động phù hợp với đặc điểm lao động ở thành thị

-Việc gia công xuất khẩu cần phát triển theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng, trước hết

là các mặt hàng có công nghệ sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, gốm sứ, lắp ráp hàng điện…

-Hình thành các vành đai cung cấp thực phẩm cho thành thị, hệ thống cung cấp tín dụng

và hàng hóa cho nông thôn; chuyển những cơ sở sản xuất thích hợp từ nội thành ra ngoại thành, tạo ra những cụm kinh tế vệ tinh của thành thị, mặt khác, hình thành hệ thống dịch

vụ con thoi giứa nội-ngoại thành để giải quyết việc làm cho lao động thành thị

-Sử dụng hợp lý lao động ngoại tỉnh di chuyển vào các thành phố

Câu 7: Khái niệm và phân loại đất đô thị ở Việt Nam?

Trang 9

- Đất ở dân cư: gồm cả diện tích đất dung để xây dựng nhà ở, các công trình phục

vụ sinh hoạt và khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở

- Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa vui chơigiải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại và buôn bán, các

cơ sở sản xuất kinh doanh

- Đất nông lâm, ngư nghiệp đô thị: gồm diện tích các hồ nuôi trồng thủy sản, cáckhu vực trồng cây xanh, trông hoa, cây cảnh, các phố vườn,

- Đất chưa sử dụng đến: là đất được quy hoạch để phát triển đô thị nhưng chưa sửdụng

*Yêu cầu về quản lý và sử dụng đất đô thị

- Việc sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quanNhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường,

mỹ quan đô thị

- Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng

- Mức sử dụng đất vào các công trình xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn kĩthuật quy định

Câu 8: Phân tích những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đất đô thị?

*Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu:

Trang 10

-Việt Nam được xếp vào 1 trong các quốc gia có tỷ trọng dân số đô thị thấp trên thế giới với khoảng 23% dân số chính thức sống ở đô thị Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc

độ đô thị hóa tăng nhanh vừa kéo theo sự gia tăng của dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng của dân số đô thị phi chính thức Chính sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng chậm đang tạo ra những sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu sinh hoạt đô thị

-Để gia tăng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, 1 trong những điều kiện cơ bản là khả năng đáp ứng về diện tích đất đai tạo bề mặt cho phát triển đô thị Việc mở rộng thêmdiện tích đất đai cho phát triển đô thị gặp phải nhiều giới hạn:giới hạn về quỹ đất hiện có

có thể mở rộng; giới hạn về địa hình bề mặt và nhất là giới hạn cho phép phát triển quy

mô đô thị Chính những giới hạn trên đang làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về đất đai các đô thị ở nước ta

*Đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng đất:

-Do điều kiện đặc thù về lịch sử, đất đai đô thị ở nước ta hiện đang sử dụng phân tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng Sự đan xen giữa đất đai các khu dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp Sự đan xen về mục đích sử dụng cũng dẫn đến sự đan xen về chủ thể đang sử dụng đất đô thị Sự đan xen về chủ thể và mục đích sử dụng đang làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất của các đô thị hiện nay Việc đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại

*Tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch

-Việc phát triển các đô thị ở nước ta vôn dĩ đã thiếu quy hoạch thống nhất, thêm vào đó

sự đan xen về chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng, nên tình trạng sử dụng đất đô thị hiện nay không theo quy hoạch đang là vấn đề nổi cộm phổ biến của các đô thị Do thiếu quy hoạch và sử dụng không theo quy hoạch nên việc sử dụng đất đô thị hiện nay đang thể hiện nhiều điều bất hợp lý cả về bố trí kết cấu không gian, địa điểm và lợi ích mang lại

-Những vấn đề bất cập trên đây đặt ra cho công tác quản lý đất đai phát triển đô thị nhiều vấn đề cấp bách phải thực hiện:

+Trước hết phải hình thành quy hoạch về định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị, tránh tình trạng phát triển đô thị tự phát không theo quy hoạch Việc quy hoạch hệ thống

đô thị cần phải xác định được quy mô, phạm vi phát triển của các đô thị trung tâm, các đô

Trang 11

thị vệ tinh và giới hạn tình trạng tự phát kéo dài nối liền các đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

+Tiếp đến cần thống kê, điều tra nắm chắc thực trạng sử dụng đất đai của các đô thị hiện

có, xây dựng quy hoạch chi tiết việc phát triên không gian và sử dụng đất đô thị để công

bố công khai, rộng rãi nhằm hạn chế các hoạt động sử dụng tự phát sai quy hoạch, hướng các hoạt động tư nhân đi theo định hướng quy hoạch đã phê duyệt Xúc tiến việc thực hiện các phương án quy hoạch ở những nơi, những khâu trọng điểm

+Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ và bộ máy quản lý việc sửu dụng đất đai, quản lý phát triển đô thị thừ Trung ương đến các thành phố, các quận và cấp phường

Câu 9: Trình bày khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị và những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế đô thị?

* Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị.

Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy

mô kinh tế, xã hội đô thị

Tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển

đô thị Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề vi mô của đô thị cần được bắt đầu từ sựnghiên cứu tăng trưởng kinh tế đô thị.Tăng trưởng kinh tế trên thực tế là hàm sốgiữa đầu tư và thu nhập, tăng trưởng kinh tế đô thị bao gồm 3 mặt là tăng trưởnggiá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất Vì vậy kinh tế đô thị trên ýnghĩa rất cơ bản là khái niệm có hàm ý song trùng:

+ Thứ nhất, nó là tổ hợp có hệ thống, có đạo lý của một số ngành kinh tế phi nôngnghiệp, mà các ngành này có đặc trưng cơ bản là tập trung về địa lý, tiến bộ vềcông nghệ, chuyên môn hóa hệ thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao- chúngkhông chỉ phân bố ở các ngành sản xuất vật chất và các ngành kinh doanh hư côngnghiệp, thương nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, mà còn bao gồm các ngànhsinh hoạt xã hội như dịch vụ, du lịch, tiền tệ, tài chính,bảo vệ môi trường, phúc lợi

xã hội

+ Thứ hai, về nội dung vật chất, nó là tập hợp của cải xã hội các loại, các dạng,không chỉ bao gồm các yếu tố sản xuất vật chất như đất đai, tài nguyên, vốn, sức

Trang 12

lao động, công nghệ và thông tin; mà còn bao gồm yếu tố sinh hoạt đô thị hoặcyếu tố sản xuất vật chất gián tiếp như các loại hàng hóa lưu động, các loại kiếntrúc và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội không ngừng biến đổi trong đôthị, đây là tế bào vật chất của đô thị.

- Tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất của đô thị luônluôn quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau Các ngành kinh tế hiện đạiđều mang tính dung hòa kinh tế xã hội rõ rang, đặc tính này được biểu hiện tậptrung ở sự phát triển của trình độ tổng hợp hóa, thông tin hóa, xã hội hóa của cácngành trong đô thị và sự tăng cường mức quan hệ giữa chúng

* Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế đô thị.

- Đô thị hóa và tăng trưởng quy mô dân số đô thị

- Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử, là sự phát triển về quy mô,số lượng, nângcao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành hệ thống đô thị

+ Tăng quy mô dân số đô thị  Tăng tổng cầu  Kích thích sx hàng hóa pháttriển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị

- Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị: Phân bố lại lực lượng sx làm kinh tế

đô thị tăng trưởng theo chiều sâu

- Nâng cao trình độ công nghệ ,áp dụng kĩ thuật mới trong kinh tế đô thị nângcao hiệu quả sx

- Mở rộng (thu hẹp) quy mô sx  Làm thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị  thay đổi

cơ cấu việc làm cũng như năng suất lđ trong kinh tế đô thị

- Các chính sách kinh tế: phát huy hết năng lực tăng khả năng thu hút vốn đầu tưcũng như khả năng cạnh tranh  tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuấttăngNSLĐ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị

- Các chính sách công cộng:

+ Tăng hoặc giảm thuếảnh hưởng cung, cầu lao động

Trang 13

+Trợ cấp: khuyến khích sản xuất phát triển.

Câu 10: Phân tích những lợi ích và bất lợi của tăng trưởng kinh tế đô thị?

=> Đây là sự bất cân bằng xảy ra trong phát triển đô thị (sẽ có sự ưu tiên chongười lao động sinh sống tại đô thị)

*Vấn đề dân số và lao động

Tăng trưởng kinh tế đô thị sẽ dẫn đến tăng tổng việc làm tạo ra dòng di cư vàothành phố và tăng trưởng dân số Nếu bình quân lao động thành phố có nănglực đảm nhận nhiệm vụ mới ít hơn lao động thành phố khác thì nhiều côngviệc sẽ được thực hiện bởi lao động di cư đến

Tăng trưởng việc làm dẫn đến tăng dân số và do đó làm tăng cầu về nhà ở, đấtđai và dịch vụ công cộng Điều này giả định chính quyền thành phố sẽ kết hợpchính sách phát triển kinh tế của họ với những chính sách đất đai, giao thông

và đầu tư cho cơ sở hạ tầng

*Các vấn đề kinh tế

Tăng tổng việc làm có ảnh hưởng đến thu nhập thực tế bình quân đầu người ở

đô thị Thay đổi tiền lương danh nghĩa và giá cả thường bù trừ cho nhau, nhưvậy, tiền lương thực tế của nhóm dân cư nào ít ảnh hưởng bởi mức tăng tổngviệc làm? Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập thực tế cần quan tâm: Tỷ lệthất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, và cơ cấu nghề nghiệp

Trang 14

Tăng tổng việc làm, về nguyên tắc, làm tăng thu nhập bình quân đầu người.

- Tăng tiền lương thực tế cho mỗi ngành nghề Tăng trưởng việc làm tạo ra sự

tăng tổng thu nhập trong toàn bộ dân cư (giả sử sự thay đổi tiền lương danhnghĩa và giá cả sinh hoạt bù trừ cho nhau) Nhân tố quan trọng nhất làm tăngthu nhập là tăng tiền lương vì được khuyến khích làm những công việc đượctrả cao hơn và do tăng tỷ lệ tham gia lao động Hệ số co dãn lớn hơn đối vớinhững hộ ít được học hành, công nhân trẻ, vì thế công nhân trong các nhómnày thu được lợi ích tương đối lớn do được khuyến khích làm những công việcđược trả lương cao hơn

Câu11: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá đất đô thị?

-Nhu cầu thị trường về đất có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả của đất Nhu cầu của thị trường

do thu nhập quyết định Thu nhập thay đổi làm cho cầu về đất thay đổi theo thời gian và theo vùng Người mua có nhu cầu riêng của mình, ví dụ 1 lô đất gần nơi làm việc của họ thì họ có thể mua với giá cao hơn và ngược lại

-Vị trí của lô đất: khoảng cách từ lô đất đến trung tâm thành phố, khoảng cách đến đườnggiao thông, đến các trung tâm thương mại dịch vụ, mật độ người qua lại, hướng nhà có thể xây dựng…Nếu lô đất nào càng gần trung tâm thành phố, gần các tuyến đường giao thông lớn, gần các trung tâm thương mại dịch vụ thì giá càng cao và ngược lại

-Phong thuỷ của khu đất: hướng nhà có thể xây dựng, ngã ba ngã tư xung quanh lô đất, vịtrí lô đất trên tuyến đường giao thông có thuận lợi hay không…

-Giá cả của những lô đất liên quan: những lô đất xung quanh được sử dụng để ở hay để kinh doanh, giá cả của chúng ảnh hưởng lớn tới giá cả của lô đất

-Thông tin của người mua và người bán: biết được thông tin của người mua, người bán tức là biết về cung cầu trên thị trường…

-Cung-cầu trên thị trường: +Cung về đất xây dựng đô thị tăng khi Nhà nước mở rộng các

đô thị bằng cách xây dựng các khu đô thị mới ở vùng ngoại vi thành phố Trong phạm vi từng đô thị, mục đích sử dụng đất thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi về cung của từng loại đất

+Cầu về đất đai luôn luôn tăng do sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng đô thị: để mở rộng quy mô sản xuất của một ngành cần xây dựng thêm các doanh nghiệp, để phát triển các ngành mới, các khu dân cư mới, đều cần đất

-Cơ sở hạ tầng xung quanh lô đất: mức độ hoàn thiện của đường sá, điện nước, cầu cống, trường học, bệnh viện, tuyến giao thông công cộng…

Trang 15

-Chức năng của lô đất và những lô đất xung quanh theo quy hoạch của của thành phố: lô đất được sử dụng để ở, để kinh doanh theo quy hoạch của thành phố.

-Tính chất hợp pháp-quyền sử dụng: trong khuôn khổ pháp lý, 1 lô đất có giá cao khi nó được giao quyền sử dụng lâu dài biểu thị tính ổn định của quy hoạch

Câu 12: Trình bày những đặc điểm cơ bản của nhà ở đô thị?

*Khái niệm nhà ở: -Theo nghĩa hẹp: Nhà ở là phần kiến trúc có thể sử dụng để làm chỗ ở,sinh hoạt cho một hoặc một số người trong một khoảng không gian với thời gian

-Theo nghĩa rộng: Nhà ở đồng nghĩa với chỗ ở, tức là toàn bộ phần kiến trúc của ngôi nhà, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, điều kiện môi trường của khu vực

*Đặc điểm cơ bản:

-Nhà ở là một tài sản tiêu dung dân cư có vị trí cố định: Nhà ở có vị trí cố định gắn liềnvới nó là cự ly, môi trường, các điều kiện kết cấu hạ tầng khu vực.Người sử dụng nhàphải di chuyển tới nơi sẵn có của ngôi nhà và chấp nhận tất cả các điều kiện vốn có củakhu vực chứ không di chuyển ngôi nhà đến nơi mong muốn như các vật dụng khác.Chính

vì vậy những thay đổi về nhà ở thường tạo ra những thay đổi lớn về điều kiện sinh hoạt

và cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình Việc phát triển nhà ở không chỉ chú ýriêng vấn đề kiến trúc kỹ thuật mà các yếu tố của môi trường và điều kiện của vùng cóvai trò rất lớn quyết định đến giá trị ngôi nhà

-Có thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn, khó thay đổi về kiến trúc kĩ thuật Vì vậy,vấn đề đầu tư phát triển nhà ở vừa phải tính đến nhu cầu trước mắt, vừa phải dự đoánđược xu thế, thị hiếu phát triển trong tương lai

-Giá trị của ngôi nhà đan xen với giá trị của đất đai và giá trị các điều kiện hạ tầng, môitrường sống Chính vì vậy vấn đề quản lý và phát triển mang tính vĩ mô vùng dân cư sinhsống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi về giá trị của các ngôi nhà ở sẵn có

Câu 13: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến nhà ở đô thị? Tiêu chuẩn phân loại nhà ở đô thị?

*Các nhân tố ảnh hưởng đến nhà ở đô thị:

- Thu nhập trung bình: thu nhập trung bình tăng làm tăng cầu nhà ở, nhưng cầu về chấtlượng nhà ở tăng nhanh do sự di chuyển nhà tốn kém và chi phí nhà rất lớn

- Biến động dân số và mật độ dân số: làm tăng hoặc giảm cầu nhà ở

- Tập quán sinh sống của dân cư, đặc biệt là dân nhập cư mang theo tập quán của mình

- Ảnh hưởng của khu vực lân cận: chính là vấn đề ngoại ứng trong lĩnh vực nhà ở

- Sự điều chỉnh quy hoạch của Nhà nước về đô thị và thay đổi chức năng đất đô thị

Trang 16

- Sự lựa chọn của các hộ thuê nhà.

- Sự lựa chọn của chủ nhà

- Các thành phần tham gia sản xuất nhà ở

* Tiêu chuẩn phân loại nhà ở

- Các tiêu chuẩn kĩ thuật:

 Tiêu chuẩn diện tích, khối lượng và dây chuyền sử dụng các buồng phòng

 Tiêu chuẩn về trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thông hơi, thông gió, tiện nghicác lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp thoát nước

 Mức độ hoàn thiện bên trong và bên ngoài ngooi nhà, trang trí nội thất

Cụ thể:

 Bậc I: đầy đủ, phần lớn bằng hàng cao cấp, cửa bằng gỗ tốt

 Bậc II: Đầy đủ, thiết bị vệ sinh nhà cửa bằng vật liệu tốt

 Bậc III: Chưa đầy đủ, đều là vật liệu thông thường

 Bậc IV: Không đầy đủ, đều là vật liệu thông thường và cấp thấp

Ngoài ra nhà ở còn được phân thành: nhà ở kiên cố; bán kiên cố và nhà tạm

- Phương pháp phân loại:

 Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: Là phương pháp xác định giá trịcòn lại của nhà ở căn cứ vào chất lượng của các kết cấu chính tạo nên ngôi nhà ở đó và tỷ

lệ giá trị của các kết cấu chính đó so với tổng giá trị của ngôi nhà

 Phương pháp thông kê kinh nghiệm: Xác điịnh giá trị còn lại của ngôi nhàcăn cứ vào thực trạng của ngôi nhà, niên hạn sử dụng và thời gian đã sử dụng của ngôinhà đó

- Các tiêu chuẩn phân cấp nhà ở ở nước ta:

- Đối với nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở riêng biệt thấp tầng hoặc cao tầng đượcphân loại theo 4 cấp:

Cấp nhà Chất lượng Chất lượng xây dựng công trình

Độ bền vững Độ chịu lửa

sử dụng cao

Bậc I: niên hạn sửdụng trên 100 năm

Bậc III: niên hạn

sử dụng trên 30năm

Bậc IV

lượng sử dụngthấp

Bậc IV: Niên hạn

sử dụng dưới 20năm

Bậc V

Ngày đăng: 13/05/2016, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w