1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG KINH tế VI mô

138 515 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

giải thích 1.1 Các vấn đề cơ bản *Quyết định sản xuất cái gì : đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì với số lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất Nhu cầu của thị trường

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ VI MÔ

Câu 1 : phân tích những vấn đề kinh tế cơ bản? Những người tiêu dùng có phải giải quyết

những vấn đề đó hay không ? giải thích

1.1 Các vấn đề cơ bản

*Quyết định sản xuất cái gì : đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì với

số lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất

Nhu cầu của thị trường về hàng hóa và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng cả

về số lượng và chất lượng Nhưng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán lại thấp hơn,cho nên muốn thỏa mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán có hạn , xa hội và con người phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất cho xã hội, cho người tiêu dùng Tổng sốcác nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội , của người tiêu dùng cho ta biết được nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường Nhu cầu này là căn cứ , là xuất phát điểm để định hướng cho chính phủ và các nhà kinh doanh quyết định việc sản xuất và cung ứng củamình

*Quyết định sản xuất như thế nào : nghĩa là quyết định sản xuất cho ai và bằng những tài

nguyên nào, với hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào dể đạt được lợi nhuậncao nhất, thu nhập bình quân lớn nhất

Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, Chính phủ, các nhà kinh doanh phải xem xét

và lựa chọn sản xuất những hàng hóa theo nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, cạnh tranh thắng lợi trên thị trường để có lợi nhuận cao nhất tức là phải lựa chọn và quyết định giao cho ai, sản xuất hàng hóa dịch vụ này bằng nguyên liệu gì , thiết bị dụng cụ nào, công nghệ sản xuất ra sao để đạt tới lợi nhuận cao nhất, thu nhập quốc dân lớn nhất

*Quyết định sản xuất cho ai : đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được hưởng lợi

từ những hàng hóa và dịch vụ của đất nước

Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất, do đó cũng quyết định thu nhập về hàng hóa dịch vụ thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sởhữu và giá trị của các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào lượng hàng hóa và giá cả của các hànghóa dịch vụ vấn để chủ yếu ở đây cần giải quyết là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao, vừa đảm bảo công bằng xã hội Về nguyên tắc thì cần đảm bảo cho mọi người lao động được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệpđã tiêu thụ căn cứ vào những cống hiến của họ ( cả lao động sống và lao động vật hóa ) đối với quá trình sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ ấy đồng thời chú ý thỏa đáng đến những vấn đề xã hội đối với con người

1.2 Người tiêu dùng phải giải quyết 2 vấn đề

- quyết định sản xuất cái gì : nhu cầu của người tiêu dùng sẽ trả lời cho câu hỏi sản xuất cái gì, người tiêu dùng chính là người quyết định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được tiêu thụ Từ những nhu cầu đó mà các người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định

Trang 2

sản xuất và cung cấp các dịch vụ hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

- quyết định sản xuất như thế nào : do nhu cầu của người tiêu dùng vô cùng đa dạng ,

vì vậy tùy theo khả năng đáp ứng về giá thành dịch vụ cũng như chất lượng mà người tiêu dùng lựa chọn vật liệu, công nghệ sản xuất ( vật liệu tự nhiên, vật liệu công nghiệp, sản xuất thủ công hay máy móc hiện đại…) Đồng thời người tiêu dùng cũng là nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như lao động, máy móc, vật liệu vì vậy họ giải quyết vấn đề sản xuất như thế nào

Câu 2:

khái niệm, đặc điểm đường giới hạn khả năng sản xuất? khi nào đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển? khi đó , các điểm hiệu quả kinh tế có thay đổi vị trí không

khái niệm : đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) mô tả mức sản xuất tối đa mà một

nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và công nghệ sẵn có Nó cho biết các khả năng sản xuất khác nhau mà một xã hội có thể lựa chọn

Đặc điểm của đường PPF :

+ phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ hiện có

+phản ánh phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả

+phản ánh chi phí cơ hội của một hàng hóa này nhờ vào việc đo lường trong giới hạn của hàng hóa khác

+phản ánh tăng trưởng và phát triển khi nó dịch ra phía ngoài

Vd: Những khả năng sản xuất có thể thay thế nhau

Trang 3

Nhận xét : qua đường này ta thấy những điểm nằm ngoài đường sản xuất (N) thì không

thể đạt được, những điểm nằm dưới đường đó thì không mong muốn (M), chỉ có những điểm nằm trên đường cong năng lực sản xuấtđều cho ta hiệu quả vì nó tận dụng hết năng lực sản xuất (ABCDEF)

Kết luận: như vậy hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lượng một loại

hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất của nó

đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển :

Nếu nguồn lực tăng thì đường PDF dịch chuyển sang phải, song song với đường cũ Nếu nguồn lực giảm thì đường PDF dịch chuyển sang trái , song song với đường cũ

khi đó , các điểm hiệu quả kinh tế có thay đổi vị trí vì nó nằm trên đường PDF

Câu 3: phát biểu nội dung , cho biết ý nghĩa của quy luật lợi suất giảm dần ? phát biểu nội

dung của các quy luật là hệ quả của quy luật lợi suất giảm dần

nội dung quy luật lợi suất giảm dần

quy luật lợi suất giảm dần đề cập đến một khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm

đi khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như laođộng) vào một số khối lượng cố định của một đầu vào khác ( như đất đai)

Tác động của quy luật : nghiên cứu quy luật này giúp các doanh nghiệp tính toán lựa

chọn kết hợp các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu nhất

Các quy luật là hệ quả của quy luật lợi suất giảm dần

*lợi ích cận biên giảm dần :lợi ích cận biên của một hàng hóa nào đó có xu hướng giảm đi

khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kì nhất định

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần nói nên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào

đó , tổng lợi ích sẽ tăng lên với tốc độ tăng càng chậm vì lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa khác không đổi

Trang 4

*quy luật năng suất cận biên giảm dần : năng suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào

cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một thời điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có

Câu 4: Phân tích đặc điểm của mô hình ktế chỉ huy và ktế thị trường? Mô hình ktế ở VN là

mô hình nào? Giải thích?

1 Mô hình kinh tế tập trung

Trong một nền ktế được kế hoạch hóa tập trung tất cả việc lựa chọn 3 vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều là do NN thực hiện NN giao chỉ tiêu và cấp vốn, vật tư cho các ngành, các địa phương và các cơ sở kinh doanh, sau khi hoàn thành họ phải giao nộp lại sản phẩm và tích lũy cho NN theo chỉ tiêu pháp lệnh NN

sử dụng phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan NN, phân phối bằng tem phiếu cho ngườitiêu dùng Như vậy người tiêu dùng không được quyền lựa chọn, phải tiêu dùng cái mà NN

có chứ không phải cái mà người tiêu dùng cần Thực hiện cơ chế giá bao cấp do NN quy định để tiến hành phân phối cho sản xuất và tiêu dùng làm sản xuất nhu cầu gải tạo, thừa

và thiếu hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng ăn chênh lệch giá…

*) Ưu điểm: Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu côngcộng của xã hội, giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh, hạn chế được sự phân hóa giàu_nghèo và bất công xã hội, tập trung được nguồn lực để giải quyết những cân đối lớn của nền ktế quốc dân

*) Nhược điểm: Quản lý được tập trung quan lieu bao cấp, không thúc đấy và kích thích sản xuất phát triển, phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ quan, bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực, phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp thường chờ đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo

2 Mô hình kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản : sản xuất cái gì , sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, quan hệ giá cả thị trường Trong kinh tế thị trường , giá cả thị trường có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định , giá cả thị trường

do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị

trường Các doanh nghiệp được lợi nhuận dẫn dắt đề ra các quyết định tối ưu về các vấn đềkinh tế cơ bản

*Ưu điểm :

-Do có động cơ về lợi nhuận cho nên nó thúc đẩy việc đổi mới và phát triển , đảm bảo cho các nhà sản xuất , kinh doanh và người tiêu dùng tự do lựa chọn và quyết định việc sảnxuất kinh doanh và tiêu dùng của mình

-Thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường mà thúc đẩy các nhà sản xuất kinhdoanh tìm mọi biện pháp để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, của ngành , của địa phương và của từng cơ sở kinh doanh , đào tạo và bồi dưỡng được những cán bộ quản lý biết làm ăn năng động , sáng tạo vì lợi nhuận tối đa

*Nhược điểm

Trang 5

- Do vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất cho nên sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường , phân hoaá giầu nghèo, bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể dẫn đến những vấn đề xã hội.

-Số nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và mọi người , nhưng lợi nhuận thấp hoặc không có đã không thực hiện , những yêu cầu về an ninh quốc phòng và xã hội không đượcgiải quyết thỏa đáng

-> Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế năng động và khách quan

Tuy nhiên hiện nay không có một quốc gia nào vận hành nền kinh tế của mình theo môhình kinh tế thuần túy , bởi vì mô hình nền kinh tế nào cũng tồn tại những khuyết tật vốn

có của nó Do vậy hầu hết các quốc gia hiện nay đang vận hành nền kinh tế theo mô hình nền kinh tế hồn hợp

Kết luận:

Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế phải phát triển các quan hệ cung cầu , cạnh tranh, tôn trọng vai trò của giá cả thị trường , lấy lợi nhuận làm mục tiêu và đông cơ phấn đấu, đồng thời phải tăng cường vai trò và sự can thiệp cảu nhà nước để khắc phục nhưngc

khuyết tật của nền kinh tế thị trường

->Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách qun với những

ưu điểm của nền kinh tế thị trường, vừa coi trọng các nhân tố chủ quan với vai trò quản lý

vĩ mô của nhà nước

Mô hình kinh tế Việt Nam hiện nay là mô hình nền kinh tế hỗn hợp vì đây là mô hình tối ưu nhất nó kết hợp được tất cả những ưu điểm của 2 nền kinh tế chỉ huy và thị trường đồng thời loại bỏ được những khuyết tật của chúng và đó là sự lựa chọn của phần lướn các quốc gai hiện nay khi vận hành nền kinh tế

Câu 5: Cầu là gì? Phát biểu luật cầu ? Phân tích các yếu tố xác định hàm số cầu?Phân

biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu?

1 Khái niệm

-Cầu: là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn ssàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi

- Luật cầu : Số lượng hàng hóa dịch vụ được cầu trong một khoản thời gian đã cho tănglên khi giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm xuống với điều kiện các yếu tố khác không đổi

x: lượng cầu đối với hàng hóa x trong thời gian t

Px: Giá cả của hàng hóa x trong thời gian t

Y: Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t

Py: Giá cả của hàng hóa có liên quan trong thời gian t

N: Dân số

Trang 6

T: Thị hiếu

E: Kỳ vọng

a Giá cả của hàng hóa đó (X)

Khi giá cả của hàng hóa tăng thì theo luật cầu về số lượng hàng hóa đó giảm đi và ngược lại

b Thu nhập của người dân

- Đối với hàng thông thường (thiết yếu ): khi thu nhập của người dân tăng lên thì cầu

về những hàng hóa này cũng tăng lên và ngược lại

Ví dụ : đường , gạo sữa ,quần áo …

- Đối với hành thứ cấp : Khi thu nhập tăng thì cầu đối với những hàng hóa này giảm

đi Ví dụ : mì tôm

-Đối với hàng cao cấp : khi thu nhập tăng lên nhiều thì cầu về lượng hàng hóa này sẽ tăng lên vì những loại hàng hóa này có giá bán rất cao và chỉ những người có thu nhập cao mới có đủ điều kiện tiêu dùng.Ví dụ : ô tô, máy bay, du thuyền…

c Giá cả của nhứng mặt hàng có liên quan

-Hàng hóa thay thế : là hàng có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác Khi giá cả củahàng hóa thay thế tăng lên thì cầu đối với hàng hóa đang xét tăng lên và ngược lại

Ví dụ : chè và café là 2loại hàng hóa thay thế , khi giá bán của chè tăng thì ngừoi tiêu dùng sẽ giảm lượng cầu về chè đi mà thay vào đó chuyển sang dùng café vì vậy làm cho cầu về cafe tăng lên và ngược lại

-Hàng hóa bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác Khi giả cảcủa hàng bổ sung tăng thì làm cho cầu về hàng hóa bổ sung tăng cũng kéo theo cầu về hàng hóa đang xét tăng lên

Các kỳ vọng có thể về thu nhập, thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng…

3 Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu

a Sự thay đổi của cầu : là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu sang bên trái hoặc bên phải trong điều kiện giá của hàng hóa không đổi , các yếu tố còn lại thay đổi (P=conts)

Trang 7

Hình 2.3 : Sự dịch chuyển của đường cầu

b Sự thay đổi của lượng cầu : khi giá cả thay đổi còn các yếu tố khác không đổi thì có

sự vân động dọc theo đườn cầu gọi là sự di chuyển của đường cầu tăng lượng cầu hoặc giảm lượng cầu

Hình 2.4: Sự di chuyển dọc đường cầu

Câu 6: Cung là gì? Phát biểu luật cung? Phân tích các yếu tố xác định hàm số cung? Phân

biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung?

*) Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi

*) Luật cung là: số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên vì lợi nhuận cao hơn đối với nhà sản xuất, họ sẽ sản xuất nhiều hơn và lôi kéo thêm nhiều hãng vào sản xuất

Trang 8

Giảm m cung

tăng

cung

*) Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào (Pi): nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao nên các nhà sản xuất

sẽ sản xuất nhiều hơn Pi giảm  S tăng

*) Chính sách thuế (T): Thuế cao không làm cho thu nhập còn lại của người sản xuất

ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hóa nữa và ngược lại mức thuế thấp sẽ

khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất của mình T tăng  S giảm ( từ S đến S’ )

*) Số lượng người sản xuất ( Ns) số lượng người càng nhiều thì số lượng cung càng lớn

*) Các kỳ vọng (E): mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hóa, giá của các yếu

tố sản xuất, chính sách thuế…đều có ảnh hưởng đến cùng hàng hóa và dịch vụ Nếu

sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại

 có hàm số cung như sau: = f( Px.t,CN,Pi,T,Ns,E)

lượng cung đối với hàng hóa x trong thời gian t

Px.t giá của hàng hóa x trong thời gian t

Pi giá của các yếu tố đầu vào

Trang 9

Câu 7: Trình bày sự thay đổi trạng thái cân bằng? Giả sử thiên tai làm mất mùa cafeở

Brazil, khi đó hãy giải thích sự biến động trên thị trường cafe và thị trường chè đen thế giới?

Trả lời:

1 Trạng thái Cân bằng cung cầu:

Trạng thái cân bằng cung cầu đối với mộ hang hóa nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó đủ thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời gian nhất định Tại trạng thái này ta

có giá cân bằng và sản lượng cân bằng PE và QE

Hình vẽ: Trạng thái cân bằng cung cầu

Kết luận: Khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển thì ta có các trạng thái cân bằng cung cầu của thị trường

2 Sự thay đổi trạng thái cung cầu

Trang 10

Khi đương S hoặc đường D dịch chuyển sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường Vậy những nhân tố dẫn đến sự dịch chuyển của hai đường này là những nhân tốlàm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường.

 Cung cố định, Cầu dịch sang phải, điểm cân bằng mới dịch chuyển lên trên, sang phải P tăng, làm sản lượng cân bằn tăng

VD: Café mất mùa, làm tăng nhu cầu về chè đen, vì chè đen và café là hai mặt hàng thay

thế, do đó làm cho giá chè đen tăng từ đó làm cho sản lượng cân bằng về tiêu thụ chè đen tăng

 Cung cố định, cầu dịch trái làm P giảm từ đó làm sản lượng cân bằng giảm

Trang 11

 Cầu cố định, Cung dịch chuyển sang phải, Làm P giảm, dẫn tới Q cân bằng tăng.

 Cầu cố định, Cụng dịch chuyển sang trái, làm cho P tăng dẫn tới Q giảm

Câu 8: Kiểm soát gía là gì? Trình bày hậu quả của kiểm soát giá và cách khắc phục? Cho

ví dụ minh họa?

Trả lời:

Chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều chỉnh giá thị trường, song thường xuyên việc định giá đó không phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị trường

 Khái niệm: Kiểm soát giá là quy định của chính phủ đối với một số laoij hàng hóa vàdịch vụ nào đó nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ

 Có hai hình thức kiểm soát giá:

Trang 12

- Giá trần : là mức giá cho phép tối đa của một hàng hóa hay dich vụ.

VD : Đặt giá trần cho tiền thuê nhà Chính phủ muốn đảm bảo lợi ích cho các đối tượng có thu nhập thấp như: sinh viên, người cô đơn…Song thường mức giá đó lại thấp hươn giá thịtrường và gây ra hiện tượng thiếu hụt

Do đó nhà nước cần tìm hiều thị trường và đưa ra mức giá trần sao cho phù hợp, vừa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của dân, đồng thời hạn chế thieerh thòi mất mát cho các đối tượng

có nhà cho thuê Ngoài ra có thể đầu tu xây dựng các công trình nhà ở tầm trung để đáp ứng nhà ở cho người dân có nhu cầu

- Giá sàn : là mức giá cho phép tối thiểu của một hàng hóa hay dịch vụ

Trang 13

VD : Khi Chính phủ định giá sàn cho mức tiền công tối thiểu để cố thể duy trì một mức sống cố định, song khi tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công tối thiểu trên thi

trường sẽ gây ra tình trạng dư thừa lao động và đây là nguyên nhân gây thất nghiệp

Do đó chính phủ cần tạo cho người lao động các cơ hội ciệc làm bằng cách mở các cơ

sở dạy nghề có chất lượng, tìm kiếm nghề mới, tăng nhu cầu về lao động, bên cạnh đó làm cầu nối giữa người lao động với nhà tuyển dụng

 Hậu quả : Việc can thiệp của chính phủ vào thị trường dưới hình thức kiểm soát giá

sẽ dẫn đến sự dư thừa hặc thiếu hụt ở các mức giá quy định, chứ không phải là một giải pháp cho vấn đề phân phối tài nguyên

Câu 9 : Trình bày quy luật lợi ích cận biên giảm dần? Sử dụng quy luật này để giải

thích sự dốc của đường cầu?

Trả lời:

 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:

ND: Lợi ích cận biện của một hàng hóa nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đóđược tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định

Quy luật lợi ích cận biên giảm nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên với tốc độ tăng càng chậm vì MU giảm đi khi ta tiêu dùng thêm mặthàng hóa đó với điều kiện tiêu dùng hàng hóa khác không đổi

 Lợi ích cận biên và đường cầu:

Trang 14

Xét mối quan hệ giữa MU và giá cả P ta thấy:

- MU của việc tiêu dùng hàng hóa càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn nó và MU giảm đi thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi, vì thế ta có thể dùng giá

để đo lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hóa

- Nếu so sánh ta thấy có sự tương tự về dạng cả đường cầu và dạng của đường MU, hay quy luật MU giảm dần, đường cầu nghiêng xuống, do đó ta có MU = D( như đồthị) Nếu đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta có đường cầu gấp khúc từng đoạn, nếu các đơn vị tiêu dùng là lien tục, đường cầu là đường lien Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân

Câu 10: Thặng dư tiêu dùng là gì? Thặng dư sản xuất là gì? Sử dụng mô hình cung cầu để

xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức giá cân bằng?

Trả lời:

1 Thặng dư tiêu dùng (CS): là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêudùng 1 đơn vị hàng hóa dịch vụ nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích

đó (MC) Hay nói một cách khác, đây là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng

sẽ trả cho một hàng hóa và giá thực tế đã trả khi mua hàng hóa đó

2 Thặng dư sản xuất (PS): Thặng dư sản xuất của 1 hãng là tổng số chênh lệch giữagiá sản phẩm trên thị trường và MC của các sản phẩm đó

3 Sử dụng mô hình cung cầu để xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tạimức giá cân bằng:

Trang 15

Đường cầu và thặng dư tiêu dùng của thị trường

Tổng thặng dư tiêu dùng được thể hiện ở phần gạch chéo

Sử dụng mô hình cung cầu xác định thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức giá cân bằng

Câu 11: Trình bày khái niệm, ý nghĩa và công thức xác định các loại co dãn của cầu theo

giá, theo giá cả hàng hóa có liên quan, theo thu nhập?

Trả lời:

Sự co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả hàng hóa đó, thu nhập hoặc giá cả hàng hóa khác) với điều kiện là các nhân tố khác không đổi

Công thức chung:

ED =

Trang 16

1 Độ co dãn của cầu theo giá:

- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đốivới sự thay đổi giá của bản thân hàng hóa

- Công thức tính:

=

- Ý nghĩa: 1% thay đổi của giá cả hàng hóa đang xét thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu

%

2 Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa có liên quan:

- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa có liên quan là thước đo sự nhạycảm của lượng cầu hàng hóa này trước sự thay đổi giá cả hàng hóa khác

- Công thức tính:

=

- Ý nghĩa: 1% thay đổi của giá cả hàng hóa có liên quan thì lượng cầu thay đổi baonhiêu %

3 Độ co dãn của cầu theo thu nhập:

- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo thu nhập là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầuđối với sự thay đổi của thu nhập

- Công thức tính:

=

- Ý nghĩa: 1% thay đổi của thu nhập thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu %

Câu 12: Khái niệm và công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá? Mục đích của việc

xác định hệ số co dãn của cầu theo giá là gì? Khi hệ số co dãn của cầu theo giá là 0,75 và giá đang giảm thì doanh thu của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Giải thích?

1 Khái niệm và công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá

- Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đốivới sự thay đổi giá của bản thân hàng hóa

- Công thức tính:

=

Trang 17

2 Mục đích của việc xác định hệ số co dãn của cầu theo giá là so sánh quan hệ thay đổilượng cầu so với thay đổi của giá, tính toán phải cho phép so sánh phản ứng của cầuđối với giá cả giữa các hàng hóa khác nhau có đơn vị vật lý khác nhau.

3 Khi hệ số co dãn của cầu theo giá là 0,75 < 1 Cầu ít co dãn, đường cầu dốc và giáđang giảm thì doanh thu của doanh nghiệp giảm

P

Q

Vì ∆P (giảm nhiều hơn) > ∆Q (tăng ít hơn) nên đường cầu dốc giá giảm doanh thu giảm

Câu 13: Thế nào là đường ngân sách? Đường bàng quang? Sử dụng khái niệm này

giảm thích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu? Vẽ hình minh họa?

Đường ngân sách là đường diễn tả các tập hợp hàng hóa tiêu dùng tối đa mà người tiêu dùng có thể mua được ứng với giá cả và thu nhập cho trước

Đường bàng quang là đường biểu diễn những kết hợp trong việc lựa chọn các hàng hóa tiêu dùng và tất cả nhưngc kết hợp đó mang lại mức thỏa mãn như nhau cho một ngườitiêu dùng

Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hóa có thể mua trong bối cảnh thị

trường và người tiêu dùng Đường bang quang cho thấy sở thích của người tiêu dùng Với đường ngân sách có hạn, người tiêu dùng sẽ có sự cân nhắc lựa chọn để đạt được tiêu dùng tối ưu, lựa chọn này phải thỏa mãn hai điều kiện

- Điểm kết hợp phải năm trên đường ngân sách, vừa nằm trên đường bang quang

- Người tiêu dùng bao giờ cũng thích độ thỏa mãn là tối đa

 Người tiêu dùng sẽ lựa chọn điểm A Điểm A là tiếp điểm giữa đường ngân sách và đường bang quang Điểm A là tối ưu vì nó thể hiện sự kết hợp mà đường ngân sách chạm tới đường bang quang cao nhất có thể đạt được, tức là với ràng buộc về ngân sách và giá cảđạt được lợi ích lớn nhất

Trang 18

Tại A ta thấy đường ngân sách cũng trùng với đường tiếp tuyến của đường bàng quang  vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quang ( - = - )

Câu 14: Thế nào là đương đồng lượng? Độ dốc của đường đồng lượng có ý nghĩa

như thế nào? Phân biệt hai trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng

Đường đồng lượng là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau

để sản xuất ra 1 lượng đầu ra nhất định

Ý nghĩa: Độ dốc của đường đồng lượng cho ta thấy sự linh hoạt mà các doanh

nghiệp có được khi ra các quyết định sản xuất  các doanh nghiệp phải nắm rõ được bản chất của sự linh hoạt đó trong việc lựa chọn các yếu tố đàu vào để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời phải chú ý đến quy luật năng suất cận biên giảm dần

Đường đồng lượng có hai trường hợp đặc biệt l được là:

- Trường hợp 1: các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế nhau, MRTS là không thay đổi ở mọi điểm trên 1 đường đồng lượng là đường thẳng, nghĩa là cùng 1 đầu ra

có thể chi được sản xuất bằng lao động hay bằng vốn, hoặc hằng sự kết hợp lao động và vốn

Trang 19

Hình4.3a :Đường đồng lượng trong trường hợp các yếu tố đầu vào hoàn toàn thay thế cho nhau

- Trường hợp 2: các đầu vào không thay thế cho nhau khi các đường đồng lượng hình chữ L Mỗi mức đầu ra đòi hỏi 1 sự kết hợp riêng của lao động và vốn Những điiẻm A, B, C là nhưnhx kết hợp có hiệu quả cao của các đầu vào

Câu 15: Thế nào là đường đồng phí? Độ nghiêng của đồng phí có ý nghĩa như

thế nào? Phân tích quyết định sản lượng của doanh nghiệp dựa trên khái niệmđường đồng lượng và đường đồng phí?

- Đường đồng phí là đường bao gồm tất cả những tập hợp có thể có cảu lao động

và vốn mà người ta có mua với tổng chi phí nhất định

- Độ nghiêng của đường đồng phí: -

Có ý nghĩa : nó cho ta thấy nếu doanh nghiệp bớt 1 đơn vị lao động ( và thu hồi

w đô la về chi phí) để mua (w/r) đơn vị ở mức chi phí r đô la cho 1 đơn vị vốn,tổng chi phí của doanh nghiệp vẫn giữ được như cũ

Lựa chọn các đầu vao:

Trang 20

Hình 2: Lựa chon các yếu tố đầu vào để tối thiểu hóa chi phí

Giả sử chúng ta muốn sản xuất một mức đầu ra là Q1 với một chi phí tối thiểu vàdoanh nghiệp phải chi dùng C0 cho các đầu vào Doanh nghiệp không thể tập hợp các đầuvào với các mức chi phí C0 để có thể thực hiện đầu ra Q1 Tuy nhiên có thể thực hiện đầu

ra Q1 với mức chi phí C1, hoặc bằng cách dung K2 đơn vị vốn và L2 đơn vị lao động, hoặcbằng cách dung K3 đơn vị vốn và L3 đơn vị lao động Nhưng C2 không phải là chi phí tốithiểu Cùng một đầu ra Q1 có thể sản xuất rẻ hơn thế, với chi phí là C1, bằng cách sử dụng

K1 đơn vị vốn và L1 đơn vị lao động Trên thực tế , đường đồng phí C1 là đường đồng phíthấp nhất cho phép sản xuất được đầu ra Q1 Điểm tiếp tuyến của đường đồng lượng Q1 vàđường đồng phí C1 cho chúng ta biết đó là điểm lựa chọn các điểm đầu vào sẽ tối thiểuhóa được chi phí K1 và L1 Ở điểm này các độ dốc của đường đồng lượng và đường đồngphí bằng nhau

Khi chi tiêu cho tất cả các đầu vào tăng lên, độ dốc của đương đồng phí không thayđổi( vì giá các đầu vào không thay đổi) nhưng phần bị chặn tăng lên Tuy nhiên, giả sửgiá một trong các đầu vào ( của lao động chẳng hạn) phải tăng cao, thì trường hợp này, độdốc của đường đồng phí (w/r) phải tăng và đường đồng phí trở nên dốc hơn Hình dướiđây cho thấy điều đó.Thoạt đầu đường đồng phí là C1 và doanh nghiệp tối thiểu được cácchi phí của mình để sản xuất đầu ra Q1 ,ở mức A bằng cách dùng L1 đơn vị lao động vàK1 đơn vị vốn Khi giá của lao động tăng , đường đồng phí trở nên dốc hơn Đường đồngphí C2 phản ánh giá cao hơn của lao động Đứng trước giá của lao động cao hơn ấy,doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí của mình để sản xuất đầu ra Q1 bằng cách sản xuất ởmức B dùng L2 đơn vị lao động và K2 đơn vị vốn Doanh nghiệp đã ứng phó với giá caohơn của lao động bằng cách lấy vốn thay thế cho lao động trong quá trình sản xuất

Trang 21

Hình 3 : Tối thiểu hóa chi phí để sản xuất đầu ra(Q1)

Ta có độ dốc của đường đồng lượng

Trang 22

: tổng lợi nhuậnTR: tổng doanh thuTC: tổng chi phíP: giá bán

P-ATC: lợi nhuận đơn vị sản phẩmQ: khối lượng sản phẩm bán ra

- Các loại lợi nhuận:

+ Lợi nhuận tính toán= Doanh thu – chi phí tính toán

+ Lợi nhuận kinh tế= Doanh thu – chi phí kinh tế

Chi phí kinh tế= chi phí tính toán+ chi phí cơ hội

- Lợi nhuận kế toán thường nhỏ hơn lợi nhuận kinh tế, là lợi nhuận thực tế mà doanhnghiệp tính toán được nên các doanh nghiệp thường dùng lợi nhuận kinh tế để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình

Câu 17: Trình bày nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và quyết định sản lượng của

doanh nghiệp trong ngắn hạn?

Trả lời:

- Quy tắc chung nhất của tối đa hóa lợi nhuận: tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận biên còn vượt qua chi phí cận biên (MR>MC) chi đến khi MR=MC thì dừng lại Đây chính là mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận

- Tối đa hóa lợi nhuận theo phương pháp cận biên

Độ dốc của đường tổng chi phí là MC còn độ dốc của đường tổng doanh thu là

MR, vì vậy để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cần so sánh giữa MR và MC (lợi nhuận cận biên) Nói cách khác thông qua quan hệ giữa MR và MC có thể thấy được tối đa hóa lợi nhuận của hãng (bằng cách so sánh MR và MC) theo nguyên tắc sau:

+ Nếu MR>MC: khi tăng Q sẽ làm tăng lợi nhuận

+ Nếu MR<MC: việc giảm Q sẽ tăng lợi nhuận cho hãng

Trang 23

 Do đó khi MR=MC là mức sản lượng tối ưu (Q*) để hãng tối đa hóa lợi nhuận (max) trong ngắn hạn

- Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất ngắn hạn

Mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận (q) max với (q)= TR(q)- TC(q)

Trong đó: (q): lợi nhuận

TR(q): tổng doanh thuTC(q): tổng chi phíq: sản lượng bán ra

Để tối đa hóa lợi nhuận cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

+ Điều kiện 1: d/dq= dTR/dq- dTC/dq= 0

Hay dTR/dq= dTC/dq+ Điều kiện 2: d2TR/dq=d2TC/dq

Đó chính là nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận quen thuộc theo phương pháp phân tích cận biên: hãng sản xuất tại một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và độ dốc của đường chi phí cận biên lớn hơn độ dốc của đường doanh thu cận biên tức là đường MC cắt đường MR từ dưới ứng với MC đang tăng lên

Câu 18: Trình bày đặc trưng của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo? Phân biệt đường cầu của thị trường và doanh nghiệp CTHH?

Trả lời:

* Khái niệm:

- Doanh nghiệp CTHH: một doanh nghiệp được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi sản phẩm của nó bán theo giá cả đã có trên thị trường và không tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán, doanh nghiệp này còn được gọi là doanh nghiệp chấp nhận giá

- Thị trường CTHH: là thị trường mà ở đó không ai (kể cả người bán và người mua) có tác động và ảnh hưởng đến giá cả cũng như sản lượng của thị trường

* Đặc trưng:

Trang 24

+ Các người bán hành động độc lập với nhau+ Việc gia nhập và rút khỏi thị trường là tự do

- Doanh nghiệp CTHH:

• Doanh nghiệp là người chấp nhận giá thị trường cho nên:

+ Đường cầu doanh nghiệp co giãn hoàn toàn (lượng bán của doanh nghiệp không ảnh hưởng tới giá cả thị trường)

+ Đường cầu nằm ngang

• Sản lượng của doanh nghiệp là rất nhỏ so với sản lượng của thị trường cho nêncác quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến sản lượng của thị trường

* Đường cầu của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

Trang 25

Câu 19: Khái niệm, công thức và mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn trung bình, chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên? Chứng minh và vẽ đồ thị minh họa

Trả lời:

* Chi phí bình quân (ATC) là chi phí sản xuất tính cho 1 đơn vị sản phẩm ATC có hình chữ U

ATC= TC QTC: Tổng chi phíQ: sản lượng

* Chi phí thay đổi bình quân (AVC) là chi phí thay đổi tính trên 1 đơn vị sản phẩm

AVC= VC QATC= AFC + AVC

Do quy luật năng suất cận biên giảm dần nên AVC có xu hướng giảm đi khi tăng sảnlượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên

*Chi phí cận biên MC là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm

Q

D

D

Đường cầu của doanh nghiệp

cạnh tranh hoàn hảo

Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trang 26

*Mối quan hệ giữa chi phí bình quân, chi phí thay đổi bình quân và chi phí cận biên

+ Chứng minh đường MC luôn đi qua điểm cực tiểu của đường ATC

- Nếu MC<ATC thì nó kéo ATC xuống  doanh nghiệp tiếp tục sản xuất có hiệu quả

- Nếu MC=ATC thì ATC không tăng không giảmvà ở điểm tối thiểu, doanh nghiệpsản xuất có hiệu quả nhất

- Nếu MC>ATC thì đẩy ATC tăng, doanh nghiệp nên ngừng sản xuất

Vậy đường chi phí cậ biên luôn đi qua điểm cực tiểu của đường ATC

+ Chứng minh đường MC luôn đi qua điểm cực tiểu của đường AVC

Tương tự ta có:

- Nếu MC<AVC thì nó kéo AVC xuống  doanh nghiệp tiếp tục sản xuất có hiệu quả

- Nếu MC=AVC thì AVC không tăng không giảmvà ở điểm tối thiểu, doanh

nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất

- Nếu MC>AVC thì đẩy AVC tăng, doanh nghiệp nên ngừng sản xuất

Trang 27

Vậy đường chi phí cậ biên luôn đi qua điểm cực tiểu của đường AVC

Câu 20: Độc quyền bán là gì? Trình bày quyết định sản lượng của nhà độc quyền bán?

Doanh nghiệp độc quyền bỏn gõy ra tổn thất phúc lợi xó hội như thế nào?

Trả lời:

- Độc quyền bán là trường hợp giới hạn của cạnh tranh khụng hoàn hảo trong đó chỉ

cú 1 người bán 1 loại sản phẩm đặc biệt trên thị trường

- Quyết định sản lượng của nhà độc quyền bỏn:

Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận phải sản xuất mức sản lượng ở Qm sao cho MR =

MC, xác định giỏ là Pm, và sản lượng Qm là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận

+ Giả sử ở Q1 < Qm lúc đó giá tương ứng là P1, MR > MC, nếu nhà độc quyền bỏn sản lượng > Q1 một ớt thỡ thu được lợi nhuận bổ sung ( MR – MC) và do đó tổng lợi nhuận tăng cho đến Qm, ở Qm lợi nhuận bổ sung từ việc sản xuất thờm 1 đơn vị sản phẩm bằng 0 Như vậy nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q1 nhỏ hơn Qm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm nờn Q1 khụng phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận

 Nếu sản xuất ở Q1, tổng lợi nhuận của nhà độc quyền bỏn sẽ nhỏ hơn mức cực đại một khoảng bằng phần gạch chộo dưới đường MR và trờn MC giữa Q và Q

LN bị giảm nếu sản xuất ở Q1

Trang 28

+ Giả sử ở sản lượng Q2 > Qm cũng khụng phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận vỡ ở

Q2 có MC > MR, do đó nếu sản xuất ở sản lượng < Q2 một ớt thỡ lợi nhuận thu được sẽ tăng thờm (MC – MR), do đó nhà độc quyền cú thể làm tăng lợi nhuận bằng việc giảm bớt sản lượng phớa sau Qm, phần lợi nhuận tăng thờm do sản xuất ở Qm là phần diện tớch gạch chộo nằm dưới đường MC và trờn MR giữa Qm và Q2

 Điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền bỏn là sản xuất ở sản lượng Qm

cú MR = MC

 DN độc quyền bỏn gõy ra tổn thất phỳc lợi xó hội là:

- Vỡ sức mạnh độc quyền tạo ra giỏ cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so vớicạnh tranh hoàn hảo nờn người tiờu dựng bị thiệt hại cũn người sản xuất được lợi Nếu coiphỳc lợi của người tiờu dựng và của người sản xuất như nhau thỡ cả người tiờu dựng vàngười sản xuất tớnh thành một tổng thể ( NSB = CS + PS ) sẽ không được lợi bằng trongthị trượng cạnh tranh hoàn hảo

+ Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thỡ giỏ và sản lượng là PE và QE

+ Nếu thị trường là độc quyền bỏn thỡ giỏ và sản lượng là Pm và Qm

Điểm cõn bằng cạnh tranh

Trang 29

Như vậy so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thỡ thị trường độc quyền bỏn tạo ra phỳclợi ớt hơn một phần thặng dư tiờu dựng (diện tớch A) và phần thặng dư sản xuất (diện tớch B) bị mất do chỉ sản xuất ở mức sản lượng Qm Phần phỳc lợi bị mất gọi là mất khụng hay là tổn thất xó hội do độc quyền (diện tớch AEB).

Câu 21: Thị trường ĐQ tập đoàn cú đặc điểm gỡ? Giải thớch tại sao đường cầu trong độc

quyền nhúm lại gẫy khỳc?

Trả lời:

- Thị trường độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó có một số người bỏn cạnhtranh với nhau

- Đặc điểm:

+ Trong thị trường độc quyền tập đoàn sản phẩm cú thể giống nhau hoặc khỏc nhau

và chỉ cú một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng

+ Một số hay mọi doanh nghiệp trong thị trường độc quyền tập đoàn đều thu đượclợi nhuận đáng kể trong dài hạn vỡ cú cỏc hàng rào gia nhập làm cho cỏc doanh nghiệpmới khụng thể hoặc khú mà gia nhập được vào thị trường

+ Giỏ và sản lượng tương đối ổn định

- Đường cầu trong độc quyền nhúm gẫy khỳc là bởi vỡ:

+ Trong độc quyền tập đoàn, đặc trưng nổi bật là sự cứng nhắc của giỏ Khi chi phớsản xuất giảm hoặc cầu thị trường giảm, cỏc doanh nghiệp khụng muốn giảm giỏ vỡ điều

đó phát tín hiệu sai cho cỏc doanh nghiệp đối thủ và sẽ khơi ngũi cho cuộc chiến tranh giỏ

cả Cũn khi chi phớ sản xuất tăng hoặc cầu thị trường tăng, các doanh nghiệp cũng khụngmuốn tăng giá vỡ sợ các đối thủ không tăng giá

+ Mụ hỡnh đường cầu gẫy là sự mụ tả giỏ cứng nhắc của độc quyền tập đoàn, theo

mụ hỡnh này mỗi doanh nghiệp gặp một đường cầu gẫy ở mức già đang thịnh hành P* Ởcỏc mức giá cao hơn P* đường cầu rất co dón vỡ doanh nghiệp tin rằng nếu doanh nghiệpnõng giỏ P2 > P* thỡ cỏc doanh nghiệp khỏc sẽ không nâng giá, do đó doanh thu của doanhnghiệp sẽ giảm và phần thị trường của doanh nghiệp sẽ giảm Ở cỏc mức giỏ thấp hơn P*

Trang 30

đường cầu khụng co dón vỡ doanh nghiệp tin rằng nếu doanh nghiệp hạ giỏ xuống P1 < P*thỡ cỏc doanh nghiệp cũng sẽ hạ giỏ của mỡnh vỡ họ khụng muốn mất phần thị trường.+ Vỡ đường cầu góy nờn MR của nú bị gián đoạn do đó chi phí của cỏc doanhnghiệp cú thể thay đổi mà khụng gõy ra sự thay đổi giá (Đồ thị: MC tăng nhưng vẫn bằng

đó một số người tiờu dựng, chứ khụng phải tất cả sẽ trả giỏ cao hơn cho sản phẩm mà mỡnh thớch

- Đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền:

+ Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm phân biệt (đó đượclàm cho khác sản phẩm của DN khác) Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức

D MR

Q

P

MC MC’

Q*

P*

Trang 31

độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo, nói cách khác độ co dãn của cầu theo giỏ làcao nhưng khụng phải là vô cùng.

+ Cạnh tranh bằng quảng cáo và nhãn mác

+ Giỏ và sản lượng tương đối ổn định

+ Cú sự tự do gia nhập và rỳt khỏi thị trường DN mới gia nhập thị trường với cỏcsản phẩm riờng của mỡnh tương đối dễ dàng và cỏc DN ở trong ngành rời bỏ cũng tươngđối dễ nếu các sản phẩm của họ trở nờn không có lãi

+ Hoạt động với công suất thừa

- Cõn bằng ngắn hạn và dài hạn của cạnh tranh độc quyền:

 Đặc điểm:

+Giống như trong độc quyền bán, DN cạnh tranh độc quyền đứng trước những đườngcầu nghiêng xuống và do đó có sức mạnh độc quyền

+Cạnh tranh độc quyền tương tự như cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ cú sự tự do gia nhập,

vỡ vậy khả năng thu được lợi nhuận sẽ cuốn hút các DN mới với các mặt hàng cạnh tranhtham gia vào thị trường làm cho lợi nhuận giảm xuống bằng 0

 Đồ thị minh hoạ:

 Hãng cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn:

Vì sản phẩm của DN khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nên đường cầu của

DN dốc xuống dưới (đường cầu thị trường dốc hơn rất nhiều) Sản lượng tối đa hoá lợi nhuận QSR xác định ở MR giao MC tương ứng với PSR cao hơn chi phí bình quân nên

DN thu được lợi nhuận biểu thị bằng hình chữ nhật gạch chéo

Trang 32

 Hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn:

Trong dài hạn lợi nhuận này sẽ kích thích các DN mới gia nhập thị trường làm giảm bớt

tỷ phần thị trường của mỗi hãng trong ngành, dịch chuyển đường cầu của chúng sang trái(DD’) Việc nhập ngành sẽ ngừng lại khi đường cầu đối với mỗi hàng đó sang phía trái tới mức giá cả P = chi phí bình quân LAC và các hãng chỉ hoà vốn, tức hãng sản xuất QLR với giỏ PLR để đặt điểm cân bằng tiếp xúc tại A

 Kết luận: Trong cạnh tranh độc quyền điểm cân bằng tiếp xúc dài hạn xuất hiện khi đường cầu của mỗi hóng là tiếp tuyến của đường cong LAC của nú ở mức sản lượng màtại đó MR = LMC Mỗi hàng đều tối đa hoá lợi nhuận nhưng chỉ hoà vốn Sẽ khụng cú thờm sự gia nhập ngành hay xuất ngành nào nữa

MR

D

ATC

MC A

PSR

P

Trang 33

MR DLR

LAC LMC

Trang 34

ĐỀ CƯƠNG LUẬT THƯƠNG MẠI

Câu 1 : Phân tích phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại

Theo Điều 1 LTM 2005, phạm vi điều chỉnh :

1 Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVNHoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán HH, cungứng DV, trung gian TM, xúc tiến TM & các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Mua bán HH là hoạt động TM, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyểnquyền sở hữu HH cho bên mua & nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán chobên bán, nhận hàng & quyền sở hữu HH theo thỏa thuận

Cung ứng DV là hoạt động TM, theo đó 1 bên (sau đây gọi là bên cung ứng DV) cónghĩa vụ thực hiện DV cho 1 bên khai thác & nhận thanh toán; bên sử dụng DV (sau đâygọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng DV & sử dụng DV theo thỏathuận

Trung gian TM là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch TM cho 1hoặc 1 số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động : đại diện cho thương nhân, môigiới TM, ủy thác mua bán HH & đại lý TM

Xúc tiến TM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán HH & cung ứng DV,bao gồm hoạt động : khuyến mại, quảng cáo TM, trưng bày giới thiệu HH DV & hội chợtriển lãm TM

Các hoạt động TM khác gồm : đấu giá HH, đấu thầu HH DV, DV giám định, DVlogistics

2 Hoạt động TM thực hiện ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp cácbên thỏa thuận chọn áp dụng luật này or luật nước ngoài, điều ước quốc tế màCHXHCNVN là thành viên có quy định áp dụng luật này

Trang 35

3 Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của 1 bên trong giao dịch với thươngnhân thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNVN trong trường hợp bên thực hiện hoạt độngkhông nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng luật này.

Câu 2 : Phân tích các điều kiện để trở thành thương nhân và phân loại thương nhân

- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động

TM một cách độc lập, thường xuyên & có đăng ký kinh doanh

- Điều kiện trở thành thương nhân:

1 Các chủ thể phải tồn tại dưới các hình thức đó là các tổ chức kinh tế hoặc cánhân

* Chủ thể là cá nhân : Công dân VN, người nước ngoài đủ 18t trở lên có đầy

đủ năng lực hành vi dân sự & không nằm trong các trường hợp sau:

+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự or bị mấtnăng lực hành vi dân sự

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề KD.+ Cán bộ công nhân viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản of nhànước để thành lập DN thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

+ Cán bộ lãnh đạo DN 100% vốn nhà nước trừ khi người đó được cử đi làmđại diện theo ủy quyền để quản lý

+ Những trường hợp khác theo quy định of luật phá sản

* Chủ thể là tổ chức kinh tế : DN được thành lập hợp pháp là DN được cấp giấy

phép hoạt động & thỏa mãn các điều kiện :

+ Ngành nghề ĐKKD không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh

+ Tên DN, trụ sở chính, hồ sơ ĐKKD theo đúng quy định of luật DN

Trang 36

+ Nộp đủ lệ phí ĐKKD.

2 Các chủ thể phải tham gia các hoạt động được gọi là hoạt động TM Hoạt động

TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm :

4 Đăng ký kinh doanh

Thể hiện sự quản lý of nhà nước đối với hoạt động of thương nhân, là sự kiện thiếtlập tư cách pháp nhân

- Các loại thương nhân :

+ thương nhân là cá nhân : không có tư cách pháp nhân+ thương nhân là tổ chức : có tư cách pháp nhân

Câu 3 : Phân tích sự giống và khác nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng mua bán tài sản

a Sự giống nhau :

- đều là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền

& nghĩa vụ trong quan hệ mua bán

Trang 37

- đều được giao kết theo nguyên tắc : tự do giao kết nhưng không trái pháp luật &đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng.

- hình thức : được thể hiện bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể Đối với loại hợpđồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó

b Sự khác nhau :

Sự điều chỉnh

Mục đích

Thu lợi nhuận, chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêu dùng & các mục đích khác

Nhiều mục đích khác nhau : tiêu dùng, tặng, cho, hoặc vì sở thích

Nội dung

- các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền

& nghĩa vụ of các bên trong hợp đồng

- giá không phải là nội dung bắt buộc

- việc thỏa thuận về giá mang ý nghĩa rất lớn

Câu 4 : Phân tích hoạt động thương mại : đại diện cho thương nhân

a K/n

Đại diện cho thương nhân là việc 1 thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bênđại diện) of 1 thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động TMvới danh nghĩa & theo sự chỉ dẫn of thương nhân đó & được hưởng thù lao về việc đạidiện

b Đặc điểm

Trang 38

- Chủ thể trong quan hệ đại diện : bên giao đại diện & bên đại diện, 2 bên đều phải làthương nhân Trong quan hệ với bên thứ 3, bên đại diện sẽ nhân danh bên giao đại diện màkhông nhân danh chính mình

Bên t3

- Nội dung đại diện : do các bên tham gia thỏa thuận, thực hiện 1 phần or toàn bộ cáchoạt động TM thuộc phạm vi hoạt động of bên giao đại diện Cùng 1 lúc, bên đại diện cóthể tiến hàn hoạt động này cho nhiều thương nhân trừ trường hợp các bên có thỏa thuậnkhác

- Quan hệ đại diện phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, gọi là hợp đồng đại diệncho thương nhân

- Hình thức of hợp đồng : phải được lập thành văn bản or các hình thức khác có giátrị pháp lý tương đương

- Nội dung of HĐ đại diện cho TN

+ tên & đại chỉ các bên, phạm vi đại diện+ thời hạn đại diện, mức thù lao trả cho bên đại diện+ thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao, thời gian & phương thứcthanh toán tiền thù lao cho việc đại diện

+ quyền & nghĩa vụ of các bên+ trách nhiệm do vi phạm HĐ (các chế tài trong TM : buộc thực hiện đúng

HĐ, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện

HĐ, hủy bỏ HĐ)

+ hình thức giải quyết tranh chấp

c Quyền & nghĩa vụ of bên đại diện cho thương nhân

BGĐD BĐD

Trang 39

*NV :1 Thực hiện hoạt động TM với danh nghĩa & vì lợi ích of BGĐD (nghĩa vụnày thường xuất hiện trong các trường hợp có sự xung đột vè quyền lợi giữa BGĐD &BĐD).

2 Tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn of BGĐD nếu chỉ dẫn đó không vi phạmquy định of pháp luật, đòi hỏi trong phạm vi được ủy quyền BĐD phải tuân theo mọi chỉdẫn of BGĐD

3 Không được thực hiện các hoạt động TM với danh nghĩa of mình hoặc ofngười t3 trong phạm vi đại diện

4 Bảo quản tài liệu, tài sản được giao để thực hiện hoạt động đại diện

5 Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đếnhoạt động TM of BGĐD trong thời gian làm đại diện & trong thời hạn 2n kể từ khi hợpđồng đại diện chấm dứt

3 Được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao

Câu 5 : Phân tích hoạt động thương mại : môi giới thương mại

a K/n

Là hoạt động TM theo đó 1 thương nhân làm trung gian (bên môi giới) chocác bên mua bán HH, cung ứng DV (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kếtHĐMB HH, DV & được hưởng thù lao theo HĐ môi giới

b Đặc điểm

- Chủ thể gồm : bên môi giới & bên được môi giới Bên môi giới phải là thương nhân

Trang 40

BMG BĐMG

giao kết MBHH cung ứng DV

BĐMG

- Nội dung hoạt động MG rất rộng, mục đích là các BĐMG giao kết HĐ với nhau

- Phạm vi of môi giới TM bao gồm tất cả các hoạt động MG có mục đích kiếm lợi,quan hệ MG được thực hiện trên cơ sở hợp đồng : HĐ MGTM

- Nội dung HĐ

+ tên, địa chỉ các bên, thời hạn, mức thù lao…

+ điều khoản : trách nhiệm do vi phạm HĐ (buộc thực hiện đúng HĐ, phạt viphạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện HĐ, đình chỉ thực hiện HĐ, hủy bỏHĐ)

c Quyền & nghĩa vụ of BMG

Ngày đăng: 24/04/2016, 18:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w